Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và sở hữu gia đình đến sự chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết tại Việt Nam

4.1.2. Tác động của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của công ty trong trường hợp CEO kiêm nhiệmKết quả phân chia mẫu nghiên cứu theo cấu trúc kiêm nhiệm CEO đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về nữ CEO kiêm nhiệm ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận rủi ro công ty như thế nào. Theo lý thuyết đại diện, tính kiêm nhiệm CEO làm tăng thêm vấn đề tập trung quyền lực vào CEO và làm suy yếu tính hiệu quả của HĐQT trong việcgiám sát và kiểm soát quản lý. Kết quả nghiên cứu của luận án đã hỗ trợ cho quan điểm của lý thuyết đại diện rằng tính kiêm nhiệm đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa cơ hội trong quản lý, rằng các công ty có cấu trúc kiêm nhiệm CEO có xu hướng chấp nhận rủi ro của công ty cao hơn đáng kể. Hơn nữa, các nữ CEO có thể bớt ức chế khi họ nắm giữ đồng thời hai vị trí cấp cao của công ty, thống nhất trong quản lý và điều này khiến họ tự tin hơn khi đưa ra các quyết định chấp nhận rủi ro. Bên cạnh đó, Goergen và cộngsự (2020) cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty có CEO kiêm nhiệm thường công bố thông tin bao gồm nhiều từ hơn và có giọng điệu tích cực hơn. Hàm ý rằng các CEO kiêm nhiệm có nhiều thông tin hơn khi ra quyết định so với CEO không kiêm nhiệm. Kết quả là CEO kiêm nhiệm có thể nắm bắt cơ hội nhiều hơn và sẵn sàng hơn trong việc chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty có nữ CEO kiêm nhiệm giảm khả năng sử dụng nợ hơn. Vì khoản nợ là đại diện cho chấp nhận rủi ro tài chính đối với công ty (Faccio và cộng sự, 2016; Santacruz, 2020), việc công ty có ít nợ hơn có nghĩa là sẽ có ít nhà tài trợ bên ngoài hơn. Cấu trúc kiêm nhiệm khiến cho chức năng kiểm soát của HĐQT yếu đi, các CEO có thể lạm dụng quyền lực quá mức dẫn đến vấn đề đại diện gia tăng, họ bị các nhà tài trợ nợ cho là rủi ro hơn, dẫn đến khả năng vay nợ của các công ty này ít hơn (Amin và cộng sự, 2022). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Farag và Mallin (2018), các tác giả đã chỉ ra mối liên hệ ngược chiều và đáng kể giữa sự kiêm nhiệm của CEO với danh tiếng của công ty, cho thấy rằng các công ty có CEO đóng vai trò kép lại làm giảm nhận thức của các bên liên quan về danh tiếng của công ty. Từ đó, việc tài trợ bằng nợ bên ngoài sẽ hạn chế hơn khi nữ CEO kiêm nhiệm trong công ty.

pdf194 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và sở hữu gia đình đến sự chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------˜&™------ NGUYỄN HỒ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO NỮ VÀ SỞ HỮU GIA ĐÌNH ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------˜&™------ NGUYỄN HỒ PHƯƠNG THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO NỮ VÀ SỞ HỮU GIA ĐÌNH ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ THỊ THUÝ ANH Đà Nẵng - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và sở hữu gia đình đến sự chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các dữ liệu cũng như kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và tin cậy. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án đều xuất hiện trong danh mục tài liệu tham khảo. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được cá nhân nào công bố trong bất kỳ các công trình khác. TP. Đà Nẵng, ngày 10 tháng 10 năm 2024 TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4 2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 5 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 5 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 6 5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 6 5.1. Cách tiếp cận ................................................................................................. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7 6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN ......................................................................................... 7 6.1. Về mặt khoa học ............................................................................................ 7 6.2. Về mặt thực tiễn............................................................................................. 9 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN ................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO NỮ VÀ SỞ HỮU GIA ĐÌNH ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÔNG TY .................................................................................................... 11 1.1. Những vấn đề chung về lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình và chấp nhận rủi ro ............................................................................................................................ 11 1.1.1. Lãnh đạo nữ ........................................................................................... 11 1.1.2. Sở hữu gia đình ...................................................................................... 13 1.1.3. Chấp nhận rủi ro ..................................................................................... 16 1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình và chấp nhận rủi ro ................................................................................................................... 19 1.2.1. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa lãnh đạo nữ, tỷ lệ sở hữu của CEO, sự kiêm nhiệm CEO và chấp nhận rủi ro ............................................................... 19 1.2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và chấp nhận rủi ro .. 26 1.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình và chấp nhận rủi ro ...................................................................... 28 1.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro ................................................................................................................ 28 1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu CEO, sở hữu gia đình CEO, CEO kiêm nhiệm và chấp nhận rủi ro của công ty .......................... 38 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 49 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 53 2.1. Các giả thuyết về tác động của lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình đến chấp nhận rủi ro của các công ty ......................................................................................... 53 2.1.1. Giả thuyết về tác động của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro của công ty ......................................................................................................................... 53 2.1.2. Vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro công ty.............................................................................. 55 2.1.3. Vai trò điều tiết của sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của công ty ............................................................... 57 2.1.4. Giới tính của CEO, quyền lực từ sự kiêm nhiệm và chấp nhận rủi ro công ty ...................................................................................................................... 59 2.2. Đo lường các biến nghiên cứu .................................................................... 61 2.2.1. Biến phụ thuộc ....................................................................................... 61 2.2.2. Biến độc lập chính .................................................................................. 64 2.2.3. Biến độc lập khác ................................................................................... 66 2.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 72 2.3.1. Mô hình phân tích tác động của của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu của CEO ........................................................ 72 2.3.2. Mô hình phân tích vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của công ty .............................. 74 2.4. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 75 2.5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu .................................................. 76 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO NỮ VÀ SỞ HỮU GIA ĐÌNH ĐẾN CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ................................................................................ 80 3.1. Tình hình về lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình và chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết tại Việt Nam ............................................................................. 80 3.1.1. Lãnh đạo nữ trong các công ty tại Việt Nam ........................................... 80 3.1.2. Sở hữu gia đình của CEO trong các công ty niêm yết tại Việt Nam ........ 83 3.1.3. Chấp nhận rủi ro của các công ty tại Việt Nam ....................................... 86 3.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu............................................................. 91 3.2.1. Thống kê mô tả chung dữ liệu của các công ty niêm yết ......................... 91 3.2.2. Thống kê mô tả dữ liệu 2 nhóm công ty có nam CEO và nữ CEO .......... 95 3.3 Ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu .................................... 99 3.4. Tác động của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết tại Việt Nam và vai trò điều tiết của sở hữu CEO, sở hữu gia đình CEO ........ 100 3.4.1. Tác động của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu của CEO ......................................................................................... 101 3.4.2. Tác động của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO ............................................................................ 105 3.4.3. Ảnh hưởng của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của công ty trong trường hợp CEO kiêm nhiệm ..................................................................................... 109 3.4.4. Ảnh hưởng của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của công ty trong trường hợp có chuyển đổi từ nam CEO sang nữ CEO ................................................ 115 3.5. Kiểm tra tính vững của mô hình nghiên cứu ............................................ 118 3.5.1. Kiểm tra tính bền vững của các kết quả nghiên cứu .............................. 118 3.5.2. Kiểm tra nội sinh trong các mô hình nghiên cứu ................................... 127 CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 136 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 136 4.1.1. Tác động của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro của công ty và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu của CEO, tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO ........................ 136 4.1.2. Tác động của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của công ty trong trường hợp CEO kiêm nhiệm ........................................................................................... 139 4.2. Khuyến nghị đối với các bên liên quan ..................................................... 140 4.2.1. Đối với các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................................................................................... 141 4.2.2. Đối với các công ty .............................................................................. 146 4.2.3. Đối với nhà đầu tư ................................................................................ 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 153 PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ của bản thân thì tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người xung quanh. Tất cả những sự giúp đỡ đó đều có giá trị rất lớn đối với luận án của tôi. Đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Võ Thị Thuý Anh, cô giáo hướng dẫn của tôi trong suốt những năm làm Nghiên cứu sinh. Cô là người đã dẫn dắt tôi từ những ngày đầu khi chính bản thân tôi còn chưa hiểu rõ phải bắt đầu từ đâu. Cô đã chỉ cho tôi cách thức để bắt đầu một nghiên cứu đảm bảo về mặt chất lượng, hình thức và đặc biệt là tính liêm chính về mặt khoa học. Trong quá trình làm chuyên đề nghiên cứu và luận án, tôi được cô hỗ trợ từ kiến thức, cách xử lý dữ liệu thô và dữ liệu nghiên cứu theo một cách logic và chính xác. Những vấn đề tôi vướng mắc luôn được cô giải đáp thấu đáo. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô mà tôi mới có đủ khả năng để hoàn thành luận án này. Tôi luôn ngưỡng mộ và biết ơn cô rất nhiều! Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy PGS.TS Đặng Tùng Lâm, PGS.TS Đặng Hữu Mẫn, PGS.TS Lâm Chí Dũng, PGS.TS Lê Văn Huy, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng trong chương trình Nghiên cứu sinh, đặc biệt là những kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhờ đó mà tôi có thể rút ngắn thời gian đọc hiểu những nghiên cứu học thuật cho dù rất khó. Những kiến thức đó cũng hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình viết luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong hội đồng chấm chuyên đề Tiến sĩ đã cho tôi những nhận xét chính xác nhất cũng như những chỉ dẫn hữu ích nhất để tôi có thể rút kinh nghiệm khi viết luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy TS. Nguyễn Ngọc Anh, trưởng Khoa Ngân hàng đã hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian học tập, Thầy cũng luôn động viên tinh thần cho tôi trong những buổi bảo vệ căng thẳng. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, cơ quan và đồng nghiệp đã hỗ trợ tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. TP. Đà Nẵng, ngày 10 tháng 10 năm 2024 TÁC GIẢ LUẬN ÁN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành 2 FEM Fixed effect method Hồi quy ảnh hưởng cố định 3 GMM Generalized Method of Hồi quy moment tổng quát Moment 4 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 5 HĐQT Hội đồng quản trị 6 HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh 7 ICB Industry Classification Hệ thống phân ngành chuẩn Benchmark quốc tế 8 MLR Multiple Logistic Hồi quy logistic đa thức Regression 9 OLS Ordinary least squares Hồi quy bình phương bé nhất 10 PCSE Panel Corrected Standard Hồi quy sai số chuẩn hiệu Error chỉnh dữ liệu bảng 11 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển 12 REM Random effect method Hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên 13 SEW Socioemotional Wealth Tài sản tình cảm xã hội 14 TMT Top Management Teams Đội ngũ quản lý cao nhất 15 UET Upper echelons theory Lý thuyết lãnh đạo cấp cao DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tỷ lệ nữ CEO qua các năm ở các công ty ............................................... 80 Bảng 3.2. Tỷ lệ nữ CEO theo ngành ở các công ty ................................................. 81 Bảng 3.3. Tỷ lệ nữ CEO theo từng ngành qua các năm ở các công ty ..................... 82 Bảng 3.4. Tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO theo ngành ............................................ 83 Bảng 3.5. Tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO theo năm ............................................... 84 Bảng 3.6. So sánh chấp nhận rủi ro giữa hai nhóm công ty có sở hữu gia đình CEO và công ty không có sở hữu gia đình của CEO ....................................................... 85 Bảng 3.7. Tình hình chấp nhận rủi ro theo năm của các công ty ............................. 87 Bảng 3.8. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ........................................................ 91 Bảng 3.9. Thống kê mô tả dữ liệu của 2 nhóm công ty có nam CEO và nữ CEO ... 95 Bảng 3.10. Kiểm định t-test giữa 2 nhóm công ty có nam CEO và có nữ CEO ...... 97 Bảng 3.11. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ............................................... 99 Bảng 3.12. Lãnh đạo nữ tác động đến biến động lợi nhuận của các công ty và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu ...................................................................................... 101 Bảng 3.13. Lãnh đạo nữ tác động đến tỷ lệ nợ của các công ty và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu .......................................................................................................... 103 Bảng 3.14. Lãnh đạo nữ tác động đến biến động lợi nhuận và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO ................................................................................. 105 Bảng 3.15. Lãnh đạo nữ tác động đến tỷ lệ nợ và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO ...................................................................................................... 107 Bảng 3.16. Tác động của nữ CEO đến biến động lợi nhuận của công ty trong 2 nhóm công ty có CEO kiêm nhiệm và CEO không kiêm nhiệm ..................................... 110 Bảng 3.17. Tác động của nữ CEO đến tỷ lệ nợ của công ty trong 2 nhóm công ty có CEO kiêm nhiệm và CEO không kiêm nhiệm ...................................................... 113 Bảng 3.18. Tác động của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của công ty trong trường hợp chuyển đổi từ nam CEO sang nữ CEO ................................................................. 117 Bảng 3.19. Kiểm tra tính bền của kết quả nghiên cứu .......................................... 121 Bảng 3.20. Kiểm tra tính bền của kết quả nghiên cứu .......................................... 125 Bảng 3.21. Kiểm tra nội sinh trong mô hình nghiên cứu ...................................... 129 Bảng 3.22. Kiểm tra nội sinh trong mô hình ........................................................ 132 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Giá trị trung bình của BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN và TỶ LỆ NỢ của các công ty theo ngành ................................................................................................. 86 Hình 3.2. Tình hình tỷ lệ nợ của các công ty theo ngành qua từng năm .................. 88 Hình 3.3. Tình hình biến động lợi nhuận theo ngành qua từng năm ....................... 90 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro là vấn đề mà các công ty đối mặt hàng ngày và có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của công ty (Gustafsson và Uysal, 2018; John và cộng sự, 2008), mức độ chấp nhận rủi ro là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công ty vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, đầu tư, tăng trưởng và tính bền vững, phát triển lâu dài của công ty (Hiebl, 2012). Chính vì vậy, dòng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận rủi ro đã trở thành một chủ đề quan trọng đối với các nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây. Gustafsson và Uysal (2018) cho rằng đội ngũ quản lý cao nhất ảnh hưởng đến chấp nhận rủi ro ở cấp độ công ty vì họ là những người đưa ra các quyết định tối cao về việc sử dụng chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, các đặc điểm của họ đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Yung và Chen (2018) khẳng định tính không đồng nhất giữa các nhà quản lý đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của công ty. Một số tài liệu đã khai thác ảnh hưởng của đặc điểm CEO đến các kết quả khác nhau của công ty như nắm giữ tiền mặt (Sah và cộng sự, 2022), hoạt động quốc tế hóa (Saeed và Ziaulhaq, 2019) và hiệu quả doanh nghiệp (Nguyen và cộng sự, 2018). Gần đây ngày càng có nhiều tài liệu tập trung vào đặc điểm cá nhân của CEO ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Các tác giả tập trung khai thác đặc điểm cá nhân của CEO đến rủi ro của các công ty tại thị trường Hoa Kỳ (Chu và cộng sự, 2023), Úc (Nguyen và cộng sự, 2018), Anh (Zia-Ul-Haq và Ameer, 2021), Trung Quốc (Zhang và cộng sự, 2023). Trong khi các bằng chứng về tác động của các đặc điểm của CEO, cụ thể là giới tính của CEO đến chấp nhận rủi ro cũng đã khá rõ ràng ở Việt Nam, tiêu biểu như Song và Chung (2023) cho thấy các nữ CEO ở miền Bắc nơi có định kiến giới thấp hơn miền Nam có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn; Minh Ha và cộng sự (2021) cho thấy rằng các đặc điểm của CEO có mối tương quan thuận với đòn bẩy của công ty; Thanh và cộng sự (2019) chỉ ra công ty có các nữ CEO có chỉ số mức độ biến động của cổ phiếu thấp hơn các công ty với các nam CEO. Tuy vậy, các nghiên cứu xem xét về cả hai khía cạnh về giới tính và các đặc điểm thể hiện quyền lực của CEO đối với chấp nhận rủi ro của các công ty chưa được thể hiện rõ ràng. Việt Nam thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nơi mà việc bổ nhiệm phụ nữ vào vị trí quản lý công ty xếp sau hầu hết các khu vực khác khi tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT 1 chỉ có 15,1%, thấp hơn nhiều khi so sánh với Bắc Âu (37,6%), Mỹ và Canada (28,6%), Tây Âu (26,5%), Trung và Đông Âu (19,3%) và châu Phi cận Sahara (19,1%) (CWDI, 2020). Sở dĩ như vậy là vì những định kiến về giới vẫn còn khá lớn trong xã hội Việt Nam. Theo số liệu mới nhất trên báo cáo của Liên hợp quốc vào năm 2022 thì chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index) của Việt Nam là 0,378 (UNDP, 2022). Đây là thước đo tổng hợp về bất bình đẳng giới dựa trên ba thước đo về sức khỏe sinh sản, sự trao quyền cho phụ nữ và tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ. Giá trị của chỉ số cao cho thấy mức độ bất bình đẳng cao giữa phụ nữ và nam giới và ngược lại. Theo đó, Việt Nam xếp vị trí thứ 91 trên tổng số 193 quốc gia, cho thấy sự bất bình đẳng giới vẫn còn khá lớn. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực lớn trong việc tạo ra bình đẳng cho cả nam và nữ, nhưng những định kiến ăn sâu vào tư tưởng về phụ nữ và vai trò của họ trong xã hội dẫn đến vẫn có một khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong việc giành được các vị trí lãnh đạo cấp cao ở các công ty. Hiện tượng này thường được gọi là “rào cản vô hình – glass ceiling”, ám chỉ sự phân biệt đối xử thường xuyên nhất theo chiều dọc đối với phụ nữ trong các công ty (Babic và Hansez, 2021). Tuy vậy, nhiều phụ nữ cũng đã vượt qua các rào cản vô hình đó và đảm nhận vai trò nữ tướng ở các tập đoàn lớn ở Việt Nam như bà CEO Mai Kiều Liên của Vinamilk; CEO Nguyễn Thị Phương Thảo của VietJet; Lê Thị Thu Thủy của VinFast. Đặc biệt, Bà Thảo nhiều năm nằm trong danh sách 50 nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng toàn cầu của Bloomberg. Bên cạnh đó, các công ty tại Việt Nam có cơ chế quản trị công ty bên ngoài khá yếu. Theo Asian Development Bank (2021), điểm trung bình năm 2019 của Việt Nam dựa trên kết quả đánh giá chất lượng quản trị công ty theo thang điểm quản trị công ty ASEAN (ASEAN Corporate Governance Scorecard) là 54,6 điểm, cải thiện đáng kể so với mức 41,3 điểm vào năm 2017. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì chỉ số này còn rất thấp, cụ thể, điểm chất lượng quản trị công ty của Thái Lan là 96,6; Malaysia là 94,31; Singapore là 88,3; Phillipines 77,24 và Indonesia là 70,8. Đặc biệt, môi trường quản trị bên ngoài công ty niêm yết của Việt Nam có mức điểm số thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên liên quan khác cũng như sự minh bạch và an toàn của các công ty. Chính vì vậy, thời điểm này các công ty cần nhìn nhận lại vai trò của CEO để tìm kiếm các giải pháp mới cho cơ chế quản trị bên trong, hướng đến sự tăng trưởng ổn định. Do đó, 2 nghiên cứu về ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và quyền lực của CEO đến chấp nhận rủi ro trong bối cảnh hiện nay là phù hợp. Gần đây cũng có sự gia tăng đáng kể trong các nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ trong quản trị doanh nghiệp sở hữu gia đình. Các công ty sở hữu gia đình có xu hướng độc đáo và khác biệt so với các công ty khác, họ thường đặt các thành viên trong gia đình vào vị trí quản lý chủ chốt, với tư cách là giám đốc điều hành cấp cao hoặc giám đốc. Bên cạnh đó họ được cho là có tầm nhìn dài hạn về khả năng tồn tại trong tương lai hơn là lợi nhuận trong ngắn hạn bởi vì họ thường coi công ty như một tài sản để truyền lại cho thế hệ tương lai (Anderson và Reeb, 2003) hay muốn bảo toàn tài sản tình cảm xã hội (Anderson và cộng sự, 2003; Gómez-Mejía và cộng sự, 2007; Ramalho và cộng sự, 2018). Tập trung vào vai trò của phụ nữ trong kinh doanh gia đình, Salganicoff (1990) chỉ ra rằng phụ nữ có sự nhạy cảm tốt, sự dung hoà các mối quan hệ tốt và rất tận tâm với công việc kinh doanh của gia đình, đây là những đặc điểm cần thiết của một nhà quản lý, tuy vậy họ vẫn phải đối mặt với những phân biệt đối xử và định kiến trong công việc kinh doanh. Nhiều người cho rằng phụ nữ đóng một vai trò hơi “vô hình”, chỉ là vật trang trí trong công việc kinh doanh của gia đình họ, chủ yếu làm việc hành chính, với tư cách là cố vấn và người điều hành không chính thức. Nhiều học giả đã cố gắng đưa ra các bằng chứng thực nghiệm thể hiện phụ nữ có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các công ty gia đình (Chen và cộng sự, 2018; Sarkar và Selarka, 2020). Tuy nhiên vẫn còn thiếu vắng các nghiên cứu khám phá về vai trò của phụ nữ khi họ hiện diện ở vị trí lãnh đạo cấp cao ở các công ty có sở hữu gia đình đến chấp nhận rủi ro của công ty. Kinh tế toàn cầu đang có sự chuyển đổi rất lớn, chính vì vậy cơ chế quản trị công ty cũng cần thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới. Cơ chế quản trị doanh nghiệp ngày càng đề cao vai trò của người quản lý và cấu trúc sở hữu, đặc biệt các quốc gia ngày càng quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới trong kinh doanh, vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của nữ CEO và cấu trúc sở hữu đối với mức độ chấp nhận rủi ro của công ty mang lại những đóng góp quan trọng. Luận án có một số đóng góp về mặt học thuật trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại liên quan đến lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình và chấp nhận rủi ro của công ty. Đầu tiên, trước đó các nghiên cứu tập trung xem xét đến tác động của các nữ giám đốc đối với hiệu quả hoạt động của công ty (Adams và Ferreira, 2009; Bennouri và cộng sự, 3 2018; Yang và cộng sự, 2019), một số tác giả khác lại cho thấy ảnh hưởng của nữ giám đốc đến chấp nhận rủi ro của các công ty như Cabo và cộng sự (2012), Jizi và Nehme (2017), Huang và Kisgen (2013), Cid-Aranda và López-Iturriaga (2023). Luận án này xem xét kết hợp cả giới tính và tỷ lệ sở hữu CEO cũng như sự kiêm nhiệm của CEO trong công ty để chỉ ra tác động của các nữ CEO đến chấp nhận rủi ro. Thứ hai, phần lớn các nghiên cứu trước đây khám phá tác động của đặc điểm CEO đến chấp nhận rủi ro công ty đều tập trung vào từng đặc điểm nhân khẩu học của CEO hoặc toàn bộ đặc điểm cá nhân của CEO như Đặng Hữu Mẫn và cộng sự (2021), Farag và Mallin (2018), Zhang và cộng sự (2023). Các nghiên cứu trước đây cũng tách biệt các quyền sở hữu và quyền quản lý để giải thích mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty cao hay thấp. Luận án làm phong phú thêm các tài liệu hiện có bằng cách xem xét ảnh hưởng điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của công ty. Tóm lại, xét về mặt học thuật cũng như thực tiễn, nghiên cứu được thực hiện trên một bộ dữ liệu toàn diện, đầy đủ của các công ty phi tài chính niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán chính thức của Việt Nam, đồng thời bổ sung các khoảng trống nghiên cứu hiện có, đóng góp thêm về những phát hiện mới cho những nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực này. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét vai trò điều tiết giữa quyền sở hữu cổ phiếu của các CEO cũng như quyền sở hữu của các thành viên gia đình của CEO trong mối quan hệ giữa nữ CEO với chấp nhận rủi ro của công ty. Từ đó, luận án làm cơ sở thúc đẩy các nghiên cứu dành riêng cho việc xem xét tác động về quyền lực của nữ CEO cũng như sở hữu gia đình CEO ở các công ty niêm yết tại một thị trường tiến gần đến thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, luận án còn có ý nghĩa thực tiễn là cung cấp các bằng chứng thực nghiệm quan trọng cho việc hoạch định chính sách; việc xây dựng và điều chỉnh cơ chế quản trị của các công ty; và là chỉ dấu cho các nhà đầu tư khi xem xét xây dựng danh mục cổ phiếu. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và sở hữu gia đình đến sự chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết tại Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận án là xem xét tác động của lãnh đạo nữ, cụ thể là nữ CEO và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT đến việc chấp nhận rủi ro của các công ty niêm 4 yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và tác động này thay đổi như thế nào khi tỷ lệ sở hữu của CEO đó tăng lên và trong trường hợp CEO kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, luận án còn xem xét vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của công ty. Từ các kết quả thực nghiệm trên, luận án sẽ đề xuất các gợi ý chính sách đối với các cơ quan quản lý, các hàm ý về công tác quản trị của các công ty và một số chỉ dấu quan trọng cho các nhà đầu tư trên thị trường trong việc ra quyết định đầu tư phù hợp. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, phân tích tác động của nữ CEO và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT đến chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, phân tích tác động điều tiết của tỷ lệ sở hữu của CEO và tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ ba, phân tích tác động của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi các CEO đồng thời kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT. Thứ tư, gợi ý các chính sách cho cơ quan quản lý, các hàm ý cho công tác quản trị của công ty và các chỉ dấu cho các nhà đầu tư. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để có thể giải quyết các mục tiêu nói trên thì luận án đề xuất các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Nữ CEO và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT ảnh hưởng như thế nào đến chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? (2) Tỷ lệ sở hữu của CEO và tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO có tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? (3) Tác động của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi CEO kiêm nhiệm sẽ như thế nào? 5 (4) Các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô và vi mô cần chú ý gì khi đưa ra các chính sách đối với các công ty có lãnh đạo nữ? Các nhà đầu tư nên lưu ý gì khi đầu tư vào các công ty niêm yết có lãnh đạo nữ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam và vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu của CEO và sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của công ty. Ngoài ra, ảnh hưởng của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong bối cảnh CEO kiêm nhiệm cũng được luận án xem xét. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án của tác giả chỉ xem xét lãnh đạo nữ là các nữ CEO và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT. Bên cạnh đó, do thông tin về dữ liệu chéo của các công ty không được cung cấp trong báo cáo thường niên nên luận án của tác giả chỉ sử dụng dữ liệu về sở hữu trực tiếp của CEO và gia đình của CEO để xem xét vai trò điều tiết của sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của các công ty. - Phạm vi không gian: Luận án của tác giả nghiên cứu trên mẫu gồm các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thuộc 9 ngành kinh doanh khác nhau theo cách phân loại ngành chuẩn quốc tế ICB, không bao gồm các công ty thuộc ngành tài chính. Các công ty phải có số quan sát tối thiểu là 5 năm để có thể tính được vòng lặp của sự biến động lợi nhuận, do đó những công ty không đủ quan sát sẽ không bao gồm trong mẫu nghiên cứu. - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu là từ năm 2010 đến năm 2020. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Luận án dựa trên cách tiếp cận diễn dịch, tức là cách tiếp cận từ trên xuống, từ tổng quát đến cụ thể. Đầu tiên, luận án dựa trên các tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết nền tảng có liên quan để đề xuất các giả thuyết nghiên cứu. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu tin cậy, phương pháp phù hợp để kiểm định các giả thuyết. Cuối 6 cùng, dựa trên kết quả kiểm định để đưa ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đó và rút ra kết luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả theo nhiều tiêu chí khác nhau cho các đối tượng nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin một cách khái quát và rõ ràng hơn về các công ty trong mẫu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chính của luận án là phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng không cân bằng. Cụ thể, để phân tích tác động của lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình đến chấp nhận rủi ro của công ty, tác giả sử dụng hồi quy OLS (Ordinary Least Squares), mô hình cũng bao gồm ảnh hưởng cố định ngành và ảnh hưởng cố định năm, đồng thời tác giả sử dụng sai số chuẩn robust để xử lý các khả năng phương sai không đồng nhất. Vấn đề nội sinh tiềm ẩn có thể được giải quyết nhờ phương pháp ước lượng System GMM hai bước cho dữ liệu bảng động. Dữ liệu được sử dụng trong luận án được thu thập từ hai nguồn chính. Dữ liệu tài chính được thu thập từ công ty chuyên về cung cấp dữ liệu nghiên cứu học thuật đáng tin cậy là FiinPro. Bộ dữ liệu thứ hai được tác giả thu thập thủ công từ các báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, báo cáo bạch niêm yết, và được kiểm tra chéo trên các website của các công ty và tổ chức cung cấp dữ liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bộ dữ liệu thủ công này có thể phân thành dữ liệu về các đặc điểm của CEO như giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, trình độ, sự kiêm nhiệm; dữ liệu về đặc điểm của HĐQT gồm số lượng thành viên HĐQT, số thành viên HĐQT là nữ, số thành viên HĐQT là nam, số thành viên độc lập HĐQT; dữ liệu về tỷ lệ sở hữu của các CEO, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khác và mối quan hệ giữa các cổ đông này với CEO. Chi tiết về việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu được trình bày rõ hơn trong phần thiết kế nghiên cứu của luận án. 6. Ý nghĩa của luận án Luận án có một số đóng góp quan trọng về mặt học thuật và cả thực tiễn ở những điểm sau: 6.1. Về mặt khoa học Luận án sẽ có bốn đóng góp chính về mặt học thuật. Đầu tiên, nghiên cứu này cung cấp các kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của các nữ CEO và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT đến việc chấp nhận rủi ro của các công 7 ty, góp phần vào tài liệu nghiên cứu hiện có về vai trò của lãnh đạo nữ. Đồng thời luận án còn xem xét quyền lực được tạo ra từ sở hữu cổ phiếu của các CEO cũng như tính kiêm nhiệm của CEO trong các công ty có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết. Nghiên cứu của tác giả mong muốn thúc đẩy cho nhiều nghiên cứu hơn dành riêng cho việc điều tra tác động về quyền lực của nữ CEO ở các công ty. Những nghiên cứu như vậy sẽ ngày càng trở nên quan trọng theo thời gian khi các công ty ngày càng quan tâm đến vấn đề quản trị nội bộ. Thứ hai, nghiên cứu này làm phong phú thêm các nghiên cứu hiện có về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chấp nhận rủi ro của các công ty, cho thấy tác động của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO đến chấp nhận rủi ro công ty như thế nào. Nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực này chưa chú ý nhiều đến việc kiểm tra vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO, vì vậy tác giả muốn bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu bằng cách xem xét vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO và chấp nhận rủi ro của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hầu hết các công ty gia đình trong các nghiên cứu trước đây đều là công ty tư nhân, nên việc sử dụng bộ dữ liệu mới lạ và phong phú về sở hữu gia đình của CEO ở các công ty niêm yết là một đóng góp mới của luận án. Thứ ba, tỷ lệ đại diện của phụ nữ khá thấp trong các cấp lãnh đạo cao nhất của các công ty niêm yết là hiện tượng phổ biến ở châu Á, phản ánh sự thống trị của nam giới trong xã hội Châu Á. Tính hiệu quả của công tác quản trị của các công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm công ty và ảnh hưởng văn hóa xã hội không giống như các công ty ở phương Tây hoặc các quốc gia phát triển nơi quyền sở hữu được đa dạng hóa tốt (Chen và cộng sự, 2023). Do đó, luận án đóng góp hiểu biết thêm về tác động của nữ CEO và tỷ lệ nữ trong HĐQT đến chấp nhận rủi ro trong môi trường thể chế của Việt Nam, đây là một ví dụ quan trọng về một quốc gia ở thị trường đang phát triển và có định kiến xã hội về giới còn khá lớn, vẫn còn ăn sâu trong tư tưởng của xã hội, có nghĩa là người ta cho rằng phụ nữ vẫn không thể có vai trò giống như nam giới trong quản lý công ty. Như vậy, Việt Nam trở thành một quốc gia thích hợp để xem xét tác động của lãnh đạo nữ đến chấp nhận rủi ro của các công ty. 8 Thứ tư, luận án sử dụng một số kỹ thuật ước lượng để kiểm soát các vấn đề nội sinh một cách hiệu quả, đồng thời thực hiện nhiều phương pháp để kiểm tra tính bền của kết quả nghiên cứu. Đây là khoảng trống mà nhiều nghiên cứu còn bỏ ngỏ. 6.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, chưa có nhiều nghiên cứu tại bối cảnh thị trường Việt Nam đưa ra minh chứng về ảnh hưởng của các nữ CEO đối với chấp nhận rủi ro công ty trong mối quan hệ với tỷ lệ sở hữu của CEO và sự kiêm nhiệm của CEO. Luận án đóng góp vào các tài liệu hiện có bằng cách trình bày bằng chứng thực nghiệm toàn diện từ một nền kinh tế đang phát triển về ảnh hưởng của nữ CEO đến chấp nhận rủi ro dưới tác động của tỷ lệ sở hữu và sự kiêm nhiệm của CEO. Việc sử dụng dữ liệu bảng với thời gian nghiên cứu dài trên toàn bộ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là đóng góp mới của luận án này. Thứ hai, luận án là cơ sở để có thể phát triển các nghiên cứu thực tiễn về cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng của công ty, đặc biệt là sở hữu gia đình. Ngoài ra, theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, chưa có nghiên cứu nào trước đây điều tra vai trò điều tiết của tỷ lệ sở hữu gia đình của CEO đến mối quan hệ giữa nữ CEO đến chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết. Luận án có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên sử dụng bộ dữ liệu này tại Việt Nam. Thứ ba, các kết quả của luận án có thể đóng góp vào khuôn khổ để các nhà hoạch định chính sách ban hành các quy định phù hợp về quản lý các công ty niêm yết, cải thiện các quy định pháp lý liên quan đến lãnh đạo nữ và đặc biệt là cấu trúc sở hữu của các công ty này nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty, đồng thời bảo vệ cổ đông thiểu số. Bên cạnh đó, các bằng chứng thực nghiệm từ kết quả của luận án cũng có thể đưa ra các gợi ý cho vấn đề quản trị doanh nghiệp và những vấn đề cần cân nhắc khi bổ nhiệm CEO cùng với vai trò, trách nhiệm của họ. Cuối cùng, luận án này có thể là một nguồn thông tin cần thiết, là chỉ dấu cho các nhà đầu tư trên thị trường khi xây dựng và thực hiện chính sách đầu tư. 7. Kết cấu luận án Để đáp ứng được các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, luận án được kết cấu thành các chương bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và sở hữu gia đình đến sự chấp nhận rủi ro của công ty 9 Chương này trình bày tất cả các lý thuyết nền tảng có liên quan chặt chẽ đến nội dung của luận án và phần phân tích tổng quan các tài liệu học thuật cả trong và ngoài nước về ảnh hưởng của lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình đến chấp nhận rủi ro của công ty, qua đó nhận diện được khoảng trống nghiên cứu mà luận án cần tập trung vào giải quyết. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương này sẽ trình bày phần phát triển các giả thuyết nghiên cứu, mô tả dữ liệu nghiên cứu, lý giải việc lựa chọn các biến nghiên cứu chính và xây dựng các mô hình hồi quy. Đồng thời, trong chương này cũng xác định các phương pháp nghiên cứu phù hợp để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu mà luận án đã đặt ra. Chương 3: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và sở hữu gia đình đến sự chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết tại Việt Nam Chương này trình bày kết quả phân tích về thực trạng lãnh đạo nữ, sở hữu gia đình và chấp nhận rủi ro của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 2010 đến 2020. Trọng tâm của chương là phần thống kê mô tả chi tiết các biến, phân tích tương quan và các kiểm định về ảnh hưởng của lãnh đạo nữ và sở hữu gia đình đến sự chấp nhận rủi ro của các công ty, giải quyết các vấn đề nội sinh và các kiểm tra tính bền của kết quả nghiên cứu. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị Chương này sẽ thảo luận các kết quả nghiên cứu của luận án trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các nghiên cứu trong tổng quan nghiên cứu, đưa ra những lý giải cho sự khác biệt và tương đồng tại bối cảnh của thị trường Việt Nam. Cuối cùng, luận án đề xuất các hàm ý chính sách, hàm ý quản trị và hàm ý cho các nhà đầu tư từ những kết quả đạt được của nghiên cứu. 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_lanh_dao_nu_va_so_huu_gia_d.pdf
  • pdfBao cao dong gop moi cua luan an.pdf
  • pdfCác công trình.pdf
  • pdfLA_NguyenHoPhuongThao_SumE.pdf
  • pdfLA_NguyenHoPhuongThao_SumV.pdf
  • pdfTrang thong tin luan an.pdf