Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu được công bố kết quảt về mài mặt cong,
song có thể nói số lượng các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này còn khá hạn chế,
đặc biệt là mài hớt lưng mặt sau dụng cụ cắt, chủ yếu nghiên cứu về mài hớt lưng mặt
sau dao phay lăn răng [63], mài trục vít trên máy 1Б811 [16,17,66]. Theo tìm hiểu của
tác giả, nghiên cứu về gia công mặt sau Acsimet răng dao phay BRCC bằng phương pháp
mài hớt lưng hầu như chưa có, bởi vậy cần được nghiên cứu để đánh giá quá trình mài nhằm
đưa ra thông số tối ưu để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các thông số đầu vào, đáp ứng
yêu cầu về chất lượng bề mặt sau khi mài hớt lưng.
Ngoài việc sử dụng đá mài hình cốc để mài mặt cong định hình, việc phát triển các
loại đá mài có hình dáng đặt biệt để mài mặt cong cũng đã được thực hiện bởi một số
nghiên cứu được công bố gần đây.
Để mài các mặt cong có biên dạng phức tạp chẳng hạn như rãnh xoắn của dao phay
ngón, nhóm nghiên cứu của Muhammad Wasif [50] đã đề xuất một phương pháp xây
dựng biên dạng của đá mài theo một cách hoàn toàn mới. Theo đó, ban đầu việc thiêt kế
biên dạng đá mài được thực hiện bởi tập hợp các đường thẳng và các cung tròn, sau đó
việc hiệu chỉnh biên dạng đá mài được thực hiện dựa trên cơ sở kết quả phân tích sự tiếp
xúc giữa biên dạng đá mài và biên dạng rãnh xoắn trên phần mềm CAD. Công việc tiếp
theo của giai đoạn này là áp dụng các các phép toán vi phân để xây dựng nên các mô
hình (phương trình) mô tả biên dạng đá mài.
Để mài những bề mặt cong của những chi tiết như lõi của khuôn bóng đèn, tấm bên
của khuôn tạo hình lốp xe, v.v., Lingye Kong và các cộng sự [44] đã đề xuất một phương
pháp mới để tạo hình đá mài. Theo đó, họ đã tiến hành phân tích khoảng cách dịch chuyển
của điểm mài, phân tích mối quan hệ giữa tập hợp nhiều yếu tố như mối quan hệ giữa
chiều dài cung tiếp xúc của đá mài với chi tiết, bán kính cong của chi tiết, bán kính cong
của đá mài để xác định được bán kính cong tức thời của đá mài. Trên cơ sở các bán kính
cong tức thời của đá mài, việc xây dựng
biên dạng của đá mài đã được thực hiện.
Kết quả nghiên cứu của họ đã chỉ ra
rằng, việc sử dụng đá mài với bán kính
cong khác nhau có thể mài được bề mặt
có độ nhám giảm được 11,33% so với
khi sử dụng đá mài thông thường.
Trong một nghiên cứu gần đây,
Shanshan Chen và cộng sự [60] đã đề
xuất một dạng kết cấu mới của đá mài để
mài mặt cong như trong hình 1.19. Theo
đó, đá mài đã được họ đề xuất có kết cấu là một dạng đá côn đặc biệt. Theo quan điểm
của họ, mục đích của việc sử dụng đá mài côn có kết cấu đặc biệt này là để giảm thiểu
mức độ rung động của tâm đá mài khi bán kính cong của các điểm trên bề mặt gia công
thay đổi [60].
176 trang |
Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số chế độ cắt và đặc trưng của đá mài đến chất lượng bề mặt chi tiết khi mài hớt lưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------o0o---------
NGUYỄN HUY KIÊN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẾ
ĐỘ CẮT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÁ MÀI ĐẾN CHẤT LƯỢNG
BỀ MẶT CHI TIẾT KHI MÀI HỚT LƯNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội - Năm 2023
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------o0o---------
NGUYỄN HUY KIÊN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẾ
ĐỘ CẮT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÁ MÀI ĐẾN CHẤT LƯỢNG
BỀ MẶT CHI TIẾT KHI MÀI HỚT LƯNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí
Mã số: 9.52.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN ĐÔNG
PGS.TS. TRẦN VỆ QUỐC
Hà Nội - Năm 2023
i
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Văn Đông và PGS.TS. Trần Vệ Quốc đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ
nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Cơ khí, Trung tâm
Đào tạo Sau đại học, Phòng KH&CN, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính,
Trung tâm Cơ khí... - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Công ty KEYENCE
Việt Nam, Công ty CP Đá mài Hải Dương,... đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ nghiên cứu
sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn tập thể các nhà khoa học lĩnh vực Cơ khí chế tạo máy tại Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học Viện kỹ thuật Quân Sự,
Viện nghiên cứu Cơ khí, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp,
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Đại học Giao thông Vận tải,... đã
giúp đỡ và hỗ trợ nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Huy Kiên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Đông và PGS.TS. Trần Vệ Quốc. Kết quả trình
bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác. Các nội dung tham khảo từ các tài liệu đều được trích dẫn rõ ràng,
đầy đủ và trung thực.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Huy Kiên
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................................xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẶT CONG ACSIMET VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT KHI MÀI ................................. 5
1.1. Tổng quan mặt cong Acsimet ................................................................................ 5
1.1.1. Đường cong Acsimet ......................................................................................... 5
1.1.2. Mặt cong Acsimet .............................................................................................. 5
1.1.2.1. Các dạng mặt cong Acsimet ............................................................................ 6
1.1.2.2. Ứng dụng của mặt cong có đường chuẩn Acsimet trong dụng cụ cắt ............... 6
1.1.2.3. Phương pháp và dụng cụ gia công mặt cong có đường chuẩn Acsimet ............ 7
1.2. Tổng quan về phương pháp gia công mài và chất lượng bề mặt khi mài .............. 14
1.2.1. Tổng quan về phương pháp gia công mài và mài mặt cong .............................. 14
1.2.1.1. Các phương pháp mài.................................................................................... 14
1.2.1.2. Nghiên cứu trong và ngoài nước về mài ........................................................ 15
1.2.2. Tổng quan về nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến chất lượng bề mặt
khi mài .............................................................................................................. 18
1.1.2.1. Ảnh hưởng của một số thông số đến nhám bề mặt ......................................... 19
1.2.2.2. Ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến mức độ thay đổi độ cứng bề
mặt khi mài ....................................................................................................... 26
1.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến chiều dày lớp thay đổi độ
cứng bề mặt khi mài .......................................................................................... 30
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DAO PHAY HỚT LƯNG, QUÁ TRÌNH MÀI,
PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH THỰC NGHIỆM VÀ TỐI ƯU HÓA ............... 32
2.1. Cơ sở lý thuyết dao phay hớt lưng ....................................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm về kết cấu của dao phay hớt lưng ...................................................... 32
2.1.2. Đường cong hớt lưng của răng dao phay .......................................................... 32
2.1.3. Dao phay bánh răng côn cong .......................................................................... 39
2.1.3.1. Phân loại dao phay bánh răng côn cong ......................................................... 39
2.1.3.2. Dao phay BRCC hệ Gleason ......................................................................... 40
2.2. Cơ sở lý thuyết quá trình mài .............................................................................. 44
2.2.1. Khái quát chung ............................................................................................... 44
iv
2.2.2. Đặc điểm của quá trình cắt khi mài .................................................................. 45
2.2.3. Một số hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình mài ........................................ 46
2.2.3.1. Quá trình tạo phoi khi mài ............................................................................. 46
2.2.3.2. Biến đổi cấu trúc lớp bề mặt .......................................................................... 46
2.2.3.3.Động học và động lực học quá trình mài ........................................................ 47
2.2.3.4. Nhiệt cắt khi mài ........................................................................................... 52
2.2.3.5. Công suất cắt khi mài .................................................................................... 54
2.2.3.6. Rung động khi mài ........................................................................................ 54
2.2.4. Đá mài ............................................................................................................. 54
2.2.4.1. Vật liệu hạt mài ............................................................................................. 54
2.2.4.2. Vật liệu chất dính kết .................................................................................... 55
2.2.4.3. Độ hạt của đá mài.......................................................................................... 55
2.2.4.4. Cấu trúc của đá mài ....................................................................................... 56
2.2.4.5. Độ cứng của đá mài ....................................................................................... 56
2.3. Một số thông số đặc trưng của chất lượng bề mặt khi mài ................................... 57
2.3.1. Khái quát chất lượng bề mặt gia công .............................................................. 57
2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công ................................ 57
2.3.3. Phương pháp đảm bảo chất lượng bề mặt ........................................................ 58
2.3.3.1. Phương pháp đạt nhám bề mặt ...................................................................... 58
2.3.3.2. Phương pháp đạt độ cứng bề mặt................................................................... 58
2.3.4. Phương pháp đánh giá chất lượng bề mặt ......................................................... 59
2.3.4.1. Đánh giá nhám bề mặt ................................................................................... 59
2.3.4.2. Đánh giá mức độ thay đổi độ cứng và chiều dày lớp thay đổi độ cứng .......... 59
2.4. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm.................................................................. 60
2.4.1. Cơ sở lựa chọn dạng quy hoạch thực nghiệm ................................................... 60
2.4.2. Khái quát phương pháp Taguchi ...................................................................... 60
2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu thực nghiệm ..................................................... 61
2.4.3.1. Phương pháp phân tích hệ số S/N .................................................................. 61
2.4.3.2. Phân tích giá trị hệ số Fisher (F) .................................................................... 62
2.4.3.3. Phương pháp phân tích sự thay đổi ................................................................ 62
2.4.3.4. Phương pháp tối ưu hóa ................................................................................ 63
2.4.3.5. Khoảng phân bố của trị số tối ưu ................................................................... 63
2.5. Phương pháp tối ưu hóa đa mục tiêu ................................................................... 65
2.5.1. Phương pháp TOPSIS ...................................................................................... 66
2.5.1.1. Các bước thực hiện khi sử dụng phương pháp TOPSIS ................................. 66
2.5.1.2. Các bước tính toán trọng số bằng phương pháp AHP .................................... 68
2.5.2. Phương pháp FUCA ......................................................................................... 69
2.5.3. Phương pháp MARCOS ................................................................................... 70
v
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MÀI HỚT LƯNG MẶT SAU RĂNG
DAO PHAY BÁNH RĂNG CÔN CONG HỆ GLEASON ............................... 72
3.1. Mục tiêu và nội dung của nghiên cứu thực nghiệm ............................................. 72
3.1.1. Mục tiêu của nghiên cứu .................................................................................. 72
3.1.2. Nội dung của nghiên cứu.................................................................................. 72
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ................................................................ 72
3.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ......................................................................... 74
3.2.1.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 74
3.2.1.2. Sơ đồ thực nghiệm ........................................................................................ 74
3.2.1.3. Chọn chỉ tiêu đánh giá ................................................................................... 75
3.2.1.4. Chọn thông số đầu vào .................................................................................. 75
3.2.1.5 Các yếu tố điều khiển được ............................................................................ 76
3.2.1.6. Nhiễu khi mài hớt lưng mặt cong Acsimet .................................................... 76
3.2.2. Xây dựng hệ thống thực nghiệm....................................................................... 77
3.2.2.1. Yêu cầu chung đối với hệ thống và điều kiện thực nghiệm, thiết bị đo .......... 77
3.2.2.2. Máy gia công dùng trong thực nghiệm .......................................................... 77
3.2.2.3. Dụng cụ cắt ................................................................................................... 79
3.2.2.3. Phôi thực nghiệm .......................................................................................... 81
3.2.2.5. Hệ thống thiết bị đo ....................................................................................... 86
3.3. Thiết kế thông số và xây dựng ma trận thực nghiệm ........................................... 90
3.3.1. Thiết kế thông số đầu vào................................................................................. 90
3.3.1.1. Thông số đá mài tinh ..................................................................................... 90
3.3.1.2. Thông số chế độ cắt....................................................................................... 91
3.3.1.3. Chế độ trơn nguội.......................................................................................... 92
3.3.2. Lựa chọn thông số đầu ra ................................................................................. 92
3.3.3. Thiết kế ma trận thực nghiệm ........................................................................... 92
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................................... 93
3.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 94
3.4.1. Kết quả đo nhám bề mặt Ra .............................................................................. 94
3.4.2. Kết quả đo mức độ thay đổi độ cứng ∆H .......................................................... 95
3.4.3. Kết quả đo chiều dày lớp thay đổi độ cứng L ................................................. 97
Kết luận Chương 3 ..................................................................................................... 99
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN
CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT VÀ TỐI ƯU HÓA THÔNG SỐ KHI MÀI HỚT LƯNG 100
4.1. Ảnh hưởng của một số thông số đến chất lượng bề mặt khi mài ........................ 100
4.1.1. Đánh giá ảnh hưởng đến nhám bề mặt gia công ............................................. 100
4.1.1.1. Mức độ ảnh hưởng của một số thông số đến nhám bề mặt ........................... 100
vi
4.1.1.2. Xu hướng ảnh hưởng của một số thông số chính đến nhám ......................... 102
4.1.1.3. Ảnh hưởng tương tác của một số thông số đến nhám bề mặt ....................... 103
4.1.2. Đánh giá ảnh hưởng đến mức độ thay đổi độ cứng bề mặt gia công ∆H ......... 104
4.1.2.1. Ảnh hưởng của một số thông số đến mức độ thay đổi độ cứng .......................... 104
4.1.2.2. Xu hướng ảnh hưởng của một số thông số chính đến mức độ thay đổi độ cứng105
4.1.2.3. Ảnh hưởng tương tác của một số thông số đến mức độ thay đổi độ cứng ......... 106
4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng đến chiều dày lớp thay đổi độ cứng ∆L .......................... 107
4.1.3.1. Mức độ ảnh hưởng của một số thông số đến chiều dày lớp thay đổi độ cứng ... 107
4.1.3.2. Xu hướng ảnh hưởng của một số thông số chính đến chiều dày lớp thay đổi độ cứng 108
4.1.3.3. Ảnh hưởng tương tác của một số thông số đến chiều dày lớp thay đổi độ cứng 110
4.2. Nghiên cứu bài toán tối ưu đơn mục tiêu ........................................................... 111
4.2.1. Xác định giá trị hợp lý theo chỉ tiêu nhám bề mặt gia công (Ra) ..................... 111
4.2.1.1. Ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến S/N của Ra ......................... 111
4.2.1.2. Xác định giá trị hợp lý của Ra ...................................................................... 112
4.2.2. Xác định giá trị hợp lý của mức độ thay đổi độ cứng bề mặt ∆H .................... 113
4.2.2.1. Ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến S/N của ∆H ....................... 113
4.2.2.2. Xác định giá trị hợp lý của ∆H .................................................................... 114
4.2.3. Xác định giá trị hợp lý của chiều dày lớp thay đổi độ cứng ∆L ...................... 115
4.2.3.1. Ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến S/N của ∆L ........................ 115
4.2.3.2. Xác định giá trị hợp lý của ∆L ..................................................................... 116
4.3. Nghiên cứu tối ưu đa mục tiêu quá trình mài hớt lưng ....................................... 117
4.3.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 117
4.3.2. Kết quả tối ưu bằng phương pháp TOPSIS kết hợp phân tích ANOVA .......... 117
4.3.2.1. Kết quả tối ưu bằng phương pháp TOPSIS .................................................. 117
4.3.2.2. Kết quả tối ưu bằng phân tích ANOVA ....................................................... 121
4.3.3. Kết quả tối ưu bằng phương pháp FUCA kết hợp phân tích ANOVA............. 123
4.3.3.1. Kết quả tối ưu bằng phương pháp FUCA .................................................... 123
4.3.3.2. Kết quả tối ưu bằng phân tích ANOVA ....................................................... 124
4.3.4 Kết quả tối ưu bằng phương pháp MARCOS kết hợp phân tích ANOVA ....... 126
4.3.4.1. Kết quả tối ưu bằng phương pháp MARCOS .............................................. 126
4.3.4.2. Kết quả tối ưu bằng phân tích ANOVA ....................................................... 128
4.3.5. Phân tích lựa chọn kết quả và phương pháp tối ưu ......................................... 131
Kết luận chương 4.................................................................................................... 133
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 135
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..................................................................... 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ............................ 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 138
vii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
1 G Độ hạt của đá mài
2 Hđ Độ cứng của đá mài
3 Vđ Vận tốc cắt của đá mài m/s
4 S Bước tiến m/ph
5 Vct Vận tốc chi tiết m/ph
6 t Chiều sâu cắt mm
7 nct Tốc độ quay của chi tiết Vòng/ph
8 nđc Tốc độ quay của động cơ Vòng/ph
9 Nđc Công suất động cơ kW
10 Ra Sai lệch profin trung bình của bề mặt chi tiết. m
11 Rz Chiều cao nhấp nhô trung bình của bề mặt chi tiết. m
12 H Mức độ thay đổi độ cứng HRC
13 L Chiều sâu thay đổi độ cứng µm
14 MV1 Mềm vừa 1 (độ cứng đá mài)
15 MV2 Mềm vừa 2 (độ cứng đá mài)
16 TB1 Trung bình 1 (độ cứng đá mài)
17 TB2 Trung bình 2 (độ cứng đá mài)
18 Dtb Đường kính trung bình của đầu dao mm
19 CBN Cubic Boron Nitride
20 HB Đơn vị đo độ cứng theo phương pháp Brinell
21 HRC Đơn vị đo độ cứng theo phương pháp Rockwell C
22 T Tuổi bền của dụng cụ theo thời gian phút
23 Fc Lực cắt tổng hợp N
24 Pc Công suất kW
25 Qc Năng lượng bóc tách vật liệu J
26 Fx Lực cắt theo phương x N
27 Fy Lực cắt theo phương y N
28 Fz Lực cắt theo phương z N
29 AFx Biên độ lực cắt theo phương x N
30 AFz Biên độ lực cắt theo phương z N
viii
TT Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
31 Ax Biên độ rung động theo phương x µm
32 Ay Biên độ rung động theo phương y µm
33 Az Biên độ rung động theo phương z µm
34 Vhm Phần trăm thể tích của hạt mài %
35 CNC
Bộ điều khiển số với sự hỗ trợ của máy tính
(Computer Numerical Control)
36 QTGC Quá trình gia công
37 MQL
Lưu lượng của dung dịch tưới nguội ở mức tối thiểu
(Minimum quantity lubrication)
38 Góc sắc độ
39 Góc trước độ
40 Góc nâng đ