4.5.3.1 Đối với ảnh hưởng của nhận thức về môi trường của nhà quản lý đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý (Giả thuyết H1)Nhận thức về môi trường có tác động thuận chiều đến hành vi có trách nhiệmvới môi trường của nhà quản lý, với hệ số đường dẫn là 0,799 - là biến có tác độngmạnh nhất đến hành vi. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự tương đồng với cácnghiên cứu của Chan & Hawkin (2010); Chan & cộng sự (2014); Ng & cộng sự(2018) trong nghiên cứu đối với hành vi của nhà quản lý cho rằng nhờ nhận thức vềmôi trường được nâng cao, họ đã áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày củamình. Và các nghiên cứu của: Sengupta & cộng sự (2010); Wang & cộng sự (2015);Lawton (2016); Du & cộng sự (2018); Mallorquí & cộng sự (2018); Trang & cộng sự (2018); Kim & Stepchenkova (2019); Fu & cộng sự (2018); Fu & cộng sự(2020); Yang & cộng sự (2020); Arshad & cộng sự (2021); Bouzari & cộng sự(2022) ở các lĩnh vực khác cũng chỉ ra kết quả tương tự.Kết quả nghiên cứu này lại một lần nữa khẳng định cho lý thuyết TPB về ảnhhưởng của nhận thức đến ý định và hành vi sinh thái (hay còn gọi là Hành vi cótrách nhiệm với môi trường), chứng minh rằng nếu mọi người có nhận thức tốt cácvấn đề về môi trường sẽ có các hành xử theo hướng có trách nhiệm hơn đối với môitrường. Do đó, những nhà quản lý cơ sở lưu trú có nhận thức cao về môi trường sẽcảm thấy tích cực khi cư xử thân thiện với môi trường (chẳng hạn như "ưu tiên lựachọn nhà cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường tại đơn vị" hay "ưu tiêngiảm các chất thải tại đơn vị",...), có xu hướng bảo vệ môi trường và tài nguyên tựnhiên bằng cách thực hiện các hành động đúng đắn được xã hội thừa nhận.
295 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN TRI NAM KHANG
MÃ SỐ NCS: P1316003
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH VI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 62340102
NĂM 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN TRI NAM KHANG
MÃ SỐ NCS: P1316003
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH VI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 62340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
PGS.TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY
NGƯỜI HƯỚNG DẪN PHỤ
TS. TRẦN THANH LIÊM
NĂM 2023
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận án này với tựa đề là “Ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến
hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trútrên địa bàn thành
phố Cần Thơ”, do nghiên cứu sinh Nguyễn Tri Nam Khang thực hiện theo sự
hướng dẫn của PGS.TS. Huỳnh Trường Huy và TS. Trần Thanh Liêm. Luận án
đã được Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ thông qua ngày: / /20.... Luận án
đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng đánh giá luận án xem lại.
Thư ký Uỷ viên
Uỷ viên Phản biện 3
Phản biện 2 Phản biện 1
Người hướng dẫn Chủ tịch hội đồng
i
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn quý thầy cô đã và đang xem luận án của em.
Được mọi người biết đến và công nhận nỗ lực mà mình đã bỏ ra trong thời gian
qua, bản thân em vô cùng tự hào và biết ơn.
Trong suốt thời gian học tập tại Trường kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, em
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô. Thầy, cô không chỉ truyền
thụ kiến thức từ sách vở chuyên ngành mà còn chia sẻ cả những kiến thức, kinh
nghiệm thực tế cuộc sống. Trong quá trình thực hiện luận án nghiên cứu, em đã
học tập và vận dụng được rất nhiều kiến thức bổ ích mình tích lũy được. Em
muốn gửi đến tất cả các thầy, cô lòng tri ân sâu sắc của em. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến giáo viên trực tiếp hướng dẫn chuyên đề của em -
Thầy Huỳnh Trường Huy và Thầy Trần Thanh Liêm. Thầy đã hướng dẫn em rất
nhiệt tình và chu đáo, Thầy còn chia sẻ kinh nghiệm để em có thể tiếp cận đề tài
tốt hơn, mọi thắc mắc đều được Thầy giải đáp rất tận tình và nhanh chóng.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt đến quý Thầy, Cô trường
Đại học Cần Thơ và các bạn, các anh (chị).
Cần Thơ, ngày tháng năm 2023
Người thực hiện
Nguyễn Tri Nam Khang
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Tri Nam Khang, là nghiên cứu sinh ngành Quản trị
Kinh doanh, khoá 2016. Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu
thực sự của bản thân được sự hướng dẫn của PGS.TS. Huỳnh Trường Huy và TS.
Trần Thanh Liêm.
Những thông tin được sử dụng tham khảo trong đề tài luận án được thu
thập từ các nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và
được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận án này là do chính tôi thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác đã được công bố trước đây.
Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan
này
Cần Thơ, ngày tháng năm 2023
Người hướng dẫn chính Người hướng dẫn phụ Tác giả thực hiện
PGS.TS. Huỳnh Trường Huy TS. Trần Thanh Liêm Nguyễn Tri Nam Khang
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của nhận thức về
môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên
địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã ước lượng ảnh hưởng của nhận thức,
hành vi đến thực hành có trách nhiệm với môi trường bằng mô hình cấu trúc
tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM). Nghiên cứu sử dụng dữ
liệu thu thập từ cuộc khảo sát trực tiếp đối với nhà quản lý của 134 cơ sở lưu trú
tại thành phố Cần Thơ, tập trung tại các quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thuỷ
và huyện Phong Điền; giai đoạn 3/2021 - 12/2021. Phương pháp nghiên cứu định
tính được sử dụng kết hợp trong thông qua hình thức phỏng vấn chuyên gia giai
đoạn 1 nhằm xây dựng thang đo thực hành có trách nhiệm với môi trường trong
lĩnh vực kinh doanh lưu trú; Và giai đoạn 2 để tiếp nhận những ý kiến góp phần
giải thích cho kết quả phân tích gắn với thực tiễn, đồng thời, đánh giá tính khả thi
đối với các hàm ý quản trị được đề xuất từ kết quả nghiên cứu (Phụ lục 2 - 8).
Nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường của
nhà quản lý đều được thực hiện ở mức khá tốt đến rất tốt. Có sự chênh lệch rất
lớn trong việc thực hành có trách nhiệm với môi trường theo quy mô cơ sở lưu
trú. Kết quả ước lượng mô hình PLS-SEM cho thấy nhận thức về môi trường,
tuổi của quản lý và số năm làm quản lý là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi có
trách nhiệm với môi trường; Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà
quản lý và quy mô của cơ sở lưu trú có ảnh hưởng đến thực hành có trách nhiệm
với môi trường của cơ sở lưu trú; Đồng thời, nghiên cứu chưa tìm thấy ảnh
hưởng trực tiếp của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với
môi trường của cơ sở lưu trú và hầu hết nằm ở mối liên hệ gián tiếp thông qua tác
động điều tiết của hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý. Kết
quả kiểm định cho thấy chỉ có đặc điểm về độ tuổi và số năm làm quản lý là có
sự khác biệt trong hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý, còn lại
các đặc điểm khác như: giới tính và trình độ học vấn chưa thể hiện được sự khác
biệt trong phân tích. Dựa trên kết quả phân tích, một số giải pháp được đề xuất
gồm: (i) Thay đổi nhận thức để thực hành có trách nhiệm với môi trường; (i) Xây
dựng văn hoá nơi làm việc trở nên thân thiện với môi trường nhằm hình thành
thói quen tốt (hành vi tốt); (iii) Cân nhắc bổ sung tiêu chí về hành vi sinh thái cá
nhân khi tuyển dụng; và (iv) Sự hướng dẫn trong thực hiện, kiểm tra và giám sát.
Từ khoá: Nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi
trường, cơ sở lưu trú, phương pháp PLS-SEM, các chứng nhận về môi trường
iv
ABSTRACT
The dissertation was conducted to analyze the influence of environmental
awareness on environmental responsible behavior at accommodations in Can Tho
city. PLS-SEM partial least square linear structure model was used to meet the
research objective. Data was collected by direct interview was conducted with
134 accommodation’s managers in four districts of Can Tho city, including Ninh
Kieu, Cai Rang, Binh Thuy and Phong Dien; period 3/2021 - 12/2021.
Qualitative method was used in combination in the form of expert interviews:
Stage 1 aimed to built a measurement scale of environmental responsible
practices in the accommodation sector; and stage 2 to receive comments to
contribute to explain the analysis results associated with practice, and at the same
time, evaluate the feasibility of the governance implications proposed from the
research results (Appendix 2 - 8).
Environmental awareness of managers and managers’ environmental
responsible behavior was assessed at a fairly good to very good point. There is a
large difference in the implementation process of environmental activities among
accommodations by firm size. Estimation results of the PLS-SEM model show
that environmental awareness, age of manager and years of in managing
experience are factors affecting environmental responsible behavior;
Environmental responsible behavior of manager and size of accomodation has an
impact on environmental responsible practices of accommodations; It is worth
noted that there has not found a direct link between environmental awareness and
environmental responsible practices of accommodations. While, the indirect
relationship through moderate effects of environmental responsible behavior of
managers was noted in the analysis. The test results show that managers’
environmental responsible behaviors are significantly different only in terms of
age and number of managerial experienced years; while significant differences in
managers’ environmental responsible behaviors between different groups of
gender and educational attainment were not found. Based on the results, the
thesis has proposed four managerial implications, including: (i) Enabling
manager’s awareness of environmeantal practice responsibly with the
environment; (ii) Building an environmental friendly workplace culture that
forms good habits (good behavior); (iii) Consider adding criteria on personal
ecological behavior when recruiting; and (iv) Issuing guidance in
implementation, testing and monitoring.
Keywords: Environmental awareness, environmental responsible
behavior, accommodation, PLS-SEM method, environmental certifications
v
MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ........................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT ............................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ x
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... xiii
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5
1.4.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 5
1.4.2 Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 6
1.4.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 8
1.4.4 Đối tượng cung cấp thông tin ................................................................ 8
1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .................................................................... 9
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 10
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 11
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 11
2.1.1 Nhận thức về môi trường ..................................................................... 14
2.1.2 Hành vi có trách nhiệm với môi trường ............................................... 16
2.1.3 Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú .......... 18
2.2 LÝ THUYẾT VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CÓ TRÁCH NHIỆM
VỚI MÔI TRƯỜNG ...................................................................................... 36
2.3 TỔNG QUAN CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ...................... 40
2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có
trách nhiệm với môi trường .......................................................................... 40
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có
trách nhiệm với môi trường trong ngành dịch vụ du lịch ............................. 45
2.3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có
trách nhiệm với môi trường trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú .......................... 47
2.4 KẾT LUẬN VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ..... 58
2.5 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 61
2.5.1 Ảnh hưởng của Nhận thức về môi trường đến Hành vi có trách nhiệm
với môi trường .............................................................................................. 61
2.5.2 Ảnh hưởng của hành vi có trách nhiệm với môi trường đến thực hành
có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ..................................... 62
vi
2.5.3 Ảnh hưởng của Nhận thức về môi trường đến thực hành có trách
nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú .................................................. 64
2.5.4 Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu xã hội học đến hành vi có trách
nhiệm với môi trường ................................................................................... 65
2.5.5 Ảnh hưởng của yếu tố quy mô cơ sở lưu trú đến việc thực hành xanh
của khách sạn ................................................................................................ 66
2.5.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 67
2.6 XÂY DỰNG THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ........... 68
2.6.1 Thang đo Nhận thức về môi trường ..................................................... 68
2.6.2 Thang đo Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý .... 70
2.6.3 Thang đo thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu
trú .................................................................................................................. 71
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 79
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 79
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 79
3.1.1 Các bước thực hiện nghiên cứu ........................................................... 79
3.1.2 Khung nghiên cứu ........................................................................ 81
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 82
3.2.1 Thu thập dữ liệu ................................................................................... 82
3.2.2 Phương pháp phân tích ........................................................................ 87
CHƯƠNG .................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 96
4.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO SƠ BỘ ............................................................ 96
4.1.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo của thang đo sơ bộ ..... 96
4.1.2 Kết quả phân tích nhân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo sơ bộ
...................................................................................................................... 98
4.2 THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................... 104
4.2.2 Tóm tắt đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhà quản lý .................. 108
4.3 NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH VI CÓ TRÁCH
NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG ..................................................................... 110
4.3.1 Đánh giá nhận thức về môi trường .................................................... 110
4.3.2 Đánh giá hành vi có trách nhiệm với môi trường .............................. 112
4.4 THỰC TRẠNG THỰC HÀNH CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI
TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI CẦN THƠ ....................... 113
4.4.1 Tình hình thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường tại các cơ sở lưu trú
.................................................................................................................... 113
4.4.2 Các yếu tố thúc đẩy cơ sở lưu trú áp dụng các chính sách thân thiện với
môi trường .................................................................................................. 116
4.4.3 Các khó khăn trong việc thực hiện các chính sách thân thiện với môi
trường của cơ sở lưu trú .............................................................................. 117
4.4.4 Các thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú ...... 119
4.6 ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH
VI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC HÀNH CÓ
TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ ........... 134
4.6.1 Đánh giá mô hình đo lường ............................................................... 135
4.6.2 Đánh giá mô hình cấu trúc và kết quả kiểm định các giả thuyết ....... 137
4.6.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................ 147
vii
4.7 MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................... 154
4.7.1 Thay đổi nhận thức để nâng cao thực hành có trách nhiệm với môi
trường .......................................................................................................... 155
4.7.2 Xây dựng văn hoá nơi làm việc trở nên thân thiện với môi trường hình
thành thói quen tốt (hành vi tốt) ................................................................. 158
4.7.3 Cân nhắc bổ sung tiêu chí về hành vi sinh thái cá nhân khi tuyển dụng
.................................................................................................................... 160
4.7.4 Sự hỗ trợ của chính phủ, hướng dẫn trong thực hiện, kiểm tra và giám
sát ................................................................................................................ 160
CHƯƠNG 5 ................................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 162
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 162
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 164
5.3.1 Cơ quan ban ngành tại địa phương .................................................... 164
5.3.2 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú ......................................... 165
5.3 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................................ 166
5.3.1. Đóng góp về mặt học thuật ............................................................... 166
5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................ 168
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
........................................................................................................................ 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 185
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 186
Phụ lục 1 Bảng tổng hợp các mô hình lý thuyết về hành vi ..................... 186
Phụ lục 2 Bảng tổng hợp căn cứ hình thành thang đo thực hành có trách
nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú dựa trên 7 tiêu chuẩn, chứng
nhận về môi trường đang được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú
tại Việt Nam .................................................................................................. 189
Phụ lục 3 Danh sách thông tin chuyên gia ................................................. 193
Phụ lục 4 Phiếu khảo sát chuyên gia (giai đoạn 1) .................................... 194
Phụ lục 5 Kết quả phỏng vấn chuyên gia xây dựng thang đo Thực hành có
trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ...................................... 199
Phụ lục 6 Phiếu khảo sát quản lý của cơ sở lưu trú .................................. 204
Phụ lục 7 Phiếu khảo sát chuyên gia (giai đoạn 2) .................................... 211
Phụ lục 8 Biên bản phỏng vấn chuyên gia (giai đoạn 2) ........................... 214
Danh sách thông tin chuyên gia .................................................................. 214
Phụ lục 9 Thống kê mô tả thông tin đáp viên và đặc điểm cơ sở lưu trú 251
Phụ lục 10 Thống kê việc áp dụng các chứng nhận, quy định về môi
trường ............................................................................................................ 258
Phụ lục 11 Thống kê lý do thúc đẩy thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về
môi trường ..................................................................................................... 261
Phụ lục 12 Thống kê rào cản thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về môi
trường ............................................................................................................ 262
Phụ lục 13 Căn cứ phân nhóm chỉ báo Thực hành có trách nhiệm với môi
trường theo thang Likert 5 mức độ ............................................................ 264
Phụ lục 14 Kiểm định độ tin cậy thang đo Nhận thức về môi trường và
Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý ......................... 265
viii
Phụ lục 15 EFA thang đo Nhận thức về môi trường và Hành vi có trách
nhiệm với môi trường của nhà quản lý ...................................................... 268
Phụ lục 16 Kiểm định sự khác biệt trong hành vi có trách nhiệm với môi
trường theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhà quản lý ........... 270
Phụ lục 17 Kiểm định sự khác biệt trong thực hành có trách nhiệm với
môi trường của cơ sở lưu trú theo quy mô ................................................. 271
Phụ lục 18 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất
từng phần PLS-SEM .................................................................................... 271
Phụ lục 19 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất
từng phần PLS-SEM (Biến "Thực hành" được chuyển theo thang Likert)
........................................................................................................................ 277
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1-1 Số lượng cơ sở và buồng phòng lưu trú tại ĐBSCL .............................. 6
Bảng 2-1: Tổng hợp các khái niệm Nhận thức về môi trường ............................. 14
Bảng 2-2: Cách tiếp cận và cách thể hiện Hành vi có trách nhiệm với môi trường
...................................................................................................................... 17
Bảng 2-3: Cách tiếp cận công cụ và cách tiếp cận nhận thức trong Thực hành có
trách nhiệm với môi trường .......................................................................... 27
Bảng 2-4 So sánh các quy định, tiêu chuẩn thực hành có trách nhiệm với môi
trường tại các cơ sở lưu trú Việt Nam và quốc tế ......................................... 30
Bảng 2-5: So sánh 4 chiến lược xanh ................................................................... 32
Bảng 2-6: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm đi trước theo vấn đề nghiên cứu
...................................................................................................................... 51
Bảng 2-7: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm đi trước theo lý thuyết nền và
phương pháp phân tích ................................................................................. 54
Bảng 2-8 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm đi trước theo biến kiểm soát .. 56
Bảng 2-9: Tổng hợp các tiêu chí (thang đo) đo lường khái niệm Nhận thức về
môi trường của nhà quản lý .......................................................................... 69
Bảng 2-10: Thang đo hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý .. 70
Bảng 2-11: Thang đo thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú
...................................................................................................................... 73
Bảng 2-12: Tổng hợp cách đo lường các biến trong mô hình .............................. 76
Bảng 3-1: Phương pháp R2 nhỏ nhất ................................................................... 85
Bảng 3-2: Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến .......................................................... 86
Bảng 4-1: Kiểm định độ tin cậy thang đo Nhận thức về môi trường và Hành vi có
trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý ................................................ 96
Bảng 4-2: Kết quả phân tích EFA cho Nhận thức về môi trường và Hành vi có
trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý ................................................ 98
Bảng 4-3: Bảng tóm tắt cho thang đo nghiên cứu chính thức ............................ 100
Bảng 4-4: Thống kê phân loại cơ sở lưu trú ...................................................... 104
Bảng 4-5: Thống kê địa điểm hoạt động của cơ sở lưu trú ................................ 105
Bảng 4-6: Đặc điểm của cơ sở lưu trú tại Cần Thơ ........................................... 105
Bảng 4-7: Thống kê công suất phòng (%) trung bình theo phân loại cơ sở lưu trú
.................................................................................................................... 107
Bảng 4-8: Đặc điểm nhân khẩu học của nhà quản lý ......................................... 108
Bảng 4-9: Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Nhận thức về môi trường
.................................................................................................................... 111
Bảng 4-10: Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Hành vi có trách nhiệm với
môi trường .................................................................................................. 112
Bảng 4-11: Thống kê việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường ..................... 113
Bảng 4-12: Thống kê việc áp dụng chứng nhận môi trường theo loại hình cơ sở
lưu trú .......................................................................................................... 115
Bảng 4-13: Thống kê chính sách môi trường riêng của cơ sở lưu trú ................ 115
Bảng 4-14: Thống kê các lý do thúc đẩy khách sạn áp dụng chính sách thân thiện
với môi trường ............................................................................................ 116
Bảng 4-15: Thống kê các khó khăn trong việc thực hiện các chính sách thân thiện
với môi trường của khách sạn ..................................................................... 117
x
Bảng 4-16: Thống kê mô tả về chỉ báo Thực hành có trách nhiệm với môi trường
tại các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ ................................................................... 119
Bảng 4-17: Thực hành có trách nhiệm với môi trường theo quy mô cơ sở lưu trú
.................................................................................................................... 120
Bảng 4-18: Hoạt động giảm tiêu thụ nước và tái chế nước thải ........................ 121
Bảng 4-19: Hoạt động giảm tiêu thụ năng lượng VAC (Ventilating, and Air-
conditioning) và giảm tiêu thụ năng lượng chiếu sáng ............................... 123
Bảng 4-20: Hoạt động sử dụng phương tiện giao thông hiệu quả về mặt năng
lượng ........................................................................................................... 124
Bảng 4-21: Hoạt động giảm lãng phí thực phẩm và giảm chất thải giấy và chất
thải khác ...................................................................................................... 125
Bảng 4-22: Hoạt động giảm việc sử dụng đồ dùng một lần .............................. 126
Bảng 4-23: Hoạt động giảm các chất độc hại cho môi trường ........................... 128
Bảng 4-24: Hoạt động tái chế rác thải của khách .............................................. 128
Bảng 4-25: Hoạt động áp dụng thiết kế và vật liệu xây dựng xanh ................... 128
Bảng 4-26: Hoạt động tăng thu mua các sản phẩm xanh ................................... 129
Bảng 4-27: Hoạt động tăng cường sử dụng thực phẩm địa phương .................. 130
Bảng 4-28: Hoạt động tăng tỷ lệ phủ xanh ........................................................ 130
Bảng 4-29: Hoạt động tham gia vào các chương trình bên ngoài khách sạn và các
hoạt động xúc tiến xanh nội bộ ................................................................... 131
Bảng 4-30: Hoạt động cung cấp thông tin môi trường cho khách ..................... 131
Bảng 4-31: Hoạt động cam kết quản lý môi trường bởi quản lý cao cấp; trau dồi
thái độ đúng đắn trong đội ngũ quản lý cao cấp; đào tại nhân viên và khuyến
khích sự tham gia của nhân viên ................................................................. 132
Bảng 4-32: Đặc điểm của các biến quan sát trong mô hình ............................... 134
Bảng 4-33: Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo ............................. 136
Bảng 4-34: Giá trị HTMT của các cặp khái niệm .............................................. 137
Bảng 4-35: Giá trị R2 của mô hình ..................................................................... 138
Bảng 4-36: Giá trị f2 của mô hình ...................................................................... 138
Bảng 4-37: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap (với N = 5000) .......... 141
Bảng 4-38: Kết quả phân tích tác động gián tiếp ............................................... 142
Bảng 4-39: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong hành vi có trách nhiệm với môi
trường theo đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhà quản lý ..................... 144
Bảng 4-40: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong hành vi có trách nhiệm với môi
trường theo quy mô của cơ sở lưu trú ......................................................... 146
Bảng 4-41: Bảng tổng hợp các kiểm định giả thuyết của mô hình lý thuyết ..... 147
Bảng 4-42: Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị .......................................................... 155
xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2-1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan vấn đề nghiên cứu ................ 13
Hình 2-2: Kim tự tháp TNXH của doanh nghiệp của Carroll (1991) .................. 20
Hình 2-3 Mô hình Ba vòng tròn đồng tâm (Elkington,1997) .............................. 23
Hình 2-4: 4 chiến lược tiếp thị xanh .................................................................... 31
Hình 2-7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 68
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu của luận án ........................................................ 82
Hình 4-1: Kết quả phân tích PLS-SEM ............................................................. 140
Hình 4-2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi được xử lý bằng phương pháp
PLS-SEM .................................................................................................... 148
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TPCT: Thành phố Cần Thơ
Tiếng Anh
AVE: Average Variance Extracted
CSR: Corporate social responsibility
CB-SEM: Covariances Based Structural Equation Modeling
CR: Composite Reliability
GDP: Gross Domestic Product
EMS: Environmental management system
ESRT: Environmentally Socially Responsible Tourism
HVAC: Heat, Ventilating, and Air-conditioning
PLS-SEM: Partial Least Squares Structural Equation Modeling
SEM: Structural Equation Modeling
TPB: Theory of planned behaviour
VIF: Variance Inflation Factor
xiii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch thường được đánh giá là ngành kinh tế đặc biệt, bởi vì nó không chỉ
mang lại lợi ích trực tiếp cho các chủ thể tham gia ngành, mà còn tạo động lực thúc
đẩy phát triển các lĩnh vực khác trong xã hội. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Du
lịch thế giới (UNWTO, 2023), Du lịch quốc tế đã phục hồi 63% so với mức trước
đại dịch COVID-19, khách du lịch quốc tế trong năm 2022 đạt 900 triệu lượt, tăng
gấp đôi so với năm 2021, tuy nhiên vẫn thấp hơn 37% so với mức của năm 2019.
Ngành du lịch được xếp hạng là một trong những ngành kinh tế năng
động nhất, chiếm hơn 7,6% tổng sản phẩm quốc nội và được Liên hợp quốc công
nhận là một trong 10 ngành kinh tế dẫn dắt cộng đồng đến nền kinh tế bền vững
nhất năm 2013 (World Travel & Tourism Council, 2023). Điều này đã làm cho
ngành du lịch trở thành nhân tố chủ chốt đối với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội ở
các quốc gia trên toàn cầu. Ngoài ra World Travel & Tourism Council cũng dự báo
ngành du lịch và lữ hành sẽ gia tăng đáng kể đóng góp GDP vào năm 2033 và đóng
góp 11,6% nền kinh tế toàn cầu (Linh, 2023). Tương tự với thế giới, tại Việt Nam,
du lịch được coi là một trong ba ngành kinh tế quan trọng nhất đóng góp vào GDP
của cả nước, được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ngày càng
tăng trưởng và đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước. Theo Báo Điện Tử VTV
(2023), ngành du lịch đóng góp đến 95,91% vào mức tăng trưởng nền kinh tế của
Việt Nam. Thêm vào đó, chỉ số năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam
trong những năm gần đây tăng vọt và nằm trong số ba quốc gia tăng cao nhất
trên toàn cầu (Cục Du Lịch Quốc Gia Việt Nam, 2022).
Gắn liền với du lịch, vấn đề ô nhiễm môi trường đang nhận được mối quan
tâm ngày càng tăng của khách du lịch, cụ thể là đối với việc lựa chọn lưu trú tại các
khách sạn chuyển đổi từ việc chú ý đến yếu tố hưởng thụ mà không quan tâm đến
các tác động về môi trường sang với việc họ sẽ chú ý nhiều hơn đến tác động của
môi trường (Oliveira & cộng sự, 2016). Do các khách sạn sử dụng một lượng lớn
năng lượng, tài nguyên nước và không khí, phát sinh nhiều chất thải ra ngoài môi
trường làm tác động xấu đến môi trường, có đến 75% ô nhiễm môi trường do các
hoạt động vận hành năng lượng, nhiên liệu gây tác động tiêu cực đến môi trường
(Bohdanowicz & Martinac, 2007). Và trung bình mỗi du khách lưu trú tại khách sạn
sẽ có khoảng 1,2 kg rác thải/ngày/đêm (Cục kiểm soát môi trường, 2023). Với nhận
thức ngày càng cao trước sự ô nhiễm về môi trường của các khách sạn nên ngày
càng có nhiều du khách có xu hướng tìm kiếm các khách sạn thân thiện với môi
1
trường hay khách sạn xanh. Theo nghiên cứu của Informal Markets (Việt Nam) và
Outbox Consulting, mô hình "khách sạn xanh" đã trở thành xu thế chủ đạo đối
với thị trường lưu trú và khách sạn trên toàn thế giới (Minh, 2020). Bên cạnh đó
nghiên cứu của Tổ Chức Trip Advisor năm 2019 cũng chỉ ra rằng 70% du khách họ
sẽ đặt phòng tại cơ sở lưu trú xanh và 34% du khách sẵn sàng chi trả thêm
để chọn những khách sạn thân thiện với môi trường (Tạp Chí Môi Trường, 2022).
Điều này cho thấy số lượng khách du lịch có quan tâm đối với việc bảo tồn thiên
nhiên và du lịch bền vững đã và đang tăng. Chính từ áp lực xã hội đó mà các doanh
nghiệp kinh doanh về lĩnh vực lưu trú sẽ phải chuyển đổi về hành vi để bắt kịp với
nhịp của xu hướng phát triển mới trong thị trường khách hàng.
Thành phố Cần Thơ một trung tâm kinh tế có doanh thu từ ngành lưu trú
đóng góp rất cao vào tỉ trọng tăng trưởng doanh thu ngành du lịch cho toàn thành
phố dựa trên chi tiêu của khách du lịch. Ngành dịch vụ lưu trú của thành phố Cần
Thơ dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp cho doanh thu ngành du lịch thành phố với tỷ
lệ trung bình là 41,82% (Tạp chí du lịch, 2018). Theo số liệu từ Tổng cục thống kê
(2022), tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của dịch vụ lưu trú tại Cần Thơ là
122,5% cao hơn cả thành phố Hồ Chí Minh với 100,2% và Hà Nội với 92,4%. Với
mục tiêu bảo vệ môi trường, đồng thời hội nhập với xu thế xanh, Cần Thơ là
điểm du lịch hấp dẫn với nhiều ưu thế, điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển và
tăng trưởng không ngừng nghỉ. Theo số liệu của Bộ văn hoá thể thao và du lịch
(2022), hiện nay thành phố Cần Thơ có khoảng 600 cơ sở lưu trú với hơn 11.000
phòng, trong đó khoảng 1/3 là khách sạn từ 1-5 sao, vậy nên có thể đáp ứng nhu cầu
đa dạng của các đối tượng du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, ngành du
lịch Cần Thơ đã hình thành những chiến lược với mục tiêu vừa hội nhập, vừa tạo
nét riêng biệt theo xu hướng xanh, hơn hết đã có nhiều khách sạn hướng tới tiêu
chuẩn xanh và xu hướng khách sạn xanh sẽ còn phát triển hơn trong tương lai (Báo
Cần Thơ Online, 2022).
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của nhận thức
về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường, phần lớn nghiên cứu hiện
tại chủ yếu đi sâu vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và
hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân; chủ yếu điều tra hành vi của
khách hàng, nhân viên hay cư dân như: Li (2018), Du & cộng sự (2018), Fu & cộng
sự (2020), Arshad (2021), Kim & Stepchenkova (2019), Yang & cộng sự (2020),
Bouzari (2022), Park & Levy (2014), Mallorquí & cộng sự (2018), Trang & cộng sự
(2019), Munawa (2022),... Số lượng nghiên cứu tập trung vào tác động của nhận
thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của các nhà quản lý
khách sạn còn hạn chế, trong đó phải nói đến các nghiên cứu đã có những đóng
2
góp rất đáng kể như Chan & cộng sự (2014), Wang & cộng sự (2015), Ng & cộng
sự (2018), Du & cộng sự (2018), Cao & Chen (2018) nhưng các nghiên cứu này lại
chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn của các quốc gia phát triển. Ngoài ra, cần
nhấn mạnh rằng nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh của Việt Nam còn hạn
chế. Việc nghiên cứu đối với đối tượng là các nhà quản lý cơ sở lưu trú tại Cần Thơ,
Việt Nam là cần thiết, trong bối một quốc gia đang phát triển, Cần Thơ là thành phố
có sự tăng trưởng vượt bậc về cả số lượng cơ sở lưu trú và tốc độ tăng trưởng doanh
thu lưu trú bình quân.
Bên cạnh đó khi chúng ta cần phân tích bức tranh tổng thể về các tác động
(total impacts) của nhận thức đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ
sở lưu trú thì chúng ta cần xem xét đến tác động trực tiếp (direct impact) và tác động
gián tiếp (indirect impact). Bởi vì nếu chỉ nghiên cứu tác động gián tiếp (indirect
impact) như trong nghiên cứu của Du & cộng sự (2018), Anastassova (2015), Ng &
cộng sự (2018), Cao & Chen (2018) thì các tác giả đi trước có khả năng đã vô tình
tăng mạnh tác động gián tiếp và giảm nhẹ đi tác động trực tiếp. Nghiên cứu duy
nhất tính đến thời điểm hiện nay, theo đánh giá của tác giả, có đánh giá tác
động toàn diện của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi
trường tại các cơ sở lưu trú được tiến hành tại Hong Kong (của Chan & cộng sự,
2014). Các hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú
ở Hong Kong và Cần Thơ sẽ có những khác biệt như: quy định và tiêu chuẩn áp
dụng đối với thực hành xanh tại các cơ sở lưu trú, sự cạnh tranh trong lĩnh vực lưu
trú, mức độ ô nhiễm bởi vì ở Cần Thơ chủ yếu là các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ
lẻ chưa có sự xuất hiện của các chuỗi lưu trú có uy tín được đầu tư bài bản theo tiêu
chuẩn quốc tế. Chính từ sự khác biệt này có thể sẽ dẫn đến các khác biệt trong kết
quả phân tích. Tuy nhiên trong trường hợp này, Chan & cộng sự (2014) đã nghiên
cứu về "ý định thực hành xanh của khách sạn", bởi vì khi nếu từ ý định được chuyển
đổi sang hành vi sẽ có một khoảng cách giữa xác suất có xảy ra hoặc không xảy ra.
Thêm vào đó, khi đánh giá về hành vi của cơ sở lưu trú các nghiên cứu trước
sử dụng phương pháp cho phép đáp viên tự đánh giá mức độ thực hiện cam kết của
đơn vị lưu trú với vấn đề được hỏi theo thang đo likert do đó kết quả thu được sẽ
phụ thuộc phần lớn vào đánh giá chủ quan của đáp viên. Trong khi việc tự đánh giá
đã được minh chứng rõ ràng là mọi người không đánh giá đúng năng lực hoặc hiệu
suất của bản thân họ. Nhìn chung, họ có khuynh hướng đánh giá quá cao khả
năng của cá nhân hoặc công ty mình do mọi người không thể đánh giá khả năng của
mình chính xác hơn vì họ có ít hoặc không có hiểu biết sâu sắc về các lỗi bỏ sót của
mình, mặc dù họ có thể nhận thức hoàn hảo về các giải pháp được tìm
thấy (Dunning & cộng sự, 2004, Mabe & West, 1982). Việc đánh giá khách quan
3
không dựa trên tự đánh giá sẽ làm giảm bớt các sai số và giúp đánh giá chính xác
hơn mức độ thực hiện các thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu
trú.
Từ những thông tin, bằng chứng nghiên cứu nêu trên, cho thấy rằng sự phát
triển của ngành du lịch nói chung và chiến lược phát triển du lịch của mỗi doanh
nghiệp lưu trú nói riêng không thể không đề cập đến yếu tố môi trường – một trong
những tài nguyên để phát triển du lịch – cho dù qui mô phát triển du lịch ở mức độ
nào; bởi vì, sự phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường không chỉ thể hiện
một phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở khía cạnh môi trường, mà còn nhu
cầu của du khách khi họ quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Vì vậy, luận án này
tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có
trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
giúp bổ sung cho các khoảng trống trong nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án: Phân tích ảnh hưởng của nhận thức về môi
trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú. Trên cơ sở
phân tích trên, những hàm ý quản trị nhằm thay đổi nhận thức và nâng cao hành vi
có trách nhiệm với môi trường trong hoạt động kinh doanh tại các cơ sở lưu trú sẽ
được đề xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm đạt được nội dung nghiên cứu của mục tiêu nghiên cứu chung nêu trên,
một vài mục tiêu nghiên cứu cụ thể được đặt ra như sau:
- Xây dựng các thang đo (yếu tố) nhận thức về môi trường, hành vi có trách
nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi
trường tại các cơ sở lưu trú;
- Đánh giá nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường
của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở
lưu trú tại thành phố Cần Thơ;
- Phân tích ảnh hưởng của sự nhận thức về môi trường đến hành vi có trách
nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi
trường tại các cơ sở lưu trú tại Cần Thơ;
- Đề xuất những hàm ý quản trị đối với các cơ sở lưu trú liên quan đến việc
thay đổi nhận thức và nâng cao thực hành có trách nhiệm với môi trường.
4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án cần giải quyết một số vấn đề
sau:
- Các thành phần nào đo lường thang đo cho các khái niệm Nhận thức về môi
trường, Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý và Thực hành có
trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú?
- Thực trạng về Nhận thức về môi trường, Hành vi có trách nhiệm với môi
trường của nhà quản lý và Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở
lưu trú thời gian qua như thế nào?
- Ảnh hưởng của sự nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với
môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú: trường hợp tại thành
phố Cần Thơ hiện nay ra sao?
- Cần làm gì để thay đổi nhận thức và nâng cao hành động có trách nhiệm với
môi trường của các cơ sở kinh doanh lưu trú tại Cần Thơ?
Các yếu tố và kỹ thuật phân tích được sử dụng để tính toán và ước lượng cho
các câu hỏi nghiên cứu nêu trên sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 3: Phương
pháp nghiên cứu
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, nội dung nghiên cứu của
luận án sẽ xoay quanh việc đánh giá ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến
hành vi có trách nhiệm với môi trường của của cá nhân nhà quản lý và thực hành có
trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú tại Cần Thơ. Luận án không bao
hàm các nội dung:
(i) Không đánh giá tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài, văn
hoá,... đến nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi
trường của cá nhân nhà quản lý và lý và thực hành có trách nhiệm với
môi trường tại các cơ sở lưu trú
(ii) Không đánh giá tác động của các yếu tố động lực thúc đẩy và các rào
cản đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú.
(iii) Không đánh giá tác động của yếu tố kỳ vọng về tính hiệu quả vào mô
hình nghiên cứu
5