Phát triển thể thao thành tích cao là một nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm
phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự hào dân tộc, góp phần
nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam. Thể thao thành tích cao có vị trí
quan trọng trong việc phát triển TDTT nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực
con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa
các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước.
Thực hiện đường lối, mục tiêu của Đảng về phát triển công tác TDTT trong
thời kỳ hội nhập, đổi mới, tiếp tục kế thừa Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01 tháng
12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát
triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 với quan điểm “Đầu tư cho thể dục, thể
thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân
sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo
vận động viên Thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã
hội để phát triển thể dục, thể thao ”. Để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách về
TDTT của Đảng, Quốc hội, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm như:
Luật Thể dục, thể thao năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2018;
Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao;
Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục,
thể thao;
303 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 11
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho vận động viên bóng đá nữ U17 quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
TRẦN HUY ĐỨC
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN
CHO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ NỮ U17 QUỐC GIA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
TRẦN HUY ĐỨC
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN
CHO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ NỮ U17 QUỐC GIA
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Nguyễn Xuân Sinh
2. PGS.TS Ngô Trang Hưng
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận
án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
Trần Huy Đức
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
MỤC LỤC ..........................................................................................................
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .............................
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN ................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 6
1.1. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước, Ngành TDTT về thể thao thành
tích cao ...................................................................................................... 6
1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Ngành TDTT về thể thao thành
tích cao ............................................................................................ 6
1.1.2. Vị trí, vai trò của môn bóng đá ....................................................... 9
1.2. Khái niệm và phân loại sức bền ........................................................... 12
1.2.1. Khái niệm sức bền......................................................................... 12
1.2.2. Phân loại sức bền ............................................................................ 13
1.2.3. Sức bền chuyên môn trong thi đấu bóng đá.................................. 15
1.2.4. Một số khái niệm có liên quan ...................................................... 19
1.3. Vai trò của sức bền chuyên môn trong bóng đá hiện đại .................. 20
1.4. Cơ sở về các hệ thống năng lượng liên quan đến diễn biến sinh lý của
VĐV trong thi đấu bóng đá .................................................................. 26
1.4.1. Diễn biến sinh lý của VĐV trong thi đấu bóng đá ....................... 26
1.4.2. Cơ sở sinh lý về các hệ thống năng lượng của cơ thể ................... 28
1.5. Các nội dung và phương pháp huấn luyện tố chất sức bền .............. 30
1.5.1. Sức bền ưa khí và yếm khí ............................................................ 30
1.5.2. Sức mạnh tốc độ ............................................................................ 36
1.5.3. Sức bền tốc độ ............................................................................... 38
1.6. Chương trình huấn luyện cho nữ vận động viên bóng đá U17 ......... 40
1.6.1. Yêu cầu và nhiệm vụ ..................................................................... 40
1.6.2. Nội dung huấn luyện cho nữ vận động viên bóng đá U17 ........... 41
1.6.3. Nội dung huấn luyện thể lực ......................................................... 42
1.7. Đặc điểm tâm sinh lý của VĐV bóng đá nữ U17 ................................ 44
1.8. Tình hình nghiên cứu ............................................................................. 47
1.8.1. Ở nước ngoài ................................................................................. 47
1.8.2. Ở trong nước ................................................................................. 49
1.9. Tiểu kết ................................................................................................... 60
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................. 62
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 62
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 62
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 62
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 62
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................. 62
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ................................................. 63
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm .................................................... 63
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh ........................................................ 64
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm .................................................... 70
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................. 81
2.2.7. Phương pháp toán thống kê .......................................................... 81
2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 82
2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 82
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 83
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 84
3.1. Nghiên cứu đặc điểm phát triển sức bền chuyên môn của nữ cầu thủ
U17 quốc gia ........................................................................................... 84
3.1.1. Xác định đặc điểm phát triển sức bền chuyên môn của nữ cầu thủ
U17 quốc gia ................................................................................. 84
3.1.2. Lựa chọn test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn
của nữ cầu thủ U17 quốc gia......................................................... 89
3.1.3. Thực trạng sức bền chuyên môn của nữ cầu thủ U17 quốc gia .... 97
3.1.4. Bàn luận ...................................................................................... 109
3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nữ
cầu thủ U17 quốc gia ........................................................................... 113
3.2.1. Tổ chức lựa chọn bài tập ............................................................. 113
3.2.2. Kết quả lựa chọn bài tập ............................................................. 116
3.2.3. Bàn luận ...................................................................................... 141
3.3. Nghiên cứu xác định hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong thực tiễn
huấn luyện vận động viên Bóng đá nữ U17 quốc gia ....................... 128
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm .................................................... 128
3.3.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................... 127
3.3.3. Bàn luận ...................................................................................... 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 145
A. Kết luận ................................................................................................... 145
B. Kiến nghị ................................................................................................. 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................
PHỤ LỤC ....................................................................................................
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CB Chuẩn bị
CLB Câu lạc bộ
CM Chuyên môn
HLV Huấn luyện viên
HV Hậu vệ
LVĐ Lượng vận động
KSVN Khoáng sản Việt Nam
SBC Sức bền chung
SBCM Sức bền chuyên môn
SMTĐ Sức mạnh tốc độ
TDTT Thể dục thể thao
TĐ Thi đấu
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tham số
TV Tiền vệ
VĐV Vận động viên
XPC Xuất phát cao
XPT Xuất phát thấp
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
TT NỘI DUNG BẢNG TRANG
Bảng 2.1 Dữ liệu quy chuẩn VO2max cho Nữ (Theo Heywood,
1998)
63
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá cho nữ VĐV 17 tuổi 71
Bảng 2.3 Bảng xếp loại Illinois Agility Test 75
Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn các đặc điểm ưu tiên phát triển
sức bền chuyên môn trong mô hình VĐV bóng đá
U17 (n = 26)
84
Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn các đặc điểm ưu tiên phát triển
sức bền chuyên môn trong mô hình VĐV bóng đá
U17 (n = 26)
87
Bảng 3.3 Kết quả phỏng vấn các chỉ số, test đặc trưng phù hợp
đặc điểm phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV
bóng đá U17 (n = 26)
90
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định Wilconxon theo cặp giữa 2 lần
phỏng vấn
91
Bảng 3.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các test đánh giá
sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá U17 quốc
gia (n = 21)
92
Bảng 3.6 Mối tương quan giữa các test đánh giá sức bền
chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá U17 quốc gia (n
= 21)
93
Bảng 3.7 Phân tích phương sai ANOVA về sự khác biệt thành
tích kiểm tra giữa các vị trí thi đấu cho nữ VĐV bóng
đá U17 quốc gia (n = 21) 95
Bảng 3.8 Tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ
VĐV bóng đá U17 quốc gi
Bảng 3.9 Thành tích kiểm tra giữa các vị trí thi đấu cho nữ
VĐV bóng đá U17 quốc gia (n = 21)
96
Bảng 3.10 Phân tích phương sai ANOVA về sự khác biệt thành
tích kiểm tra giữa các vị trí thi đấu cho nữ VĐV bóng
đá U17 quốc gia (n = 21)
Bảng 3.11 Thực trạng sức bền chuyên môn nữ VĐV bóng đá
U17 quốc gia theo tiêu chuẩn đã xây dựng
97
Bảng 3.12 Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá tại một số câu lạc
bộ, trung tâm ở Việt Nam
99
Bảng 3.13 Thực trạng phân chia thời gian trong các giai đoạn
huấn luyện
106
Bảng 3.14 Thực trạng phân chia nội dung trong các giai đoạn
huấn luyện
108
Bảng 3.15 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập lần 1 (n = 35) 115
Bảng 3.16 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập lần 2 (n = 35) 116
Bảng 3.17 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập lần 2 theo nhóm
(n = 35)
117
Bảng 3.18 Phân tích phương sai ANOVA kết quả phỏng vấn lựa
chọn bài tập lần 2 (n = 35)
118
Bảng 3.19 Mục đích bài tập và tỷ lệ ứng dụng trong thực tiễn
huấn luyện
125
Bảng 3.20 Phân bổ bài tập qua các thời kỳ cho nữ VĐV bóng đá
U17
Sau 129
Bảng 3.21. Giá trị trung bình của Cooper Test (m) theo vị trí chơi
(n=7) 128
Bảng 3.22 Giá trị trung bình của 5x30m Repeated Sprint Test
(s) theo vị trí chơi (n=7)
Bảng 3.23 Giá trị trung bình của Countermovement Jump test
(cm) theo vị trí chơi (n=7)
129
Bảng 3.24 Giá trị trung bình của Illinois Agility Test (s) theo vị
trí chơi (n=7)
130
Bảng 3.25 Giá trị trung bình của The Yo-Yo Intermittent
Endurance Test Level 2 (m) theo vị trí chơi (n=7)
Bảng 3.26 Giá trị trung bình chỉ số VO2 max theo vị trí thi đấu 133
Bảng 3.27 Kiểm định sự khác biệt của chỉ số VO2 max theo vị trí
thi đấu
Bảng 3.28 Kết quả xếp loại chỉ số VO2 max theo vị trí thi đấu 135
Bảng 3.29 So sánh giá trị VO2 max giữa thử nghiệm trong phòng
thí nghiệm và test đánh giá tại hiện trường (n = 9)
137
Bảng 3.30 So sánh hiệu quả bài tập ứng dụng thông qua kết quả
xếp loại giữa VĐV U17 năm 2018 và đối tượng thực
nghiệm
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Kết phỏng vấn các đặc điểm ưu tiên phát triển sức
bền chuyên môn trong mô hình VĐV bóng đá U17
85
Biểu đồ 3.2 Kết phỏng vấn các đặc điểm ưu tiên phát triển sức
bền chuyên môn trong mô hình VĐV bóng đá U17
87
Biểu đồ 3.2 Mối tương quan giữa các test đánh giá sức bền
chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá U17 quốc gia
949
Biểu đồ 3.3 Cấu trúc đối tượng phỏng vấn lựa chọn bài tập 114
Biểu đồ 3.4 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập lần 1 115
Biểu đồ 3.5 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập lần 2 117
Biểu đồ 3.6 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập lần 2 theo nhóm 118
Biểu đồ 3.7 Ý nghĩa của sự khác biệt ở chỉ số VO2 max theo vị trí
thi đấu
134
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ xếp loại chỉ số VO2 max theo vị trí thi đấu 135
Biểu đồ 3.9 Mối tương quan về chỉ số f giữa các test đánh giá
137
Biểu đồ 3.10 Mối tương quan về chỉ số VO2 max giữa các test đánh
giá
138
Biểu đồ 3.11 Mối tương quan về chỉ số VE giữa các test đánh giá
HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ thực hiện test rê bóng 68
Hình 2.2 Sơ đồ thực hiện test thi đấu nhóm nhỏ 69
Hình 2.3 Sơ đồ thực hiện test Illinois Agility 74
Hình 2.4 Sơ đồ hướng dẫn thực hiện test YoYoIE2 76
1
PHẦN MỞ ĐẦU
“Tương lai của bóng đá là nữ giới”, là tuyên bố nổi tiếng của Joseph S. Blatter
(Chủ tịch FIFA), phản ánh sự phổ biến ngày càng tăng của trò chơi nữ trên toàn
thế giới và nêu bật mục tiêu rõ ràng của FIFA là tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng của
nó [63]. Hiện tại, khoảng 29 triệu phụ nữ chơi bóng đá, tương ứng với gần 10%
tổng số cầu thủ bóng đá nam và nữ trên toàn thế giới [61, 62].
Trong những năm gần đây, ngành Thể dục Thể thao phối hợp cùng các Liên
đoàn thể thao đã đẩy mạnh công tác đào tạo VĐV thể thao đỉnh cao và thu được
kết quả khả quan. Ngành Thể dục Thể thao căn cứ vào thực tiễn đã xác định các
môn thể thao trọng điểm cần đầu tư đặc biệt, trong đó có môn Bóng đá.
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu phát
triển thể thao tình tích cao như sau: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn,
đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất
quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên
tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân;
nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích
thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ
đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực
hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước”.
Trong Chiến lược phát triển Bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 đã được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 419/QĐ-
TTg ngày 8 tháng 03 năm 2013, xác định quan điểm: “Phát triển bóng đá theo
hướng toàn diện và bền vững; chú trọng tới bóng đá phong trào, công tác tuyển
chọn và đào tạo tài năng bóng đá”. Mục tiêu của Chiến lược là: “Đổi mới và
hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng bóng đá; gắn kết đào tạo các
tuyến, các lớp vận động viên kế cận nhằm tạo nguồn cho các câu lạc bộ bóng đá
2
chuyên nghiệp và các đội tuyển bóng đá quốc gia”. Như vậy, Chiến lược đã xác
định đào tạo bóng đá toàn diện trong đó có bóng đá trẻ.
Để thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Chỉ thị số
97/CT-BVHTTDL ngày 13 tháng 5 năm 2013 yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong
toàn ngành thực hiện nghiêm túc, khẩn trương và có hiệu quả 6 nhiệm vụ, trong
đó có nhiệm vụ: “Các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an và các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban Olympic Việt Nam và
các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng các chương trình, đề án, dự án
trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung sau đây:
a) Phát triển bóng đá phong trào: Xây dựng, triển khai dự án phát triển bóng
đá học đường, bóng đá Futsal, bóng đá bãi biển, bóng đá đường phố, bóng đá cơ
sở ở phường, xã, làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang,
tổ chức đoàn thể;
b) Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên bóng đá,
hình thành hệ thống tổ chức, đào tạo vận động viên bóng đá tại các câu lạc bộ
bóng đá chuyên nghiệp;
c) Nâng cao chất lượng và thành tích của các đội tuyển bóng đá quốc gia;
d) Phát triển bóng đá chuyên nghiệp; hoàn thiện và nâng cao chất lượng các
giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp;
đ) Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động bóng đá;
e) Phát triển nguồn nhân lực quản lý, điều hành bóng đá;
g) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong quản lý,
huấn luyện bóng đá;
h) Đổi mới cơ chế và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý hoạt động bóng đá;
i) Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về bóng đá”.
3
Bóng đá là một môn thể thao ngoài việc nâng cao sức khỏe thể chất và văn
hóa tinh thần cho nhân dân, bóng đá còn là phương tiện hữu hiệu góp phần củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân. Thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần
nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai
trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã
hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất.
Trong những năm qua, các đội tuyển Bóng đá quốc gia luôn được Tổng cục
Thể dục thể thao và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm, ưu tiên bố
trí kinh phí cho việc tập luyện, thuê chuyên gia giỏi, tạo điều kiện tập huấn nước
ngoài và tham gia thi đấu tại các giải quốc tế để cọ xát, nâng cao trình độ. Với sự
đầu tư đó, các đội tuyển bóng đá nữ đã đạt được những thành tích tốt, từ năm 2000
đến nay, đội tuyển bóng đá nữ liên tục tham gia đầy đủ các giải trong khu vực
Đông Nam Á và Châu Á. Tuy ở cấp độ châu Á, thành tích của bóng đá nữ còn
khiêm tốn so với các quốc gia châu Á, song, ở cấp độ khu vực, đội tuyển bóng đá
nữ Việt Nam là đội bóng có thành tích ổn định nhất, liên tục vô địch các kỳ SEA
Games từ năm 2001 đến nay (năm 2007 đạt huy chương Bạc). Năm 2015 đội
tuyển quốc gia nữ xuất sắc lọt vào vòng đấu loại cuối cùng của Olympic 2016 và
U14 nữ giành chức vô địch tại giải U14 nữ châu Á – khu vực Đông nam Á.
Qua đó thấy được, Bóng đá nữ nói riêng có những bước chuyển mình mạnh
mẽ trong công tác đào tạo bóng đá trẻ, Bóng đá trẻ cũng đã bước đầu khẳng định
thành tích xuất sắc ở cả cấp độ khu vực và châu lục. Các đội tuyển trẻ được xây
dựng trên cơ sở bộ khung của các lớp đào tạo U14, U15, U17 và sau này là các
lớp cầu thủ trẻ của Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ của Liên đoàn Bóng đá Việt
Nam, kết hợp với việc tuyển chọn các vận động viên khác ở các trung tâm đào tạo
bóng đá trẻ của các câu lạc bộ trên toàn quốc và qua các giải trẻ quốc gia, vì vậy,
đã quy tụ được những nhân tài bóng đá trong cả nước.
Hiện nay, công tác đào tạo vận động viên bóng đá nữ trẻ của Việt Nam được
đặc biệt coi trọng, hiện nay tại Trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ tổ chức tập
4
trung 03 lứa tuổi U14, U15 và U17 tập luyện thường xuyên nhằm cung cấp nguồn
cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến và chuyên nghiệp hóa
của bóng đá nữ ở Việt Nam và trên khắp thế giới, vẫn còn hạn chế về nghiên cứu
khoa học dành riêng cho các cầu thủ nữ so với nam VĐV bóng đá, đặc biệt là về
các đặc điểm thể chất, sinh lý của cầu thủ và nhu cầu thể lực cần đáp ứng với thực
tế thi đấu [66, 71].
Thực tế huấn luyện và thi đấu môn Bóng đá nữ Việt Nam cho thấy, các nữ
cầu thủ của chúng ta có ưu thế về kỹ thuật nhưng hình thể và thể lực, đặc biệt là
sức bền chuyên môn lại chưa theo kịp trình độ kỹ, chiến thuật cũng như còn hạn
chế so với các quốc gia có nền Bóng đá nữ phát triển trong khu vực như Thái Lan,
Myanma, Indonexia
Việc xây dựng một nền bóng đá phát triển cần có nền tảng bóng đá trẻ vững
chắc. Muốn vậy cần phải khắc phục những điểm yếu của cầu thủ trong quá trình
huấn luyện, đặc biệt là vấn