Cầu lông là môn thể thao được biết đến xuất hiện đầu tiên ở Châu Á, bắt
nguồn từ trò chơi dân gian ở Ấn Độ. Môn thể thao này phát triển rộng rãi như
ngày nay, thế giới vẫn ghi nhận là do công lao của người Anh [22], [64]. Họ
đã đưa môn thể thao này phát triển bằng cách phổ biến rộng rãi và xây dựng
hệ thống luật thi đấu chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công bằng cho người chơi.
Ngày nay, cầu lông ngày một phát triển rộng rãi và đã được đưa vào chương
trình thi đấu tại các kỳ Đại hội Thể thao Olympic, ASIAD và các kỳ SEA
Games. Môn thể thao này đòi hỏi các thuộc tính thể chất và sinh lý cụ thể -
chẳng hạn như tốc độ và sự nhanh nhẹn trên sân, cùng với một nền tảng tốt về
sức bền. Để đào tạo VĐV cầu lông cấp cao, ngoài kỹ năng thì các thông số
sinh lý như sức mạnh, tốc độ, sự nhanh nhẹn, sức bền. và các thông số tâm
lý của sự dẻo dai và cống hiến cũng là các yếu tố vô cùng quan trọng.
Trong những năm gần đây, cầu lông ở Việt Nam là một trong những
môn thể thao phát triển rộng rãi trong quần chúng, có vị trí quan trọng trong
việc nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho mọi người tập luyện và thi
đấu. Bên cạnh đó cũng đã nhiều VĐV có thành tích thi đấu tốt ở các giải khu
vực, quốc tế, có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của liên đoàn Cầu lông thế
giới như: VĐV Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh, Lê
Đức Phát, Phạm Cao Cường.
193 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên cầu lông đội tuyển quốc gia lứa tuổi 13-15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
BÙI KIM HÀ
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
LỨA TUỔI 13-15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
BÙI KIM HÀ
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
LỨA TUỔI 13-15
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trần Hiếu
2. TS Lý Đức Trường
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
Bùi Kim Hà
MỤC LỤC
Trang bìa .............................................................................................................
Trang phụ bìa .....................................................................................................
Lời cam đoan ......................................................................................................
Mục lục ................................................................................................................
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án .........................................................
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình trong luận án ........................
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 7
1.1. Cơ sở lý luận về quá trình huấn luyện VĐV cầu lông .......................... 7
1.1.1. Cơ sở về phát triển vận động viên trong dài hạn ..................................... 7
1.1.2. Phân chia giai đoạn huấn luyện ............................................................. 12
1.1.3. Quá trình huấn luyện nhiều năm cho VĐV cầu lông ............................. 16
1.2. Phương pháp huấn luyện tố chất thể lực môn cầu lông ..................... 21
1.2.1. Khái niệm về sức mạnh tốc độ ............................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm lượng vận động trong huấn luyện sức mạnh tố độ cho VĐV
Cầu lông ........................................................................................................... 23
1.2.3. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ ............................................ 25
1.3. Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Cầu lông ..................... 29
1.3.1. Cơ sở lý luận chung ............................................................................... 29
1.3.2. Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Cầu lông ........................ 32
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 13-15 ..................................................... 34
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 38
1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 38
1.5.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................. 45
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................... 53
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 53
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 53
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 53
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .......................................... 53
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm .......................................................... 54
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ............................................................. 55
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ............................................................. 56
2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý ................................................................. 62
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................... 63
2.2.7. Phương pháp toán thống kê.................................................................... 63
2.3. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 66
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 66
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 66
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................ 67
3.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 ....................................... 67
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 ...................... 67
3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.................................................................... 77
3.1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới huấn luyện tố chất sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 ...................... 81
3.1.4. Bàn luận ................................................................................................. 85
3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .............................. 88
3.2.1. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .......................................... 88
3.2.2. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc
gia lứa tuổi 13-15 ............................................................................................. 94
3.2.3. Bàn luận ................................................................................................. 96
3.3. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .................................. 98
3.3.1. Lựa chọn bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .................................................... 98
3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .................................................. 107
3.3.3. Bàn luận ............................................................................................... 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 131
A. Kết luận ..................................................................................................... 131
B. Kiến nghị ................................................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................
PHỤ LỤC .............................................................................................................
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CBC Chuẩn bị chung
CBCM Chuẩn bị chuyên môn
CT Chiến thuật
CTI Chuyển tiếp
HLV Huấn luyện viên
HLTT Huấn luyện thể thao
KT Kỹ thuật
SMTĐ Sức mạnh tốc độ
TDTT Thể dục thể thao
TL Thể lực
TN Thực nghiệm
TP Thành phố
TT Thứ tự
VĐV Vận động viên
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
TT Nội dung Trang
BẢNG
3.1. Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá sức mạnh tốc độ
cho đối tượng nghiên cứu trước khi đem phỏng vấn chính thức
(n = 10)
71
3.2. Kết quả lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 (n = 24)
73
3.3. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 (n = 15)
75
3.4. Mối tương quan thứ bậc giữa các test đánh giá sức mạnh tốc độ
với thành tích thi đấu của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc
gia
76
3.5. Kết quả kiểm tra và xác định độ tin cậy các test đánh giá sức
mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia
Sau
tr.80
3.6. So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14 (n = 15)
Sau
tr.80
3.7. Đánh giá phân bố chuẩn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia
Sau
tr.80
3.8. Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14
Sau
tr.80
3.9. Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15
Sau
tr.80
3.10. Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14
Sau
tr.80
3.11. Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15
Sau
tr.80
3.12. Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
81
3.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới huấn luyện sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
(n = 10)
85
3.14. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
VĐV Cầu lông lứa tuổi 13-15 tại một số Trung tâm Huấn luyện
90
3.15. Thực trạng sử dụng các loại bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
92
3.16. Thực trạng kết quả xếp loại sức mạnh tốc độ của nam VĐV 95
TT Nội dung Trang
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
3.17. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 (n = 24)
Sau
tr.104
3.18. Nội dung huấn luyện sức mạnh trong giai đoạn chuẩn bị cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
109
3.19. Nội dung huấn luyện sức mạnh trong giai đoạn chuẩn bị cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
109
3.20. Tỷ lệ huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu
lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 theo chu kỳ năm huấn
luyện
111
3.21. Nội dung huấn luyện sức bền ưa khí (Tối thiểu 12 tuần) cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
112
3.22. Nội dung huấn luyện sức mạnh cho nam VĐV Cầu lông đội
tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
114
3.23. Tiến trình ứng dụng bài tập theo giai đoạn trong huấn luyện sức
mạnh tốc độ nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi
13-15
118
3.24. Tiến trình ứng dụng bài tập theo tuần trong huấn luyện sức
mạnh tốc độ nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi
13-
118
3.25. Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá sức mạnh tốc độ
của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14 qua
các giai đoạn thực nghiệm (n = 10)
Sau
tr.119
3.26. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14 qua các
giai thực nghiệm (n = 10)
Sau
tr.119
3.27. Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá sức mạnh tốc độ
của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15 qua các
giai đoạn thực nghiệm (n = 5)
Sau
tr.119
3.28. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15 qua các giai
thực nghiệm (n = 5)
Sau
tr.119
3.29. Kết quả so sánh tự đối chiếu test đánh giá phản xạ phức của
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15 qua các giai
đoạn thực nghiệm (n = 5)
121
3.30. Kết quả chỉ số VO2max qua các giai đoạn thực nghiệm (n =
15)
122
TT Nội dung Trang
3.31. So sánh sự khác biệt của chỉ số VO2max giữa các giai đoạn
thực nghiệm (n = 15)
127
3.32. Kết quả xếp loại chỉ số VO2max theo các giai đoạn thực
nghiệm (n = 15)
128
3.33. So sánh theo tiêu chuẩn xếp loại tổng hợp đánh giá sức mạnh
tốc độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-
15
129
BIỂU ĐỒ
3.1. Đối tượng phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-1
71
3.2. Tỷ lệ sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV
Cầu lông lứa tuổi 13-15
90
3.3. Tỷ lệ sử dụng các loại bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
VĐV Cầu lông lứa tuổi 13-15
89
3.4. Tỷ lệ xếp loại sức mạnh tốc độ của nam VĐV Cầu lông đội
tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
95
3.5. Diễn biến thành tích các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
120
3.6. Phân bố chỉ số VO2max qua các giai đoạn thực nghiệm 127
3.7. Tỷ lệ xếp loại chỉ số VO2max qua các giai đoạn thực nghiệm 129
HÌNH
2.1 Vị trí di chuyển tốc độ kết hợp đánh cầu 59
2.2 Vị trí di chuyển tốc độ tăng dần 60
1
MỞ ĐẦU
Cầu lông là môn thể thao được biết đến xuất hiện đầu tiên ở Châu Á, bắt
nguồn từ trò chơi dân gian ở Ấn Độ. Môn thể thao này phát triển rộng rãi như
ngày nay, thế giới vẫn ghi nhận là do công lao của người Anh [22], [64]. Họ
đã đưa môn thể thao này phát triển bằng cách phổ biến rộng rãi và xây dựng
hệ thống luật thi đấu chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công bằng cho người chơi.
Ngày nay, cầu lông ngày một phát triển rộng rãi và đã được đưa vào chương
trình thi đấu tại các kỳ Đại hội Thể thao Olympic, ASIAD và các kỳ SEA
Games. Môn thể thao này đòi hỏi các thuộc tính thể chất và sinh lý cụ thể -
chẳng hạn như tốc độ và sự nhanh nhẹn trên sân, cùng với một nền tảng tốt về
sức bền. Để đào tạo VĐV cầu lông cấp cao, ngoài kỹ năng thì các thông số
sinh lý như sức mạnh, tốc độ, sự nhanh nhẹn, sức bền... và các thông số tâm
lý của sự dẻo dai và cống hiến cũng là các yếu tố vô cùng quan trọng.
Trong những năm gần đây, cầu lông ở Việt Nam là một trong những
môn thể thao phát triển rộng rãi trong quần chúng, có vị trí quan trọng trong
việc nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho mọi người tập luyện và thi
đấu. Bên cạnh đó cũng đã nhiều VĐV có thành tích thi đấu tốt ở các giải khu
vực, quốc tế, có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của liên đoàn Cầu lông thế
giới như: VĐV Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh, Lê
Đức Phát, Phạm Cao Cường...
Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi tính kỹ xảo và chuẩn xác cao về kỹ
thuật, mật độ động tác dày, cường độ lớn, nhưng thời gian làm việc liên tục
lại ngắn, xen kẽ có những đoạn nghỉ nhất định [43], [44]. Vì vậy, với cường
độ vận động lớn và cùng với thời gian thi đấu kéo dài tới hàng chục ngày nên
dễ tạo ra sự mệt mỏi thần kinh, cộng với việc tập luyện và thi đấu trong điều
kiện không gió, dưới ánh đèn, ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên VĐV
cầu lông rất cần được huấn luyện thể lực toàn diện. Trong thể thao nói chung
và cầu lông nói riêng, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh
kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện
2
với phát triển tố chất thể lực. Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu
kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý... thì không thể chiến thắng được đối
phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố
tâm lý... tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối
phương. Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các
điều kiện khác như nhau, song VĐV nào có sức mạnh tốc độ và thể lực tốt
hơn thì VĐV đó sẽ chiến thắng ở các hiệp đấu sau, cho nên có thể khẳng định
rằng, sức mạnh tốc độ là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật.
Phát triển tố chất sức mạnh tốc độ là cơ sở nền tảng để tiếp thu và nắm
vững kỹ thuật cầu lông, để vận dụng chiến thuật cầu lông một cách linh hoạt
và sáng tạo trong thi đấu. Nói cách khác, việc tiếp thu và vận dụng có hiệu
quả kỹ, chiến thuật cầu lông chỉ có thể thực hiện trên nền tảng sức mạnh tốc
độ vững chắc. Huấn luyện sức mạnh tốc độ còn đảm bảo phát triển mối quan
hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực các tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng
cao năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất,
nhân cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV. Điều này được thể hiện ở
những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua
được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện
bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu.
Sức mạnh tốc độ của VĐV đóng vai trò quan trọng trong nâng cao
thành tích. Cùng với xu hướng phát triển của cầu lông hiện đại với lối đánh
biến hoá, thực dụng, hiệu quả, đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với
lượng vận động lớn và năng lực phối hợp vận động cao trong thời gian dài.
Do đó, việc huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng và là khâu không thể thiếu trong quy trình đào tạo VĐV cầu lông. [4],
[20], [23], [24]
Theo các tài liệu chuyên môn trong cầu lông cho thấy, đào tạo một
VĐV cầu lông tham gia thi đấu ở đỉnh cao cần ít nhất từ 8 - 9 năm liên tục.
Điều đó nói lên rằng, ngay từ khi tuyển chọn, ngoài huấn luyện toàn diện các
3
mặt nói chung thì huấn luyện sức mạnh tốc độ có vị trí và tầm quan trọng đặc
biệt, là cơ sở chính để từng bước thực hiện kỹ, chiến thuật.
Một điều cần ghi nhận rằng, trong những năm gần đây cùng với mật độ
dày các trận thi đấu cầu lông thì rõ ràng việc huấn luyện sức mạnh tốc độ là
cơ sở để xác định được cách đánh giá khả năng phát triển của VĐV ngay từ
khi mới tham gia tập luyện và cả trong quá trình đào tạo VĐV lâu dài.
Qua khảo sát công tác huấn luyện thể lực cho VĐV ở các trung tâm,
các địa phương cho thấy, mỗi đội đều có các kế hoạch, phương pháp, hệ
thống bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV khác nhau. Tuỳ theo
quan điểm của từng ban huấn luyện, nhìn chung những vấn đề trên vẫn chưa
có sự thống nhất và ít chú trọng đến hiệu quả huấn luyện. Do đó, việc nghiên
cứu sự phát triển các tố chất thể lực của VĐV cầu lông ở Việt Nam hiện nay
là rất quan trọng đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Từ đó việc nâng cao trình độ
sức mạnh tốc độ cho VĐV sẽ có hiệu quả hơn.
Trong luật thi đấu cầu lông của Tổng cục TDTT và Liên đoàn cầu lông
thế giới thì lứa tuổi 13-15 là một trong các lứa tuổi thi đấu chính thức. VĐV
cầu lông có trình độ cũng đã được đào tạo, tập huấn theo nhiều tuyến từ tỉnh,
thành đến quốc gia. Mặc dù trình độ của VĐV cầu lông Việt Nam nói chung
và lứa tuổi 13-15 nói riêng đã có sự phát triển, nhưng qua các giải trong nước
và quốc tế, thành tích của VĐV cầu lông chưa đạt được kỳ vọng và thường
sớm bị loại ở các giải quốc tế. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng, song một
trong những tồn tại của VĐV cầu lông nước ta nói chung và VĐV lứa tuổi 13-
15 nói riêng là do trình độ sức mạnh tốc độ còn hạn chế. Thể hiện ở khả năng
phát lực hoặc sức mạnh tối đa trong thời gian ngắn còn rất hạn chế, tốc độ di
chuyển chưa hiệu quả, uy lực đánh cầu về cuối trận suy giảm.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu khoa học để phát triển môn cầu lông đã
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Song thường tập trung lớn vào đối
tượng VĐV cấp cao, trọng điểm hoặc hướng đến các đại hội lớn như ASIAD
hoặc xa hơn nữa là Olympic. Chẳng hạn ở các đề tài cấp Bộ của: tác giả Đặng
4
Thị Hồng Nhung (2015) về “Ứng dụng các chỉ số về y sinh học trong đánh
giá trình độ tập luyện của VĐV Điền kinh cấp cao (nội dung nhảy xa)”; Lê
Quý Phượng (2018) về “Nghiên cứu mô hình VĐV cấp cao một số môn thể
thao trọng điểm hướng đến ASIAD và Olympic (cử tạ, điền kinh, bắn súng,
bơi l