Luận án Nghiên cứu bài toán tự động nhận dạng mục tiêu ra đa ứng dụng mạng nơ-ron học sâu

Một trong những kỹ thuật để giải quyết vấn đề không đủ dữ liệu huấn luyện cho các mô hình học sâu là tăng cường dữ liệu [40]. Đây là kỹ thuật tăng số lượng dữ liệu huấn luyện bằng các phép tuyến tính hay phi tuyến trên dữ liệu gốc có sẵn. Kỹ thuật tăng cường dữ liệu giúp mở rộng kích thước của tập dữ liệu dùng cho huấn luyện thông qua việc áp dụng một loạt thay đổi ngẫu nhiên trên các ảnh, từ đó tạo ra các mẫu huấn luyện tuy tương tự nhưng vẫn có sự khác biệt. Có thể giải thích tác dụng của tăng cường ảnh là việc thay đổi ngẫu nhiên các mẫu dùng cho huấn luyện, làm giảm sự phụ thuộc của mô hình vào một số thuộc tính nhất định. Do đó giúp cải thiện tính khái quát hóa của mô hình. Có một số phương pháp tăng cường dữ liệu ảnh ra đa được áp dụng như sau: - Phương pháp lật theo trục phương vị, phương pháp dịch theo trục cự ly, phương pháp dịch theo trục phương vị đã được trình bày trong công trình [96]. Mô hình RAMP-CNN huấn luyện trên tập dữ liệu tăng cường cho kết quả nhận dạng mục tiêu cao hơn khi sử dụng tập dữ liệu gốc. - Phương pháp cắt chọn ngẫu nhiên đã được các tác giả [35] áp dụng để tăng cường ảnh dữ liệu SAR. Việc huấn luyện trên tập dữ liệu tăng cường giúp cho độ chính xác nhận dạng mục tiêu của mô hình mạng nơ-ron tăng từ 98,75% lên 99,56%. - Tập dữ liệu các mục tiêu của ra đa FMCW tầm gần được tăng cường theo phương pháp điều chỉnh cường độ nhiễu, thay đổi cường độ toàn bộ các điểm ảnh trong nghiên cứu [65]. Khi huấn luyện với bộ mẫu dữ liệu bao gồm 475 ảnh ban đầu, mô hình mạng nơ-ron chỉ đạt các chỉ số Precision, Recall, F1-Score, Accuracy từ dưới 40%. Khi tập dữ liệu được tăng cường lên 19950 ảnh thì mô hình mạng nơron đạt được các chỉ số trên đều lớn hơn 99%.

pdf162 trang | Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bài toán tự động nhận dạng mục tiêu ra đa ứng dụng mạng nơ-ron học sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ NGUYỄN VĂN TRÀ NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG MỤC TIÊU RA ĐA ỨNG DỤNG MẠNG NƠ-RON HỌC SÂU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI-2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ NGUYỄN VĂN TRÀ NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG MỤC TIÊU RA ĐA ỨNG DỤNG MẠNG NƠ-RON HỌC SÂU Ngành: Kỹ thuật ra đa dẫn đường Mã số: 9 52 02 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Vũ Chí Thanh 2. TS Đoàn Văn Sáng HÀ NỘI-2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các dữ liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Văn Trà ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Viện Ra đa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. Lời đầu tiên, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Chí Thanh và TS Đoàn Văn Sáng, những người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, động viên tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Viện KH-CNQS; Thủ trưởng và cán bộ, nhân viên Phòng Đào tạo, Thủ trưởng và các Ban chức năng Viện Ra đa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới các nhà khoa học tại Viện Khoa học Công nghệ quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Công nghệ/đại học Quốc gia Hà Nội đã có những nhận xét và gợi ý vô cùng quí báu về luận án của tôi. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Văn Trà iii MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT... vi DANH MỤC CÁC BẢNG... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ. x MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG 1. NHẬN DẠNG MỤC TIÊU RA ĐA ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, THIẾT LẬP BÀI TOÁN. 7 1.1. Tổng quan bài toán nhận dạng mục tiêu ra đa ................... 7 1.1.1. Giới thiệu bài toán ............... 7 1.1.2. Các dấu hiệu nhận dạng .......... 8 1.1.3. Các phương pháp nhận dạng mục tiêu ra đa ... 15 1.1.4. Tập dữ liệu ra đa . 22 1.2. Tình hình nghiên cứu bài toán nâng cao chất lượng nhận dạng mục tiêu ra đa ứng dụng mạng nơ-ron học sâu . 28 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 28 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 35 1.3. Đề xuất hướng nghiên cứu của luận án....... 36 1.4. Kết luận Chương 1.. 39 CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MẠNG NƠ-RON HỌC SÂU RINET VÀ GIẢI PHÁP NHÂN TRỌNG SỐ HÀM MẤT MÁT FOCAL LOSS NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẬN DẠNG MỤC TIÊU....................... 41 2.1. Đặt vấn đề ........... 41 2.2. Kỹ thuật học sâu ứng dụng cho bài toán nhận dạng mục tiêu ra đa 41 2.2.1. Kỹ thuật học sâu... 41 2.2.2. Các tiêu chuẩn so sánh, đánh giá. 45 2.2.3. Tham số phần mềm và cấu hình phần cứng máy tính.. 48 2.3. Đề xuất mô hình mạng nơ-ron học sâu nhận dạng mục tiêu ra đa trên ảnh cự ly – tần số Doppler của tập dữ liệu RAD-DAR.. 48 iv 2.2.1. Đề xuất cấu trúc mô hình RINet ...... 48 2.2.2. Đánh giá hiệu quả của cấu trúc CNN mô hình RINet.............. 57 2.4. Đề xuất nhân trọng số hàm mất mát Focal Loss nhằm nâng cao xác suất nhận dạng đúng mục tiêu Flycam............... 61 2.4.1. Hàm mất mát và phương pháp tối ưu................... 61 2.4.2. Hàm mất mát Cross Entropy.................... 62 2.4.3. Hàm mất mát Focal Loss...................... 62 2.4.4. Đề xuất nhân trọng số hàm mất mát Focal Loss.............. 65 2.4.5. Đánh giá hiệu quả của việc nhân trọng số hàm mất mát Focal Loss... 66 2.5. Kết luận Chương 2.. 68 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP LỌC NHIỄU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẬN DẠNG TRONG MẠNG NƠ-RON HỌC SÂU RINET...... 70 3.1. Đặt vấn đề ....... 70 3.2. Xây dựng bộ lọc nhiễu cho mô hình mạng nơ-ron RINet... 71 3.2.1. Nhiễu trong ảnh dữ liệu mục tiêu ra đa................................................ 71 3.2.2. Vị trí của bộ lọc nhiễu trong mô hình RINet........................................ 72 3.2.3. Nghiên cứu các phương pháp lọc nhiễu ...... 73 3.2.4. Các phương pháp bảo tồn vùng ảnh đặc trưng của bộ lọc nhiễu.. 79 3.2.5. Đề xuất bộ lọc thích nghi tự động điều chỉnh kích thước cửa sổ lọc cho mô hình RINet .................................................................................... 81 3.3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp đề xuất ......... 86 3.3.1. Ảnh đặc trưng của mạng nơ-ron trong trường hợp tín hiệu đầu vào có nhiễu và không có nhiễu ....................................................................... 86 3.3.2. Đánh giá hiệu quả bằng thực nghiệm ..... 87 3.4. Kết luận Chương 3.. 94 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT SINH ẢNH MỤC TIÊU BẰNG MẠNG SINH ĐỐI NGHỊCH GAN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẬN DẠNG CỦA MẠNG NƠ-RON HỌC SÂU RINET. HIỆU QUẢ TỔNG THỂ........ 95 v 4.1. Đặt vấn đề ....... 95 4.2. Phương án đề xuất .. 96 4.2.1. Tổng quan bài toán tăng cường dữ liệu ảnh mục tiêu ra đa ........ 96 4.2.2. Các giải pháp tăng cường dữ liệu ảnh mục tiêu ra đa...... 96 4.2.3. Đề xuất mô hình mạng sinh đối nghịch GAN để tăng cường dữ liệu cho cho tập dữ liệu RAD-DAR ..... 100 4.3. Thử nghiệm và đánh giá kết quả .... 106 4.3.1. Các phương pháp đánh giá ...... 106 4.3.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp sinh ảnh bằng mạng sinh đối nghịch GAN bằng phương pháp thực nghiệm....... ... 106 4.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình mạng nơ-ron RINet kết hợp với các giải pháp nâng cao chất lượng nhận dạng mục tiêu ...... 112 4.4.1. Tổng hợp mô hình RINet đề xuất .... 112 4.4.2. Đánh giá hiệu quả của mô hình RINet đề xuất .... 114 4.5. Kết luận Chương 4 ......... 116 KẾT LUẬN .. 118 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO... 121 vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT θ [độ] Góc hướng chuyển động của mục tiêu σ [m2] Diện tích phản xạ hiệu dụng mục tiêu ra đa σ2 Phương sai λ [m] Bước sóng làm việc của ra đa f [Hz] Tần số Doppler ρ [m] Độ phân giải cự ly ra đa R [m] Cự ly Pt [watt] Công suất đỉnh máy phát Gt Hệ số khuếch đại anten phát d [m] Khoảng cách S [hz] Độ dốc tần số c [m/s] Vận tốc ánh sáng B [Hz] Độ di tần tín hiệu phát Δϕ [độ] Độ dịch pha k Hằng số Boltzman Ts [độ] Nhiệt độ hệ thống Sin Tín hiệu đầu vào lớp tích chập Fxy Kết quả đầu ra của phép tích chập bộ lọc xy Fconcat Kết quả đầu ra phép xếp chồng Concatnate p [%] Phân phối xác suất thực tế q [%] Phân phối xác suất dự báo CE Hàm mất mát Cross Entropy ft [%] Tần suất của đối tượng t wt [%] Hệ số trọng lượng mức độ ưu tiên X ∪ Y Hợp của hai tập hợp X và Y X ∩ Y Giao của hai tập hợp X và Y 𝑓(∙) Hàm số vii log(∙) Logarit tự nhiên exp(∙) Hàm mũ v [m/s] Vận tốc zm Trung bình cục bộ epochs Số lần duyệt qua hết các dữ liệu trong tập huấn luyện batch size Số lượng mẫu ảnh sử dụng trong 1 lần để cập nhật tham số mạng nơ-ron ADC Bộ biến đổi tương tự - số (Analog Digital Converter ) AI Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) ASWNF Bộ lọc nhiễu kích thước cửa sổ trượt thích nghi (Adaptive Size Window Noise Filter) CNN Mạng nơ-ron tích chập (Convolutional Neural Network) CRF Hợp nhất ra đa và camera (Radar Camera Fusion) CV Thị giác máy tính (Computer Vision) DL Học sâu (Deep Learning) DP Xử lý phát hiện (Detection Pocessing) DTC Khoảng cách đến trung tâm (Distance To Center) FC Kết nối đầy đủ (Fully Connected) FFT Phép biến đổi Fourier nhanh (Fast Fourier Transform) FMCW Điều tần tuyến tính liên tục (Frequency Modulated Continuous Wave) GAN Mạng sinh đối nghịch (Generative Adversarial Network) GD Hạ gradient (Gradient Descent) HRR Ra đa độ phân giải cao (High Resolution Radar) HMI Giao diện người máy (Human-Machine Interface) MSE Lỗi trung bình bình phương (Mean Square Error) PE Tạo các điểm dấu (Plots Extraction) RA Cự ly - phương vị (Range - Azimuth) RAD Cự ly - phương vị - tần số Doppler (Range - Azimuth - Doppler) viii RAD_DAR Ra đa với máy thu đa kênh kỹ thuật số (Radar with Digital Array Receiver) (Radar with Digital Array Receiver) RATR Tự động nhận dạng mục tiêu ra đa (Radar Automatic Target Recognition) RCS Diện tích phản xạ hiệu dụng ra đa (Radar Cross Section) RD Cự ly - tần số Doppler (Range - Doppler) ROI Những vùng ảnh quan tâm (Regions Of Interest) SAR Ra đa tổng hợp mặt mở (Synthetic Aperture Radar) SNR Tỷ số tín trên tạp (Signal to Noise Ratio) STFT Phép biến đổi Fourier trong thời gian ngắn (Short-time Fourier Transform) TTS Phần mềm bám quỹ đạo ra đa (Targets Tracker Software) UAV Phương tiện bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle) USV Xuồng không người lái (Unmanned Surface Vehicle) ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các tập dữ liệu ra đa gán nhãn .. 23 Bảng 1.2. Bảng tham số mục tiêu DJI Phantom 4..... 26 Bảng 1.3. So sánh các cấu trúc CNN điển hình .... 29 Bảng 1.4. So sánh kết quả nhận dạng mục tiêu ra đa với các hàm mất mát khác nhau .. 30 Bảng 2.1. So sánh kết quả nhận dạng mục tiêu mô hình CNN-DC32 với các mô hình khác .. 50 Bảng 2.2. So sánh mô hình mạng nơ-ron với các cấu trúc CNN khác nhau.. 58 Bảng 2.3. So sánh mô hình RINet với số lượng các khối R-I Block khác nhau ... 60 Bảng 2.4. So sánh độ chính xác nhận dạng của các mô hình mạng nơ-ron... 68 Bảng 3.1. So sánh kết quả nhận dạng mục tiêu của mô hình RINet trên các tập dữ liệu khác nhau..... 90 Bảng 3.2. So sánh kết quả nhận dạng với dữ liệu đầu ra bộ lọc Lee với các kích thước cửa sổ khác nhau và bộ lọc ASWNF ... 92 Bảng 3.3. So sánh kết quả nhận dạng mục tiêu của các mô hình mạng nơ- ron khác khi áp dụng bộ lọc nhiễu ASWNF .... 93 Bảng 4.1. So sánh kết quả nhận dạng mục tiêu của mô hình RINet trên các tập ảnh tăng cường khác nhau .. 109 Bảng 4.2. Kết quả nhận dạng của các mô hình mạng nơ-ron khác trên tập ảnh tăng cường . 109 Bảng 4.3. So sánh kết quả nhận dạng mục tiêu của mô hình RINet với các mô hình khác . 115 x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Ứng dụng học sâu cho bài toán tự động nhận dạng mục tiêu ra đa......................................................... 8 Hình 1.2. Ảnh dữ liệu RA vị mục tiêu người đi xe đạp...... 10 Hình 1.3. Đặc tính xung của mục tiêu. 10 Hình 1.4. So sánh hai mẫu tín hiệu mục tiêu trên miền thời gian và ảnh phổ sau phép biến đổi STFT... 10 Hình 1.5. Đặc trưng phản xạ của các mục tiêu... 11 Hình 1.6. Biểu diễn tín hiệu phản hồi theo thời gian và tần số của mục tiêu....... 11 Hình 1.7. Ảnh cự ly – vận tốc Doppler mục tiêu người đi bộ ra đa FMCW. 13 Hình 1.8. Phân tích độ dịch tần số micro-Doppler qua phép biến đổi STFT 13 Hình 1.9. Dấu hiệu micro-Doppler của mục tiêu 13 Hình 1.10. Thông tin pha và độ lệch pha từ 2 chấn tử anten liên tiếp tín hiệu phản xạ từ mục tiêu là người đi bộ.. 14 Hình 1.11. Thông tin pha và độ lệch pha từ 2 chấn tử anten liên tiếp tín hiệu phản xạ từ mục tiêu là ô tô.. 14 Hình 1.12. Nhận dạng mục tiêu theo phương pháp truyền thống. 16 Hình 1.13. Một cấu trúc CNN tiêu biểu cho RATR từ ảnh mục tiêu trên miền thời gian-tần số... 18 Hình 1.14. Mạng nơ-ron học sâu phát hiện và nhận dạng mục tiêu ra đa. 19 Hình 1.15. Mạng nơ-ron học sâu động nhận dạng mục tiêu trong tuyến xử lý tín hiệu ra đa FMCW... 19 Hình 1.16. Kết quả phát hiện và nhận dạng mục tiêu của mạng nơ-ron... 20 Hình 1.17. Mạng nơ-ron học sâu nhận dạng mục tiêu ra đa. 21 Hình 1.18. Sơ đồ khối ra đa FMCW dùng để thu thập tập dữ liệu RAD- DAR 24 Hình 1.19. Quá trình tạo ảnh cự ly – tần số Doppler của ra đa FMCW 24 Hình 1.20. Quá trình trích chọn tạo mẫu mục tiêu cho tập RAD-DAR 25 Hình 1.21. Mẫu mục tiêu ra đa dạng bản đồ nhiệt ... 25 Hình 1.22. Phân bố số lượng mẫu mục tiêu trong tập dữ liệu... 25 Hình 1.23. Ảnh dữ liệu cự ly – vận tốc Doppler mục tiêu người đi bộ..... 27 Hình 1.24. Biểu diễn dữ liệu mẫu mục tiêu trên bản đồ cường độ màu heatmap 28 Hình 1.25. Kết quả ảnh dữ liệu ra đa sau thuật toán xử lý điều chỉnh xi cường độ điểm ảnh theo tâm ảnh 33 Hình 1.26. Quá trình hợp nhất thông tin nhiều chu kỳ của mô hình RODNet .. 34 Hình 1.27. Mô hình RINet luận án đề xuất và các bước so sánh, đánh giá.. 38 Hình 2.1. Cấu trúc tiêu biểu 1 mô hình mạng nơ-ron học sâu.... 42 Hình 2.2. Quá trình huấn luyện và kiểm tra mô hình mạng nơ-ron ...... 43 Hình 2.3. Ma trận so sánh cho mô hình phân loại ảnh....... 45 Hình 2.4. Cấu trúc mô hình mạng nơ-ron DopplerNet và CNN-DC32.. 49 Hình 2.5. Cấu trúc mô hình mạng nơ-ron IRNN. 51 Hình 2.6. Kết quả so sánh của IRNN với các mô hình khác... 51 Hình 2.7. Cấu trúc mô hình mạng RINet đề xuất 53 Hình 2.8. Phép tích chập.. 54 Hình 2.9. Sơ đồ khối kết nối tắt... 55 Hình 2.10. Quy trình đánh giá hiệu quả cấu trúc CNN của mô hình RINet.. 57 Hình 2.11. So sánh chất lượng của mô hình đề xuất với các mô hình khác trên cùng tập dữ liệu 59 Hình 2.12. Đồ thị so sánh hàm mất mát Cross Entropy và Focal Loss. 64 Hình 2.13. Đánh giá hiệu quả của hàm mất mát Focal Loss nhân trọng số.. 66 Hình 3.1. Ví dụ về nhiễu trong ảnh mục tiêu ra đa .... 71 Hình 3.2. Một ví dụ về phát hiện và nhận dạng nhầm mục tiêu ra đa khi tỉ số tín/tạp nhỏ.... 71 Hình 3.3. Vị trí, vai trò của bộ lọc nhiễu trong mô hình RINet.. 72 Hình 3.4. Kết quả lọc nhiễu ảnh đầu vào của mô hình pre-trained FFDNet 73 Hình 3.5. Lưu đồ thuật toán bộ lọc không gian thích nghi.. 75 Hình 3.6. Kết quả lọc nhiễu sau bộ lọc Lee.... 77 Hình 3.7. Kết quả lọc nhiễu sau bộ lọc Frost...... 78 Hình 3.8. Kết quả lọc nhiễu sau bộ lọc Kuan.. 79 Hình 3.9. Mô hình khuếch tán đa hướng lọc nhiễu trên vùng ảnh đồng nhất.. 81 Hình 3.10. Kết quả lọc nhiễu của bộ lọc RGF.. 81 Hình 3.11. Lọc nhiễu ảnh mục tiêu ra đa của bộ lọc Frost với các kích thước cửa sổ khác nhau... 82 Hình 3.12. Giải pháp tư động điều chỉnh kích thước cửa sổ trượt bộ lọc. 82 Hình 3.13. Lưu đồ thuật toán bộ lọc ASWNF đề xuất . 85 Hình 3.14. So sánh ảnh đầu bộ lọc ASWNF đề xuất 86 Hình 3.15. So sánh các ảnh đặc trưng trích xuất từ các lớp tích chập trong trường hợp ảnh đầu vào có nhiễu và không có nhiễu . 87 Hình 3.16. Mô hình tổng quát thử nghiệm và đánh giá các bộ lọc nhiễu.. 88 xii Hình 3.17. Các bước tiến hành thử nghiệm và đánh giá các bộ lọc nhiễu.... 89 Hình 3.18. Các bước tiến hành thử nghiệm và đánh giá bộ lọc nhiễu ASWNF....... 91 Hình 3.19. Kết quả đánh giá quá trình huấn luyện và kiểm tra của mô hình RINet áp dụng bộ lọc nhiễu ASWNF đề xuất. 93 Hình 4.1. Phương pháp dịch cự ly tăng cường ảnh ra đa 98 Hình 4.2. Phương pháp dịch phương vị tăng cường ảnh ra đa 98 Hình 4.3. Tạo các ảnh SAR tăng cường bằng việc cắt chọn ảnh gốc. 99 Hình 4.4. Các ảnh dữ liệu được tạo từ quá trình thay đổi cường độ nhiễu nền... 99 Hình 4.5. Thay đổi độ sáng ảnh để tăng cường dữ liệu... 100 Hình 4.6. Sơ đồ tổng thể mạng GAN.. 101 Hình 4.7. Cấu trúc bộ sinh.. 102 Hình 4.8. Cấu trúc bộ phân biệt.. 103 Hình 4.9. Dữ liệu ảnh đầu ra bộ sinh sau các chu kỳ huấn luyện khác nhau. 105 Hình 4.10. Các bước đánh giá hiệu quả của phương pháp sinh ảnh GAN.... 107 Hình 4.11. Biểu đồ tham số sai số huấn luyện, kiểm tra của mô hình overfitting 110 Hình 4.12. Biểu đồ tham số huấn luyện, kiểm tra trên tập dữ liệu RAD_DAR.. 111 Hình 4.13. Biểu đồ tham số huấn luyện, kiểm tra trên tập dữ liệu tăng cường bởi các thuật toán xử lý ảnh. 111 Hình 4.14. Biểu đồ tham số huấn luyện, kiểm tra của mô hình RINet trên tập dữ liệu RAD_DAR tăng cường bởi mô hình RDGenGAN... 111 Hình 4.15. Tổng hợp mô hình RINet luận án đề xuất ... 113 Hình 4.16. Kết quả huấn luyện, kiểm tra mô hình RINet áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng nhận dạng mục tiêu 114 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thực tiễn các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh gần đây đây tại Afghanistan, Syria và giữa các quốc gia Armenia-Azerbaijan, Nga-Ukraine, Israel- Palestine, cho thấy rằng, các bên tham chiến sử dụng đa dạng các chủng loại vũ khí đặc biệt là máy bay không người lái (UAV: Unmanned Aerial Vehicle), xuồng không người lái (USV: Unmanned Surface Vehicle) và tên lửa hành trình, bom lượn, ... Các loại vũ khí này ngày càng thông minh và có tính sát thương cao. Để xây dựng được phương án đối phó (chế áp, đánh chặn, ) thì việc xác định được chủng loại mục tiêu là yếu tố cần thiết để người chỉ huy ra quyết định. Khi đối phương dùng hỏa lực lớn, tấn công ồ ạt, cường độ cao thì phương pháp nhận dạng xác định thủ công dựa vào kinh nghiệm và năng lực của trắc thủ là không hiệu quả. Do đó, giải pháp tự động nhận dạng mục tiêu là một yêu cầu cấp bách. Áp dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán nhận dạng mục tiêu ra đa là một hướng tiếp cận phù hợp với xu hướng nghiên hiện nay trong lĩnh vực xử lý tín hiệu ra đa. Với sự phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ giúp giải quyết bài toán nhận dạng mục tiêu ra đa đạt độ chính xác cao, giảm độ phức tạp của thiết bị, giảm thời gian tính toán và tăng tính khả thi trong việc áp dụng vào các đài ra đa thực tế [28-30]. Tuy nhiên, nhận dạng mục tiêu ra đa ứng dụng trí tuệ nhân tạo là một bài toán phức tạp do một số nguyên nhân chính như sau: - Số lượng tập dữ liệu ra đa có gán nhãn cũng như số lượng mẫu trong các tập dữ liệu được công bố là rất hạn chế [104]; - Mỗi chủng loại ra đa có các đặc trưng dữ liệu khác nhau, không thể chia s, dùng chung tập dữ liệu [106]; - Ảnh dữ liệu ra đa mang nhiều thông tin (đặc tính chuyển động, vận tốc, tọa độ của mục tiêu) [106], tuy nhiên dữ liệu này thường có độ phân giải thấp mức nhiễu cao khiến cho đặc trưng mục tiêu không thể hiện nổi bật như ảnh tạo ra từ camera [96], [57]. - Mô hình mạng nơ-ron nhận dạng mục tiêu ra đa ngoài yêu cầu về chỉ tiêu độ 2 chính xác nhận dạng cao còn phải đảm bảo có kích thước mô hình phù hợp, tương thích với phần cứng và tốc độ nhận dạng nhanh để đồng bộ với toàn tuyến xử lý tín hiệu của ra đa. Từ những lý do như vậy, luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu bài toán tự động nhận dạng mục tiêu ra đa ứng dụng mạng nơ-ron học sâu”. Đây là một vấn đề cấp thiết và có tính thời sự, ứng dụng cao. Các kết quả nghiên cứu của luận án giúp nâng cao chất lượng nhận dạng mục tiêu ra đa của các mô hình mạng nơ-ron học sâu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhận dạng mục tiêu ra đa ứng dụng mô hình mạng nơ-ron học sâu. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các mô hình mạng nơ-ron học sâu và bài toán tự động nhận dạng mục tiêu ra đa. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng nhận dạng mục tiêu ra đa ứng dụng mạng nơ-ron học sâu; - Luận án tập trung nghiên cứu nhận dạng 3 lớp mục tiêu Flycam, người đi bộ, ô tô và sử dụng bộ dữ liệu đã có sẵn được công bố trên tạp chí có uy tín. 4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đề ra, luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung chính như sau: - Nghiên cứu lý thuyết nhận dạng theo các dấu hiệu đặc trưng trong tín hiệu phản xạ về từ mục tiêu ra đa; - Khảo sát, phân tích, đánh giá các bộ dữ liệu ra đa gán nhãn đã được công bố trên thế giới; - Nghiên cứu, phân tích, đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bai_toan_tu_dong_nhan_dang_muc_tieu_ra_da.pdf
  • pdfQĐ cấp Viện NCS Nguyễn Văn Trà.pdf
  • docxThongTin KetLuanMoi LuanAn NCS NguyenVanTra.docx
  • pdfTomTat LuanAn NCS NguyenVanTra_TiengAnh.pdf
  • pdfTomTat LuanAn NCS NguyenVanTra_TiengViet.pdf
  • docxTrichYeu LuanAn NCS NguyenVanTra.docx
Luận văn liên quan