Lạc (Arachis hypogaeaL.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây
thực phẩm có giá trịdinh dưỡng cao, là cây có diện tích và sản lượng
lớn. ỞViệt Nam, cũng nhưthếgiới từnăm 1995 đến nay, diện tích
gieo trồng lạc tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định
xung quanh 250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ334.500 tấn vào
năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010. Tương tựnhưnhiều quốc
gia trên thếgiới, năng suất lạc ởnước ta tăng trong những năm gần
đây là nhờ đầu tưnghiên cứu chọn tạo giống mới nhưMD7, MD9,
L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26. Các loại giống mới này có khả
năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và đem lại năng
suất cao, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp kỹthuật (mật
độ, phân bón, che phủ đất ) cũng được nghiên cứu ứng dụng phù
hợp cho mỗi loại giống và mùa vụtrên từng vùng sinh thái cụthể.
Ởtỉnh Quảng Bình, lạc là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan
trọng trong cơcấu cây trồng, diện tích khoảng 5.500 ha. Lạc được trồng
chủyếu trên các loại đất phù sa, đất xám và đất cát biển. Trong đó hiện
nay, quỹ đất cát biển còn khá lớn, ước tính còn khoảng 6.000 ha chưa
được khai thác. Tuy nhiên, năng suất đạt trung bình 1,57 tấn/ha, thấp
hơn nhiều so với bình quân chung của cảnước (1,99 tấn/ha). Mặc dù
trong những năm qua tỉnh luôn có chính sách trợgiá giống lạc nên tỉlệ
sửdụng các giống tiến bộkỹthuật mới như: MD7, L14, L18, L23,
trong sản xuất khá cao. Quy trình kỹthuật khuyến cáo trong sản xuất
lạc hiện nay được áp dụng từquy trình chung của BộNông nghiệp và
PTNT mà chưa có quy trình kỹthuật riêng cho tỉnh Quảng Bình.
Từnhững phân tích trên, việc thực hiện đềtài : “NGHIÊN CỨU
BIỆN PHÁP KỸTHUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH”, là rất
cần thiết.
54 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu biện pháp kỹthuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (arachis hypogaeal.) trên đất cát biển tỉnh quảng bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
HỒ KHẮC MINH
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.)
TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62.62.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ, NĂM 2013
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC HUẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu
2. TS. Lê Thanh Bồn.
Phản biện 1: …………………………….
Phản biện 2: …………………………….
Phản biện 3: …………………………….
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Đại học Huế họp tại: …………………………….
Vào hồi………., ngày…….giờ………tháng…….năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện quốc gia
2. Thư viện Đại học Huế
3. Thư viện Trường đại học Nông Lâm Huế
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là cây có diện tích và sản lượng
lớn. Ở Việt Nam, cũng như thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích
gieo trồng lạc tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định
xung quanh 250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào
năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010. Tương tự như nhiều quốc
gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần
đây là nhờ đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống mới như MD7, MD9,
L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26... Các loại giống mới này có khả
năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và đem lại năng
suất cao, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp kỹ thuật (mật
độ, phân bón, che phủ đất…) cũng được nghiên cứu ứng dụng phù
hợp cho mỗi loại giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể.
Ở tỉnh Quảng Bình, lạc là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan
trọng trong cơ cấu cây trồng, diện tích khoảng 5.500 ha. Lạc được trồng
chủ yếu trên các loại đất phù sa, đất xám và đất cát biển. Trong đó hiện
nay, quỹ đất cát biển còn khá lớn, ước tính còn khoảng 6.000 ha chưa
được khai thác. Tuy nhiên, năng suất đạt trung bình 1,57 tấn/ha, thấp
hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (1,99 tấn/ha). Mặc dù
trong những năm qua tỉnh luôn có chính sách trợ giá giống lạc nên tỉ lệ
sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật mới như: MD7, L14, L18, L23,…
trong sản xuất khá cao. Quy trình kỹ thuật khuyến cáo trong sản xuất
lạc hiện nay được áp dụng từ quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và
PTNT mà chưa có quy trình kỹ thuật riêng cho tỉnh Quảng Bình.
Từ những phân tích trên, việc thực hiện đề tài : “NGHIÊN CỨU
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH”, là rất
cần thiết.
2
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số hạn chế năng suất lạc qua đánh giá thực trạng
sản xuất nông nghiệp và sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng quy
trình sản xuất lạc bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đất
cát biển tỉnh Quảng Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đề tài góp phần làm luận cứ khoa học cho việc quản lý,
khai thác và sử dụng hợp lý vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây
dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu hữu ích cho cán
bộ kỹ thuật tham khảo để làm tài liệu tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
- Kết quả của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ tăng năng suất, hiệu
quả kinh tế trong sản xuất lạc trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần từng bước cải tạo đất,
hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra tại các huyện và thành phố ven biển có diện tích lạc lớn
của tỉnh Quảng Bình.
- Các thí nghiệm và mô hình được triển khai tại xã Cam Thủy, huyện
Lệ Thủy và xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
4.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2009 đến 06/2013.
4.3. Phạm vi giới hạn của đề tài
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật trồng trọt
để làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất lạc mới, bảo đảm tăng năng
suất, hiệu quả kinh tế và bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
3
- Sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình không chủ động
nước tưới nên chủ yếu chỉ sản xuất vụ đông xuân. Do vậy, đề tài chỉ
nghiên cứu trong vụ đông xuân với điều kiện dựa vào nước trời.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Kết quả điều tra của luận án đã đánh giá được những thuận lợi,
khó khăn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất
cát biển tỉnh Quảng Bình.
- Xác định được tổ hợp phân bón cân đối hợp lý giữa vô cơ và hữu
cơ cho lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vừa tăng năng suất
và hiệu quả kinh tế vừa cải thiện được hóa tính đất.
- Xác định được khung thời vụ gieo trồng lạc thích hợp nhất cho
vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là từ ngày
04/01 đến ngày 03/02.
- Xác định được việc áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc
vừa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vừa cải thiện nhiều tính chất
lý, hóa của đất. So sánh hai loại vật liệu thì phủ đất bằng rơm phù hợp
với điều kiện sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nhất.
- Mô hình thực nghiệm bằng việc áp dụng đồng thời các biện pháp
kỹ thuật của đề tài xác định được trong điều kiện quy mô diện tích lớn
đã cho kết quả vượt trội về năng suất và hiệu quả kinh tế so với
phương thức sản xuất hiện tại.
6. Cấu trúc luận án
Luận án trình bày trong 153 trang, được chia làm 7 phần gồm: phần
mở đầu 4 trang, chương 1 về tổng quan tài liệu nghiên cứu 36 trang,
chương 2 về vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 trang,
chương 3 về kết quả nghiên cứu và thảo luận 84 trang, phần kết luận và
đề nghị 2 trang, phần về các công trình khoa học đã công bố có liên quan
1 trang và phần tài liệu tham khảo 13 trang. Luận án có 48 bảng số liệu,
14 hình và sử dụng 150 tài liệu tham khảo, trong đó có 98 tài liệu tiếng
Việt và 52 tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra còn có các phụ lục.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, Việt Nam và Quảng Bình
1.2. Các nghiên cứu về đất cát biển ở Việt Nam
1.3. Cơ sở khoa học nâng cao năng suất cây trồng
1.4. Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.5. Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu
Từ năm 2000 đến nay diện tích lạc trên thế giới và Việt Nam có xu
hướng tăng chậm, có nơi còn có xu hướng giảm nhưng sản lượng vẫn
tăng chủ yếu nhờ tăng năng suất. Năng suất lạc tăng là do nhiều nước
trồng lạc đã tập trung nghiên cứu cải tiến đồng bộ các yếu tố kỹ thuật
trong sản xuất lạc. Các nghiên cứu tập trung vào các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt sau: (i)- Chọn tạo được các giống lạc mới vừa cho
năng suất vừa phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng; (ii)- Về kỹ thuật
sử dụng phân bón cân đối, hợp lý hơn. Ở Việt Nam:Tỉ lệ N:P:K hợp lý
nhất trong những năm qua được xác định là 1:3:2; trong đó, lượng bón
đạm: 30 - 40 kg N/ha, lân > 60 kg/ha, kali: 60 - 90 kg K2O/ha, canxi:
300 - 500 kg vôi/ha, phân hữu cơ: 5 - 10 tấn phân chuồng/ha (hoặc
300 - 2000 kg phân hữu cơ vi sinh/ha); (iii) - Mật độ gieo trồng phải
bảo đảm khoảng 40 cây/m2; (iv)- Áp dụng kỹ thuật phủ đất trong sản
xuất được khẳng định có tác dụng tăng năng suất cao hơn rõ; (v)- Bố
trí thời vụ hợp lý là khâu kỹ thuật rất quan trọng. Các yếu tố lý tính
của đất được quan tâm trong sản xuất lạc là nhiệt độ và ẩm độ đất.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu được trình bày ở trên đã cung
cấp cơ sở khoa học khá đầy đủ để xây dựng các nội dung nghiên
cứu của đề tài nhằm xây dựng được biện pháp kỹ thuật tổng hợp
áp dụng sản xuất, bảo đảm vừa nâng cao năng suất và hiệu quả
sản xuất lạc, vừa bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
5
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc L14.
- Các loại phân bón sử dụng: Phân đạm U-rê, phân supe lân, phân
Kaliclorua nhập khẩu, phân hỗn hợp NPK (5-10-3), vôi bón ruộng,
phân chuồng địa phương tự sản xuất, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.
- Vật liệu phủ đất: Ni lông chuyên dụng màu trắng và rơm lúa.
- Đất tiến hành nghiên cứu là đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
- Mùa vụ: Vụ đông xuân.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế
năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
- Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển: Thu thập số liệu
sơ cấp theo phiếu điều tra nông hộ sản xuất lạc trên đất cát biển. Tổng số 180
phiếu, mỗi phiếu cho 1 hộ.
- Điều tra đánh giá thực trạng, tiềm năng, diện tích đất cát biển: Thu
thập số liệu thứ cấp dựa vào các báo cáo của tỉnh, huyện.
- Thực nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn
chế năng suất lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình: Thực hiện
thí nghiệm đồng thời ở 2 chân đất khác nhau: Đất cát biển mới khai
hoang và đất cát biển nội đồng. Thí nghiệm gồm 4 công thức: Công
thức 1(Đ/c) 500 kg vôi + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O (nền);
Công thức 2, nền - đạm; Công thức 3, nền - lân; Công thức 4, nền -
kali. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi
ô thí nghiệm là 20m2.
2.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho
lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình, bao gồm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô
cơ và phân chuồng: Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ (vụ Đông
xuân 2010-2011 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy và vụ Đông xuân
6
2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Thí nghiệm gồm 12 công thức được thiết kế tỉ lệ phân vô cơ N:P:K =
1:3:2, trong đó các công thức 1, 2, 3, 4 được bón cùng lượng phân vô
cơ 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 500 kg vôi/ha; các công thức
5, 6, 7, 8 được bón cùng lượng phân vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60
kg K2O + 500 kg vôi/ha; các công thức 9, 10, 11, 12 được bón cùng
lượng phân vô cơ 40 kg N + 120 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500 kg
vôi/ha; các công thức trong cùng 1 nhóm bón phân vô cơ như nhau thì
bón khác nhau về lượng phân chuồng lần lượt là 0 tấn/ha, 5 tấn/ha, 10
tấn/ha và 15 tấn/ha. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần
nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô
cơ và phân hữu cơ vi sinh: Thí nghiệm được thực hiện giống phương
pháp thí nghiệm Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp
giữa phân vô cơ và phân chuồng nhưng thay bón phân chuồng bằng
bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh với lượng bón lần lượt là 0
tấn/ha, 0,3 tấn/ha, 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha.
2.2.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ gieo lạc vụ đông xuân thích
hợp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ liên tục trên đất cát biển
trồng lạc tỉnh Quảng Bình: vụ Đông xuân 2009-2010 và vụ Đông
xuân 2010-2011 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thí nghiệm gồm 8 công thức được bố trí rải theo khung thời vụ trồng
lạc chung của tỉnh được Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình
khuyến cáo (từ 15/12 năm trước đến 25/02 năm sau), khoảng rải là 10
ngày. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần nhắc lại. Diện
tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2.
2.2.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp phủ đất thích hợp cho lạc
trong vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông xuân 2011-2012 đồng
7
thời 2 thí nghiệm tại hai địa điểm khác nhau: xã Cam Thuỷ, huyện Lệ
Thủy và tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Thí nghiệm gồm 3
công thức: Công thức 1(đ/c) - Không che phủ, công thức 2 - Che phủ
bằng ni lông chuyên dụng, công thức 3 - Che phủ bằng rơm (10
tấn/ha). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần nhắc lại.
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2. Liều lượng phân bón tính cho 1
ha như sau: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 5 tấn
phân chuồng/ha.
2.2.5. Xây dựng mô hình tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong
sản xuất lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
Từ kết quả các công thức thí nghiệm được xác định ưu việt nhất ở
trên để thiết lập thành biện pháp kỹ thuật tổng hợp đưa vào áp dụng
sản xuất với quy mô lớn hơn. Mô hình được thực hiện trong vụ Đông
xuân 2012-2013 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Mô hình thực nghiệm gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1 (đ/c) - 30 kg N +
90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 5 tấn phân chuồng + không
phủ đất/ha; Hợp phần 2 - 40 kg N + 120 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500
kg vôi + 10 tấn phân chuồng + phủ đất bằng 10 tấn rơm/ha; Hợp phần
3 - 40 kg N + 120 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500 kg vôi + 0,6 tấn phân
hữu cơ vi sinh Sông Gianh + phủ đất bằng 10 tấn rơm/ha. Quy mô
thực hiện: 2.700 m2, 9 hộ tham gia (mỗi hợp phần có 3 hộ tham gia).
2.2.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu
- Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm: Các chỉ tiêu sinh trưởng và
phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đánh giá một
số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm và đánh giá hiệu quả
kinh tế. Các thí nghiệm đều gieo ở mật độ gieo: 40 cây/m2.
- Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình Excel và phần
mềm Statistiz 9.0.
8
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế
năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Đánh giá thực trạng về đất đai, khí hậu và tình hình sản
xuất nông nghiệp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
3.1.1.1. Các loại đất cát biển tỉnh Quảng Bình và một số tính chất của chúng
Đất cát biển Quảng Bình có diện tích 54.887,84 ha, phân bố trên
29 xã, phường của 5/7 huyện, thành phố của tỉnh. Đất được phân
thành 3 loại chính có các đặc điểm như sau:
- Đất cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols): Diện tích 45.303,84 ha
chiếm gần 5,63% diện tích. Phân bố dọc theo bờ biển thành những cồn
cát cao từ 2 - 3 m, có khi cao đến 50 m. Thành phần cơ giới rất thô.
- Đất cát biển trung tính ít chua (Eutric Arenosols): Diện tích 9.319
ha chiếm 1,16% diện tích, phân bố ở địa hình thấp hơn, sâu vào trong đất
liền và tương đối bằng phẳng. Thành phần cơ giới nhẹ, dạng cát pha.
- Đất cát biển chua có tầng hữu cơ (Dystric Arenosols): Diện tích
265 ha chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã thuộc
huyện Quảng Trạch.
Đặc điểm chung của 3 loại đất trên là thường có phản ứng chua,
đạm, lân và kali đều nghèo đến rất nghèo. CEC rất thấp. Ngoài đất cát
biển chua có tầng hữu cơ có tầng than bùn với hàm lượng hữu cơ rất
cao > 7%, còn các loại khác có hàm lượng hữu cơ thấp. Thảm thực vật
gồm các loại cây dại và cây trồng lâm, nông nghiệp. Trong đó đất cát
biển trung tính ít chua có thảm thực vật rất phong phú và đa dạng về
loài hơn cả.
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình và ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng phát triển của cây lạc
Qua xem xét điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình ở bảng 3.1 cho
thấy trong điều kiện sản xuất dựa vào nước trời thì cây lạc chỉ có thể
9
sinh trưởng phát triển thuận lợi trong vụ đông xuân. Sản xuất lạc vụ
này thường gặp những thuận lợi, khó khăn sau: Đầu vụ điều kiện khí
hậu có nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp nhưng rải đều, ít nắng. Đặc biệt
vào những thời điểm nhiệt độ rất thấp sẽ rất ảnh hưởng đến sự nẩy mầm
của hạt giống, làm cho mật độ cây thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng lạc sau này. Vào giữa vụ điều kiện khí hậu có nền nhiệt khá lý
tưởng, sẽ thuận lợi cho cây lạc ra hoa, đâm tia, làm quả. Vào cuối vụ,
giai đoạn này lạc làm quả và chín điều kiện khí hậu ấm áp, ẩm độ vừa
phải, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tối thích cho quá trình tích luỹ
dinh dưỡng về hạt. Tuy nhiên, các trà lạc đông xuân muộn lạc dễ bị
nẩy mầm và thối quả trên ruộng do ảnh hưởng tiết Cốc Vũ - Tiểu Mãn
có mưa nhiều nên ẩm độ đất cao.
Bảng 3.1. Đặc trưng các trị số trung bình nhiều năm
về khí tượng tỉnh Quảng Bình
Nhiệt độ
(oC)
Ẩm độ không
khí (%) Mưa Yếu tố
Tháng
Ttb Tmax Tmin Utb Umin
Lượng
mưa
(mm)
Số
ngày
mưa
Số
giờ
nắng
(giờ)
1 18,9 28,0 10,3 88 43 60,9 11,0 92,4
2 19,3 31,7 12,2 90 30 40,4 10,2 72,6
3 21,6 32,3 11,1 90 26 40,8 9,9 102,7
4 24,7 37,4 16,0 87 30 53,8 7,9 160,3
5 24,6 40,5 21,9 82 32 53,4 7,8 160,3
6 29,9 40,2 23,9 78 31 42,7 7,0 222,0
7 29,6 40,5 21,8 70 33 73,0 7,2 227,6
8 28,7 39,6 19,9 76 35 168,2 11,6 182,1
9 26,9 39,0 18,7 84 37 478,0 16,7 175,6
10 24,7 35,1 14,6 86 41 686,0 10,8 142,1
11 22,3 32,7 12,9 86 40 334,4 18,2 99,8
12 19,6 29,0 7,8 86 43 121,3 14,6 90,4
( Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình)
3.1.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất cát biển
- Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình
Qua số liệu thu thập, tổng hợp tại bảng 3.2 về diện tích và cơ cấu
sử dụng đất cát biển cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp chiếm
36.263,7 ha, đạt 66% tổng diện tích đất cát biển tự nhiên. Đất sản xuất
10
nông nghiệp chiếm vị trí thứ hai 8.955,44 ha, trong đó đất lúa nước
chiếm gần 2/3 diện tích (5.114,71 ha) và diện tích cây trồng cạn các loại
chiếm 1/3 diện tích đất còn lại (3.840,43 ha) và đáng chú ý là diện tích
đất chưa sử dụng còn nhiều, 5.626,87 ha.
Bảng 3.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng
đất cát biển tỉnh Quảng Bình
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp 36.263,70 66,1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.955,44 16,3
- Đất lúa nước 5.114,71 9,3 a
- Đất cây trồng cạn 3.840,43 7,0
b Đất lâm nghiệp 26.693,62 48,6
c Đất nuôi trồng thủy sản 553,93 1
d Đất làm muối 60,70 0,1
2 Đất chưa sử dụng 5.626,87 10,3
3 Đất đã sử dụng khác 12.997,27 23,7
Tổng cộng 54.887,84 100
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)
- Cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm trên đất cát biển
Theo số liệu ở bảng 3.3 thì trong số 8955,4 ha diện tích trồng cây
hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình thì cây lúa có diện tích
lớn nhất (chiếm 57,1% diện tích). Vị trí tiếp theo là cây rau các loại
(chiếm 18,1% diện tích), đến cây khoai lang (chiếm 11,7% diện tích)
và xếp thứ tư là cây lạc (chiếm 5,8% diện tích). Các loại cây trồng còn
lại chiếm từ 1,5 - 2% diện tích.
Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Tỉ lệ cơ cấu (%)
1 Lúa 5114,7 57,1
2 Rau các loại 1617,2 18,1
3 Khoai lang 1048,7 11,7
4 Lạc 515,0 5,8
5 Sắn 181,7 2,0
6 Đậu các loại 171,6 1,9
7 Ngô 141,7 1,6
8 Các cây khác 164,8 1,8
Tổng cộng 8955,4 100
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)
11
3.1.2. Thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
3.1.2.1. Kết quả điều tra nông hộ sản xuất lạc
- Quy mô sản xuất của nông hộ sản xuất lạc trên đất cát biển
Qua bảng 3.6 cho thấy, mỗi hộ có khoảng 4,5 nhân khẩu. Diện
tích sản xuất nông nghiệp bình quân trên 3.000 m2/hộ, trong đó
khoảng 1/5 diện tích chuyên trồng lạc. Chăn nuôi có quy mô nhỏ.
Bảng 3.6. Quy mô sản xuất của các nông hộ vùng đất cát biển
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Giá trị
trung bình
Khoảng
biến động
1 Số nhân khẩu/hộ người 4,51 1 - 7
2 Diện tích đất nông nghiệp/hộ m2 3.158,8 840 - 5.150
3 Diện tích đất trồng lúa/hộ m2 2.095,5 510 - 4.580
4 Diện tích đất trồng lạc/hộ m2 636,5 330 - 2.860
5 Diện tích cây trồng cạn khác m2 426,8 75 - 1.540
6 Số Trâu, bò/hộ con 2,33 0 - 16
7 Số lợn/hộ con 5,04 0 - 45
8 Số gia cầm/hộ con 37,43 0 - 250
- Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất lạc
Bảng 3.8. Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT trong
sản xuất lạc của nông dân vùng