3.1. Phân tích định tính về marketing hỗn hợp nhằm thu hút học viên cao học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội3.1.1. Chương trình đào tạo và dịch vụ dành cho học viên cao họcHầu hết các chương trình đào tạo thạc sĩ được các trường thiết kế theo theo định hướng nghiên cứu nhằm cung cấp kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành cho cao học viên. Thông qua chương trình học, cao học viên cókhả năng nghiên cứu độc lập, có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động nghề nghiệp chuyên môn. Khung chương trình đào tạo được các trường xây dựng đều đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ đối vớichương trình một năm học; tối thiểu 45 tín chỉ đối với chương đào tạo một năm rưỡi và tối thiểu 60 tín chỉ đối với chương trình đào tạo hai năm học.
Khối lượng học tập của mỗi tín chỉ theo quy định của Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ hiện hành. Chương trình đào tạo cao học viên cũng được các trường tham khảo các chương trình của cácnước có nền giáo dục tiên tiến như Singapore, Mỹ, Anh… Chương trình đào tạo thiết kế theo hệ thống tín chỉ bước đầu tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo theo định hướng khác nhau như định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Tuy nhiên, một số môn học vẫn còn mang tính lý thuyết chưa cập nhật kịp thời để giúp người học ứng dụng vào công tác thực tiễn. Bên cạnh đó, theo khung chương trình đào tạo thời gian lên lớp của các cao học viên tiếp xúc với giảng viên còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thời gian học tập và nghiên cứu, thời gian tự học chiếm tỷ trọng ít hơn đã tạo ra sự bị động của người học ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
211 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp marketing hỗn hợp nhằm thu hút học viên cao học của một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THU TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN
HỢP NHẰM THU HÚT HỌC VIÊN CAO HỌC CỦA
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội - 2024
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THU TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN
HỢP NHẰM THU HÚT HỌC VIÊN CAO HỌC CỦA
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Bình Giang
2. PGS.TS. Hoàng Văn Hải
HÀ NỘI - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội
dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình
nào của các tác giả khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Thu Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....... 15
1.1. Các nghiên cứu về thực trạng vận dụng marketing nhằm thu
hút học viên .................................................................................................... 15
1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các công cụ marketing hỗn
hợp đối với thu hút học viên ......................................................................... 20
1.3. Các nghiên cứu về giải pháp marketing hỗn hợp ............................... 25
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................... 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 31
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
MARKETING HỖN HỢP NHẰM THU HÚT HỌC VIÊN CAO HỌC ..... 32
2.1. Một số vấn đề cơ bản về marketing hỗn hợp trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo ................................................................................................ 32
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ giáo dục và đào tạo .................... 32
2.1.2. Marketing dịch vụ giáo dục và đào tạo ......................................... 35
2.1.3. Khái niệm marketing hỗn hợp trong dịch vụ ................................ 38
2.2. Nội dung cơ bản của marketing hỗn hợp trong thu hút học viên
cao học tại các cơ sở giáo dục đại học ......................................................... 40
2.2.1. Chương trình đào tạo và dịch vụ dành cho học viên cao học ....... 40
2.2.2. Chính sách về giá dịch vụ đào tạo ................................................ 42
2.2.3. Chính sách phân phối dịch vụ đào tạo cho học viên ..................... 43
2.2.4. Chính sách xúc tiến và truyền thông dịch vụ đào tạo ................... 46
2.2.5. Chính sách con người trong cung ứng dịch vụ đào tạo ................ 46
2.2.6. Chính sách quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo ........................... 47
2.2.7. Chính sách về cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................... 49
2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả việc vận dụng marketing hỗn hợp
nhằm thu hút học viên cao học tại các trường đại học .............................. 49
2.4. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 53
Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG
MARKETING HỖN HỢP NHẰM THU HÚT HỌC VIÊN CAO
HỌC CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 54
3.1. Phân tích định tính về marketing hỗn hợp nhằm thu hút học
viên cao học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội .......................... 54
3.1.1. Chương trình đào tạo và dịch vụ dành cho học viên cao học ....... 54
3.1.2. Chính sách về giá dịch vụ đào tạo ................................................ 56
3.1.3. Chính sách phân phối dịch vụ đào tạo cho học viên ..................... 57
3.1.4. Chính sách xúc tiến và truyền thông dịch vụ đào tạo ................... 59
3.1.5. Chính sách con người trong cung ứng dịch vụ đào tạo ................ 62
3.1.6. Chính sách quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo ........................... 64
3.1.7. Chính sách về cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................... 65
3.2. Phân tích định lượng về marketing hỗn hợp nhằm thu hút học
viên cao học tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội ...... 67
3.2.1. Thang đo ....................................................................................... 67
3.2.2. Dữ liệu ........................................................................................... 71
3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo cùng một nhân tố .............. 74
3.2.3. Kiểm định giá trị của thang đo ...................................................... 79
3.2.4. Đánh giá mô hình .......................................................................... 84
3.2.5. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến bằng mô hình tới hạn ....... 87
3.2.6. Thảo luận ....................................................................................... 90
3.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 109
3.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 109
3.3.2. Những hạn chế ............................................................................ 112
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................... 114
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 115
Chương 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC MARKETING
HỖN HỢP ĐỂ THU HÚT HỌC VIÊN CAO HỌC ................................. 116
4.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ........................................................... 116
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................... 116
4.1.2. Bối cảnh trong nước .................................................................... 117
4.2. Định hướng phát triển thị trường dịch vụ đào tạo sau đại học
của Việt Nam ................................................................................................ 119
4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng marketing
hỗn hợp nhằm thu hút học viên cao học tại các trường đại học trên
địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... 122
4.3.1. Các giải pháp ưu tiên .................................................................. 122
4.3.2. Các giải pháp hỗ trợ .................................................................... 130
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................. 134
KẾT LUẬN .................................................................................................. 135
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 140
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
AHP Analytic hierarchy Phương pháp phân tích thứ bậc
process
BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CA Cronbach’s alpha Hệ số alpha của Cronbach (dùng để phát hiện biến
quan sát không phù hợp)
CFA Confirmatory factor Phân tích nhân tố khám phá (một dạng SEM)
analysis
CS Cơ sở vật chất (công cụ marketing)
CT Xúc tiến, truyền thông (công cụ marketing)
DD Địa điểm (công cụ marketing)
DV Chương trình đào tạo và các sản phẩm đào tạo
khác (công cụ marketing)
EFA Exploratory factor Phân tích nhân tố khám phá (để tìm mối liên hệ
analysis giữa các biến quan sát với yếu tố mà nó làm tiêu
chí cũng như giữa các yếu tố)
KMO Phân tích hệ số thống kê Kaise-Myer-Olkin
MBA Master of Business Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Administration
NV Con người (một công cụ marketing)
P Giá cả (công cụ marketing)
QT Quy trình cung cấp dịch vụ đào tạo (công cụ
marketing)
SEM Structural equation Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính (để phát
modeling hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố)
SERVPERF Service performance Mô hình đánh giá sự hài lòng về dịch vụ
SERVQUAL Service quality Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
THHV Mức độ hài lòng (đại diện cho thu hút học viên)
TT Thông tư
UEF University of Finance Trường đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ
and Accountancy Chí Minh
UNESCO United Nations Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên
Educational, Scientific hợp quốc
and Cultural
Organization
VIF Variance inflation Yếu tố phóng đại phương sai (dùng để phát hiện
factor đa cộng tuyến)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả tìm kiếm trên môi trường mạng về đào tạo cao
học của một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội ....................... 60
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của các giảng viên tham gia đào tạo cao học viên
của các trường Đại học ở Việt Nam giai đoạn 2014-2019 ............................... 62
Bảng 3.3. Các thang đo về sự hài lòng của học viên đối với bảy công cụ
marketing được các trường sử dụng nhằm thu hút học viên cao học ............... 68
Bảng 3.4: Tổng hợp độ tin cậy thang đo chính thức với hệ số Cronbach’s alpha (CA) ..... 74
Bảng 3.5: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến độc lập ............................... 80
Bảng 3.6: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến thu hút học viên ................. 83
Bảng 3.7: Trọng số CFA các nhân tố của mô hình tới hạn ....................................... 85
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định bằng mô hình tới hạn ................................................. 87
Bảng 3.9 : Tác động của các nhân tố tới thu hút học viên ........................................ 90
Bảng 3.10-A: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về chương trình đào tạo
(công cụ sản phẩm trong marketing hỗn hợp) .................................................. 91
Bảng 3.10-B: Tỷ lệ người được khảo sát hài lòng về chương trình đào tạo và
dịch vụ dành cho học viên cao học ................................................................... 92
Bảng 3.11: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về giá dịch vụ đào tạo
(công cụ giá cả trong marketing hỗn hợp) ....................................................... 93
Bảng 3.12: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về địa điểm học (công cụ
kênh phân phối trong marketing hỗn hợp) ....................................................... 95
Bảng 3.13: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về hoạt động xúc
tiến/truyền thông (công cụ truyền thông trong marketing hỗn hợp) ................ 98
Bảng 3.14: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về yếu tố giảng viên, nhân
viên (công cụ con người trong marketing hỗn hợp) ....................................... 100
Bảng 3.15: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về quy trình cung ứng
dịch vụ đào tạo (công cụ quy trình trong marketing hỗn hợp) ....................... 103
Bảng 3.16: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về yếu tố cơ sở vật chất,
kỹ thuật (công cụ hiện diện vật chất trong marketing hỗn hợp)..................... 106
Bảng 3.17: Tương quan giữa các công cụ marketing hỗn hợp ............................... 107
Bảng 3.18: Mức độ hài lòng của người được khảo sát về hoạt động marketing
hỗn hợp của các trường .................................................................................. 109
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quá trình 5A thông qua quyết định mua hàng của khách hàng trong
lĩnh vực dịch vụ ................................................................................................ 38
Hình 2.2: Tháp nhu cầu cốt lõi (need) của khách hàng............................................. 41
Hình 2.3: Mô hình ảnh hưởng của marketing hỗn hợp tới thu hút học viên cao
học của các trường đại học ............................................................................... 52
Hình 3.1: So sánh số bài báo công bố quốc tế của cơ sở giáo dục đại học tại Hà
Nội và cơ sở giáo dục đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................. 64
Hình 3.2: Tình trạng hôn nhân và giới tính ............................................................... 72
Hình 3.3: Thu nhập của học viên cao học các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội..... 73
Hình 3.4: Chỗ ở của các học viên khảo sát ............................................................... 73
Hình 3.5: Kết quả phân tích CFA với mô hình tới hạn ............................................. 84
Hình 3.6 : Phân tích mô hình SEM (chuẩn hóa) ....................................................... 89
Hình 3.7: Đánh giá của học viên cao học về mức giá dịch vụ đào tạo của các
trường đại học (% số người trả lời) .................................................................. 94
Hình 3.8: Đánh giá của cao học viên về địa điểm đào tạo ........................................ 96
Hình 3.9: Tỷ lệ hài lòng của học viên cao học đối với nhân tố truyền thông ........... 97
Hình 3.10: Tỷ lệ học viên cao học hài lòng đối với nhân tố giảng viên, nhân viên ....... 100
Hình 3.11: Đánh giá của học viên về quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo ............. 103
Hình 3.12: Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của cao học viên ............................... 105
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Phỏng vấn chuyên gia về chương trình đào tạo và dịch vụ........................ 56
Hộp 3.2. Phỏng vấn chuyên gia về giá cả dịch vụ đào tạo........................................ 57
Hộp 3.3. Phỏng vấn chuyên gia về địa điểm ............................................................. 59
Hộp 3.4. Phỏng vấn chuyên gia về truyền thông ...................................................... 61
Hộp 3.5. Phỏng vấn chuyên gia về đội ngũ cán bộ giảng viên nhân viên ................ 64
Hộp 3.6. Phỏng vấn chuyên gia về quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo .................. 65
Hộp 3.7. Phỏng vấn chuyên gia về cơ sở vật chất .................................................... 67
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác đào tạo bậc thạc sĩ là chủ đề được quan tâm nhiều trong thời
gian qua ở Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tế cần nâng cao trình độ của
lao động để bắt nhịp với những thay đổi của nền kinh tế. “Đào tạo thạc sĩ là
để bổ sung những kiến thức đã học ở đại học cho học viên, hiện đại hóa
những kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành, có đủ năng
lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên
ngành đạo tạo” (Phạm Quang Huấn, 2015). Như vậy, người có trình độ thạc sĩ
là người có trình độ chuyên ngành vững vàng. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản quy định, hướng dẫn đào tạo trình độ sau đại học (bậc tiến sĩ và thạc sĩ)
như: Quyết định số 18/2000/QĐ-BGDĐT ngày 8-6-2000 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy chế đào tạo sau đại học; Thông tư số 15/2014/TT-
BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo
trình độ thạc sĩ. Trên cơ sở đó, nhiều trường đại học đã không ngừng nỗ lực
nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo trình độ thạc sĩ (trong đó có
công tác tuyển sinh nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu và đạt chất lượng tốt) đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động.
Tuy nhiên, trong thời đại giáo dục đại chúng, sự phát triển nhanh về số
lượng công tác tuyển sinh bậc cao học ở các trường đại học đã có ảnh hưởng
nhất định đối với chất lượng. Trước bối cảnh cạnh tranh đầy gay gắt như hiện
nay, thực tế công tác tuyển sinh học viên cao học những năm qua của các
trường đại học đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Trước hết là sự
chuyển biến trong “thị trường tuyển sinh” khi mà số lượng các trường đại học
mới thành lập ồ ạt và tuyển sinh bậc cao học được thực hiện ở nhiều nơi trong
hệ thống dẫn đến mất cân bằng cung - cầu nhân lực trong nhiều lĩnh vực.
1 Cùng với đó là việc tập trung nguồn lực vào công tác truyền thông nhằm cung
cấp cho học viên cao học tiềm năng những thông tin cần thiết và nâng cao vị
thế của trường còn chưa hiệu quả. Trước những khó khăn đó, mỗi trường đại
học đào tạo bậc thạc sĩ cần xác định rõ vai trò, sứ mệnh và có những giải pháp
hiệu quả để hoàn thiện công tác tuyển sinh, thu hút học viên cao học tiềm
năng tốt để phát triển lâu dài.
Nhận thức được vấn đề này, nhiều trường đại học trên địa bàn thành
phố Hà Nội đã nỗ lực cải thiện công tác tuyển sinh lĩnh vực thạc sĩ nhằm thu
hút ngày càng nhiều hơn và chất lượng hơn học viên cao học tiềm năng. Một
trong những vấn đề cần quan tâm trong công tác tuyển sinh học viên cao học
là các giải pháp liên quan đến hoạt động marketing hỗn hợp trong giáo dục.
Ở Việt Nam, cùng với xu thế già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm, lượng
cầu về giáo dục nói chung đang có xu hướng giảm. Đào tạo nói chung, đào
tạo bậc cao học nói riêng, là một loại hình dịch vụ mà lượng cầu ở Việt
Nam ngày càng giảm trong khi lượng cung ngày càng tăng. Đặc biệt, sau
một thời gian bùng nổ ở hai thập niên đầu thế kỷ, lượng cầu về đào tạo bậc
thạc sĩ đã giảm dần. Trong khi đó, cùng với bùng nổ lượng cầu trước đây,
lượng cung đào tạo thạc sĩ cũng bùng nổ trong hai thập niên đầu. Xu hướng
cung - cầu đào tạo bậc cao học ở Việt Nam như thế khiến cho những nhà
cung cấp dịch vụ, tức là các cơ sở đào tạo phải cạnh tranh lẫn nhau trong
thu hút người tiêu dùng dịch vụ, tức là học viên. Từ góc độ quản trị kinh
doanh, năng lực cạnh tranh của một tổ chức bao gồm các yếu tố marketing.
Năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo bao gồm chiến lược marketing đào
tạo. Chiến lược marketing đào tạo có hai mục tiêu: một là, giữ chân những
học viên đang có; hai là, thu hút nhiều học viên mới. Cả hai mục tiêu ấy có
thể gọi chung là thu hút học viên.
2 Giáo dục là dịch vụ đặc biệt, vì vậy việc áp dụng chiến lược marketing
ở các cơ sở đào tạo như thế nào để thu hút được học viên là một câu hỏi
nghiên cứu có ý nghĩa khoa học. Điều này càng đúng trong trường hợp đào
tạo cao học ở Việt Nam.
Hà Nội là địa phương có nhiều trường đại học nhất trong các đơn vị
hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính vì vậy, cạnh
tranh trong thu hút học viên nói chung, học viên cao học nói riêng, ở Hà Nội
cho thấy vấn đề rõ nhất.
Tuy nhiên, nghiên cứu các giải pháp marketing hỗn hợp trong việc thu
hút học viên cao học của các trường địa học ở Việt Nam nói chung và trên địa
bàn thành phố Hà Nội nói riêng còn tương đối ít. Xuất phát từ lý do đó,
nghiên cứu này lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu các giải pháp marketing hỗn
hợp nhằm thu hút học viên cao học của một số trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của luận án là tìm
ra các giải pháp marketing hỗn hợp phù hợp để thu hút học viên cao học. Tiến
tới ụcm tiêu này, luận án cần nhằm hai mục tiêu trung gian gồm: (i) xác định căn
cứ khoa học của chiến lược marketing nhằm thu hút học viên cao học; và (ii) xác
định căn cứ thực tiễn của chiến lược marketing nhằm thu hút học viên cao học
thông qua trường hợp các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nêu trên, luận án tự
đặt ra các nhiệm vụ sau đây.
Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài để hệ thống
hóa cơ sở lý luận về marketing hỗn hợp nhằm thu hút học viên, chỉ ra những
3 thành phần của marketing hỗn hợp, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá
giải pháp marketing hỗn hợp nhằm thu hút học viên
Thứ hai, phân tích thực trạng vận dụng marketing hỗn hợp nhằm thu
hút học viên cao học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
phân tích nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng marketing hỗn hợp nhằm thu hút
học viên cao học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng
marketing hỗn hợp nhằm thu hút học viên cao học tại các trường đại học trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên có thể
phiên thành các câu hỏi nghiên cứu sau:
a) Các giải pháp marketing cho dịch vụ giáo dục nói chung và cho dịch
vụ đào tạo bậc cao học nói riêng dựa trên cơ sở lý luận nào?
b) Phải phân tích thực tiễn áp dụng chiến lược marketing nhằm thu hút học
viên cao học ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội bằng khung phân tích nào?
c) Thực tiễn áp dụng chiến lược marketing nhằm thu hút học viên cao
học ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho thấy điều gì?
d) Trên cơ sở lý luận marketing dịch vụ và thực tiễn công tác marketing
thu hút học viên cao học tại các trường đại học ở Hà Nội, có thể đề xuất nội
dung chiến lược marketing thu hút học viên cao học như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp marketing hỗn hợp hiệu quả
giúp các trường đại học thu hút học viên cao học. Marketing hỗn hợp là việc
phối hợp có kiểm soát các công cụ marketing (hay chính sách marketing cụ
thể) để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường. Marketing hỗn hợp là một chiến
lược marketing gồm nhiều công cụ marketing mà doanh nghiệp có thể sử
4 dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Số lượng
công cụ marketing đó tùy vào doanh nghiệp và loại hình sản phẩm, dịch vụ
mà doanh nghiệp đó cung cấp. Đối với trường đại học cung cấp dịch vụ đào
tạo cao học, số lượng công cụ marketing thường nhiều hơn so với số lượng
công cụ mà một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hữu hình thực hiện.
Marketing hỗn hợp là một bộ phận của chiến lược marketing rộng lớn
gồm rất nhiều các hoạt động marketing cụ thể được phối hợp. Khung chiến
lược marketing bao gồm ba mảng: 1) Hiểu sản phẩm dịch vụ, khách hàng và
thị trường; 2) Các chính sách marketing hỗn hợp; 3) Triển khai các chính sách
dịch vụ mang lại lợi nhuận (Wirtz và Lovelock, 2021). Luận án chỉ nghiên
cứu mảng thứ hai trong ba mảng này. Để luận án nghiên cứu tập trung, các hoạt
động marketing ở mảng thứ nhất và thứ ba không nằm trong phạm vi nghiên cứu
của luận án dù chúng ềđ u là những hoạt động marketing quan trọng:
- Xác định khách hàng mục tiêu (hoạt động thuộc mảng thứ nhất); Luận
án giả định rằng các trường đã phân tích thị trường, xác định khách hàng mục
tiêu rồi mới tiến hành các marketing hỗn hợp.
- Quản trị quan hệ khách hàng, xây dựng lòng thủy chung của khách hàng,
giải quyết phàn nàn của khách hàng (các hoạt động thuộc mảng thứ ba).
Nghiên cứu tập trung vào các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội có đào
tạo chương trình thạc sĩ. Trong thực tế, gần như toàn bộ các cơ sở đào tạo bậc
đại học trở lên ở Hà Nội đều có chương trình này. Tuy nhiên, vì lý do khó thu
thập thông tin, luận án sẽ không nghiên cứu các cơ sở đào tạo của lực lượng
vũ trang Việt Nam mà nhiều cơ sở như thế đóng chân trên địa bàn Hà Nội.
Về mặt thời gian, luận án tiến hành hoạt động điều tra xã hội học được thực
hiện từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. Giải pháp đề xuất đến năm 2030.
5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
a) Cách tiếp cận và khung nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu thu hút học viên cao học có thể tiếp cận bằng nhiều
chuyên ngành: quản trị giáo dục, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh. Tuy
nhiên, luận án này sẽ chỉ tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng chuyên ngành quản
trị kinh doanh, cụ thể là qua lăng kính của các lý luận về marketing dịch vụ.
Luận án này sẽ tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng các lý thuyết về marketing
hỗn hợp trong dịch vụ giáo dục bao gồm: lý thuyết marketing hiện đại của
Kotler và Keller (2016), lý thuyết marketing hỗn hợp của McCarthy (1964),
lý thuyết marketing hỗn hợp trong giáo dục của Kotler và Fox (1995), lý
thuyết hành vi người tiêu dùng của Kotler và Armstrong (2018)...
6
Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả luận án đề xuất.
Do thu hút khách hàng có thể thực hiện thông qua trung gian là sự hài
lòng của khách hàng, nên luận án này nhìn nhận kết qua thu hút học viên cao
học của marketing hỗn hợp qua mức độ hài lòng của học viên đối với
marketing hỗn hợp nói chung và từng công cụ của marketing hỗn hợp nói
riêng của các trường.
7 Khung nghiên cứu của luận án được khái quát bằng hình 1.
b) Các kỹ thuật nghiên cứu cụ thể
Tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về cơ
sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây về đào tạo sau đại học, giải
pháp marketing hỗn hợp nhằm thu hút học viên cao học để phục vụ cho
những yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài.
So sánh: Phương pháp này phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu của
luận án, các công trình nghiên cứu liên quan về vận dụng marketing hỗn hợp
nhằm thu hút học viên cao học tại các trường đại học. Từ đó, khẳng định lại
cơ sở khoa học của giải pháp marketing hỗn hợp trong lĩnh vực dịch vụ giáo
dục cũng như xác định các điểm mới.
Phỏng vấn sâu: Mục đích nhằm thu thập thông tin về vấn đề nghiên
cứu; tư vấn về mô hình nghiên cứu; đánh giá về các kết quả nghiên cứu của
đề tài; gợi mở về các định hướng giải pháp và kiến nghị. Phỏng vấn sâu được
tiến hành đối với các chuyên gia và nhà quản lý tại một số trường đại học trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Số lượng người được phỏng vấn là 20 người đều là
những chuyên gia giỏi, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, công tác tại các đơn vị
nghiên cứu và tư vấn chính sách, các trường đại học và cơ sở đào tại Hà Nội.
Phương pháp khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để lấy dữ liệu
sơ cấp dùng cho phân tích định lượng. Tác giả luận án thiết kế bảng hỏi về
mức độ hài lòng của người được khảo sát đối với các công cụ marketing hỗn
hợp một số cơ sở đào tạo lớn trên địa bàn Hà Nội. Tác giả luận án thiết kế câu
hỏi để đo cảm nhận của người được phỏng vấn theo thang đo năm bậc kiểu
Likert (1932), từ 1 (rất không hài lòng) đến 5 (rất hài lòng). Các bảng hỏi
được phát tới những học viên cao học của một số trường trên địa bàn Hà Nội,
bao gồm: Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học
8 viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Tài chính, Trường đại học Thương mại,
Trường đại học Ngoại thương, Học viên Ngân hàng, Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn Thông, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường đại học
Thăng Long. Đây là các trường có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong đào tạo,
có số lượng học viên cao học được tuyển sinh trong những năm gần đây lớn,
đại diện cho cả bốn nhóm trường xét theo nguồn lực hoạt động:
Nhóm 1: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Kinh tế Quốc dân,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đây là nhóm trường có lịch sử lâu đời
(thành lập ngay sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi), có quy mô lớn, có cơ
sở vật chất lớn, đội ngũ giảng viên, nhân viên lớn.
Nhóm 2: Trường đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện
Ngân hàng, Trường đại học Thương mại. Đây là nhóm trường có quy mô nhỏ
hơn nhóm 1, thành lập trong thập niên 1960, nguồn lực không nhiều, nhưng
chất lượng nguồn lực cao.
Nhóm 3: Học viện Khoa học xã hội. Đây là trường mới thành lập năm
2010, cơ sở vật chất hạn chế nhưng lực lượng giảng viên đông (từ các viện
thành viên của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và giảng viên thỉnh
giảng) thuộc nhiều chuyên ngành lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Nhóm 4: Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu
chính - Viễn thông, Trường đại học Thăng Long. Đây là nhóm có lịch sử non trẻ,
cơ sở vật chất không được như nhóm 1 và nhóm 2, đội ngũ giảng viên còn ít.
Trong các cơ sở đào tạo nêu trên bao gồm cả đại học và trường đại học,
công lập và tư thục, đa ngành và đơn ngành (theo số lượng mã ngành đào tạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tổng số phiếu nhận được trả lời và có thể sử dụng được là 389 mặc dù
không đạt mức tối ưu (gấp 10 lần số biến quan sát) nhưng vẫn trên mức tối
thiểu (gấp 5 lần số biến quan sát).
9 Phương pháp phân tích định lượng:
Luận án phân tích kết quả trả lời về mức độ hài lòng thông qua các chỉ
số: tỷ lệ người rất hài lòng trong tổng số người trả lời về một biến quan sát cụ
thể, tỷ lệ người hài lòng, tỷ lệ người trung lập, tỷ lệ người không hài lòng, tỷ
lệ người rất không hài lòng. Khi có 5 bậc cho biết mức độ hài lòng, có thể suy
ra theo công thức (n-1)/n để có năm khoảng mức độ sau đây:
1,00 - 1,80: Rất không hài lòng
1,81 - 2,60: Không hài lòng
2,61 - 3,40: Trung lập
3,41 - 4,20: Hài lòng
4,21 - 5,00: Rất hài lòng
Luận án sử dụng phương pháp kiểm định alpha của Cronbach (1951)
nhằm đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát trong từng nhóm nhân tố, từ
đó xác định độ tin cậy của thang đo. Để sử dụng Cronbach's alpha làm hệ số
tin cậy, các điều kiện sau phải được đáp ứng (Spiliotopoulou, 2009): dữ liệu
được phân phối chuẩn và tuyến tính; các kiểm định hoặc biện pháp về cơ bản
là tương đương tau; sai sót trong các phép đo là độc lập.
Bảng 1: Các mức độ tin cậy dựa trên hệ số Cronbach’s alpha
Cronbach's alpha Độ tin cậy
α ≥ 0,9 Rất cao
0,9 > α ≥ 0,8 Khá cao
0,8 > α ≥ 0,7 Chấp nhận được
0,7 > α ≥ 0,6 Đáng ngờ
0,6 > α ≥ 0,5 Kém
0,5 > α Không chấp nhận được
Nguồn: George và Mallery (2003).
10