Cách tiếp cận này của IASB trái ngược với thực tế là hầu hết các quy định pháp
lý của các quốc gia đều xây dựng định nghĩa riêng về DNNVV cho nhiều mục đích khác
nhau, bao gồm các yêu cầu BCTC khác nhau, trên cơ sở hình thức pháp lý và các thước
đo định lượng như doanh thu, tổng tài sản và số lượng lao động (Kozak, 2007). Do đó,
các bên liên quan của DNNVV sẽ quen thuộc hơn với các định nghĩa định lượng về
DNNVV hơn là DNNVV với tư cách là 'các đơn vị không chịu trách nhiệm giải trình
công khai'. Do IASB không chỉ rõ DNNVV nào được phép sử dụng các tiêu chuẩn mà
để vấn đề này cho từng khu vực tài phán quyết định. Các tiêu chí để áp dụng IFRS cho
SMEs có thể không nhất quán. Holgate (2007) chỉ ra rằng định nghĩa DNNVV này sẽ
bao gồm các DN tư nhân và các công ty tư nhân lớn khác, có quy mô tương đương với
các công ty niêm yết trên thị trường vốn và có ý nghĩa kinh tế về mặt sử dụng lao động,
vốn . Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu loại pháp nhân này có nên được phép áp dụng IFRS
cho SMEs hay bắt buộc phải tuân thủ IFRS đầy đủ hoặc các CMKT khác. Vấn đề về
định nghĩa DNNVV đã được Jarvis (2003) cảnh báo về việc các DN lớn chưa niêm yết
nên được giải quyết như thế nào trong các chuẩn mực. Một số nhà nghiên cứu cũng cho
rằng định nghĩa của IASB về trách nhiệm giải trình công khai không đủ rõ ràng để đánh
giá liệu các DN có trách nhiệm giải trình công khai hay không (Ploybut, 2012).
Xét về mục tiêu của BCTC của DNNVV, ngoài việc xác định tính hữu ích cho
việc ra quyết định và vai trò quản lý của BCTC cho DNNVV, việc nhấn mạnh vào việc
loại trừ 'người trong cuộc' đã được thực hiện (IASB, 2009): i) Mục tiêu của BCTC của
một DNNVV là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và các
luồng tiền của DN hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều người dùng không
có khả năng tiếp cận báo cáo một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của
họ; ii) BCTC cũng cho thấy kết quả của sự quản lý của ban điều hành - trách nhiệm giải
trình của ban điều hành đối với các nguồn lực được giao phó.
244 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
TÔ THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN
HÀ NỘI - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
TÔ THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ SỐ: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN QUÝ LIÊN
HÀ NỘI - 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa Việt Nam” này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực
trong học thuật.
Nghiên cứu sinh
Tô Thị Thu Trang
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ........................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 10
1.1 Tổng quan các phương pháp tiếp cận và đo lường chất lượng thông tin báo
cáo tài chính .............................................................................................................. 10
1.1.1 Đo lường theo chất lượng lợi nhuận ............................................................ 14
1.1.2 Đo lường dựa trên tính thích hợp của thông tin ........................................... 14
1.1.3 Đo lường theo một số yếu tố cụ thể của báo cáo tài chính .......................... 15
1.1.4 Đo lường dựa trên đầy đủ các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài
chính ..................................................................................................................... 17
1.2 Quan điểm nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo
cáo tài chính .............................................................................................................. 21
1.2.1 Quan điểm nghiên cứu về chất lượng thông tin báo cáo tài chính .............. 21
1.2.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài
chính ..................................................................................................................... 26
1.2.3 Mối liên hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chất lượng thông tin báo cáo tài
chính ...................................................................................................................... 27
1.3 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................... 32
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................. 32
1.3.2 Mối liên hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chất lượng thông tin báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................... 34
1.4 Khoảng trống nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu ..................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 42
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 43
2.1 Khung khái niệm cho báo cáo tài chính ........................................................... 43
2.1.1 Phạm vi và mục tiêu của báo cáo tài chính .................................................. 43
iii
2.1.2 Khung khái niệm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 47
2.2 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính và các thuộc tính đánh giá chất lượng50
2.2.1 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính ........................................................ 50
2.2.2 Các thuộc tính đánh giá chất lượng thông tin báo cáo tài chính .................. 54
2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 59
2.3.1 Đóng góp kinh tế và xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.................... 59
2.3.2 Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cho mục đích báo cáo tài chính ........... 60
2.3.3 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo
cáo tài chính .......................................................................................................... 63
2.4 Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu ............................................... 77
2.4.1 Lý thuyết thông tin hữu ích .......................................................................... 77
2.4.2 Lý thuyết đại diện/ủy nhiệm ........................................................................ 78
2.5 Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................... 80
2.5.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................ 80
2.5.2 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 85
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 86
3.1 Xây dựng quy trình nghiên cứu ........................................................................ 86
3.2 Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 87
3.2.1 Đối tượng tham gia thảo luận ...................................................................... 88
3.2.2 Kết quả thảo luận ......................................................................................... 89
3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 100
3.3.1 Công cụ thu thập dữ liệu ............................................................................ 101
3.3.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ............................................. 102
3.3.3 Phương pháp phân tích ............................................................................. 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 109
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 110
4.1 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 110
4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 110
4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................ 111
4.1.3 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ................................................ 112
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các thuộc tính chất lượng thông tin báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ................................. 115
4.2.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo .............................................................. 115
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 118
4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ......................................................... 121
iv
4.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ........................................... 124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 129
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .. 130
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................ 130
5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 131
5.2.1 Thảo luận về các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .............................................................. 131
5.2.2 Thảo luận về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam....................................................... 137
5.3 Một số khuyến nghị .......................................................................................... 151
5.3.1 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ........................ 151
5.3.2 Khuyến nghị đối với Các cơ quan giám sát ............................................... 159
5.4. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai ........................................... 160
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 162
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 165
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 177
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAA : Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (American Association of Accountants)
AIA : Viện kế toán Hoa Kỳ (American Institute of Accountants)
AICPA : Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public
Accountants)
BCTC : Báo cáo tài chính
BCTHTC : Báo cáo tình hình tài chính
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CL : Chất lượng
CLTT : CLTT
CMKTQT : Chuẩn mực kế toán quốc tế
DN : Doanh nghiệp
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (The Financial Accounting
Standards Board)
HT : Hệ thống
HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ
HTTT : Hệ thống thông tin
HTTTKT : Hệ thống thông tin kế toán
IASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (The International Accounting Standard
Board)
IASC : Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (The International Accounting Standards
Committee)
IFAC : Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants)
IFRS cho SMEs: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
IFRS : Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
CNTT : Công nghệ thông tin (Information technology)
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KT : Kế toán
KTQT : Kế toán quản trị
vi
KTTC : Kế toán tài chính
MLR : Multiple linear regression
PL : Phụ lục
PMKT : Phần mềm kế toán
SĐ : Sơ đồ
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTKT : Thông tin kế toán
TSNH : Tài sản ngắn hạn
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp các phương pháp đo lường CLTT BCTC ..................................... 11
Bảng 2.1: Định nghĩa và quan điểm về CLTT BCTC ................................................... 51
Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại DNNVV theo quy mô/khu vực của Việt Nam ................ 62
Bảng 2.3. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết ............................... 84
Bảng 3.1: Danh sách các đối tượng tham gia thảo luận ................................................ 88
Bảng 3.2: Kết quả thảo luận về nhân tố của mô hình nghiên cứu và các thuộc tính đo
lường CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam .......................................................... 90
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đề xuất
theo ý kiến của các chuyên gia ...................................................................................... 91
Bảng 3.4: Thang đo nháp chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Việt Nam ................................................................................................ 92
Bảng 3.5. Thang đo nháp nhân tố Vai trò của nhà quản trị ........................................... 96
Bảng 3.6. Kết quả thảo luận thang đo Vai trò của nhà quản trị .................................... 96
Bảng 3.7. Thang đo nháp nhân tố Năng lực của kế toán ............................................... 98
Bảng 3.8. Kết quả thảo luận thang đo Năng lực của kế toán ........................................ 98
Bảng 3.9. Thang đo chính thức được mã hóa ................................................................ 99
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................... 110
Bảng 4.2: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha nghiên cứu định lượng sơ bộ .................. 111
Bảng 4.3: Kết quả thống kê phiếu khảo sát hợp lệ ...................................................... 114
Bảng 4.4: Kết quả thống kê theo hình thức pháp lý, thời gian hoạt động và lĩnh vực kinh
doanh của mẫu khảo sát hợp lệ .................................................................................... 114
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................... 116
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ................................................ 118
Bảng 4.7: Phương sai trích các nhân tố ....................................................................... 119
Bảng 4.8: Ma trận xoay các nhân tố ............................................................................ 120
Bảng 4.9: Chỉ báo độ phù hợp mô hình của tất cả các nhân tố (mô hình đầy đủ) ...... 122
Bảng 4.10: Tổng phương sai trích rút (AVE) của các nhân tố và ma trận tương quan giữa
các khái niệm ............................................................................................................... 123
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định các biến trong mô hình nghiên cứu ............................ 127
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................... 128
Bảng 5.1: Đánh giá về thuộc tính Thích hợp của BCTC ............................................. 131
viii
Bảng 5.2: Đánh giá về thuộc tính Trình bày trung thực của BCTC ............................ 133
Bảng 5.3: Đánh giá về thuộc tính Dễ hiểu của BCTC ................................................ 134
Bảng 5.4: Đánh giá về thuộc tính Có thể so sánh của BCTC...................................... 135
Bảng 5.5: Đánh giá về thuộc tính Kịp thời của BCTC ................................................ 136
Bảng 5.6: Đánh giá về Vai trò của nhà quản trị của DNNVV Việt Nam ................... 137
Bảng 5.7: Đánh giá về Năng lực của kế toán của DNNVV Việt Nam ....................... 144
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1: Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của Heidi Vander Bauwhede
(2001) ............................................................................................................................. 29
Sơ đồ 1.2: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến CL HTTTT kế toán của Jufri Darma (2018) ... 29
Sơ đồ 1.3: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của Hari Setiyawati (2013)32
Sơ đồ 2.1: Mô hình vai trò quản lý của BCTC /Trách nhiệm giải trình ........................ 46
Sơ đồ 2.2: Mô hình tính hữu ích cho việc ra quyết định của BCTC ............................. 47
Sơ đồ 2.3: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 81
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................ 87
Sơ đồ 3.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng ................................................. 101
Sơ đồ 5.1: Chiều ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình ...................................... 130
Hình 4.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................... 124
Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................. 126
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01. TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ VÀ MÔ HÌNH NGHÊN CỨU
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CLTT BCTC ........................................................ 177
PHỤ LỤC 02. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP TỚI CLTT BCTC TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA........................................................................................... 184
PHỤ LỤC 03. DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA ....................................... 199
PHỤ LỤC 04: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................ 205
PHỤ LỤC 05: STANDARDIZED REGRESSION WEIGHTS ............................ 208
PHỤ LỤC 06: DANH SÁCH TỔNG HỢP DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT VÀ
NHẬN PHIẾU HỢP LỆ ............................................................................................ 210
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
CLTT BCTC là một khái niệm rộng, không chỉ đề cập đến thông tin tài chính mà
còn đề cập đến các thông tin thuyết minh và các thông tin phi tài chính khác hữu ích cho
việc ra quyết định (Ferdy van Beest và cộng sự, 2009). Chất lượng thông tin BCTC chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài và đặc điểm của
từng loại hình DN sẽ ảnh hưởng tới CLTT BCTC theo các cách khác nhau.Thông tin là
nhân tố chính yếu tạo ra sự thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia
tăng và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có ích cho khách hàng (Laudon và Laudon,
2007). Ruzevicius và Gedminaite (2007) đã chỉ ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh
phụ thuộc vào chất lượng của thông tin và các tổ chức không chỉ xem xét thông tin là
một yếu tố hỗ trợ, mà còn là một sản phẩm hỗ trợ cho quá trình quản lý. Ruzevicius
và Gedminaite (2007) cho rằng quản trị CLTT trở thành một trong những nhân tố chính
của quản trị tổ chức. Ngày càng nhiều đơn vị tin tưởng rằng, thông tin có chất lượng là
nhân tố quan trọng tạo nên thành công cho đơn vị họ (Wang và cộng sự., 1998), thông
tin kế toán không đảm bảo chất lượng sẽ trở nên vô dụng đối với người sử dụng và có
thể dẫn đến việc ra quyết định sai (Kieso và cộng sự., 2007). Nói cách khác, nếu thông
tin trong tổ chức có chất lượng tốt, tổ chức sẽ hoạt động tốt, và ngược lại nếu thông tin
có chất lượng xấu sẽ gây ra mối đe dọa cho sự tồn tại của tổ chức, do đó CLTT rất quan
trọng cho sự phát triển bền vững của một tổ chức (Ismail, 2009).
Định nghĩa về DNNVV dựa trên các đặc tính định tính thì Doanh nghiệp nhỏ và
vừa là doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, có thị trường cổ phiếu hạn chế và điều hành
bởi một cá nhân hay một nhóm chủ sở hữu. DN chỉ nắm giữ một phần nhỏ cổ phiếu trên
thị trường, được quản lí bởi chính chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu (Bolton, 1971). Tại Việt
Nam, tiêu chí phân loại DNNVV cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển kinh tế.
Luật Hỗ trợ DNNVV (2017) xác định tiêu chí của DNNVV Việt Nam bao gồm DN nhỏ,
DN vừa, DN siêu nhỏ, theo số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm,
đáp ứng tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 300 tỷ đồng hoặc Tổng doanh thu năm
trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. DNNVV Việt N