Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, dự phòng tài chính cho người tham gia bảo hiểm khi phải điều trị nội trú và ngoại trú, bảo hiểm sức khỏe ra đời là một trong những loại hình bảo hiểm thuộc dòng sản phẩm thương mại do các công ty bảo hiểm cung cấp. Người tham gia bảo hiểm có thể là các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khoẻ được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm sức khoẻ, người tham gia bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ các chi phí tại bệnh viện hoặc phòng khám hợp pháp trong trường hợp gặp các vấn đề như ốm đau, tai nạn, thai sản. Trong những năm gần đây, các rủi ro trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh như tai nạn, bệnh tật đang có xu hướng gia tăng về cả xác suất và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2009 đến 2019, cả nước đã xảy ra 331.390 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100.227 người (chủ yếu trong độ tuổi lao động), bị thương 333.435 người. Bên cạnh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng là một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, trong giai đoạn 2011 - 2020, toàn quốc đã xảy ra 75.161 vụ tai nạn lao động làm 77.326 người bị nạn trong đó có 7.877 người chết, 17.133 người bị thương nặng; số mắc bệnh nghề nghiệp cộng dồn từ 2016 đến 2020 là 32.000 người lao động. Như vậy có thể thấy rằng tình hình tai nạn nói chung có chiều hướng phức tạp trong một vài năm trở lại đây và gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại do hao phí thời gian lao động của người bị tai nạn, người chăm sóc và những thiệt hại xã hội khác. Ngoài ra, các vấn đề ô nhiễm môi trường nhất là môi trường không khí, môi trường nước và biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng ở Việt Nam, hay các vấn đề xã hội như thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng tác động không nhỏ đến sức khoẻ của người dân. Điều này khiến cho tỷ lệ mắc các loại bệnh của người dân như bệnh phổi, bệnh đường hô hấp, ung thư, các bệnh mãn tính và dịch bệnh đang có xu hướng tăng nhanh, tác động mạnh đến sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Hơn nữa, giá cả của các dịch vụ y tế cũng có mức độ gia tăng mạnh trong vài năm trở lại đây khiến cho chi phí y tế của người dân trong tổng chi cho y tế cũng tăng lên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, không chỉ là gánh nặng về sức khoẻ mà còn là gánh nặng về mặt tài2 chính. Trong khi đó, nhu cầu bảo hiểm sức khoẻ tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2020, bảo hiểm sức khỏe doanh thu đạt 12.709 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31%, tăng trưởng 3%. Theo nhận định của giới chuyên môn, bảo hiểm đang là xu hướng mới được nhiều người đầu tư để bảo vệ tài chính, đặc biệt là bảo hiểm sức khỏe (PV, 2021). Khảo sát của Công ty toàn cầu về nghiên cứu thị trường Nielsen cũng chỉ ra mối quan tâm của người Việt đối với sức khỏe ngày càng lớn, theo đó năm 2020 tăng 4% so với năm 2019 và đứng top 1, trên cả sự ổn định của công việc hay sự cân bằng cuộc sống - công việc. Xu hướng của người tiêu dùng Việt cũng cho thấy mức độ quan tâm tới các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp vẫn duy trì ở mức cao, đứng top 3 chỉ sau tiết kiệm và mua sắm quần áo (PV, 2021). Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần phải có giải pháp nỗ lực để đẩy mạnh khai thác thị trường bảo hiểm sức khoẻ đầy tiềm năng tại Việt Nam.

pdf198 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------------------------- TRẦN TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM SỨC KHOẺ PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------------------------- TRẦN TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM SỨC KHOẺ PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ BẢO HIỂM Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH HÀ NỘI – 2022 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Trần Tiến Dũng ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe ....................................................................................................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 10 1.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu về ý định mua bảo hiểm sức khoẻ ...... 13 1.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) .............................. 13 1.2.2. Mô hình hành vi hướng tới mục tiêu (MGB) ............................................... 14 1.2.3. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior) .................... 16 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 18 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM SỨC KHOẺ PHI NHÂN THỌ .......................................... 20 2.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ............................ 20 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ...................... 20 2.1.2. Nội dung của bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ............................................ 26 2.1.3. Thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ ................................................. 33 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ .......................... 36 2.2.1. Các nhân tố trong môi trường vĩ mô ............................................................ 36 2.2.2. Các nhân tố vế ảnh hưởng đến cung bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ ........ 39 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ ............... 41 2.3. Ý định mua bảo hiểm và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ .............................................................................................. 44 2.3.1. Ý định mua bảo hiểm ................................................................................... 44 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ....... 45 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 51 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 51 iii 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 52 3.2.1. Mô hình nghiên cứu định tính ...................................................................... 52 3.2.2. Mô hình nghiên cứu định lượng ................................................................... 52 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 54 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp ..................................................... 54 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp....................................................... 54 3.3.3. Thiết kế thang đo .......................................................................................... 57 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 65 3.4.1. Đối với nghiên cứu định tính ........................................................................ 65 3.4.2. Đối với nghiên cứu định lượng..................................................................... 65 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM SỨC KHOẺ PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM ............... 70 4.1. Thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam ............................... 70 4.1.1. Điều kiện môi trường vĩ mô ......................................................................... 70 4.1.2. Các doanh nghiệp bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ hoạt động trên thị trường Việt Nam ................................................................................................................. 75 4.1.3. Sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam ............. 79 4.1.4. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam .. 81 4.1.5. Doanh thu phí và tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam ................................................................................................................. 82 4.1.6. Tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam ........................................................................................................................ 83 4.1.7. Đánh giá chung thực trạng thị trường bảo hiểm sức khoẻ Việt Nam ........... 85 4.2. Nhu cầu bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam ................................ 92 4.2.1. Kênh thông tin về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ..................................... 92 4.2.2. Kênh mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ................................................. 95 4.2.3. Nhu cầu mua bảo hiểm sức khoẻ trong thời gian tới .................................... 96 4.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam .............................................................................................. 96 4.3.1. Nhân tố trong môi trường vĩ mô ................................................................... 98 4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam.......................................................................................................... 101 4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam.......................................................................................................... 105 iv 4.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam ..................................................................................... 106 4.4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................ 106 4.4.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo......................................................... 108 4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................... 111 4.4.4. Phân tích hồi quy sự ảnh hưởng của các nhân tố ....................................... 112 4.4.5. Phân tích phương sai ANOVA đánh giá sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ .......................................................................................................... 117 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM SỨC KHOẺ PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM ...................................... 125 5.1. Định hướng của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm sức khỏe ............. 125 5.2. Xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam ................................................................................................................. 127 5.3. Kiến nghị và giải pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của các nhân tố đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam .................................. 129 5.3.1. Kiến nghị và giải pháp nâng cao ảnh hưởng của nhân tố môi trường vĩ mô .. 130 5.3.2. Các giải pháp nâng cao ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về cung bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam ..................................................................... 134 5.3.3. Kiến nghị và giải pháp nâng cao ảnh hưởng của các nhân tố về cầu và ý định mua bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam ..................................... 142 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 156 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 170 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ATB Thái độ đối với hành vi BHSK Bảo hiểm sức khỏe BHYT Bảo hiểm y tế DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm EFA Phân tích nhân tố khám phá KCB Khám chữa bệnh NCT Người cao tuổi NĐBH Người được bảo hiểm OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SN Chuẩn mực chủ quan STBH Số tiền bảo hiểm STBH Số tiền bảo hiểm TCTD Tổ chức tín dụng TPB Lý thuyết hành vi dự định TTBH Thị trường bảo hiểm WB World Bank, Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân biệt bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ........ 21 Bảng 3.1. Thang đo Thái độ đối với rủi ro và BHSK phi nhân thọ ..................... 58 Bảng 3.2. Thang đo Chuẩn chủ quan về BHSK phi nhân thọ .............................. 58 Bảng 3.3. Thang đo Kiểm soát hành vi có nhận thức ......................................... 60 Bảng 3.4. Thang đo Năng lực đáp ứng nhu cầu của các DNBH phi nhân thọ ...... 61 Bảng 3.5. Thang đo Truyền thông, quảng cáo về BHSK phi nhân thọ ................ 63 Bảng 3.6. Thang đo Ý định mua BHSK phi nhân thọ ......................................... 65 Bảng 4.1. Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam 2010 – 2020............................ 76 Bảng 4.2. Tỷ lệ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh BHSK tại Việt Nam (2011-2020) .......................................... 77 Bảng 4.3. Số lượng sản phẩm BHSK theo của một số DNBH phi nhân thọ ........ 80 Bảng 4.4. Doanh thu phí, tăng trưởng doanh thu phí và tỷ trọng doanh thu phí BHSK trên thị trường bảo hiểm Việt Nam (2010 - 2020) ................. 83 Bảng 4.5. Thống kê tình trạng biết đến bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ............ 92 Bảng 4.6. Kênh thông tin tìm hiểu về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ............... 93 Bảng 4.7. Thống kê mô tả mẫu theo tình trạng tham gia bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ... 95 Bảng 4.8. Thống kê kênh mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ......................... 95 Bảng 4.9. Thống kê số lần tái tục bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ..................... 96 Bảng 4.10. Thống kê nhu cầu mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ trong thời gian tới .... 96 Bảng 4.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam ................................................................................................ 97 Bảng 4.12. Chiều hướng tác động của các nhân tố đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam .............................................................................. 98 Bảng 4.13. Thống kê mô tả mẫu theo tỉnh thành .............................................. 106 Bảng 4.14. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính ................................................ 106 Bảng 4.15. Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi ................................................... 107 Bảng 4.16. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn..................................... 107 Bảng 4.17. Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập ................................................ 107 Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................ 110 Bảng 4.19. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho các nhân tố ...................... 111 Bảng 4.20. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ......................................... 113 Bảng 4.21. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình............................... 113 vii Bảng 4.22. Tóm tắt kết quả của mô hình hồi quy ............................................. 115 Bảng 4.23. Hệ số hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ ........................................................... 115 Bảng 4.24. Kết quả phân tích phương sai ANOVA .......................................... 116 Bảng 4.25. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo vùng miền .............................................................................................. 118 Bảng 4.26. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo vùng miền ..................................................................... 118 Bảng 4.27. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi ............................................................................................... 119 Bảng 4.28. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo vùng miền ..................................................................... 119 Bảng 4.29. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo giới tính ............................................................................................... 120 Bảng 4.30. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo giới tính ........................................................................ 121 Bảng 4.31. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi ............................................................................................... 121 Bảng 4.32. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo vùng miền ..................................................................... 122 Bảng 4.33. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo thu nhập .............................................................................................. 122 Bảng 4.34. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo thu nhập ........................................................................ 123 Bảng 4.35. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo số lần tái tục ............................................................................................ 124 Bảng 4.36. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo số lần tái tục .................................................................. 124 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................. 13 Hình 1.2. Mô hình lý thuyết hành vi hướng tới mục tiêu (MGB) ................................. 15 Hình 1.3. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) .............................................. 16 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 51 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu định tính ....................................................................... 52 Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu định lượng .................................................................... 53 Hình 4.1. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam............................................... 71 Hình 4.2. Thu nhập bình quân GDP/người của Việt Nam so với các quốc gia (T+5 là khoảng cách thời gian 5 năm) ...................................................................... 72 Hình 4.3. Số tiền bồi thường theo nghiệp vụ BHSK giai đoạn 2011 - 2020 ................. 79 Hình 4.4. Tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người qua các năm .............. 84 Hình 4.5. Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sức khoẻ giai đoạn 2011 - 2020 ......... 85 Hình 5.1. Tháp dân số Việt Nam, năm 2009 – 2019 ................................................... 129 Hình 5.2. Mô hình BHYT nhà nước là trọng tâm, BHYT thương mại bổ trợ ............ 134 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, dự phòng tài chính cho người tham gia bảo hiểm khi phải điều trị nội trú và ngoại trú, bảo hiểm sức khỏe ra đời là một trong những loại hình bảo hiểm thuộc dòng sản phẩm thương mại do các công ty bảo hiểm cung cấp. Người tham gia bảo hiểm có thể là các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khoẻ được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm sức khoẻ, người tham gia bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ các chi phí tại bệnh viện hoặc phòng khám hợp pháp trong trường hợp gặp các vấn đề như ốm đau, tai nạn, thai sản. Trong những năm gần đây, các rủi ro trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh như tai nạn, bệnh tật đang có xu hướng gia tăng về cả xác suất và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2009 đến 2019, cả nước đã xảy ra 331.390 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100.227 người (chủ yếu trong độ tuổi lao động), bị thương 333.435 người. Bên cạnh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng là một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, trong giai đoạn 2011 - 2020, toàn quốc đã xảy ra 75.161 vụ tai nạn lao động làm 77.326 người bị nạn trong đó có 7.877 người chết, 17.133 người bị thương nặng; số mắc bệnh nghề nghiệp cộng dồn từ 2016 đến 2020 là 32.000 người lao động. Như vậy có thể thấy rằng tình hình tai nạn nói chung có chiều hướng phức tạp trong một vài năm trở lại đây và gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại do hao phí thời gian lao động của người bị tai nạn, người chăm sóc và những thiệt hại xã hội khác. Ngoài ra, các vấn đề ô nhiễm môi trường nhất là môi trường không khí, môi trường nước và biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng ở Việt Nam, hay các vấn đề xã hội như thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng tác động không nhỏ đến sức khoẻ của người dân. Điều này khiến cho tỷ lệ mắc các loại bệnh của người dân như bệnh phổi, bệnh đường hô hấp, ung thư, các bệnh mãn tính và dịch bệnh đang có xu hướng tăng nhanh, tác động mạnh đến sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_thi_truong_bao.pdf
  • pdfcong van dang bo ngay 30 thang 9.pdf
  • docxLA_TranTienDung_E.docx
  • pdfLA_TranTienDung_Sum.pdf
  • pdfLA_TranTienDung_TT.pdf
  • docxLA_TranTienDung_V.docx
  • pdfQD CS Tran Tien Dung.pdf
Luận văn liên quan