Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đừn sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta. “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế (Thủ tướng chính phủ 2013). Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã có các giải pháp chính sách hỗ trợ cụ thể để đối với từng đối tượng người dân để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, song để thực hiện được những nội dung, vấn đề lại nằm ở người tham gia BHYT. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều lý do ảnh hưởng tới quyết định tham gia BHYT của người dân. Một mặt là yếu tố chính sách hỗ trợ, nhưng mặt khác còn liên quan đến chất lượng KCB bằng thẻ BHYT, đến công tác tổ chức và quản lý của cơ quan BHYT, đến điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT, . Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh sự tham gia BHYT trên địa bàn. Cùng với việc ban hành các chính sách hỗ trợ người dân tham gia, thành phố còn có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB bằng thẻ BHYT, tăng cường công tác quản lý và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác BHYT, đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHYT để người dân tích cực tham gia. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn còn thấp, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn, với dân số gần 3,7 triệu người. “Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, dù số người tham gia bảo hiểm y tế tăng hằng năm, từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 12,8%. Đến tháng 6 năm 2016, Thành phố Hà Nội đã có 5.549.227 người dân tham gia bảo hiểm xã hội” (Phạm Chính , 2016); so với dân số Hà Nội sơ bộ cuối năm 2015 là 7.216.000 người (Tổng cục Thống kê 2016) thì tỷ lệ bao phủ là 76,9%. Trong đó, nhóm tham gia BHYT tự nguyện, BHYT hộ gia đình đạt rất thấp, hiện mới có 334.454 người tham gia. Việc mở rộng phạm vi tham gia BHYT trên địa bàn TP. Hà Nội để thực hiện mục tiêu của Chính phủ tiến tới BHYT toàn dân phụ thuộc rất lớn vào việc tác động đến đối tượng dân số tham gia BHYT tự nguyện, trước hết là nông dân. Vì thế việc nghiên cứu chủ đề nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.

pdf193 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đừn sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n    L£ MINH TUYÕN NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè T¸C §éNG §ÕN Sù THAM GIA B¶O HIÓM Y TÕ CñA N¤NG D¢N TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62.31.01.01 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. MAI NGäC C¦êNG Hµ Néi - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn GS.TS. Mai Ngọc Cường Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Nghiên cứu sinh Lê Minh Tuyến MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN ...... 4 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án ............ 4 1.1.1 Những công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................... 4 1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước ................................................... 6 1.1.3. Nhận xét chung và những vấn đề nghiên cứu đặt ra cho chủ đề nghiên cứu .. 15 1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 17 1.2.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 17 1.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 18 1.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN ........... 25 2.1 Bảo hiểm y tế và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế đối với nông dân ....... 25 2.1.1 Nông dân và các nhóm đối tượng nông dân .............................................. 25 2.1.2 Bảo hiểm y tế và đặc điểm của bảo hiểm y tế đối với nông dân ................ 30 2.1.3. Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế đối với nông dân và xã hội ................. 37 2.2. Khái niệm và nội dung các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân.............................................................................................................. 40 2.2.1. Khái niệm về nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân ............ 40 2.2.2. Nội dung các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân ............. 41 2.2.3. Tiêu chí đánh giá sự tham gia BHYT nông dân ...................................... 46 2.3. Kinh nghiệm về hoàn thiện sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia BHYT nông dân ................................................................................... 49 2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT nông dân ............................................................ 49 2.3.2 Bài học về hoàn thiện sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia BHYT nông dân .......................................................................................... 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 66 3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................... 66 3.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội có liên quan đến sự tham gia bảo hiểm y tế ............................................................................................... 66 3.1.2. Khái quát tình hình tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 69 3.2. Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội qua điều tra, khảo sát ............................... 76 3.2.1. Thực trạng chính sách bảo hiểm y tế của nhà nước .................................. 76 3.2.2. Thực trạng chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế ..................................................................................................... 85 3.2.3. Thực trạng về năng lực tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ về BHYT và phối hợp thực hiện .................................................................................................... 89 3.2.4. Thực trạng thu nhập, đời sống của nông dân ............................................ 94 3.2.5. Nhận thức của nông dân về ích lợi khi tham gia bảo hiểm y tế ................. 95 3.3. Đánh giá tác động của các nhân tố đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội qua điều tra khảo sát ............................................. 96 3.3.1. Tác động của các nhân tố đến sự biến đổi về phạm vi bao phủ của BHYT nông dân ........................................................................................................... 97 3.3.2. Tác động của các nhân tố đến sự thay đổi cơ cấu tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng nông dân theo thu nhập, theo tính chất ngành nghề và theo vùng .......................................................................................................... 97 3.3.3. Tác động của các nhân tố đến sự biến đổi về tốc độ tăng trưởng của BHYT nông dân ......................................................................................................... 102 3.4. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu về các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế đối với nông dân ................................................................... 103 3.4.1. Những thành tựu chủ yếu ....................................................................... 103 3.4.2. Những hạn chế về nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................ 105 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 114 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................. 116 4.1. Mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................ 116 4.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......... 116 4.1.2. Mục tiêu phát triển BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 ........................................................................................................ 123 4.1.3. Phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế đối với từng đối tượng nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................. 125 4.2. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm tới ........................................ 127 4.2.1 Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của nhà nước ............................................. 127 4.2.2 .Giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế ............................................................................................. 132 4.2.3 Tăng cường về năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ về BHYT và phối hợp thực hiện ........................................................................................... 139 4.2.4. Nâng cao điều kiện kinh tế cho người dân ............................................. 145 4.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về việc tham gia BHYT .................. 148 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 153 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 156CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 156 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 164 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội UBND : Ủy ban nhân dân BHYTTNND : Bảo hiểm y tế tự nguyện nông dân BHYTTN : Bảo hiểm y tế tự nguyện ASXH : An sinh xã hội KCB : Khám chữa bệnh CNTT : Công nghệ thông tin DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân bổ phiếu khảo sát và phỏng vấn tại 3 huyện và 9 xã .......................... 21 Bảng 1.2. Thang đánh giá Likert ................................................................................ 23 Bảng 2.1: Kế hoạch chương trình hỗ trợ thẻ BHYT cho nông dân cận nghèo và nghèo tại TP Hồ Chí Minh ................................................................................................... 57 Bảng 3.1: Tình hình tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm .......................................................................................................... 72 Bảng 3.2: Tình hình tham gia BHYT tự nguyện của nông dân tại Hà Nội .................. 75 Bảng 3.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT của nông dân tại Hà Nội ........................................... 75 Bảng 3.4: Tác động của thu nhập đến phạm vi bao phủ BHYT với các nhóm đối tượng nông dân .................................................................................................................... 98 Bảng 3.5: Tác động của tính chất ngành nghề đến phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế của các hộ ...................................................................................................................... 100 Bảng 3.6: Tác động đến phạm vi bao phủ BHYT của các hộ theo vùng ................... 101 Bảng 3.7: Khái quát tình hình tham gia bảo hiểm y tế của nông dân qua khảo sát .... 102 Bảng 3.8: Đánh giá mức độ đạt được thực tế hiện nay của các yếu tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân ........................................................................................ 106 Bảng 3.9. Thu nhập bình quân nhân khẩu khẩu của các Hộ nông dân trong năm 2014. .. 112 Bảng 4.1 Các phương án tăng tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyên nông dân Hà Nội đến năm 2025. ................................................................................................................ 124 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1: Thu nhập và chi tiêu bình quân của nông dân theo hộ qua điều tra (2012 – 2014) ................................................................................................. 94 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng số người đã tham gia BHYT trong tổng số nông dân ............... 97 qua điều tra (2012 – 2014) ......................................................................................... 97 Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 17 Hình 1.2 Khung nghiên cứu của luận án .................................................................... 18 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của BHXH Thành phố Hà Nội ........................................... 71 Hộp 2.1. Cấu thành thu nhập của nông hộ .................................................................. 45 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta. “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế (Thủ tướng chính phủ 2013). Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã có các giải pháp chính sách hỗ trợ cụ thể để đối với từng đối tượng người dân để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, song để thực hiện được những nội dung, vấn đề lại nằm ở người tham gia BHYT. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều lý do ảnh hưởng tới quyết định tham gia BHYT của người dân. Một mặt là yếu tố chính sách hỗ trợ, nhưng mặt khác còn liên quan đến chất lượng KCB bằng thẻ BHYT, đến công tác tổ chức và quản lý của cơ quan BHYT, đến điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT,. Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh sự tham gia BHYT trên địa bàn. Cùng với việc ban hành các chính sách hỗ trợ người dân tham gia, thành phố còn có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB bằng thẻ BHYT, tăng cường công tác quản lý và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác BHYT, đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHYT để người dân tích cực tham gia. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn còn thấp, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn, với dân số gần 3,7 triệu người. “Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, dù số người tham gia bảo hiểm y tế tăng hằng năm, từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 12,8%. Đến tháng 6 năm 2016, Thành phố Hà Nội đã có 5.549.227 người dân tham gia bảo hiểm xã hội” (Phạm Chính , 2016); so với dân số Hà Nội sơ bộ cuối năm 2015 là 7.216.000 người (Tổng cục Thống kê 2016) thì tỷ lệ bao phủ là 76,9%. Trong đó, nhóm tham gia BHYT tự nguyện, BHYT hộ gia đình đạt rất thấp, hiện mới có 334.454 người tham gia. Việc mở rộng phạm vi tham gia BHYT trên địa bàn TP. Hà Nội để thực hiện mục tiêu của Chính phủ tiến tới BHYT toàn dân phụ thuộc rất lớn vào việc tác động đến đối tượng dân số tham gia BHYT tự nguyện, trước hết là nông dân. Vì thế việc nghiên cứu chủ đề nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các nhân tố nhằm đẩy mạnh sự tham gia BHYT đối với nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trước mắt đến năm 2020 và định hướng tới năm 2025. 2.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu làm rõ nội dung, vai trò về bảo hiểm y tế đối với nông dân; Xây dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa (1) Chính sách BHYT của Nhà nước (ii) chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ BHYT (iii) thu nhập và nhận thức của nông dân về ích lợi khi tham gia BHYT (iv) tổ chức và năng lực quản lý của tổ chức BHYT với sự tham gia của nông dân vào hệ thống BHYT; Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và thế giới trong việc tạo lập các nhân tố để mở rộng sự tham gia BHYT. - Trên cơ sở khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố tác động tới sự tham gia BHYT và sự tác động của các nhân tố này tới sự tham gia BHYT của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các nhân tố này. - Khuyến nghị về phương hướng và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nhằm thúc đẩy sự tham gia của nông dân vào hệ thống BHYT trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đến năm 2020 định hướng tới năm 2025. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi về nội dung: Các nhân tố tác động được đề cập đến bao gồm 4 nhóm nhân tố (i) Chính sách của Nhà nước (ii) chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ BHYT (iii) điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân về ích lợi khi tham gia BHYT và (iv) năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ có liên quan đến BHYT. Sự tham gia BHYT được thể hiện ở mức độ bao phủ BHYT đối với nông dân. Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, trực tiếp lựa chọn ở một số huyện ngoại thành. 3 Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của nông dân Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2014, đề xuất hoàn thiện đến năm 2020. 4. Những đóng góp chủ yếu của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hóa và xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản về nhân tố tác động tới sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên cơ sở nghiên cứu những công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Về thực tiễn, luận án nghiên cứu tình hình tham gia BHYT của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, luận án đã chỉ ra sự bất cập của 5 nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân đó là i) Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc tham gia BHYT nông dân được ban hành và bổ sung nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu và việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả; ii) Chất lượng hoạt động khám chữa bệnh (KCB) bằng thẻ BHYT chưa cao, sự hài lòng của nông dân tham gia BHYT còn rất thấp; iii) Công tác tổ chức quản lý và năng lực đội ngũ cán bộ và sự phối hợp trong quản lý BHYT trên địa bàn Thành phố chưa theo kịp yêu cầu; iv) Thu nhập của nông dân còn thấp; và v) Nhận thức, hiểu biết hết về chính sách BHYT còn thấp. Để đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố có 37,59% và đến năm 2025 có 64,59% nông dân tham gia BHYT luận án đề xuất với thành phố Hà Nội i) Nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo và trung bình; cải cách chính sách BHYT theo hướng công bằng và thống nhất; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho nông dân khó khăn trong tham gia BHYT; ii) Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở KCB, trước hết là xóa bỏ sự phân biệt giữa người có thẻ BHYT và người bệnh không dùng thẻ BHYT khi KCB; “chuyển hình thức cấp ngân sách Nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức BHYT”; khắc phục tình trạng phân biệt cơ sở KCB tư và công trong thực hiện chính sách BHYT; iii) Tăng cường năng lực tổ chức quản lý; tăng cường chất lượng công tác giám định BHYT; nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ BHYT; tăng cường phối hợp giữa BHYT với các đơn vị trong thanh tra kiểm tra thực hiện chính sách BHYT; thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý; iv) Nâng cao điều kiện kinh tế cho người nông dân; và v) tăng cường truyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về việc tham gia BHYT. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án 1.1.1 Những công trình nghiên cứu ngoài nước Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng do vậy đây là vấn đề được rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại nghiên cứu về hệ thống bảo hiểm y tế của các quốc gia trên thế giới, các thành công của các quốc gia này trong việc triển khai BHYT toàn dân. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: Thomas G.McGuire (2012), “Handbook of Health Economics”, đã đưa ra những hiểu biết tổng quan về hệ thống y tế và lựa chọn về bảo hiểm y tế. Tác giả đã đưa ra những phân tích, so sánh liên quan đến cấu trúc, sự phát triển của BHYT ở Mỹ, các quốc gia có thu nhập cao và những nước
Luận văn liên quan