4.1.2.2 Đặc điểm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo trên thế giới Xuất nhập khẩu gạo trên thế giới chủ yếu được tiến hành thông qua các công ty thương mại quốc tế. Đây là những công ty tư nhân, đa phần họ buôn bán nhiều loại hàng hoá ngũ cốc và nông sản khác, chứ không phải chỉ chuyên về gạo. Nhiều công ty có kho chứa, nhà máy chế biến, và phương tiện vận chuyển từ các nước xuất khẩu sang các nước có nhu cầu nhập khẩu. Các công ty này thường đóng cả vai trò trung gian tài chính giữa bên mua và bên bán. Kinh doanh gạo là một hoạt động rất rủi ro. Đó là lý do các công ty thương mại gạo trên thế giới liên tục thay đổi vị trí của mình trong vị trí những công ty đứng đầu. Trong thập kỷ 1990, ba công ty thương mại tư nhân lớn trên thị trường gạo thế giới là Continental, Richco (Glencore) và Cargill; và bên cạnh ba công ty này là các công ty hoạt động trên các thị trường ngách như André, Global Rice, Riz et Denrées, Rial Trading, New Field Partner, Inglewood and Orco. Nhưng trong thập niên 2000, các doanh nghiệp này đã phải thu nhỏ qui mô hoặc rời khỏi thị trường thương mại gạo quốc tế. Bên cạnh các công ty thương mại tư nhân, gạo còn được xuất khẩu bởi các công ty nhà nước hoặc các định chế nhà nước khác. Những công ty thương mại nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch trên cơ sở hiệp định mua bán gạo giữa các chính phủ (G2G). G2G thường được tiến hành giữa các nước nhập khẩu như Cuba, Malaysia, Indonesia, Iran, Iraq, Philippines và Sri Lanka, với các nước xuất khẩu gạo như Myanmar, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Ở các nước nhập khẩu gạo, vai trò của các công ty nhập khẩu nhà nước cũng tương đối quan trọng, dù là đa phần gạo nhập khẩu được thực hiện bởi khối tư nhân. Các công ty trong nước thường đóng vai trò đấu thầu gạo quốctế, trữ gạo, và phân phối gạo trong nước để phục vụ chính sách an ninh lương thực của chính phủ. Vì là mặt hàng kém được chuẩn hoá, nên môi giới đóng một vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại trên thị trường gạo đặc biệt là với các nước châu Phi. Môi giới tìm kiếm bên mua và bên bán phù hợp đối với một chủng loại và chất lượng gạo nào đó và hưởng hoa hồng từ dịch vụ của mình. Các nhà môi giới chuyên về gạo bao gồm: Jacksons, Marius Brun et Fils, Schepens & Co SA có trụ sở tại châu Âu, Creed Rice tại Mỹ, hay Western Rice Mills Ltd tại Canada.
247 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TẠO LẬP VÀ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 62340102
Năm 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN
MSHV: P1316008
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TẠO LẬP VÀ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 62340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN ANH TÚ
PGS.TS. HUỲNH QUANG LINH
Năm 2024
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận án tốt nghiệp, nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến:
- Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phan Anh Tú và PGS.TS. Huỳnh Quang Linh
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận
án tốt nghiệp.
- Cảm ơn quý Thầy/Cô của Trường Kinh tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh
doanh Quốc tế, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ và chia sẻ nhiều
kinh nghiệm hữu ích trong việc thực hiện luận án.
- Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ
liệu phục vụ cho luận án. Đặc biệt cám ơn các chuyên gia, quý doanh nghiệp, các tổ
chức, hiệp hội trong ngành đã hỗ trợ cho tôi hoàn thành bản khảo sát.
- Cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận án.
Kính chúc quý Thầy/Cô, gia đình, người thân, bạn bè và mọi người dồi dào sức khỏe,
thành công trong cuộc sống và trong công việc.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2024
NCS Trương Khánh Vĩnh Xuyên
i
TÓM TẮT
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, Việt Nam
hầu như có lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo nhưng lợi thế cạnh tranh ngành càng
giảm do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Do đó, việc đề xuất các giải pháp
cải thiện lợi thế cạnh tranh phù hợp theo đó cũng gặp không ít những trở ngại do thiếu
căn cứ khoa học để xác định và phân định rõ đâu là các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh
và đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh mặc dù thành tựu ghi nhận được
từ các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ các nghiên cứu trước là công phu.
Do vậy, việc xác định đâu là các nhân tố tạo lập và đồng thời ảnh hưởng như thế nào
đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là
cần thiết nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo và đây cũng là mục tiêu
nghiên cứu chính của luận án. Luận án dựa trên cách tiếp cận kết hợp lý thuyết nguồn
lực và lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để đo lường lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp với phương pháp hỗn hợp bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng.
Ngoài số liệu sơ cấp để kiểm định mô hình nghiên cứu được thu thập từ 116 thương
nhân được cấp phép xuất khẩu tại khu vực, tác giả còn sử dụng dữ liệu từ phỏng vấn sâu
16 chuyên gia đang kinh doanh trong ngành và phân tích tình huống 03 doanh nghiệp
điển hình trong khu vực.
Kết quả của nghiên cứu đạt được đã giải quyết các mục tiêu của luận án trong đó
trọng tâm là phân tích khám phá và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL. Với phương
pháp ứng dụng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (hay thường được gọi
ngắn gọn là mô hình đường dẫn) – PLS-SEM, kết quả nghiên cứu cho thấy có 08 nhân
tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (được đo lường bởi ba biến bậc
một : chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung) bao
gồm: chất lượng nguồn nhân lực; hành vi nguồn nhân lực; hệ thống thông tin; cấu trúc
công nghệ thông tin; khả năng phát triển sản phẩm mới; khả năng xây dựng mối quan
hệ nhà cung cấp; khả năng xây dựng mối quan hệ khách hàng; và quản trị rủi ro. Trong
đó, nhân tố cấu trúc công nghệ thông tin và khả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung
cấp có mức độ tác động nhiều nhất đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ kết quả
này, tác giả đã đưa ra các hàm ý quản trị phát triển nhân lực có chất lượng, xây dựng
mối quan hệ nhà cung cấp được xem là nhân tố quan trọng tạo nên lợi thế cho doanh
nghiệp xuất khẩu gạo, cuối cùng các hàm ý quản trị liên quan đến tổ chức như quản trị
rủi ro và phát triển công nghệ thông tin để tăng lợi thế cho doanh nghiệp là phù hợp với
các nghiên cứu trước đây và quan trọng hơn còn phù hợp với thực tiễn kinh doanh trong
bối cảnh cạnh tranh hiện đại giữa các doanh nghiệp có hay không có áp dụng công nghệ.
Luận án có các điểm mới hơn so với các nghiên cứu trước đây đó là: Thứ nhất, về
phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh dựa trên khái niệm chiến lược cạnh tranh của
ii
Porter bao gồm chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập
trung, thay vì là đo lường bằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như các nghiên
cứu trước đó tại Việt Nam. Thứ hai, cách tiếp cận của nghiên cứu dựa trên lý thuyết
nguồn lực của Barney, khám phá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tạo lập nên lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt là tài sản thương hiệu và sự liên kết đối với nhà
cung cấp nguồn nguyên liệu là hai trong số các nguồn lực quan trọng đóng góp vào lợi
thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Ngoài ra, một nhân tố mới
được khám phá trong mô hình là quản trị rủi ro cũng có ý nghĩa và tác động thuận chiều
đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ ba, nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tiếp cận vi mô
chứ không phải tiếp cận từ đặc điểm môi trường ngành và chính sách vĩ mô được xem
là đối tượng nghiên cứu mới.
Từ khoá: Lý thuyết nguồn lực, Lý thuyết lợi thế cạnh tranh, chiến lược dẫn đầu chi
phí, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược tập trung.
iii
ABSTRACT
In the context of an increasingly integrated economy with the world, Vietnam has
almost a comparative advantage in rice exports. Still, the industry's competitive
advantage is reduced for objective and subjective reasons. Therefore, the proposal of
appropriate solutions to improve competitive advantage encounters many obstacles due
to the need for a more scientific basis to identify and identify the factors that create
competitive advantage. And what factors affect competitive advantage, although the
achievements obtained from theories and empirical research results from previous
studies are elaborate. Determining the factors that create and affect the competitive
advantage to improve the competitive advantage in rice export of enterprises in the
Mekong Delta is necessary and also the goal of this research—the main study of the
dissertation. The dissertation is based on Michael Porter's approach to combining
resource theory and competitive advantage theory with mixed methods, including
qualitative and quantitative research. In addition to primary data to test the research
model collected from 116 traders licensed to export in the region, the author also uses
data from in-depth interviews with 16 industry experts and analyses the situation of 03
typical enterprises in the region.
The research results have solved the dissertation’s objectives, focusing on
exploratory analysis and measuring the impact of factors affecting the competitive
advantage of rice exporting enterprises in the region. Mekong Delta region. With the
method of applying the partial least squares structural model (often referred to as the
path model for short) - PLS-SEM, the research results show that there are 08 factors
affecting competitive advantage. Of the enterprise (measured by three first-order
variables: cost leadership strategy, differentiation strategy and concentration strategy),
including quality of human resources, human resource behavior, information system,
information technology structure, the ability to develop new products; the ability to
build supplier relationships; the ability to build customer relationships; and risk
management. The information technology structure factor and the ability to build
supplier relationships have the most impact on the competitive advantage of enterprises.
From this result, the author has given the implications of quality human resource
management; building supplier relationships is important in creating advantages for rice
exporters. The same management implications related to the organization, such as risk
management and the development of information technology to increase the advantages
of enterprises, are in line with business practices in the context of modern competition
between enterprises with or without the application of technology.
The dissertation has newer points compared to previous studies, which are: Firstly,
on the method of measuring competitive advantage based on the concept of Porter's
iv
competitive strategy, including cost leadership strategy, strategic differentiation and
focus strategy, instead of being measured by the competitiveness of enterprises as
previous studies in Vietnam. Second, the research approach is based on Barney's
resource theory, which explores the internal factors that create a competitive advantage
for the business, especially brand equity and customer association. Suppliers of raw
materials are two of the important resources contributing to the sustainable competitive
advantage of rice exporters. In addition, a newly discovered factor in the model, risk
management, is also significant and positively affects the competitive advantage of
enterprises. Third, studying the competitive advantages of rice exporters in the Mekong
Delta in the direction of micro, not from the characteristics of the industry environment
and macro policies, is considered the research object.
Keywords: Resource theory, competitive advantage theory, cost leadership
strategy, differentiation strategy, concentration strategy.
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 1
1.1.1 Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết ................................................................ 1
1.1.2 Xuất phát từ vấn đề thực tiễn ........................................................................... 4
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 7
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 7
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 7
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 7
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 8
1.3.1 Phạm vi về thời gian ........................................................................................ 8
1.3.2 Phạm vi về không gian .................................................................................... 8
1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu ..................................................................... 9
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 10
1.4.1 Phương pháp định tính ................................................................................... 10
1.4.2 Phương pháp định lượng ................................................................................ 10
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ............................. 11
1.5.1 Đóng góp về khoa học (tính mới của luận án) .............................................. 11
1.5.2 Đóng góp về thực tiễn .................................................................................... 12
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 14
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 14
2.1.1 Các khái niệm có liên quan đến lợi thế cạnh tranh ........................................ 14
2.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................... 19
2.1.3 Các lý thuyết nền về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ............................ 23
2.1.3.1 Lý thuyết nguồn lực ............................................................................... 23
2.1.3.2 Lý thuyết định vị ................................................................................... 27
2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ..................................................................................................................... 32
2.2.1 Nghiên cứu tiếp cận từ phía doanh nghiệp .................................................... 33
vii
2.2.1.1 Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh bằng các chiến lược đơn lẻ ................... 33
2.2.1.2 Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh bằng chiến lược kết hợp ........................ 35
2.2.2 Nghiên cứu tiếp cận từ phía khách hàng ........................................................ 39
2.2.3 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 42
2.2.4 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ngành kinh doanh xuất khẩu gạo . 46
2.3 NHẬN XÉT TỔNG QUAN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....... 50
2.3.1 Nhận xét tổng quan ........................................................................................ 50
2.3.1.1 Những thành tựu trong nghiên cứu ........................................................ 50
2.3.1.2 Khoảng trống trong nghiên cứu ............................................................. 51
2.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu ...................................................................... 54
2.3.2.1 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 54
2.3.2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ........................................................ 58
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 64
3.1 THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 64
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 69
3.2.1 Phương pháp định tính ................................................................................... 69
3.2.1.1 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung................................................. 69
3.2.1.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia...................................................... 70
3.2.2 Phương pháp định lượng ................................................................................ 70
3.2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 71
3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 72
3.3 KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN THANG ĐO .............................................................. 79
3.3.1 Thang đo nháp ............................................................................................... 79
3.3.1.1 Thang đo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ...................................... 79
3.3.1.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
........................................................................................................................... 81
3.3.2 Kết quả thảo luận nhóm tập trung .................................................................. 85
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 90
4.1 THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ......... 90
4.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ......................................................... 90
viii
4.1.2 Lợi thế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam so với thế giới............................ 91
4.1.2.1 Bối cảnh xuất khẩu gạo trên thế giới ..................................................... 91
4.1.2.2 Đặc điểm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo trên thế giới .............. 94
4.1.2.3 Đặc điểm, cấu trúc thị trường ngành gạo tại Việt Nam ......................... 95
4.2 THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU GẠO TẠI ĐBSCL ......................................................................................... 98
4.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL ................................ 98
4.2.2 Thực trạng nguồn lực của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL ..... 101
4.2.3 Đánh giá tính bền vững của các yếu tố nguồn lực ....................................... 104
4.2.4 Khảo sát tình huống (Case study) về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
điển hình trong khu vực ĐBSCL .......................................................................... 106
4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................... 110
4.3.1 Mô tả mẫu khảo sát ...................................................................................... 110
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ..................................................................... 113
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá ......................................................................... 114
4.3.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM ........................................ 117
4.3.4.1 Kiểm định các giả định của mô hình ................................................... 117
4.3.4.2 Kết quả mô hình cấu trúc ..................................................................... 121
4.3.4.3 Phân tích SEM biến bậc hai ................................................................. 124
4.3.4.4 Phân tích SEM các biến bậc một ......................................................... 125
4.3.5 Kiểm tra mô hình ......................................................................................... 127
4.3.6 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp ................................... 129
4.3.6.1 Phân tích cấu trúc đa nhóm ................................................................. 129
4.3.6.2 Kiểm định giá trị trung bình ................................................................ 131
4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 135
4.4.1 Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và lợi thế cạnh tranh ............................. 136
4.4.2 Mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và lợi thế cạnh tranh ...................... 137
4.4.3 Quản trị rủi ro và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ............................... 137
4.4.4 Mối quan hệ giữa khả năng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .......... 138
ix
4.4.5 Kết quả từ nghiên cứu thực tiễn ................................................................... 139
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................. 141
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 141
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................................................... 143
5.2.1 Hàm ý quản trị đối với phát triển công nghệ và CNTT ............................... 144
5.2.2 Hàm ý quản trị đối với phát triển mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng
............................................................................................................................... 145
5.2.3 Hàm ý quản trị trong phát triển chất lượng và hành vi nguồn nhân lực ...... 147
5.2.4 Hàm ý quản trị rủi ro trong tổ chức của doanh nghiệp ................................ 148
5.2.5 Định hướng về chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
............................................................................................................................... 148
5.3 HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................... 21
PHỤ LỤC 1: CÁC CHÍNH SÁCH CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH GẠO NĂM 2022
....................................................................................................................................... 22
PHỤ LỤC 2: XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................... 30
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG VÀ PHỎNG VẤN
CHUYÊN GIA .............................................................................................................. 52
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................ 58
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các lý thuyết tiếp cận liên quan đến lợi thế cạnh tranh ................... 19
Bảng 2.2. Tổng hợp các khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp...................... 22
Bảng 2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp......................................................................... 24
Bảng 2.4. Cấu trúc VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ............................... 26
Bảng 2.5. Bảng tóm lược các kết quả nghiên cứu liên quan đến chiến lược cạnh tranh
của doanh nghiệp ........................................................................................................... 37
Bảng 2.6. Các nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp cận từ phía khách
hàng ............................................................................................................................... 42
Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ................ 59
Bảng 2.8. Mối quan hệ giữa các nhân tố tạo lập và nhân tố ảnh hưởng đến LTCT của
doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL ....................................................................... 62
Bảng 3.1. Số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL ........... 71
Bảng 3.2. So sánh phương pháp CB-SEM và PLS-SEM .............................................. 74
Bảng 3.3. Đo lường chiến lược dẫn đầu chi phí của doanh nghiệp ............................... 79
Bảng 3.4. Đo lường chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp .................................. 80
Bảng 3.5. Đo lường chiến lược tập trung của doanh nghiệp ......................................... 81
Bảng 3.6. Đo lường thang đo chất lượng nguồn nhân lực ............................................ 81
Bảng 3.7. Đo lường thang đo hành vi nguồn nhân lực .................................................. 82
Bảng 3.8. Thang đo thành phần hệ thống thông tin....................................................... 82
Bảng 3.9. Thành phần thang đo cấu trúc CNTT............................................................ 83
Bảng 3.10. Thành phần thang đo quản trị rủi ro ............................................................ 83
Bảng 3.11. Thành phần thang đo khả năng phát triển sản phẩm ................................... 84
Bảng 3.12. Thành phần thang đo khả năng xây dựng mối quan hệ .............................. 84
Bảng 3.13. Kết quả thảo luận nhóm về thang đo lợi thế cạnh tranh ............................. 85
Bảng 3.14. Kết quả thảo luận nhóm về thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh ............................................................................................................................... 88
Bảng 4.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam .................................... 91
Bảng 4.2. Hệ số RCA của gạo Việt Nam so với thế giới .............................................. 93
Bảng 4.3. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL ......................... 99
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của các nguồn lực ................................... 102
xi
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát tính bền vững của các nguồn lực của DNXK gạo ........... 104
Bảng 4.6. So sánh cấu trúc VRIN của các công ty ...................................................... 108
Bảng 4.7. Địa phương nghiên cứu ............................................................................... 111
Bảng 4.8. Loại hình doanh nghiệp ............................................................................... 112
Bảng 4.9. Thành viên VFA .......................................................................................... 112
Bảng 4.10. Số lượng lao động trong doanh nghiệp ..................................................... 112
Bảng 4.11. Số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ........................................................ 113
Bảng 4.12. Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo các biến trong mô hình .............. 113
Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập lần 2 ..................... 115
Bảng 4.14. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ................................ 116
Bảng 4.15. Kết quả xoay nhân tố 3 nhóm biến phụ thuộc gộp chung ......................... 116
Bảng 4.16. Hệ số tải ngoài các biến trong mô hình ..................................................... 117
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo ...................................... 119
Bảng 4.18. Phân tích chỉ số HTMT ............................................................................. 120
Bảng 4.19. Kiểm định độ tin cậy biến bậc 2 ............................................................... 120
Bảng 4.20. Quan hệ biến bậc một và bậc hai .............................................................. 121
Bảng 4.21. Kiểm định Bootstrapping biến bậc 2......................................................... 124
Bảng 4.22. Kiểm định Bootstrapping biến bậc 1......................................................... 125
Bảng 4.23. Kiểm định VIF .......................................................................................... 127
Bảng 4.24. Kiểm định R2 ............................................................................................. 127
Bảng 4.25. Kiểm định f2 ............................................................................................. 128
Bảng 4.26. Kiểm định Q2............................................................................................. 128
Bảng 4.27. Phân tích cấu trúc đa nhóm giữa nhóm doanh nghiệp tham gia và không tham
gia hiệp hội lương thực VFA ....................................................................................... 130
Bảng 4.28. Tác động của các nhân tố đến 2 nhóm doanh nghiệp ............................... 130
Bảng 4.29. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp ................... 131
Bảng 4.30. Kết quả kiểm định ANOVA ...................................................................... 131
Bảng 4.32. Kết quả phân tích sự khác biệt giữa số vốn chủ sở hữu ............................ 132
Bảng 4.33. Kiểm định Bonferroni biến vốn chủ sở hữu.............................................. 133
Bảng 4.34. Kiểm định Bonferroni biến số lượng lao động của doanh nghiệp ............ 134
xii
Bảng 4.35. Kết quả kiểm định các giả thuyết .............................................................. 135
Bảng 5.1. Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị ...................................................................... 143
xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình tổng quát về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .......................... 22
Hình 2.2. Mô hình năm áp lực cạnh tranh ..................................................................... 29
Hình 2.3. Nguồn của lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................... 30
Hình 2.4. Kết hợp các chiến lược cạnh tranh dẫn đến lợi thế cạnh tranh ...................... 30
Hình 2.5. Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp ........................................................ 31
Hình 2.6. Các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh (bền vững) của doanh nghiệp xuất khẩu
gạo tại Thái Lan ............................................................................................................. 47
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp ........................................................................................................... 63
Hình 3.1. Quy trình thiết kế tuần tự khám phá .............................................................. 65
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 69
Hình 4.1. Tỉ lệ 10 quốc gia sản xuất nhiều gạo nhất thế giới ........................................ 92
Hình 4.2. Xu hướng của 3 quốc gia xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới ........................ 93
Hình 4.3. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp (giai đoạn 1) .......................................................................... 122
Hình 4.4. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp (giai đoạn 2) .......................................................................... 123
xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNTT Công nghệ thông tin
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
HTX Hợp tác xã
LTCT Lợi thế cạnh tranh
NN-PTNT Nông nghiệp Phát triển nông thôn
QTRR Quản trị rủi ro
VSATTT Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếng Anh
AFTA ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AEC ASEAN Economic Community: Cộng đồng kinh tế ASEAN
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn hợp tác châu Á-
Thái Bình Dương
ASEAN Association of South East Asian Nations: Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
Global GAP Global Good Agricultural Practice: Tiêu chuẩn hàng nông nghiệp
toàn cấu
IO Industrial Organization: Tổ chức các ngành công nghiệp
OECD Organization for Economic Cooperation and Developmen: Tổ chức
các quốc gia phát triển
MBV Maket Based View: Quan điểm thị trường
SCP Structure-Conduct-Performance: Cấu trúc- Hành vi- Hiệu quả
RBV Resource Based View: Quan điểm nguồn lực
RCA Revealed Comparative Advantage: Chỉ tiêu đánh giá lợi thế so sánh
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry: Phòng thương mại
và công nghiệp Việt Nam
VFA VietNam Food Association: Hiệp hội lương thực Việt Nam
xv
VRIN Valuable- Rare- Costly to Imitate- Nonsubstitutable: Có giá trị-
Khan hiếm- chi phí cho sự bắt chước- Không thể thay thế
USDA United States Department of Agriculture: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices: Tiêu chuẩn hàng nông
nghiệp Việt Nam
WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại Thế giới
xvi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nội dung chính của chương 1 tập trung luận giải tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Việt
Nam và các công trình lí luận của các nhà nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, chương 1 cũng xác lập những mục tiêu nghiên cứu và hệ thống câu
hỏi nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu sau này.
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết
Nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh là vấn đề vốn đã được rất nhiều học giả cũng như
các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nghiên cứu. Theo thống kê chưa đầy đủ của tác
giả, hiện nay đã có trên 160 công trình nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
và các nghiên cứu có liên quan. Đặc biệt là các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh có ba cấp
độ nghiên cứu đó là cấp độ quốc gia (liên quan đến lợi thế so sánh hoặc năng lực cạnh
tranh quốc gia); cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiêp. Ở đây, tác giả tập trung nghiên cứu
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (cấp độ vi mô khác với cấp độ vĩ mô). Tuy nhiên, điều
đáng lưu ý là giữa các công trình nghiên cứu ấy lại tồn tại những bất cập, những mâu thuẫn
có phần gay gắt, loại trừ nhau cả về bình diện lí thuyết lẫn thực tiễn.
Có thể liệt kê ra có rất nhiều quan điểm trong nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau: quan điểm dựa trên thị trường (Market based view – MBV); quan điểm
dựa trên tri thức (Knowledge based view – KBV); quan điểm dựa trên khả năng/ năng lực;
quan điểm dựa trên các mối quan hệ (Relationship). Thực chất, các quan điểm dựa trên tri
thức, khả năng/ năng lực hay dựa trên các mối quan hệ cũng xuất phát và phát triển từ
quan điểm dựa vào nguồn lực- thuộc nguồn lực vô hình của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong
khuôn khổ nghiên cứu tại Việt Nam, một vài nghiên cứu tách riêng hai quan điểm chính
trên thành nhiều cách tiếp cận khác nhỏ hơn trong nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Theo Long (2011), đặc điểm của doanh nghiệp theo lý thuyết khởi sự doanh
nghiệp (entrepreneurship) có thể được xem như là nguồn lực đặc biệt của công ty nhưng
gắn liền với phẩm chất, năng lực của doanh nhân xuất phát từ quan điểm của Schumpeter
(1883-1950). Hoặc một hướng tiếp cận khác về lý thuyết năng lực cạnh tranh đó là năng
lực động (dynamic capapilities) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp (Hương, 2017; Thọ & Trang, 2009).
1
Tuy nhiên, dù theo cách tiếp cận nào thì các nghiên cứu này vẫn bộc lộ các hạn chế
sau khi áp dụng chung cho tất cả môi trường cạnh tranh ở từng quốc gia cụ thể các khoảng
trống trong nghiên cứu được tác giả tóm tắt như sau:
(1) Theo lý thuyết nguồn lực, các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tạo lập và
các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thường được nghiên cứu
độc lập nhau. Trong khi đó, có nhiều nhân tố vừa là nhân tố tạo lập nhưng cũng vừa là
nhân tố ảnh hưởng ở các nghiên cứu và hai khái niệm này chưa được nhấn mạnh. Điểm
chung ở các nghiên cứu này đều có cùng hướng tiếp cận từ phía doanh nghiệp thay vì từ
phía khách hàng. Việc nhận diện và xác định đâu là nhân tố tạo lập và đâu là nhân tố tác
động hay tổng hợp các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh là điều cần
thiết mặc dù việc phân định này có thể chỉ mang tính chất tương đối và khá phức tạp. Do
những giới hạn về sự am hiểu của tác giả về mặt khái niệm, nên luận án của tác giả lựa
chọn các nhân tố vừa tạo lập, vừa ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, các nhân tố này xuất
phát từ nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, khả năng và mối quan hệ của doanh nghiệp
với môi trường bên ngoài.
(2) Các nghiên cứu dựa vào lý thuyết nguồn lực (RBV –Resource Based View) với luận
điểm cơ sở của Penrose (1959) và Wernerfelt (1984) là lý thuyết phát triển công ty. Đã có
nhiều tác giả phát triển lý thuyết này thành mô hình năng lực cạnh tranh cốt lõi (core
competencies) và lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable competitive advangtage- SCA)
như Prahalad & Hamel, 1990; Barney, 1991. Các nghiên cứu điển hình dựa trên cơ sở lý
luận này của các tác giả Barney (1991); Amit và cộng sự (1993); Markides (1994);
Prahalad và Hamel (1994); Papp (1995); Hoskisson và cộng sự (1999); Powell (2001);
Lockett và Thompson (2001); Ray (2004); Furrer và Goussevskaia (2008) có các kết
luận quan trọng rằng các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp (như danh tiếng, bí quyết,
tri thức của người lao động, văn hóa, hệ thống tổ chức, cơ sở dữ liệu, năng lực động) chính
là nguồn để tạo nên lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn chưa đề cập đến những yếu tố phức tạp hơn ví
dụ như công nghệ thông tin hay khả năng quản trị rủi ro của tổ chức có tạo nên và ảnh
hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
(3) Theo quan điểm của Porter, 1980 (còn gọi là quan điểm của các tổ chức công nghiệp
IO- Industrial Organization) với mô hình cấu trúc thị trường, hành vi và hiệu quả doanh
nghiệp (SCP-Structure, Conduct, Performane), theo đó, lợi thế cạnh tranh có nghĩa là
doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối
thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được với mô hình chuỗi giá trị cho doanh nghiệp (value
chain) và các chiến lược cạnh tranh trong một môi trường ngành cụ thể (mô hình năm áp
lực cạnh tranh). Các kết quả nghiên cứu dựa trên quan điểm này đều có kết luận rằng
2