4.3.3.6. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và tác động tới tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động tới tăng trưởng NSLĐ nội ngành (tăng trưởng NSLĐ nội ngành là sự tăng lên của NSLĐ trong một lĩnh vực kinh tế theo thời gian, có ba lĩnh vực kinh tế chính trong xã hội đó là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ba lĩnh vực này không chỉ tác động tới chất lượng tăng trưởng GDP xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng NSLĐ nội ngành của mỗi lĩnh vực nói riêng và tốc độ tăng trưởng NSLĐ của toàn xã hội nói chung). Hiệu ứng tăng NSLĐ nội ngành phản ánh NSLĐ được cải thiện trong nội bộ ngành kinh tế với giả định không có sự thay đổi về quy mô lao động đang làm việc tại ngành đó và sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong kỳ nghiên cứu. Thành phần này có thể được coi là nhân tố năng suất tổng hợp TFP bởi vì bên cạnh yếu tố chuyển dịch cơ cấu ngành, hiệu ứng tăng NSLĐ còn là kết quả của quá trình ứng dụng tiến bộ công nghệ, cải tiến hiệu quả kỹ thuật thông qua cải tiến phương pháp quản trị, đào tạo, nâng cao chất lượng, tay nghề của người lao động. Tất cả ảnh hưởng của các yếu tố này đều được tính gộp trong hiệu ứng tăng NSLĐ nội ngành.Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh được tạo ra do sự di chuyển lao động từ ngành có mức NSLĐ thấp hơn sang ngành có mức NSLĐ cao hơn, đây là một chỉ báo thể hiện quá trình mở rộng nền kinh tế theo chiều rộng. Trong khi đó, hiệu ứng chuyển dịch động được tạo ra bởi sự di chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao. Nói cách khác, hiệu ứng chuyển dịch động được tạo ra khi một ngành vừa tăng nhanh được NSLĐ, vừa tăng được tỷ trọng lao động. Hiệu ứng động thường mang dấu âm, thành phần này chỉ dương khi tăng trưởng năng suất lao động của các khu vực kinh tế diễn ra cùng thời điểm với việc thu hút thêm các nguồn lực.
237 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐẮC DŨNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Quang Huy
THÁI NGUYÊN - 2024 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐẮC DŨNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.31.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Quang Huy
THÁI NGUYÊN - 2024 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động
nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong luận án
là trung thực, các trích dẫn của luận án được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên
cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và không trùng với
bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Đắc Dũng
i LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô Khoa
Quản lý - Luật Kinh tế nơi tôi học tập, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
nơi trực tiếp công tác và Khoa Quản trị Kinh doanh, Bộ môn Quản trị Kinh doanh nơi
tôi tham gia công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn, Trường Đại học Kinh tế &
QTKD, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Quang Huy người hướng
dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thành Luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý các khu
công nghiệp, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các chủ doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn và các lãnh đạo quản lý tại một số Sở, Ban ngành của
tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và khảo
sát số liệu để thực hiện Luận án.
Tôi xin cũng chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn kịp thời
động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Đắc Dũng
ii MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ...................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG HÌNH ...........................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ ................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi của luận án .................................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 4
5. Kết cấu của luận án ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................... 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng suất lao động ............................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ........... 7
1.3. Một số mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ...... 15
1.4. Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu ......................................................... 18
1.4.1. Đánh giá chung .................................................................................................... 18
1.4.2. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu ............................................................ 19
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ................................ 21
2.1. Cơ sở lý luận về năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động . 21
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................ 21
2.1.2. Năng suất lao động .............................................................................................. 24
2.1.3. Các lý thuyết nền tảng liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 29
2.1.4. Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ...................... 33
2.1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 38
iii 2.1.6. Nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh
nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................................................... 42
2.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm ................................................................. 48
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới ....................................................... 48
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................................ 50
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 52
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 53
3.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 53
3.2. Cách tiếp cận .......................................................................................................... 53
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 54
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 54
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 58
3.4. Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án ........................................... 63
3.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ...................................................................................... 65
3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng quan nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ........... 65
3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................................... 65
3.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động .................................................... 66
3.5.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đối với năng suất lao động
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 69
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................. 71
4.1. Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 71
4.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 71
4.1.2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên .................................................................. 71
4.1.3. Dân số và lao động .............................................................................................. 72
4.1.4. Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 .............. 73
4.2. Năng suất lao động của Việt Nam và của tỉnh Thái Nguyên ................................. 76
4.2.1. Năng suất lao động của Việt Nam ....................................................................... 76
4.2.2. Năng suất lao động của tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 78
4.3. Thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................................. 85
4.3.1. Khái quát về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................. 85
4.3.2. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................. 87
4.3.3. Năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và tại tỉnh Thái Nguyên ............ 91
iv 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................... 106
4.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình 1 ...................................................... 106
4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình 2 ...................................................... 116
4.4.3. Mối quan hệ của năng suất lao động và sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 133
4.5. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 134
4.5.1. Những ưu điểm .................................................................................................. 134
4.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 136
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CHO CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÁI NGUYÊN ..................................... 139
5.1. Định hướng, quan điểm phát triển DNNVV trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 ..................................................................................... 139
5.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 ............................................................................................................... 139
5.1.2. Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................... 140
5.2. Giải pháp nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................. 142
5.2.1. Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý .......................................................... 142
5.2.2. Nhóm giải pháp cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................... 151
5.3. Một số kiến nghị ................................................................................................... 156
5.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước thuộc Bộ và Trung ương .................. 156
5.3.2. Kiến nghị với Chính quyền tỉnh Thái Nguyên .................................................. 158
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 163
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 176
v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTW Ban chấp hành Trung ương
BHXH Bảo hiểm xã hội
CCLĐ Cơ cấu lao động
CDCCLĐ Chuyển dịch cơ cấu lao động
CĐ-ĐH Cao đẳng – Đại học
CĐS Chuyển đổi số
CMCN Cách mạng công nghiệp
CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT - TT Công nghệ thông tin – truyền thông
CT TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
CTCP Công ty cổ phần
CT-TTg Chỉ thị - Thủ tướng
ĐMST Đổi mới sáng tạo
DN Doanh nghiệp
DNHD Doanh nghiệp hợp danh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND Hội đồng nhân dân
HHDN Hiệp hội doanh nghiệp
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
HNQT Hội nhập quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KH&CN Khoa học và công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT-XH Kinh tế – xã hội
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
vi NC&PT Nghiên cứu và phát triển
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NLĐ Người lao động
NLN, TS Nông lâm nghiệp, Thuỷ sản
NQ/TW Nghị quyết Trung ương
NQ-HĐND Nghị quyết Hội đồng nhân dân
NSLĐ Năng suất lao động
QĐ-UBND Quyết định – Uỷ ban nhân dân
R&D Nghiên cứu và phát triển
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
TD&MNPB Trung du và Miền núi phía bắc
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TM & CN Thương mại và Công nghiệp
TM & DV Thương mại và Dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTHC Thủ tục hành chính
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
TECHCH Techology Change Thay đổi kỹ thuật
EFFCH Effect Change Thay đổi hiệu quả
Data Envelopment
DEA Phân tích bao dữ liệu
Analysis
Association of South Hiệp hội các Quốc gia
ASEAN
East Asian Nations Đông Nam Á
Asian Productivity
APO Tổ chức Năng suất châu Á
Organization
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
International Labour
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
Organization
International Finance
IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế
Corporation
Doanh nghiệp có vốn
FDI Foreign Direct Investment
đầu tư nước ngoài
CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành
Digital Transformation
DTI Chỉ số chuyển đổi số
Index
Exploratory Factor
EFA Phân tích nhân tố khám phá
Analysis
Confirmatory Factor
CFA Phân tích nhân tố khẳng định
Analysis
RBV Resource-based theory Lý thuyết dựa vào nguồn lực
Structural Equation
SEM Mô hình cấu trúc
Modeling
Gross Regional Domestic
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
Product
Organization for
OECD Economic Cooperation Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
and Development
Research and
R&D Nghiên cứu và phát triển
Development
TFP Total factor Productivity Năng suất các yếu tố tổng hợp
Small and Medium
SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Enterprise
TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp
viii DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. 17
Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về năng suất lao động ................................................. 26
Bảng 3.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ......................................... 55
Bảng 3.2. Quy mô mẫu khảo sát với đối tượng là doanh nghiệp .................................. 56
Bảng 3.3. Quy mô mẫu khảo sát với đối tượng là lãnh đạo quản lý và doanh nghiệp ... 57
Bảng 4.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 72
Bảng 4.2: Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 theo giá
so sánh năm 2010 ......................................................................................... 74
Bảng 4.3: Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2018-
2022 theo giá hiện hành ............................................................................... 78
Bảng 4.4: Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình kinh tế giai đoạn
2018-2022 theo giá hiện hành ...................................................................... 80
Bảng 4.5: Tổng hợp năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2018-2022 ....................................................................... 81
Bảng 4.6: Tỷ trọng đóng góp của vốn, lao động và NSLĐ vào tốc độ tăng trưởng kinh
tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 ................................................... 84
Bảng 4.7: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022
...................................................................................................................... 85
Bảng 4.8: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo
quy mô giai đoạn 2017-2022 ....................................................................... 86
Bảng 4.9: Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân
chia theo loại hình doanh nghiệp ................................................................. 88
Bảng 4.10: Số lượng phiếu điều tra của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 91
Bảng 4.11: Thống kê số năm hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.................. 93
Bảng 4.12: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................... 94
Bảng 4.13: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa phân theo loại hình doanh nghiệp ............................................. 96
Bảng 4.14: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa phân theo loại hình doanh nghiệp cụ thể ................................... 97
ix Bảng 4.15: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa phân theo quy mô ...................................................................... 98
Bảng 4.16: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa phân theo lĩnh vực ..................................................................... 99
Bảng 4.17: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng
suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo loại
hình doanh nghiệp ...................................................................................... 101
Bảng 4.18: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng
suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo quy
mô doanh nghiệp ........................................................................................ 103
Bảng 4.19: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng
suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo lĩnh
vực hoạt động ............................................................................................. 104
Bảng 4.20: Thống kê mô tả về kết quả khảo sát .......................................................... 106
Bảng 4.21: Tóm tắt kết quả mô hình và ANOVA ....................................................... 106
Bảng 4.22: Hồi quy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố bên
trong ảnh hưởng đến NSLĐ của các DNNVV .......................................... 106
Bảng 4.23: Kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu .......................................... 107
Bảng 4.24: Mức độ chi cho nghiên cứu và phát triển của các DNNVV tại tỉnh Thái
Nguyên ....................................................................................................... 109
Bảng 4.25: Mức độ chuyển đổi số của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên ................ 111
Bảng 4.26: Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo loại hình doanh nghiệp .......... 113
Bảng 4.27: Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo quy mô doanh nghiệp ............ 114
Bảng 4.28: Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp ......................................................................................................... 115
Bảng 4.29: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha .............................................................. 118
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định KMO và Bartiett’ Test .............................................. 121
Bảng 4.31: Kết quả EFA thang đo các biến nghiên cứu ........................................... 121
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt ........................................................... 122
Bảng 4.33: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt (hệ số tương quan) ......................... 123
Bảng 4.34: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....... 124
x DANH MỤC BẢNG HÌNH
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của TS. Trần Thị Thanh Hương ................................... 16
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thuý Hằng (2021) .................................. 16
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Cao Hoàng Long (2021) ........................................ 17
Hình 2.1: Khung lý thuyết của S. K. Mukherjee and Duleep Singh (1975) ................. 33
Hình 2.2: Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020) ................ 36
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ........................................................ 39
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất .............................................................. 41
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu và khung phân tích do tác giả thiết kế ........................ 64
Hình 4.1: Sơ đồ cấu trúc từ kết quả của mô hình SEM .............................................. 123
xi DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số nghiên cứu về năng suất lao động ....................................................... 19
Biểu đồ 4.1: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam 2011-2022
.................................................................................................................... 77
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo quy mô giai
đoạn 2017-2022 ......................................................................................... 86
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân chia
theo loại hình doanh nghiệp năm 2022 ...................................................... 89
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân chia
theo lĩnh vực năm 2022.............................................................................. 90
Biểu đồ 4.5: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân chia
theo khu vực địa lý năm 2022 .................................................................... 90
Biểu đồ 4.6: Số liệu thống kê về doanh nghiệp được khảo sát ..................................... 92
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa thống kê theo số năm hoạt động ............ 93
Biểu đồ 4.8: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................. 94
Biểu đồ 4.9: Số lượng và cơ cấu đối tượng được khảo sát ......................................... 116
Biểu đồ 4.10: Số lượng và cơ cấu đối tượng được khảo sát theo trình độ học vấn ... 117
Biểu đồ 4.11: Số lượng và cơ cấu đối tượng được khảo sát theo độ tuổi .................. 117
Biểu đồ 4.12: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nguồn lao động tại chỗ đối với cải thiện
năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên ............................ 126
Biểu đồ 4.13: Kết quả đánh giá ảnh hưởng từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối
với cải thiện năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên ....... 127
Biểu đồ 4.14: Tình hình kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 ................... 129
Biểu đồ 4.15: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với cải thiện
năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên ............................ 130
Biểu đồ 4.16: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với cái thiện NSLĐ
của các DNNVV tại Thái Nguyên ........................................................... 131
Biểu đồ 4.17: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn lực tài chính đối với
cải thiện năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên ............. 132
Biểu đồ 4.18: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của năng suất lao động tới sự phát triển của
các DNNVV tại Thái Nguyên .................................................................. 134
xii MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Năng suất lao động là một khía cạnh phản ánh chất lượng nền kinh tế, là yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của từng doanh
nghiệp nói riêng, đồng thời liên quan mật thiết đến chất lượng sống của người lao động.
Việc nâng cao năng suất lao động đóng một vai trò quan trọng ở mọi nền kinh tế, trong
đó nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
mang tính cấp bách vì thứ nhất “DNNVV là động lực chủ yếu của tăng trưởng, là xương
sống của nền kinh tế; thứ hai năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao giờ
cũng thấp hơn các doanh nghiệp lớn do đầu tư về vốn của DNNVV cũng hạn hẹp hơn
rất nhiều, các DNNVV bao giờ cũng sẽ khó tiếp cận được với các công nghệ hàng đầu,
ít có điều kiện để tham gia vào chuỗi các sản xuất để có năng suất lao động”. Nhìn sang
Hàn Quốc, cứ trong 10 người lao động Hàn Quốc thì có tới chín người làm việc tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), thế nhưng năng suất của những lao động này không
bằng 1/3 so với các doanh nghiệp lớn, điều này buộc Hàn Quốc phải tìm kiếm sự đột
phá cho tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù trong giai đoạn 2011 - 2020 tốc
độ tăng NSLĐ của Việt Nam cao hơn mức trung bình của ASEAN, nhưng nếu so sánh
thì mức tăng này vẫn thấp hơn Trung Quốc là 7% và Ấn Độ là 6%. Mức tăng trưởng
NSLĐ của Việt Nam vẫn chưa đủ nhanh để thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác
gia. Cụ thể, NSLĐ của Việt Nam vẫn thấp hơn 26 lần so với Singapore, 7 lần so với
Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc, 2 lần so với Philippines, 3 lần so với Thái Lan. Tại
Việt Nam, tăng NSLĐ đóng góp một phần không nhỏ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt
Nam thời gian qua, trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII đã cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng
5,9%/năm và khẳng định “Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động
tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020”. Ngày
04/2/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 07/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy
tăng NSLĐ quốc gia; Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ “Năng suất lao động của Việt Nam
đã có những cải thiện đáng kể tuy nhiên năng suất lao động vẫn chưa tương xứng như
kỳ vọng, mức năng suất lao động theo sức mua tương đương của Việt Nam còn khiêm
tốn so với một số nước trong khu vực ASEAN; Chính vì vậy việc nâng cao năng suất lao
động là vấn đề đặc biệt quan trọng, cần có nhiều giải pháp mang tính đột phá mang
tính cách mạng”. Và thực tế, số liệu NSLĐ bình quân năm 2021-2022 chỉ đạt 4,65%
thấp hơn khá xa so với mục tiêu kế hoạch KTXH giai đoạn 2021-2025 và chiến lược
phát triển KTXH giai đoạn 2021-2030 đạt ra là 6,5%. Điều này đặt ra một thách thức
1 cho toàn bộ nền kinh tế để tăng NSLĐ, trong đó tăng năng suất lao động của các doanh
nghiệp sẽ phải là động lực chính của tăng năng suất quốc gia.
Đối với tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020 đã chứng kiến sự bứt phá trong
đầu tư tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực sang lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Với mục tiêu Đại hội Đại biểu lần thứ XX đưa Thái Nguyên
trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía
bắc và vùng Thủ đô Hà Nội, nhưng một số rào cản nêu trên làm cho chất lượng tăng
trưởng của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa tạo đà cho tăng trưởng kinh tế
một cách bền vững, nếu không có những đòn bẩy dựa trên phân tích, đánh giá thực tiễn
rất có thể sự tăng năng suất sẽ sớm bị chững lại. Do đó, nhằm tạo động lực cho phát
triển kinh tế mạnh mẽ định hướng chất lượng, Thái Nguyên cần tiếp tục tập trung đẩy
mạnh NSLĐ cho các DN, đặc biệt là các DNNVV trên địa bàn vì như đã đề cập đây là
loại hình DN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Theo tính toán của Nguyễn Thị Thu Thương (2020) tăng trưởng NSLĐ của tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2019 đạt 115,75%, trong đó tăng trưởng NSLĐ lĩnh vực CN-XD
là cao nhất đạt 89,32%, theo sau là lĩnh vực dịch vụ đạt 20,72% và thấp nhất là lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ đạt 5,7%. Cũng theo nghiên cứu của tác giả đóng góp
lớn vào tăng NSLĐ của tỉnh trong những năm qua là do sự hiện diện của Samsung và các
nhà đầu tư FDI khác. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay tốc độ tăng NSLĐ của tỉnh đã giảm
mạnh do các dự án của Samsung đã đạt công suất thiết kế. Trong khi đó, muốn gia tăng
năng suất lao động theo hướng phát triển nội sinh, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh mang
tính chủ động, bền vững thì nhất thiết NSLĐ của các DN trong nước mới là nhân tố quyết
định, đặc biệt là các DNNVV khi lực lượng doanh nghiệp này chiếm khoảng 97%. Tuy
nhiên, với đặc điểm của một tỉnh Trung du và Miền núi phía bắc thường có điều kiện tự
nhiên khó khăn hơn so với các vùng đồng bằng như giao thông, kết nối giữa các địa
phương trong tỉnh, sự không đồng đều về trình độ dân trí, có tỷ lệ cao lực lượng lao
động nông thôn có trình độ thấp chưa qua đào tào tạo, việc thu hút đầu tư vào các khu
vực vùng núi thường gặp nhiều khó khăn. Những điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế nói chung và NSLĐ của địa phương nói riêng. Do vậy, để trả lời cho
câu hỏi thực trạng NSLĐ của các DNNVV tại Thái Nguyên hiện nay như thế nào, những
yếu tố nào tác động đến NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên và làm thế nào để
nâng cao NSLĐ của các doanh nghiệp này hơn nữa trong thời gian tới. Xuất phát từ đó,
tác giả đề xuất đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên” cho luận án tiến sĩ với hy vọng sẽ góp
phần giải quyết được phần nào những vấn đề đã nêu trên.
2 2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá thực trạng năng suất lao động và phân tích được mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố tới NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên góp phần cải thiện NSLĐ
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về NSLĐ luận án xây dựng khung lý thuyết
về các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ của các DNNVV.
- Đánh giá thực trạng năng suất lao động của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong ảnh hưởng đến năng suất lao động của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như phát sự phát
triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái nguyên trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng, phạm vi của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng suất lao
động và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy
nhiên, do khó khăn trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, do đó
nghiên cứu này không khảo sát số liệu sơ cấp tại các doanh nghiệp này.
- Về thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2018 – 2022.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2022.
+ Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2030, tầm
nhìn đề năm 2035.
- Về nội dung: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh
Thái Nguyên theo các tiêu chí phân loại quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp. Phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến NSLĐ của các DNNVV
tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao NSLĐ cho
loại hình doanh nghiệp này cho giai đoạn tới. Tuy nhiên, trong phần đánh giá thực trạng
NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên, việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI gặp
nhiều khó khăn và phần lớn loại hình doanh nghiệp này không nằm trong danh mục
DNNVV nên tác giả không nghiên cứu nhóm DN này.
3 4. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về mặt lý luận
- Thứ nhất, luận án đã hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ từ đó đề xuất một
số yếu tố đặc thù với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên.
- Thứ hai, trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và kế thừa từ các nghiên cứu trước
đây, tác giả cũng đề xuất được 02 mô hình lý thuyết để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
NSLĐ của loại hình doanh nghiệp này.
- Thứ ba, luận án góp phần vào việc củng cố khung lý thuyết về quản lý năng suất
lao động cho các DNNVV dựa trên các yếu tố cả vĩ mô và vi mô.
Đóng góp về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, từ việc khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu này đã xây dựng được một
cơ sở dữ liệu có giá trị và đáng tin cậy cho việc nghiên cứu và phân tích thông tin liên quan
đến nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Thứ hai, luận án cung cấp một bức tranh toàn diện và cụ thể về thực trạng NSLĐ
của các DNNVV, đồng thời cũng so sánh được NSLĐ giữa các loại hình của DNNVV tại
tỉnh Thái Nguyên.
- Thứ ba, luận án chỉ rõ được mức độ tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài tới
NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên, góp phần giúp Chính quyền địa phương và
các doanh nghiệp có những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm năng cao NSLĐ cho
loại hình doanh nghiệp này.
- Thứ tư, bằng việc sử dụng 02 mô hình, kết quả của luận án đánh giá được ảnh
hưởng của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài đến NSLĐ của các DNNVV.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng suất lao động và các yếu tố ảnh
hưởng tới năng suất lao động.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên.
Chương 5: Giải pháp nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại tỉnh Thái Nguyên.
4 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng suất lao động
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Khi đề cập ở cấp độ doanh nghiệp, NSLĐ là một chỉ số quan trọng để quản trị nguồn
nhân lực. Văn Tình và Lê Hoa (2003) nhận định mục tiêu của việc tăng năng suất ngày
nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người. Cải thiện điều kiện lao động và
hướng tới một xã hội thịnh vượng hơn là vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng năng suất.
Đối với nền kinh tế nói chung, năng suất cũng được chứng minh có mối quan hệ mật thiết
với việc tăng trưởng việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long
(2014) sử dụng cách tiếp cận phân tích bao dữ liệu (DEA), trong nghiên cứu này đề cập
đến tăng trưởng năng suất có thể được phân tách thành hai thành phần: thay đổi kỹ thuật
(TECHCH) và thay đổi hiệu quả (EFFCH). Để nhận diện thay đổi trong hiệu quả quy mô,
thay đổi hiệu quả được phân tách tiếp thành hiệu quả thuần và hiệu quả theo quy mô.
Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận DEA để giải một loạt các bài toán quy hoạch tuyến
tính phi tham số. Bên cạnh đó, tác giả đã ứng dụng các mô hình kinh tế lượng để mô hình
hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng với TFP, giải quyết được tính nội sinh của các nhân tố
đầu vào và bằng việc sử dụng kỹ thuật bán tham số để ước lượng đóng góp của TFP vào
tăng đầu ra. Nghiên cứu của Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Viện Khoa
học Lao động và Xã hội (2013), cùng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(2014) đã tiến hành phân tích về năng suất của nền kinh tế. Trong các phân tích này, sự
chú ý chủ yếu đặt vào hiệu ứng của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với tăng cường nguồn
nhân lực và đóng góp của các ngành công nghiệp vào sự gia tăng năng suất toàn diện của
quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ nhấn mạnh sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với tăng
cường nguồn nhân lực và NSLĐ chỉ ở mức định tính.
Đối với các doanh nghiệp, năng suất ngày càng trở thành một trong những chỉ số quan
trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện đại (Vũ Hoàng Ngân và Lê Thị
Lan Hương, 2016). Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 của Nguyễn Thị Lê Hoa,
tác giả đã thực hiện nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đo lường năng
suất đã xây dựng cách tiếp cận và xử lý dữ liệu tính toán các chỉ tiêu năng suất ở các cấp độ
nền kinh tế, ngành kinh tế và doanh nghiệp, trong đó có đề cập tới các chỉ tiêu NSLĐ, năng
suất vốn, TFP của nền kinh tế, của ngành kinh tế và hệ thống chỉ tiêu đo năng suất của
doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhưng
chỉ đạt được tăng trưởng ổn định, chưa tạo được tăng trưởng đột phá nên nhìn chung mức
NSLĐ vẫn còn thấp so với các nước Châu Á, vì vậy thúc đẩy nâng cao năng suất vẫn cần
là một mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững trong thập kỷ tiếp theo.
5 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến, 2016 nhằm đánh giá sự khác biệt về NSLĐ
giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN trong nước ở các tỉnh Miền Trung đã chỉ
ra rằng mức chênh lệch NSLĐ bình quân giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài so với các DN trong nước trong giai đoạn 2011 – 2014 là 15.25%, đồng thời
nghiên cứu này cũng phản ánh rằng các doanh nghiệp nhà nước có NSLĐ thấp hơn so
với các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân. Sự khác biệt về NSLĐ được tác giả giải thích
là bị ảnh hưởng bởi khu vực điều tra của DN. Tuy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời gian
nhưng chênh lệch mức NSLĐ bình quân giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN
nhà nước là không thay đổi. Nghiên cứu của Đỗ Hạnh Nguyên (2018) về thực trạng và
giải pháp nâng cao NSLĐ tại Việt Nam chỉ ra rằng tăng trưởng giá trị tăng thêm bình
quân giai đoạn 2006-2016 của 20 ngành kinh tế cấp 1 đều có tốc độ tăng trưởng dương,
song có tới 11/20 ngành kinh tế đạt được giá trị tăng trưởng dương không phải do đóng
góp chủ yếu của NSLĐ. Trong đó, có 4/20 ngành suy giảm NSLĐ bình quân trong giai
đoạn 2006-2016 và 7/20 ngành kinh tế tăng trưởng giá trị tăng thêm dựa vào tăng trưởng
lao động (đóng góp của tăng NSLĐ trong tốc độ tăng trưởng chưa đạt mức lý tưởng
60%). Nghiên cứu khác của Tăng Văn Khiên, được thực hiện vào năm 2018, tập trung
vào việc đánh giá cách tăng TFP ảnh hưởng đến sự gia tăng giá trị trong các ngành công
nghiệp chủ chốt. Nghiên cứu này phân tích mức độ tăng cường NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ
và đóng góp của việc tăng TFP vào sự phát triển của một số ngành công nghiệp như dệt
may, da giầy, năng lượng, điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin, thép, cơ khí, nhựa,
hóa chất, nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất cho ngành công nghiệp Việt
Nam. Gần đây có nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương chỉ ra một trong những nguyên
nhân gây cản trở gia tăng NLSĐ trong các DN của Việt Nam là do phần lớn các DN có
quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp, khả năng đầu tư công nghệ hạn chế, kinh
nghiệm quản lý sản xuất, năng lực cạnh tranh kém, trình độ khoa học công nghệ và đổi
mới sáng tạo còn rất thấp.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trong bối cảnh hiện tại, những nghiên cứu có tính chất học thuật liên quan đến
năng suất đã khẳng định tầm quan trọng của hạng mục này đối với việc kích thích sự
phát triển trong khía cạnh tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, cũng như góp phần
thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp, việc làm, giảm giá dịch vụ đối với
khách hàng, cải thiện thu nhập cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho cả cộng đồng xã hội. Mặc dù sự thực này, các tổ chức kinh doanh thời nay vẫn
thường xuyên thể hiện sự thiếu tập trung đúng mức hoặc thậm chí lơ là đối với những
vấn đề liên quan đến khái niệm năng suất trong quá trình sản xuất và kinh doanh
(Sink và Tuttle, 1989; Singh, 2000; Broman, 2004; Joppe và Li, 2016). Nguyên do
dẫn tới hiện trạng này nằm ở sự thiếu nhất quán trong việc hiểu biết về năng suất.
Tuy rằng năng suất đã được phát triển qua hàng thập kỷ và có nhiều nghiên cứu tập
6