Luận án Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học một số hợp chất phân lập từ cây cọ hạ long (Livistona halongensis T.H. Nguyen & Kiew) và cây Rau má [Centella asiatica (Linn.) Urban]

Cây cọ xẻ còn gọi là kè tàu có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng á nhiệt đới, nhiệt đới và ở nhiều đảo biển. Ở Việt Nam, cây phân bố tại Yên Bái, Tuyên Quang (Chạm Chu), Bắc Kạn, (Chợ Đồn), Thái Nguyên (Thần Sa, Đại Từ), Quảng Ninh (Ba Mùn), Hà Nội, Ninh Bình ), Kon Tum (Đắc Glei) . Tên gọi Livistona chinensis do nhà khoa học người Áo Nicolaus Joseph von Jacquin phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc và công bố dưới tên khoa học Latania chinensis Jacq. (1801). Về sau nhà khoa học người Anh Robert Brown cùng nhà khoa học người Đức Karl Friedrich Philipp von Martius công bố lại dưới tên Livistona chinensis (Jacq.) R.Br. ex Mart (1838); trong đó tính ngữ “chinensis” có nghĩa là ở Trung Quốc, tên tiếng Anh là Chinese fan palm hoặc Chinese fountain palm. Ở Trung Quốc nó được gọi là Bồ Quì [3]. Cây mọc đơn độc cao 8 –15 m, đường kính 20 –30 cm, hình trụ, nhẵn, có nhiều vòng do sẹo lá để lại. Lá hình quạt, xẻ thuỳ hình chân vịt thành nhiều thuỳ. Bẹ lá có sợi, mép lá có gai dẹp, cong. Lưỡi gốc phiến lá hình bán nguyệt có chóp. Thuỳ lá hình đường, đỉnh thuỳ xẻ đôi sâu 10 –15 (30) cm, các thuỳ rủ xuống. Cụm hoa phân nhánh 2 –3 lần, lá bắc cỡ 26 x 4 cm, 2 sống, xẻ một bên, không có lông, nhánh con mảnh, dài 10 –15 cm. Hoa thành nhóm 4 –5 hoa đính trên mấu lồi. Hoa hình cầu, có cạnh, đường kính khoảng 2mm; đài 3, tràng hợp ở gốc, xẻ 3 thùy, hình tam giác; nhị 6, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình bầu dục; bầu hình trứng ngược; vòi nhuỵ ngắn. Quả hình bầu dục, cỡ 1 –1,5 x 0,8 –1 cm có màu xanh lục. Hạt 1, hình bầu dục [1]. Cây ra hoa tháng 4, có quả tháng 5 –6 [4] . Thu hái hạt suốt mùa thu, mùa đông, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

pdf118 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học một số hợp chất phân lập từ cây cọ hạ long (Livistona halongensis T.H. Nguyen & Kiew) và cây Rau má [Centella asiatica (Linn.) Urban], để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU Công nghiệp phát triển, đời sống con người được nâng cao nhưng mặt trái của nó là thảm họa môi trường. Dẫn đến, con người gặp phải các chứng bệnh nan y như ung thư, HIV/AIDS, bệnh tim mạch hay là những dịch bệnh phức tạp, nguy hiểm mới xuất hiện gần đây: viêm đường hô hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm lợn H1N1, v.v.... đồng thời một số loài động, thực vật bị đưa vào sách đỏ và tuyệt chủng. Thực tế đó đã thúc đẩy các nhà khoa học phải tìm ra các thuốc chữa bệnh mới có tác dụng chọn lọc, hiệu quả cao và giá thành rẻ hơn để điều trị các bệnh hiểm nghèo cũng như tìm cách bảo vệ, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Một trong những con đường hữu hiệu để phát hiện ra các chất có hoạt tính tiềm năng, có thể phát triển thành thuốc chữa bệnh cho con người, gia súc và cây trồng là đi từ các hợp chất thiên nhiên. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa các hợp chất thiên nhiên có khả năng tương thích với nhau dễ dàng, tương đối phù hợp với cơ thể sống, ít độc hơn và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Từ thiên nhiên người ta đã phân lập được rất nhiều hợp chất có hoạt tính quý để làm thuốc chữa bệnh phục vụ cho đời sống xã hội. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính được sử dụng trực tiếp để làm thuốc, ngoài ra chúng còn được dùng làm "Mô hình" cho các nghiên cứu tổng hợp và bán tổng hợp các loại thuốc mới. "Mô phỏng tự nhiên" là một trong những con đường đặc biệt hiệu quả và kinh tế để tìm ra các loại thuốc mới nhằm chữa bệnh cho người, gia súc và cây trồng... chính vì vậy để tạo ra các loại biệt dược, thực phẩm bổ dưỡng phục vụ đời sống con người thì "Nghiên cứu sàng lọc về mặt hóa học nguồn 2 tài nguyên thiên nhiên" là một trong những hướng nghiên cứu hiện đang được các nhà khoa học ở trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có nguồn thực vật rất đa dạng và phong phú với khoảng 12.000 loài, đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Trong số đó đã có rất nhiều loại cây cỏ được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho người, gia súc và cây trồng, tuy nhiên hiệu quả kinh tế vẫn còn hạn chế bởi việc khai thác và sử dụng hầu như là vẫn dựa vào kinh nghiệm dân gian. Trong những năm gần đây, ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên đã được trang bị nhiều phương tiện hiện đại, các phương pháp nghiên cứu tiên tiến đã được áp dụng nên nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của một số chi, loài, họ thực vật của Việt Nam đã được công bố, góp phần làm sáng tỏ tính năng cũng như tăng cường hiệu quả trong khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Qua tra cứu họ Cau, trên thế giới có khoảng 236 chi, 3500 loài. Ở Việt Nam bao gồm 5 phân họ, 8 tông, 15 phân tông, 39 chi, 103 loài, 2 thứ. Theo thống kê của TS. Trần Thị Phương Anh [1] thì họ Cau ở Việt Nam có 39 chi, 103 loài và 2 thứ, trong đó phát hiện thêm 26 loài trong họ Cau mới thấy ở Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm một số loài mới cho khoa học, có nhiều loài là đặc hữu của Việt Nam, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Trong họ Cau có rất nhiều cây đã gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ lâu đời. Ví dụ: Cây cau, cây dừa, cây cọ, cây song, cây mây,... . Bao đời nay, người Việt Nam cũng như một số nơi trên thế giới như Trung Quốc, Australia, . . . đã sử dụng các loài trong họ cau để làm nhà, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làm thuốc, làm thực phẩm...vv. Tuy nhiên cho đến nay hầu như có rất ít công trình nghiên cứu về cấu trúc hoá học và hoạt tính sinh học của các cây trong họ Cau của Việt Nam được công bố. 3 Cây rau má là loài cây rất thường thấy ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Trong dân gian rau má được sử dụng để làm rau ăn, làm nước giải khát và đặc biệt nó đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc để trị một số các chứng bệnh thường gặp ở người và gia súc. Ở Việt Nam, cây rau má cũng rất quen thuộc với chúng ta. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học một số hợp chất phân lập từ cây cọ hạ long (Livistona halongensis T.H. Nguyen & Kiew) và cây Rau má [Centella asiatica (Linn.) Urban]” Với mục tiêu như trên, luận án đặt ra nhiệm vụ là: - Thu thập mẫu thực vật và xử lý mẫu - Điều chế các cao chiết từ mẫu thực vật - Phân lập các hợp chất từ các cao chiết mẫu thực vật - Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được - Thử hoạt tính của một số dịch chiết và hợp chất phân lập được 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Chi Cọ (Livistona. R. Br. ) Trên thế giới, chi Cọ (Livistona R.Br.) thuộc họ Cau (Arecaceae) có khoảng 36 loài, phân bố ở Nam và Đông Nam châu Á, Oxtrâylia, Châu Phi và rải rác một số khu vực trên thế giới [2]. Ở Việt Nam, cọ là những cây mọc hoang phổ biến ở những vùng đồi núi, trung du. Chúng còn được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi, và gồm có bốn loài như sau : - Cọ hạ long (Livistona halongensis T.H. Nguyen & Kiew). - Cọ [Livistona saribus (Lour.) Merrie. ex A. Chev.], còn có tên kè đỏ. - Cọ xẻ [Livistona chinensis (Jacq.) R.Br.], còn gọi là kè tàu. - Kè bắc bộ (Livistona tonkinensis Magalon). Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt một số loài của chi cọ: 1.1.1. Đặc điểm thực vật và ứng dụng của chi Cọ 1.1.1.1. Cây cọ xẻ (Livistona chinensis): Cây cọ xẻ được giới thiệu tại hình 1.1 Hình 1.1. Cây cọ xẻ 5 Cây cọ xẻ còn gọi là kè tàu có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng á nhiệt đới, nhiệt đới và ở nhiều đảo biển. Ở Việt Nam, cây phân bố tại Yên Bái, Tuyên Quang (Chạm Chu), Bắc Kạn, (Chợ Đồn), Thái Nguyên (Thần Sa, Đại Từ), Quảng Ninh (Ba Mùn), Hà Nội, Ninh Bình ), Kon Tum (Đắc Glei) .... Tên gọi Livistona chinensis do nhà khoa học người Áo Nicolaus Joseph von Jacquin phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc và công bố dưới tên khoa học Latania chinensis Jacq. (1801). Về sau nhà khoa học người Anh Robert Brown cùng nhà khoa học người Đức Karl Friedrich Philipp von Martius công bố lại dưới tên Livistona chinensis (Jacq.) R.Br. ex Mart (1838); trong đó tính ngữ “chinensis” có nghĩa là ở Trung Quốc, tên tiếng Anh là Chinese fan palm hoặc Chinese fountain palm. Ở Trung Quốc nó được gọi là Bồ Quì [3]. Cây mọc đơn độc cao 8 – 15 m, đường kính 20 – 30 cm, hình trụ, nhẵn, có nhiều vòng do sẹo lá để lại. Lá hình quạt, xẻ thuỳ hình chân vịt thành nhiều thuỳ. Bẹ lá có sợi, mép lá có gai dẹp, cong. Lưỡi gốc phiến lá hình bán nguyệt có chóp. Thuỳ lá hình đường, đỉnh thuỳ xẻ đôi sâu 10 – 15 (30) cm, các thuỳ rủ xuống. Cụm hoa phân nhánh 2 – 3 lần, lá bắc cỡ 26 x 4 cm, 2 sống, xẻ một bên, không có lông, nhánh con mảnh, dài 10 – 15 cm. Hoa thành nhóm 4 – 5 hoa đính trên mấu lồi. Hoa hình cầu, có cạnh, đường kính khoảng 2 mm; đài 3, tràng hợp ở gốc, xẻ 3 thùy, hình tam giác; nhị 6, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình bầu dục; bầu hình trứng ngược; vòi nhuỵ ngắn. Quả hình bầu dục, cỡ 1 – 1,5 x 0,8 – 1 cm có màu xanh lục. Hạt 1, hình bầu dục [1]. Cây ra hoa tháng 4, có quả tháng 5 – 6 [4] . Thu hái hạt suốt mùa thu, mùa đông, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch, phơi khô. 1.1.1.2. Cây cọ (Livistona saribus (Lour.) Merrie. ex A. Chev.): Cây cọ được giới thiệu tại hình 1.2 6 Là một loài cây mọc đơn độc, thân cột, mang lá tập trung trên đỉnh thân tạo thành một vòm tán hình cầu. Thân cao 20 – 25 m, đường kính 15 – 30 cm, hình trụ, khi non có nhiều cuống lá còn tồn tại, sau nhẵn, có sẹo do lá để lại. Về tên gọi, ngoài cọ còn có nhiều tên khác nữa như cọ đỏ, cọ nam, kè, lá gồi, tên tiếng Trung là Đại diệp Bồ quì, tên tiếng Anh là Taraw palm. Xét về nguồn gốc, vào giữa thế kỉ 19 người ta cho rằng nó là loài được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1836, nhà khoa học người Hà Lan Karl Ludwig von Blume đã công bố tên khoa học là Saribus cochinchinensis. Đến năm 1837, nhà khoa học người Đức Karl Friedrich Philipp von Martius công bố lại dưới tên khoa học là Livistona cochinchinensis. Năm 1919, nhà khoa học người Hoa Kỳ Elmer Drew Merril cùng nhà khoa học người Pháp Auguste Jean Baptiste Chevalier đã công bố lại tên khoa học là Livistona saribus [5]. Ở nước ta, cây mọc hoang vùng đồi trung du miền Bắc và miền Trung, là cây đặc sắc của rừng ven suối, đất ẩm vùng núi tới 1500m. Cây Phân bố rải rác trong rừng nhiệt đới ở Hà Giang (Bắc Quang), Bắc Kạn (Na Rì), Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng (Cát Bà), Thái Nguyên, Hình 1.2. Cây cọ 7 Hà Tây (Ba Vì: Thủ Pháp), Hà Nội, Quảng Trị, Lâm Đồng (Langbiang), Đồng Nai (Biên Hoà), TP Hồ Chí Minh (Thủ Đức). . . . Cây có dáng đẹp trồng trang trí trong các khu du lịch, resort, công viên hoặc làm cây cảnh nhỏ trồng ở chậu dùng trang trí nội thất...Cây ra hoa vào tháng 12-2, ra quả vào tháng 5-7 hàng năm [4]. 1.1.1.3. Cây cọ bắc bộ (Livistona tonkinensis): Là cây đặc hữu của Việt Nam. Thân thẳng, cao 25 – 30 m, đường kính khoảng 25 cm. Khi non có nhiều cuống lá còn tồn tại, sau nhẵn, có sẹo do lá để lại. Lá xẻ thuỳ hình chân vịt cách gốc 80 – 90 cm thành 50 – 60 thuỳ. Bẹ lá có sợi. Mép cuống có gai dài 2,5 cm, lưỡi gốc phiến hình bán nguyệt có chóp, cỡ 2 x 2 cm. Thuỳ hình đường, thuỳ to nhất cỡ 130 – 150 x 4 cm, đỉnh thuỳ xẻ đôi sâu khoảng 2 cm, thuỳ thẳng đứng. Cụm hoa dài 60 – 70 cm; lá bắc cỡ 18 x 3 cm, 2 sống, xẻ một bên, có lông rải rác. Nhánh con dài khoảng 20 cm, mảnh, hoa mọc trên những mẫu lồi. Quả bầu dục, cỡ 2 – 3 x 1 – 1,5 cm, xanh màu ôliu, có cuống dài khoảng 2 mm. Cây này mọc trên đồi, núi đất, có quả vào tháng 8 đến tháng 10. Cây được trồng nhiều ở Bắc Việt Nam: Bắc Kạn (Chợ Đồn), Sơn La (Xuân Nha), Lào Cai (Bảo Thắng), Tuyên Quang (Chạm Chu), Phú Thọ (Xuân Sơn), Thanh Hoá (Bá Thước, Quan Hoa) [1]. 1.1.1.4. Cây cọ hạ long (Livistona halongensis): Cây cọ hạ long được giới thiệu tại hình 1.3 Đây là một trong 13 loài thực vật đặc hữu của Vịnh Hạ Long, mới được phát hiện từ năm 1999, là loài mới cho khoa học, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng núi đá trên đảo miền Bắc Việt Nam. Cây đơn độc, cao đến 10 m, đường kính khoảng 20 cm. Lá xẻ thuỳ hình chân vịt thành nhiều thuỳ; bẹ lá có sợi, mép lá có gai, mặt dưới có sọc màu vàng; lưỡi gốc phiến xẻ 2 thùy tròn. Cụm hoa thẳng, dài hơn lá. Cuống cụm hoa kéo dài nên cụm hoa dài hơn lá; lá bắc hình ống. Hoa nhỏ, hình trứng, màu vàng kem nhạt, vươn lên trên tán; đài nhẵn, hình ống, đỉnh xẻ 3 thuỳ. Tràng dài khoảng 2 mm, xẻ 3 thuỳ; nhị 6 dài 8 khoảng 1 mm; bầu hình bầu dục, vòi nhuỵ nhỏ. Quả hình cầu, đường kính 1 – 1,2 cm, màu xanh đậm sáng. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6, có quả vào tháng 7 [1]. Cây có hình thái đẹp, thích hợp làm cây cảnh, trồng ở các khu du lịch nên có giá trị kinh tế cao, nhưng số lượng còn lại rất ít [6]. 1.1.1.5. Ứng dụng của một số loài trong chi cọ: Các loại cọ xẻ (Livistona chinensis) và kè nam (Livistona saribus; L. cochinchinensis Mart.) có hình dáng đẹp nên ở nước ta và một số nước trồng chủ yếu để làm đai xanh, tôn tạo cảnh quan cho nhiều không gian xanh đô thị, thường gặp nhất là ở các công viên, khu văn hóa, các biệt thự.... Ở một vài vùng cây cọ xẻ, kè nam mọc tự nhiên, người dân còn lấy lá non chầm nón, kết áo đi mưa (tơi); lá già có thể dùng để lợp nhà, đan túi xách, đan mũ, dệt chiếu, làm quạt. Thân già được dùng làm cột, làm máng nước. Gốc chồi Hình 1.3. Cây cọ hạ long 9 lá có thể dùng làm rau ăn. Quả cọ có thể nấu chín để ăn hoặc ép lấy dầu, và là một món đặc sản của miền tây Nghệ An [10]. Rễ cây kè nam dùng chữa bạch đới, khí hư, thường phối hợp với những vị khác như rễ cau, rễ tre, rễ cây móc với lượng bằng nhau, sắc đặc uống làm 2 lần trong ngày. Liều dùng hàng ngày 6 - 12 g [11]. Theo đông y, cây cọ xẻ (Livistona chinensis) có vị ngọt và chát, tính bình, hạt làm tiêu ung thư, khối u, rễ có tác dụng giảm đau [11, 12]. Y học dân gian Trung Quốc dùng hạt cọ xẻ chữa ung thư mũi, họng, thực quản, ung thư rau, bệnh bạch cầu. Rễ cây này được dùng để trị hen suyễn, giảm đau do tiêm. Liều dùng 15-30 g, dạng thuốc sắc. Lá để trị chảy máu tử cung 1, 11]. Đơn thuốc chứa cọ xẻ ở Trung Quốc: - Chữa ác tính: Dùng hạt cọ xẻ 30 g, nấu với thịt lợn nạc 30 g trong 2 giờ. - Chảy máu tử cung: Dùng cuống lá cọ xẻ đốt thành tro, hoà vào nước uống, hoặc sao lên và nấu nước uống. - Trong vị thuốc dân gian, hạt cây cọ xẻ L. chinensis R.Br. có tên “Quỳ thụ tử”. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chi cọ 1.1.2.1. Thành phần hóa học * Nghiên cứu trong nước: Trước đây, hầu như chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu về các cây thuộc chi cọ. Đầu năm 2011, Giang Thị Kim Liên và cộng sự thông báo trên tạp chí Hoá học đã phân lập được 4 hợp chất từ các dịch chiết của quả cọ xẻ (Livistona chinensis), gồm: 5,7,4’-trihydroxy–3’,5’–dimetoxy– flavon (tricin, 1), 2–(hydroxy–metyl) phenyl–D–glucopyranosid (salicin, 2), stigmast–5,22–dien–3β–O–β–D–glucopyranosid (stigmasterol glucosid, 3), saccharose (4) [13]. 10 8 7 6 5 10 9 4 3 2O 1'HO OH O 2' 3' 4' 5' 6' OCH3 OH OCH3 1. Tricin O O HO OH HO OH HO 2. Salicin H O H H O HO HO HO HO 2 3 4 5 7 8 9 10 1' 2 ' 3' 4' 5 ' 6 ' 6 11 12 13 14 15 16 17 18 20 22 23 24 28 29 25 27 26 21 19 1 3. Stigmasterol glucosid 11 O O HO OH HO HO 1 2 3 4 5 6 O HO HO CH2OH 5' 1' 2' 3' 4' HO 4. Saccharose * Nghiên cứu trên thế giới: Trong chi cọ, cây cọ xẻ được nghiên cứu nhiều về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học. Singh, R.P. và Kaur G. (Ấn Độ) nghiên cứu định tính thành phần hoá học cho thấy rằng các hợp chất phenol có hàm lượng cao [14]. Maurer – Menestrina và cộng sự (Brazil) đã tách và xác định cấu trúc của một betaxylan (polysacharid) có nhiều nhóm thế từ nhựa quả cọ xẻ [15]. Tao Yuan và cộng sự đã phân lập và xác định được cấu trúc 14 hợp chất trong quả cọ xẻ, chúng gồm 3 chất mới là hai depsidon (5, 6), một benzofuran (7) và 11 hợp chất đã biết là: 3-stilben, 4-steroid, 3-flavan-3-ol, và 1 alkaloid : trans-3,5,3',5'-tetrahydroxy-4'-metoxy-stilben (8), cis- 3,5,3',5'-tetrahydroxy-4'-metoxy-stilben (9), 4-hydroxy-3',5'-dimetoxystilben (10), 5α,8α-epidioxy-22E-ergosta-6,22-dien-3β-ol (11), 5α,8α-epidioxy-22E- ergosta-6,9,22-trien-3β-ol (12), 24-etylcholest-4-en-3-on (13), 6β-hydroxy- stigmast-4-en-3-on (14), catechin (15), epicatechin (16), epiafzelechin (17), terreusinon (18) [16]. 12 O O O HO HO OH H5 6 1 2 3 9 4 6' 5' 4'3' 2' 7 1' 7' 8 5. Depsidon 1 O O O HO HO OH CH35 6 1 2 3 9 4 6' 5' 4'3' 2' 7 1' 7' 8 6. Depsidon 2 O OCH3 OCH3 HO 4' 3' 2' 1' 6'5' 2 3a 4 5 6 71a 3 7. Benzofuran R3 R4 R5 R1 R2 8. (E) R1=R2=R3=R5=OH R4=OCH3 9. (Z) R1=R2=R3=R5=OH R4=OCH3 10. (E) R1=R2=OCH3 R4= OH R5=R3=H 13 Từ quả cọ xẻ, Xiaobin Zeng, và cộng sự đã tách được 11 hợp chất flavonoid với 3 chất mới (19, 20, 21) và 8 chất đã biết là: tricin (1), quercetin 3-O-β-D-glucopyranosid (22), isorhamnetin 3-O-β-D-glucopranosid (23), rhamnazin 3-O-β-D-glucopyranosid (24), (-)-epiafzelechin (25), (+)–catechin (26), 2R,3R-3,5,7,3’,5’ pentahydroxyflavan (27), (–)-catechin (28) [17]. OHO OH OH OH OH 19. 2S,3S-3,5,7,3',5'-pentahydroxyflavan OHO OH 20. 2R,3R-3,5,6,7,8,4'-hexahydroxyflavan OH HO OH OH OHO OH OH HO OH OH OH 21. 2R,3R-3,5,6,7,8,3',5'-heptahydroxyf lavan Đặc biệt, từ cây cọ úc (Livistona australis), năm 2009, Samy K El- Desouky (Ai cập) và cộng sự đã phân lập từ lá 1 chất mới là dẫn xuất pyranon: 3-hydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-6-metyl-4H-pyran-4-on (29) [18]. Năm 2011, Mona E.S. Kassem tại trung tâm nghiên cứu quốc gia (Ai cập) cùng các cộng sự đã phân lập ra 1 hợp chất muối mới : flavon glycosid 14 sunphat (30) cùng 14 hợp chất flavonoid đã biết, gồm: genkwanin-6-C-β- glucopyranosid (31), genkwanin-8-C-β-D-glucopyranosid (32), isovitexin (33), isoorientin (34), orientin (35), tricin 7-O-β- D-glucopyranosid (36) tricin 4'-O-β-glucopyranosid (37) luteolin 7-O-β-glucopyranosid (38), quercetin 3-O--glucopyranosid (22) quercetin 3-O-β-galactopyranosid (39), tricin (1), quercetin (40), apigenin (41) và luteolin (42) [19]. 30. Flavon sunphat glycosid O OH O OH O OCH3 OCH3 O HO HO OH OSO3Na 32. Genkwanin-8-C--D-glucopyranosid O OH H3CO OH O H H HH Glu 15 41. Apigenin 42. Luteolin 1.1.2.2. Hoạt tính sinh học Tại Việt Nam, Giang Thị Kim Liên và cộng sự đã báo cáo kết quả thăm dò hoạt tính sinh học các dịch chiết từ quả cọ xẻ như sau: các dịch chiết n- hexan và MeOH có hoạt tính ức chế sinh trưởng đối với vi khuẩn Gram (+) Staphylococcus aureus với nồng độ IC50 lần lượt là 46,77 và 209,71 μg/ml. Ở hoạt tính chống oxi hoá, dịch chiết MeOH quả cọ xẻ có hoạt tính ức chế hoạt động của enzym peroxydaza với IC50 là 61,22 μg/ml. Dịch chiết MeOH quả cọ xẻ có hoạt tính gây độc tế bào đối với 3 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là: KB (ung thư biểu mô), MCF – 7 (ung thư vú) và Hep-G2 (ung thư gan) với các giá trị IC50 lần lượt là 68,04; 88,30 và 101,25 μg/ml [13]. 16 Singh, R.P. và Kaur G. (Ấn Độ) thông báo hoạt tính chống tạo mạch (antiangiogenic) và hoạt tính chống tăng sinh tế bào (antiproliferative) in vitro của dịch chiết quả và hạt cọ xẻ. Phân đoạn chứa các hợp chất phenol của cây này có hoạt tính phá màu (hemolytic) [20]. Nhóm tác giả trên cũng đưa ra giả thiết là hàm lượng cao các hợp chất phenol có trong cây cọ xẻ là nguyên nhân gây chết các tế bào [14]. Nhóm nghiên cứu của Hoang W.C. (Đài Loan) đã thông báo hoạt tính ức chế enzym sinh trưởng biểu bì (Epidermal Growth Factor, EGF) và enzym hoạt tính phân bào (Mitogen – activated protein kinase, MAPK) trong các dòng tế bào ung thư ở người bởi một phân đoạn protein kí hiệu là LC–X được tách và tinh chế từ hạt cọ xẻ [21]. Zhong Z.G. và cộng sự đã công bố rằng dịch chiết ethyl acetat rễ cọ xẻ thể hiện hoạt tính ức chế sinh trưởng đối với 7 dòng tế bào ung thư thử nghiệm, bao gồm: ung thư dạ dày SGC 7901, ung thư máu L 1210, P 388D1, ung thư cuống họng Hela, ung thư gan hele 7404, ung thư hắc tố da (melanoma B16) và ung thư thần kinh chuột nhắt lai chuột cống NG 108 – 15 [22]. Dịch chiết cồn và dịch chiết nước hạt cọ xẻ đã được Cheng S. và cộng sự nghiên cứu rất chi tiết về hoạt tính ức chế tế bào ung thư máu HL 60, kết quả cho thấy dịch chiết cồn có hoạt tính tốt hơn [23]. Muneo Tsukiyama và cộng sự (Nhật Bản) đã nghiên cứu tác dụng chống tích tụ mỡ, làm căng da, chống nhăn, giảm béo của dịch chiết hạt cọ xẻ. Vì vậy, có thể nghiên cứu để sử dụng dịch chiết hạt cọ xẻ trong mĩ phẩm [24]. Ngoài ra, các hợp chất khung flavan được phân lập ra từ quả cọ xẻ như 3 chất mới (19, 20, 21) và (-)-epiafzelechin (25), (+)-catechin (26), 2R,3R- 3,5,7,3’,5’ penthahydroxyflavan (27), (–)-catechin (28) được biết đến với các hoạt tính sinh học nổi trội như: *.) Hoạt tính chống oxy hóa 17 Epicatechin (25) được báo cáo là có tác động giống insulin, với các hiệu ứng bảo vệ hồng cầu. (-) Epicatechin cũng chống lại sự peroxy hóa lipid và ức chế sự tạo khối của các tiểu cầu. (-) Epicatechin có tác dụng trong việc hỗ trợ kiểm soát các biến chứng thứ cấp của bệnh tiểu đường. Các polyphenol nói chung cũng được chứng minh là hữu ích trong việc bảo tồn đảo tụy chuột in vitro [25]. Catechin (26), là một hợp chất phenol chống oxy hóa tự nhiên. Trong nghiên cứu của Nakayma và cộng sự [26], catechin thể hiện hoạt tính ngăn chặn độc tính tế bào của O2- và H2O2 trên tế bào chuột đồng Trung Quốc V79. *.) Hoạt tính đối với hệ tim mạch: Lavollay, Neumann, Porrot, đã chứng minh: Catechin (26) có tác dụng mạnh hơn vitamin C trong việc giữ bền thành mạch, chủ yếu là do khả năng điều hòa, làm giảm sức thấm vào mao mạch, ngăn cản không cho protit của máu thẩm dịch qua các mô khác, có tác dụng dự phòng vỡ mao mạch, gây xuất
Luận văn liên quan