Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì yêu cầu về quản lý chi
phí cho đầu tư xây dựng cơ bản cũng có sự thay đổi nhằm phù hợp với nền kinh tế
mới. Hiện nay ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì yêu cầu về quản lý tài chính
nói chung và yêu cầu về việc quản lý một cách chặt chẽ các khoản chi đầu tư xây
dựng cơ bản đối với công trình thuỷ lợi nói riêng phải đảm bảo đúng mục đích,
đúng kế hoạch, đúng định mức, tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu
quả là hết sức quan trọng. Tuy nhiên việc quản lý các khoản chi không bị thất thoát
là một vấn đề hết sức nan giải bởi vì trong thực tế hiện tượng tham ô, tham nhũng
thì vẫn không thể loại bỏ được hết. Vì vậy việc tăng cường công tác quản lý cho đầu
tư xây dựng cơ bản cho ngành trình trình thuỷ lợi là hết sức quan trọng xuất phát từ
những lý do sau:
- Từ thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản: cơ chế quản lý tài
chính của nước ta hiện nay có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn
khi mà đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy cơ chế quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản trước đây trở nên kém hiệu quả và không còn phù hợp với tình
hình mới do vậy mà ảnh hưởng đến việc sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 và Nghị định
112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 và nay đã được thay thế bởi Nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về Quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình nhằm quản lý một cách chặt chẽ hơn các khoản chi của Nhà nước cho đầu tư
và xây dựng
109 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ chế quản lý đầu tư xâyLuận văn Thạc sĩ dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình thủy lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................................... 5
2. Mục đích của đề tài: ...................................................................................................... 7
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: .................................................................. 7
4. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ CƠ SỞ ĐỂ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÔNG
TRÌNH THUỶ LỢI ............................................................................................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về đầu tư xây dựng ................................................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 9
1.1.2. Trình tự đầu tư xây dựng của một dự án: .......................................................... 17
1.1.3. Bản chất và nội dung kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản ......................... 19
1.1.4. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản .............................................................. 23
1.2. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng ............................................... 25
1.2.1. Kết quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ................................................ 25
1.2.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản .............................................. 26
1.3. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng ......................... 31
1.3.1. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng ........................................................................ 31
1.3.2. Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng ........................................................................... 32
1.4. Kết luận chương 1: ................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 39
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HIỆU
QUẢ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRONG THỜI
GIAN QUA .......................................................................................................................... 39
2.1. Khái quát về quá trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua 39
2.1.1. Chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trong đầu tư và xây dựng
sang “cơ chế quản lý theo dự án”. .............................................................................. 40
2.1.2. Phân loại theo quy mô và tính chất của các dự án theo hướng tăng cường trách
nhiệm và quyền hạn cho các ngành địa phương và cơ sở cùng với việc phân chia các
dự án Nhà nước theo các loại nguồn vốn. ................................................................... 41
2.1.3. Những tiến bộ trong việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng ..................... 42
2.1.4. Những tiến bộ về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng .................. 43
2.1.5. Về lĩnh vực quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng ........................................... 43
2.1.6. Quản lý vốn đầu tư bằng kế hoạch hoá của Nhà nước ...................................... 45
2.2. Đánh giá về kết quả quá trình đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng trong quản lý
và thực tế hoạt động đầu tư xây dựng đối với công trình thủy lợi .................................. 46
2.2.1. Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản .............................................................. 46
2.2.2. Thực tế hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình thuỷ lợi ............ 50
2.3. Những vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và thực tế sử dụng vốn
đầu tư xây dựng trong thời gian qua ............................................................................... 54
2.3.1. Những vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng ............................. 54
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
2
2.3.2. Những vấn đề tồn tại trong thực tế sử dụng vốn đầu tư xây dựng thời gian qua
..................................................................................................................................... 63
2.4. Kết luận chương 2 .................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 76
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .............. 76
3.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thuộc về
Nhà nước ......................................................................................................................... 76
3.1.1. Một số thay đổi cơ bản của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng trong thời
gian gần đây. ................................................................................................................ 77
3.1.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thuộc về Nhà nước. ........................................................ 87
3.2. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả vốn đầu
tư. .................................................................................................................................... 93
3.2.1. Về trách nhiệm của cá nhân ra quyết định đầu tư ............................................. 93
3.2.2. Về hệ thống quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá trong đầu tư xây
dựng ............................................................................................................................. 93
3.2.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng ..................................... 94
3.2.4. Về phương thức đấu thầu. .................................................................................. 95
3.2.5. Về mô hình quản lý đầu tư xây dựng ................................................................. 96
3.2.6. Về mô hình thực hiện dự án ............................................................................... 96
3.3. Ứng dụng cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản .......................................................................................................... 98
3.3.1. Giới thiệu về dự án ứng dụng cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản .................................................................... 98
3.3.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý đầu tư xây dựng ............................................... 99
3.3.3. Một số giải pháp quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư xây dựng dự án Hệ thống công trình phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu.
................................................................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 109
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình ...82
Hình 3.2. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình...83
Hình 3.3. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng 83
Hình 3.4. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..87
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình chi đầu tư xây dựng từ NSNN cho ngành Thuỷ Lợi ...............53
Bảng 2.2. Tốc độ chi đầu tư xây dựng từ NSNN cho ngành Thuỷ Lợi ...54
Bảng 2.3. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển năm 2006-2010 .....70
Bảng 3.1. Phân chia gói thầu – Hệ thống công trình phân ranh mặn ngọt .102
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XDCB Xây dựng cơ bản
TKCS Thiết kế cơ sở
UBND Ủy ban nhân dân
TW Trung Ương
NSNN Ngân sách nhà nước
Ban QLDA Ban Quản lý dự án
QHPT KT – XH Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
QHPT Quy hoạch phát triển
PTKTXH Phát triển kinh tế xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
4
ĐTPT Đầu tư phát triển
HĐQT Hội đồng quản trị
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
HTĐT Hỗ trợ đầu tư
CĐT Chủ đầu tư
QH Quốc hội
TKKT Thiết kế kỹ thuật
TDT Tổng dự toán
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì yêu cầu về quản lý chi
phí cho đầu tư xây dựng cơ bản cũng có sự thay đổi nhằm phù hợp với nền kinh tế
mới. Hiện nay ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì yêu cầu về quản lý tài chính
nói chung và yêu cầu về việc quản lý một cách chặt chẽ các khoản chi đầu tư xây
dựng cơ bản đối với công trình thuỷ lợi nói riêng phải đảm bảo đúng mục đích,
đúng kế hoạch, đúng định mức, tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu
quả là hết sức quan trọng. Tuy nhiên việc quản lý các khoản chi không bị thất thoát
là một vấn đề hết sức nan giải bởi vì trong thực tế hiện tượng tham ô, tham nhũng
thì vẫn không thể loại bỏ được hết. Vì vậy việc tăng cường công tác quản lý cho đầu
tư xây dựng cơ bản cho ngành trình trình thuỷ lợi là hết sức quan trọng xuất phát từ
những lý do sau:
- Từ thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản: cơ chế quản lý tài
chính của nước ta hiện nay có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn
khi mà đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy cơ chế quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản trước đây trở nên kém hiệu quả và không còn phù hợp với tình
hình mới do vậy mà ảnh hưởng đến việc sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 và Nghị định
112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 và nay đã được thay thế bởi Nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về Quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình nhằm quản lý một cách chặt chẽ hơn các khoản chi của Nhà nước cho đầu tư
và xây dựng.
Mặt khác, do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chồng chéo nhiều khi hiệu quả
quản lý không cao. Ngoài ra các cơ chế chính sách nhiều khi không chặt chẽ cũng
tạo ra các kẽ hở trong quản lý vốn đầu tư, trong khi đó nguồn vốn dùng cho chi đầu
tư xây dựng cơ bản nhiều khi là nguồn vốn đi vay chính vì vậy mà yêu cầu sử dụng
nguồn vốn một cách có hiệu quả là rất cần thiết.
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
6
Đối với một số đơn vị quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đôi khi còn chưa chủ
động trong việc sử dụng kinh phí được cấp do chưa nắm sát được thực tế nhu cầu
chi tiêu, nhiều đơn vị đã dùng mọi cách để sử dụng hết kinh phí được cấp và họ
chưa quan tâm đến việc chi dùng định mức, đơn giá được duyệt.
- Từ vai trò của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy
lợi: thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chng và đối với
ngành thủy lợi nói riêng thì có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm.
Để từ đó tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, ổn định và lành
mạnh nền kinh tế quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí.
Ngoài ra thực hiện công tác này còn đảm bảo cho các công trình thủy lợi của
nhà nước được đáp ứng đầy đủ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu
quả để hoàn thành tiến độ thi công công trình theo đúng kế hoạch, nâng cao trách
nhiệm của các cơ quan tài chính, cơ quan cấp phát cũng như các chủ đầu tư trong
quá trình xây dựng.
Thông qua công tác quản lý một cách chặt chẽ thì cũng hạn chế được những tiêu
cực trong quá trình thi công công trình. Từ đó cũng thấy được những mặt còn yếu
kém trong công tác quản lý để từ đó có những biện pháp hoặc những chính sách để
bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý.
- Từ đặc điểm của các công trình ngành thủy lợi: nhằm đảm bảo cho chất lượng
của công trình thủy lợi thì cần phải tăng cường công tác quản lý bởi vì ngành thủy
lợi có ý nghĩa rất quan trọng cho sản xuất như tưới, tiêu, hệ thống thoát nước, thoát
lũ. Vì vậy mà cần phải tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
đối với những công trình thủy lợi, việc tăng cường công tác quản lý này vừa nhằm
đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích lại vừa đảm bảo được chất lượng
công trình như thiết kế đã duyệt.
Xuất phát từ những lý do trên mà việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình thủy lợi là hết sức cần thiết. Cũng chính vì
thế mà tác giả đã chọn đề tài luận văn là “Nghiên cứu cơ chế quản lý đầu tư xây
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
7
dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình
thủy lợi”
2. Mục đích của đề tài:
Đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình thủy lợi
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tình
hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các Dự án đầu tư xây dựng công
trình thuỷ lợi.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn cũng giới hạn nghiên cứu những cơ chế quản
lý đầu tư xây dựng và tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các Dự án
đầu tư xây dựng thuộc công trình thuỷ lợi.
* Phương pháp nghiên cứu
Để đi sâu nghiên cứu các nội dung của luận văn thì tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận văn được kết cầu gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bản và cơ sở để tổ
chức thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với công trình thủy lợi
Chương 2: Đánh giá kết quả của cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu
quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình thủy lợi.
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
8
Chương 3: Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình thủy lợi
Tài liệu tham khảo
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ CƠ
SỞ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
1.1. Những vấn đề chung về đầu tư xây dựng
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng:
a. Khái niệm
Đầu tư Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát
triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế.
Do vậy đầu tư Xây dựng là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu
tư Xây dựng là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu đựơc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu
tư Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng
mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Đầu tư xây dựng là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư phát triển
nói riêng. Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng (từ việc khảo sát,
quy hoạch đầu tư, thiết kế và xây dựng cho đến khi lắp đặt thiết bị để hoàn thiện
việc tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật) nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế.
Như vậy, đầu tư xây dựng không phải là hoạt động sản xuất vật chất mà là
phạm trù kinh tế tài chính xuất hiện trong quá trình tái sản xuất các tài sản cố định.
Nhưng, xây dựng là một ngành sản xuất vật chất, tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật cho
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
10
xã hội, nó quyết định đến sự phát triển đất nước và quy mô sản xuất của các ngành
có liên quan.
b. Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng:
Hoạt động đầu tư xây dựng là một bộ phận của đầu tư phát triển do vậy nó cũng
mang những đặc điểm của đầu tư phát triển.
- Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài: hoạt động đầu tư xây dựng đòi hỏi
một số lượng vốn lao động, vật tư lớn. Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá
trình đầu tư. Vì vậy trong quá trình đầu tư chúng ta phải có kế hoạch huy động và
sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động,
vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn
chống lãng phí nguồn lực.
- Thời gian dài với nhiều biến động: thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư
cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với
nhiều biến động xảy ra.
- Có giá trị sử dụng lâu dài: các thành quả của thành quả đầu tư xây dựng có giá
trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn
như các công trình nổi tiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do
ở Mỹ, kim tụ tháp cổ Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý trường thành ở Trung
Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia,
- Cố định: các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng là các công trình xây
dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý,
địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy
kết quả đầu tư. Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu
cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi có
điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải
đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
- Liên quan đến nhiều ngành: hoạt động đầu tư xây dựng rất phức tạp liên quan
đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một địa phương
Luận văn Thạc sĩ
Phạm Thị Mai Lớp cao học 16KT
11
mà còn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có
sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh
đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên
vẫn phải đảm bảo đựơc tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư
c. Vai trò: Đối với bất kỳ một phương thức sản xuất xã hội nào, ở mọi thời
kỳ phát triển đều tương ứng với một cơ sở vật chất-kỹ thuật nhất định và dựa trên
cơ sở vật chất-kỹ thuật ấy. Sự hiện đại hoá liên tục cơ sở vật chất-kỹ thuật là điều
kiện ban đầu, là cơ sở của mọi biến chuyển kinh tế-xã hội. Quá trình hiện đại hoá cơ
sở vật chất-kỹ thuật của nền sản xuất xã hội có được nhờ việc tiến hành các hoạt
động đầu tư xây dựng.
Quá trình đầu tư xây dựng vô cùng phức tạp, liên ngành, do đó đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan chức năng, ban ngành và của
nhiều lĩnh v