Họ lan, hay họ phong lan, (Orchidaceae) là họ thực vật có hoa, thuộc
bộ lan (Orchidaceae), lớp thực vật một lá mầm (Monocotydonea). Đây là một
trong những họ lớn nhất của thực vật bao gồm 800 chi khác nhau, chúng được
phân bố ở trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực (Trần Hợp, 1989;
Huang và Chen, 2010).
220 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đa dạng di truyền và xác định chỉ thị nhận dạng một số nguồn gen lan Hoàng Thảo (Dendrobium) bản địa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN DUY DƢƠNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN
VÀ XÁC ĐỊNH CHỈ THỊ NHẬN DẠNG MỘT SỐ
NGUỒN GEN HOA LAN HOÀNG THẢO
(DENDROBIUM) BẢN ĐỊA CỦA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN DUY DƢƠNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN
VÀ XÁC ĐỊNH CHỈ THỊ NHẬN DẠNG MỘT SỐ
NGUỒN GEN HOA LAN HOÀNG THẢO
(DENDROBIUM)BẢN ĐỊA CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Di truyền và Chọn giống cây trồng
Mã số : 62.62.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lã Tuấn Nghĩa
2. TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
HÀ NỘI - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Trần Duy Dương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo và Khoa sau đại học
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến
sĩ Lã Tuấn Nghĩa và Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, những người thầy tâm
huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi
và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Khuất Hữu Trung,
Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng, Kỹ sư Nguyễn Trường Khoa, các bạn bè đồng
nghiệp Bộ môn Kĩ thuật Di truyền, Viện Di truyền Nông Nghiệp đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu cũng như chia sẻ những kinh nghiệm
để hoàn thành bản luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình của tôi là nguồn
động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày..tháng..năm 2015
Nghiên cứu sinh
Trần Duy Dƣơng
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ABI Applied Biosystems Incorporated
AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism
atpβ gene ATP synthase beta-subunit gene
BLAST Basic Local Alignment Search Tool
bp Base pair
C Cymbidium
cpDNA Chloroplast DNA
CTAB Cetyltrimethyl ammoium bromide
D Dendrobium
DNA Deoxyribonucleic acid
DNAse Deoxyribonuclease
dNTP Deoxyribounucleotide triphosphate
ddNTP Dideoxyribonucleotide triphosphate
EDTA Ethylenediamine tetraacetate
EtBr Ethidium bromide
HT Hoàng Thảo
ISSRs Inter-simple sequence repeats
EDTA Ethylenediamine tetraacetate
ITS Internal transcribed spacer
IUPAC International Union of Pure and Applied Chemistry
ML Maximum Likehood
matK Maturase K
ln likelihood
mtDNA Mitochondrial DNA
iv
NCBI National Center for Biotechnology Information
ndhF NADH dehydrogenase subunit F
nDNA Nuclear DNA
ORF Open Reading Frame
PCR Polymerase Chain Reaction
QTLs Quantitative trait locus
RAPD Random Amplified Polymorphic DNA
rbcL Ribulose-bisphosphate carboxylase
rDNA Ribosomal DNA
rDNA Ribosomal DNA
RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism
RNA Ribonucleic acid
RNAse Ribounuclease
SCARs Sequence - Characterized Amplified Region
sect Section
SSR Simple Sequence Repeates
Taq Thermus aquaticus
TBE Tris/Borate/EDTA
Tm Melting Temperature
U Unit
UV Ultraviolet
V Voltex
ΣDNA DNA tổng số
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT
bảng
Tên bảng Số trang
2.1 Tên và trình tự các mồi RAPD trong nghiên cứu...... 42
2.2 Thành phần và thể tích các chất trong phản ứng PCR 42
2.3 Chu trình của phản ứng PCR.. 43
2.4 Mồi được sử dụng trong phản ứng khuếch đại vùng
ITS..................................................................................
44
2.5 Cách thành phần có trong phản ứng khuếch đại vùng
ITS..
44
2.6 Chu kì nhiệt khuếch đại vùng ITS.. 45
3.1
Nam được sử dụng trong nghiên cứu...
50
3.2
.
53
3.3
...
61
3.4 Đặc điểm hình thái hoa của 32 mẫu giống hoa lan
Hoàng Thảo trong nghiên cứu
70
3.5 Thống kê số băng ADN được nhân lên ở các mẫu giố
ứuvới 20 mồi RAPD........
94
3.6 Tổng hợp kết quả phân tích số liệu với 20 mồi RAPD.... 99
3.7 Độ dài trình tự ITS của 32 mẫu giống hoa hoa lan Hoàng
Thảo....................................................................................
111
3.8 Độ dài trình tự của vùng ITS mẫu giống D1 và hai mẫu
giống D. fimbriatum của thế giới......................................
113
3.9 Độ dài trình tự vùng ITS của mẫu giống D2 và D18 và
hai mẫu giống D. findlayanum của thế giới .................
115
3.10 Độ dài trình tự vùng ITS của mẫu giống D4 và hai mẫu
giống D. anosmumcủa thế giới.........................................
116
3.11 Độ dài trình tự vùng ITS của mẫu giống D10 và hai mẫu
giống D. hancockiicủa thế giới........................................
117
vi
3.12 Độ dài trình tự vùng ITS của mẫu giống D7, D8 và hai
mẫu giống D. chysanthumcủa thế giới.............................
119
3.13 Độ dài trình tự vùng ITS của mẫu giống D9, D29 và hai
mẫu giống D. primulinum của thế giới...........................
120
3.14 Các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo được nhận dạng
dựa trình tự vùng ITS.....
133
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
hình
Tên hình Số
trang
2.1 Cấu trúc phân bố vùng mồi ITS1 và ITS4.. 44
3.1 Các mẫu giống Hoa lan Hoàng Thảo được trồng và chăm
sóc tại nhà vườn, 422 đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm,
Hà Nội.......................
52
3.2 Hình dạng thân của các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo.. 59
3.3 Hình dạng lá của các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo...... 67
3.4 Một số kiểu hoa của các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo............ 68
3.5 Hình dạng cánh môi các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo 69
3.6 Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 32 mẫu
giống hoa lan Hoàng Thảo dựa trên chỉ thị hình thái........
87
3.7 Ảnh điện di ADN tổng số của 32 mẫu giống hoa lan
Hoàng Thảo.........
92
3.8 -
7.................................................
95
3.9 -
20...................................................
96
3.10 Ảnh điện di sản phẩm PCR-RAPD của 32 mẫu giống hoa lan
Hoàng Thảo với mồi OPN16..................................................
97
3.11 Ảnh điện di sản phẩm PCR-RAPD của 32 mẫu giống hoa lan
Hoàng Thảo với mồi OPN11...............................
97
3.12 Ảnh điện di sản phẩm PCR-RAPD của 32 mẫu giống hoa
lan Hoàng Thảo với mồi OPN9....
98
3.13 Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền
dựa trên chỉ thị phân tử
RAPD.......................................................................................
102
3.14 Các mẫu giống lan Hoàng Thảo D4 (Phi Điệp tím), D5
(Trầm tím), D6 (Trầm trắng)...................................................
104
3.15 Hoa của các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo Kiều tím
viii
(D12), Kiều vàng (D13)và Kiều trắng (D14).................... 105
3.16 Hai mẫu giống hoa hoa lan Hoàng Thảo D24 (HT Vảy rồng lá
nhỏ), D25 (HT Vảy rồng lá trung).................................
106
3.17 Ảnh điện di đoạn ITS của quả 32 mẫu giống hoa hoa lan
Hoàng Thảo được khuếch đại bằng PCR với cặp mồi ITS1 và
ITS4....................................................................................
110
3.18 Kết quả phân tích sắp cột thẳng hàng (alignments) trình tự
vùng ITS của mẫu giống D1 và hai mẫu giống D.
fimbriatum |JN388588.1| và |HQ114229.1|........................
114
3.19 Kết quả phân tích sắp cột thẳng hàng (alignments) trình tự
vùng ITS của mẫu giống D2, D18 và hai mẫu giống D.
findlayanum |KF143462.1|,|HQ114257.1|..........................
115
3.20 Kết quả phân tích sắp cột thẳng hàng (alignments) trình tự
vùng ITS của mẫu giống D4 với hai mẫu giống D.
anosmum |EU477499.1.........................................................
117
3.21 Kết quả phân tích sắp cột thẳng hàng (alignments) trình tự
vùng ITS của mẫu giống D10 với hai mẫu giống D. hancockii
|AB593575.1| và |HQ114259.1|............................
118
3.22 Kết quả phân tích sắp cột thẳng hàng (alignments) trình tự
vùng ITS của mẫu giống D7, D8 với hai mẫu giống
D.chysanthum |JN388584.1|, |FJ384738.1|............................
120
3.23 Kết quả phân tích sắp cột thẳng hàng (alignments) trình tự
vùng ITS của mẫu giống D9, D29 với hai mẫu giống D.
primulinum |AB593521.1|,|AB593641.1|............................
121
3.24 So sánh trình tự của mẫu giống D25 (HT Vảy rồng lá trung)
trên ngân hàng gen Blast..........................................................
123
3.25 Sơ đồ cây phát sinh loài dựa trên trình tự vùng ITS............. 125
ix
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ ..i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ .ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................... iii
Danh mục bảng biểu ............................................................................................. ..v
Danh mục các hình ............................................................................................... .vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................5
1.1. Sơ lược về chi lan Hoàng Thảo ................................................................ 5
1.1.1. Hệ thống phân loại .............................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm hình thái .............................................................................. 6
1.1.3. Phân bố vùng sinh thái ........................................................................ 9
1.2. Giá trị sử dụng của hoa lan Hoàng Thảo ............................................... 11
1.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu, đánh giá đa dạng di truyền và
xác định chỉ thị nhận dạng ở thực vật ............................................................. 12
1.3.1. Khái niệm về đa dạng di truyền ........................................................ 12
1.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đa dạng di truyền ............................... 13
1.3.3. Các phương pháp đánh giá đa dạng di truyền và xác định chỉ
thị nhận dạng ở thực vật .............................................................................. 13
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam ................... 23
1.4.1. Nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền và xác định chỉ thị
nhận dạng hoa lan trên thế giới ................................................................... 23
1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam ....................................... 34
CHƢƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 39
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 39
x
2.2.1. Nội dung 1: Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen hoa lan
Hoàng Thảo bản địa Việt Nam ................................................................... 39
2.2.2. Nội dung 2: Giải trình tự vùng ITS của gen ribosom nhân để
nhận dạng chính xác một số nguồn gen hoa lan Hoàng Thảo bản địa
trong tập đoàn nghiên cứu. .......................................................................... 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 39
2. 3.1. Phương đánh giá đa dạng di truyền ở mức hình thái ...................... 39
2.3.2. Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền mở mức phân tử bằng
chỉ thị RAPD ............................................................................................... 40
2.3.3. Giải trình tự vùng ITS của gen ribosom nhân .................................. 44
2.4. Phần mềm xử lý số liệu ......................................................................... 47
2. 5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 48
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................49
........ 49
3.1.1. Kết quả đánh giá đa dạng si truyền bằng chỉ thị hình thái ............... 52
3.1.2 Kết quả đánh giá đa dạng di truyền ở mức phân tử .......................... 91
3.1.3. Kết hợp chỉ thị hình thái và chỉ thị RAPD trong phân tích đa
dạng di truyền các giống hoa lan Hoàng Thảo ......................................... 107
3.2. Kết quả nhận dạng các mẫu giống hoa lan Hoàng thảo dựa vào
trình tự vùng ITS ........................................................................................... 109
3.2.1. Kết quả khuếch đại vùng ITS bằng PCR ....................................... 109
3.2.2. Kết quả phân tích trình tự các mẫu giống hoa lan Hoàng thảo
dựa trên trình tự ITS .................................................................................. 110
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 138
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Họ lan, hay họ phong lan, (Orchidaceae) là họ thực vật có hoa, thuộc
bộ lan (Orchidaceae), lớp thực vật một lá mầm (Monocotydonea). Đây là một
trong những họ lớn nhất của thực vật bao gồm 800 chi khác nhau, chúng được
phân bố ở trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực (Trần Hợp, 1989;
Huang và Chen, 2010).
Chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) có số lượng lớn, đa dạng về hình
dáng, màu sắc và kích thước với hơn 1148 loài khác nhau, đứng thứ 2 trong
họ hoa lan, sau chi lan Lọng (Bulbophyllum) (Leitch và cs., 2009). Vùng
Đông Nam Á có thể coi là quê hương của chi lan Hoàng Thảo với hàng trăm
loài, riêng ở Việt Nam đã có hơn 100 loài (Trần Hợp, 1998; Nguyễn Xuân
Linh, 2002; Averyanov, 2004; Dương Đức Huyến, 2007), chúng được phân
bố rộng rãi trên khắp các vùng miền trong cả nước.
Với một số lượng lớn các loài của chi lan Hoàng Thảo có giá trị như
vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu đánh giá,
tư liệu hoá ở mức độ phân tử về đa dạng di truyền tập đoàn hoa lan Hoàng
Thảo Việt Nam một cách sâu rộng, bài bản và có hệ thống. Do đó, việc đặt tên
cho từng giống vẫn rất lộn xộn từ những tên giống được dịch sang từ tiếng
Anh và tiếng Latin, có rất nhiều tên giống trùng nhau. Bên cạnh đó, việc di
chuyển các giống lan Hoàng Thảo giữa các vùng, các nước khác nhau đã gây
ra sự nhầm lẫn và hiểu sai về xuất xứ, nguồn gốc bản địa và mối quan hệ di
truyền giữa các giống với nhau. Điều đó gây ra không ít khó khăn trong việc
bảo tồn, khai thác có hiệu quả kể cả thương mại các giống hoa trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực
vật, việc đánh giá quỹ gen là công đoạn vô cùng quan trọng không chỉ phục
2
vụ cho việc xác định các giống/loài khác nhau mà còn nhằm tìm hiểu mối
quan hệ về di truyền giữa các giống/loài để bảo tồn đa dạng nguồn gen. Sự
phát triển mạnh mẽ của các phương pháp và kỹ thuật trong lĩnh vực sinh học
phân tử đã tạo ra các công cụ hữu hiệu và nhanh chóng được ứng dụng trong
nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học. Ưu thế của các kỹ thuật phân tử là có
khả năng xác định được sự đa dạng ở mức độ gen, tạo cơ sở để đánh giá về
giá trị bảo tồn của loài và quần thể. Những thông tin từ việc đánh giá sẽ được
sử dụng hiệu quả trong các chương trình chọn tạo giống và làm cơ sở để thực
hiện quyền sở hữu trí tuệ và các hợp đồng thương mại về sản phẩm đặc sản.
Chính vì vậy, việc tạo lập cơ sở dữ liệu ADN (DNA fingerprinting) của các
giống/loài, đăng kí ở ngân hàng gen thế giới, khẳng định chủ quyền quốc gia
về tài nguyên di truyền thực vật của nước ta cũng như việc xác định bản
quyền đối với giống cây trồng và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ về tên các
giống cây trồng quý, đặc hữu của Việt Nam nói chung và lan Hoàng Thảo nói
riêng đang là vấn đề rất quan trọng, cấp bách, mang tính khoa học và thực tiễn
cao, không chỉ phục vụ cho lợi ích trước mắt mà còn định hướng mục tiêu lâu
dài trong công tác bảo tồn khai thác hiệu qủa nguồn gen phục vụ thương mại
hóa và phát triển cho đất nước. cơ sở ,
chúng tôi nh đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đa dạng di truyền và xác
định chỉ thị nhận dạng một số nguồn gen lan Hoàng Thảo (Dendrobium)
bản địa của Việt Nam”.
2. Mục tiêu của luận án
- Đánh giá đa dạng di truyền ở mức độ hình thái kết hợp với chỉ thị
phân tử để xác định mối quan hệ di truyền của các giống/loài hoa lan Hoàng
Thảo bản địa phục vụ cho công tác phân loại, chọn và lai tạo giống mới.
- Sử dụng chỉ thị ITS để để nhận dạng một số nguồn gen lan Hoàng
Thảo bản địa quý của Việt Nam phục vụ cho công tác bảo tồn, làm cơ sở dữ
liệu cho xây dựng ADN mã vạch.
3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp dữ liệu khoa học về đa dạng di truyền ở mức hình thái và
mức phân tử của các mẫu giống hoa lan thuộc chi Hoàng Thảo bản địa, là cơ
sở để tuyển chọn những nguồn gen ưu tú phục vụ cho công tác chọn và lai tạo
giống mới;
- Kết quả của đề tài rất có ý nghĩa trong việc nhận dạng một số
giống/loài lan Hoàng Thảo bản địa Việt Nam, làm cơ sở cho công tác bảo tồn,
lưu giữ các nguồn gen quý, có giá trị kinh tế và đăng kí trên ngân hàng gen
thế giới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần thu thập và lưu giữ các nguồn gen hoa lan Hoàng
Thảo bản địa của Việt Nam;
- góp phần bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn gen hoa lan
Hoàng Thảo quý hiếm của Việt Nam bảo tồn,
Phong l .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Là các mẫu giống giống hoa lan Hoàng Thảo bản địa được phân bố ở các
vùng miền Việt Nam.
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm được triển khai tại: Bộ môn Kĩ thuật Di truyền, thuộc
Viện Di truyền Nông nghiệp- Phạm Văn Đồng -Từ Liêm, Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2014.
5. Những đóng góp của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản có hệ thống
4
về đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị hình thái kết hợp với chỉ thị phân
tử, nhận dạng các mẫu giống hoa lan Hoàng Thảo bản địa quý hiếm của Việt
Nam dựa vào trình tự vùng ITS. Kết quả của luận án có ý nghĩa trong việc
phân loại, phục vụ cho việc bảo tồn, ,
cao thư phong l
.
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc về chi lan Hoàng Thảo
1.1.1. Hệ thống phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium)
thuộc họ lan hay họ phong lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales), phân lớp
Hành (Liliidae), lớp một lá mầm (Liliopsida), ngành thực vật hạt kín
Angiospermanophyta), phân giới thực vật bậc cao (Cosmobionia), giới thực
vật (Plantae) (Trần Hợp, 1998; Hoàng Thị Bé, 2004; Leitch và cs., 2009;
Evans và cs., 2012).
Dendrobium : D
. Tên gọi Dendrobium
đã được nhà thực vật người Thụy Điển Swartz đưa ra lần đầu tiên vào năm
1799 trong “Nova Acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis 6”. Từ đó
đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu hoa lan đều dùng tên gọi này (Dương
Đức Huyến, 2007).
Tuy nhiên, từ trước đó Loureiro đã công bố hai loài có tên gọi là
Ceraia simplicissima và Callista amabilis trong “Flora Cochinchinensis”
(1970) mà các nhà nghiên cứu sau này xếp vào chi Dendrobium. Tên gọi
Ceraia và Callista ít được quan tâm nên sau này nó trở thành tên đồng nghĩa
của Dendrobium (Dressler, 1993).
Đại đa số các nhà phân loại như Lindley (1830), Reichenbach (1861),
Bentham và Hooker (1883), Pfitzer (1890), Holttum (1953), Seidenfaden
(1985) đều chia Dendrobium thành các nhóm khác