Ở Việt Nam cây sen mọc hoang dại và được trồng khá phổ biến suốt từ Bắc
vào Nam trong các ao, hồ, đầm, ruộng sâu nhiều bùn, thậm chí có thể sinh trưởng,
phát triển tốt ngay cả trong điều kiện đất trũng, nước ngập sâu mà các cây trồng
khác không thể tồn tại được. Diện tích trồng sen ở nước ta còn ít, ước chừng khoảng
trên 3000 ha, nhưng hàng năm đã cung cấp từ vài trăm đến 1.000 tấn hạt sen cho thị
trường trong nước và xuất khẩu. Từ lâu cây sen đã trở nên thân thuộc và gần gũi với
người dân Việt Nam. Miền Bắc nổi tiếng với sen Tây Hồ dùng làm hoa cảnh và ướp
chè; miền Trung có sen Hồng Nghệ An; sen Trắng Đại nội Huế dùng lấy hạt, làm
hoa cảnh; miền Nam có sen Hồng Đồng Tháp lấy hạt. Giá trị của cây sen không chỉ
dừng lại ở ý nghĩa vật chất, kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa về mặt tinh thần. Tại
Myanmar từ cuống lá sen người ta còn có thể sản xuất ra tơ và vải lụa gắn với tín
ngưỡng Phật giáo (Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2013).
226 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------
HOÀNG THỊ NGA
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN
CÂY SEN (Nelumbo nucifera Gaertn.) PHỤC VỤ
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------
HOÀNG THỊ NGA
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN
CÂY SEN (Nelumbo nucifera Gaertn.) PHỤC VỤ
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG
Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng
Mã số: 62.62.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUỆ
2. PGS.TS. LÃ TUẤN NGHĨA
Hà Nội - 2016
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ, hợp tác cho việc thực hiện luận án
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ dẫn
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Hoàng Thị Nga
iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của các Thầy, Cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ -
Hội Giống cây trồng Việt Nam, PGS.TS. Lã Tuấn Nghĩa - Giám đốc Trung tâm
Tài nguyên thực vật - những Cô Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Tài nguyên thực vật,
Lãnh đạo Bộ môn Quản lý Ngân hàng gen, các bạn bè đồng nghiệp trong
Trung tâm Tài nguyên thực vật đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các anh, chị, em trong
Ban Đào tạo sau đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân, bà con nông dân tại Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An,
Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp và cơ sở chế biến sen lão tại Hưng Yên
đã hợp tác giúp đỡ và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quý báu, cung cấp các mẫu
giống sen trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình đã luôn bên
cạnh, động viên khích lệ, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để tôi hoàn thiện công
trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Hoàng Thị Nga
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
1.1. Giới thiệu chung về cây sen 6
1.1.1. Nguồn gốc cây sen 6
1.1.2. Phân loại và phân bố cây sen 7
1.1.3. Giá trị của cây sen 8
1.1.4. Đặc điểm thực vật học cơ bản của cây sen 11
1.1.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây sen 12
1.2. Tình hình sản xuất và thị trường các sản phẩm từ cây sen trên thế giới và
ở Việt Nam
15
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen trên thế giới 15
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen ở Việt Nam 16
1.3. Phân tích đa dạng di truyền ở cây sen 19
1.3.1. Đa dạng di truyền và các phương pháp đánh giá đa dạng di truyền 19
1.3.2. Một số loại chỉ thị phân tử thường được sử dụng trong đánh giá đa dạng
di truyền ở cây sen
22
1.3.3. Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền cây sen 24
1.4. Thu thập, lưu giữ và sử dụng nguồn gen cây sen 29
1.4.1. Thu thập và lưu giữ nguồn gen cây sen 29
1.4.2. Khai thác và sử dụng nguồn gen cây sen 32
1.5. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác 35
1.5.1. Kỹ thuật nhân giống 35
1.5.2. Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại 36
1.5.3. Thu hoạch và bảo quản 38
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
40
vi
2.1. Vật liệu nghiên cứu 40
2.2. Nội dung nghiên cứu 42
2.2.1. Điều tra tình hình sản xuất, thị trường và thu thập các mẫu giống sen tại
một số tỉnh ở Việt Nam
42
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống trong tập đoàn
cây sen.
43
2.2.3. Nghiên cứu đa dạng di truyền các mẫu giống sen 43
2.2.4. Đánh giá và xác định một số mẫu giống sen triển vọng 43
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43
2.4. Phương pháp nghiên cứu 44
2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất, thị trường và thu thập các mẫu
giống sen
44
2.4.2. Phương pháp, mô tả đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống
sen
47
2.4.3. Các phương pháp sử dụng đánh giá đa dạng di truyền 49
2.4.4. Đánh giá, xác định một số giống sen triển vọng 53
2.4.5. Phương pháp đánh giá mức độ sâu bệnh hại 56
2.4.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 58
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59
3.1. Hiện trạng sản xuất, thị trường và thu thập các mẫu giống sen tại một số
tỉnh ở Việt Nam
59
3.1.1. Hiện trạng sản xuất, thị trường các sản phẩm từ cây sen 59
3.1.2. Thu thập mẫu giống và tạo lập tập đoàn sen 75
3.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống sen 78
3.2.1. Đặc điểm thân, lá của các mẫu giống trong tập đoàn cây sen 78
3.2.2. Đặc điểm nụ hoa và hoa của các mẫu giống trong tập đoàn sen 83
3.2.3. Đặc điểm nhị hoa của các mẫu giống trong tập đoàn sen 90
3.2.4. Đặc điểm gương, hạt sen của các mẫu giống trong tập đoàn cây sen 95
3.2.5. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống sen 99
3.2.6. Xác định mối tương quan giữa một số tính trạng 101
3.2.7. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của các mẫu giống sen 103
3.2.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất hạt sen của các mẫu giống 107
vii
3.3. Đánh giá tính đa dạng di truyền các mẫu giống sen trong tập đoàn 110
3.3.1. Đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống sen dựa vào kiểu hình 111
3.3.2. Đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống sen bằng chỉ thị SSR 121
3.3.3. Đề xuất các hướng khai thác sử dụng nguồn gen sen hiện có 129
3.4. Đánh giá, xác định một số mẫu giống sen triển vọng có tiềm năng khai
thác mở rộng sản xuất
131
3.4.1. Nghiên cứu xác định mẫu giống triển vọng từ nhóm sen lấy hoa 131
3.4.2. Nghiên cứu xác định mẫu giống triển vọng từ nhóm sen lấy hạt 138
3.4.3. Nghiên cứu, xác định mẫu giống sen lấy củ 148
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFLP
Amplified Fragment Length Polymorphism
Đa hình độ dài nhân bản chọn lọc
ARN Ribonucleic Acid- Axit Ribonucleic
bp Base pair- Cặp bazơ
BGCI
Botanic Gardens Conservation International
Bảo tồn vườn thực vật quốc tế
Cinet Trang thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch
DNA Deoxyribonucleic Acid-Axit Deoxyribonucleic
dNTP Deoxyribonucleotide triphosphate
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
IWGS
International Waterlily and Water Gardening Society –
Hiệp hội làm vườn cây thủy sinh và hoa súng quốc tế
ISSR Inter-Simple Sequence Repeats -Chuỗi lặp lại đơn giản giữa
Kb Kilobase (=1.000 cặp bazơ)
Kew Royal Botanic Gardens, Kew-Vườn thực vật Hoàng Gia Anh Kew
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCA Phương pháp phân tích phối hợp chính
PCR
Polymerase Chain Reaction-
Phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase
RAPD
Randomly Amplified Polymorphic DNA
DNA đa hình được nhân bản ngẫu nhiên
SSR Simple Sequence Repeats – Kỹ thuật chuỗi lặp lại đơn giản
SWOT
Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats
Phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
TNTV Tài nguyên thực vật
TPP
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương
VHTTDL Văn hóa Thể thao Du lịch
WA Water Agar -Môi trường nước Agar
ix
DANH MỤC BẢNG
TT
Bảng
Tên bảng Trang
1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g củ sen và hạt sen 8
2.1. Danh sách các mẫu giống sen được thu thập năm 2011-2012 và bảo
tồn tại Trung tâm TNTV (An Khánh-Hoài Đức-Hà Nội)
40
2.2. Danh sách các chỉ thị SSR sử dụng trong nghiên cứu 42
2.3. Thành phần phản ứng PCR cho các mẫu giống sen 51
3.1. Diện tích và các giống sen hiện trồng tại các địa phương,
(Kết quả điều tra năm 2012-2013)
60
3.2. Phương thức canh tác cây sen tại các điểm điều tra 62
3.3. Các sản phẩm từ cây sen và năng suất sen tại các vùng điều tra,
năm 2012-2013
65
3.4. Các sản phẩm từ cây sen và thị trường tiêu thụ
( Điều tra năm 2012-2013)
69
3.5. Các yếu tố hạn chế trong sản xuất cây sen tại các điểm điều tra 72
3.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của canh tác và
phát triển cây sen tại vùng nghiên cứu
73
3.7. Danh sách 42 mẫu giống sen và tọa độ địa lý nơi thu thập 75
3.8 Phân nhóm các mẫu giống sen theo đặc điểm thân, lá
(năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
79
3.9. Tham số thống kê tính trạng số lượng về thân lá của các mẫu giống
sen theo nhóm (năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
81
3.10. Phân nhóm các mẫu giống sen theo đặc điểm nụ hoa và hoa
(năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
84
3.11. Tham số thống kê các tính trạng số lượng về cánh hoa lớp bên ngoài
của các mẫu giống sen phân theo nhóm (năm 2012-2013, Hoài Đức-
Hà Nội)
88
3.12. Tham số thống kê các tính trạng số lượng về cánh hoa lớp bên trong
của các mẫu giống sen phân theo nhóm (năm 2012-2013, Hoài Đức-
Hà Nội)
90
3.13. Phân nhóm các mẫu giống sen theo đặc điểm nhị hoa
(năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
91
x
TT
Bảng
Tên bảng Trang
3.14. Tham số thống kê tính trạng số lượng về nhị hoa của các mẫu giống
sen (năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
93
3.15. Tham số thống kê tính trạng số lượng về nụ, hoa và năng suất hoa của
các mẫu giống sen (năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
94
3.16. Phân nhóm các mẫu giống theo đặc điểm gương sen và hạt sen (năm
2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
98
3.17. Phân nhóm các mẫu giống sen qua các giai đoạn sinh trưởng và tham
số thống kê (năm 2012-2013, Hoài Đức- Hà Nội)
100
3.18. Tình hình sâu hại trên cây sen (Hoài Đức, 2012-2014) 104
3.19. Mức độ nhiễm bệnh thối thân trên cây sen (Hoài Đức, 2015) 105
3.20. Phân nhóm các mẫu giống sen theo một số tính trạng chính và năng
suất hạt sen (năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
108
3.21. Phân nhóm các mẫu giống ở mức tương đồng 0,355 118
3.22. Thông tin đa hình các locut SSR ở các mẫu giống sen nghiên cứu. 124
3.23. Tỷ lệ dị hợp (H%) và tỷ lệ khuyết số liệu (M%) của 42 mẫu giống sen 126
3.24. Đặc điểm sinh trưởng của 7 mẫu giống thuộc nhóm sen lấy hoa
(năm 2014, Hoài Đức-Hà Nội)
134
3.25. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của 7 mẫu giống thuộc nhóm sen lấy
hoa (năm 2014, Hoài Đức-Hà Nội)
134
3.26. Số lượng cánh hoa, nhị hoa của 7 mẫu giống thuộc nhóm sen lấy hoa
(năm 2014, Hoài Đức-Hà Nội)
135
3.27. Năng suất và chất lượng hoa của 7 mẫu giống thuộc nhóm sen lấy
hoa (năm 2014, Hoài Đức-Hà Nội)
137
3.28. Phân nhóm 33 mẫu giống sen lấy hạt theo sinh trưởng, phát triển
và các tham số thống kê (năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
140
3.29. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 18 mẫu giống sen lấy hạt
(năm 2013, Hoài Đức, Hà Nội)
142
3.30. Một số đặc điểm nông học và năng suất hạt của 18 mẫu giống sen
lấy hạt (năm 2013-2014, Hoài Đức-Hà Nội)
144
3.31. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của 3 giống sen lấy hạt triển vọng
(năm 2014, Hoài Đức, Hà Nội)
145
xi
TT
Bảng
Tên bảng Trang
3.32. Một số tính trạng chính và năng suất của 3 giống sen lấy hạt triển
vọng (năm 2014, Hoài Đức-Hà Nội)
146
3.33. Đặc điểm hạt sen của 3 mẫu giống sen lấy hạt triển vọng
(năm 2014, Hoài Đức-Hà Nội)
146
3.34. Kết qủa phân tích chất lượng hạt sen 147
3.35. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của 2 giống sen lấy củ
(năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
148
3.36. Một số tính trạng và năng suất của 2 giống sen lấy củ
(năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội)
149
xii
DANH MỤC HÌNH
TT
Hình
Tên hình Trang
2.1. Quy trình tách chiết ADN tổng số từ lá sen 50
2.2. Sơ đồ tuyển chọn, xác định giống sen lấy hạt triển vọng 54
3.1. Một số hình ảnh về hoạt động điều tra tình hình sản xuất, thị
trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen
68
3.2. Quá trình chế biến hạt sen lão thành sen trắng 71
3.3. Bản đồ phân bố 42 mẫu giống sen thu thập tại các vùng khác nhau
trong cả nước
76
3.4. Hình dạng nụ hoa của các mẫu giống trong tập đoàn cây sen 85
3.5 Cấu tạo kiểu hoa của các mẫu giống trong tập đoàn cây sen 85
3.6. Hình dạng hoa của các mẫu giống trong tập đoàn cây sen 86
3.7. Cánh hoa ở lớp cánh bên ngoài, lớp cánh bên trong
và hình dạng nhị hoa của các mẫu giống trong tập đoàn cây sen
86
3.8. Hình dạng gương sen khi sắp chín 96
3.9. Bề mặt gương sen và vị trí đính hạt trên gương sen 96
3.10. Cách sắp xếp hạt trên gương sen 97
3.11. Hình dạng hạt sen của các mẫu giống trong tập đoàn 97
3.12 Tương quan giữa màu sắc nụ hoa và màu sắc hoa 101
3.13. Tương quan giữa năng suất sen chè và tỷ lệ hạt chắc/gương 102
3.14. Tương quan giữa năng suất sen chè và số hạt/gương sen 102
3.15. Tương quan giữa năng suất sen chè và khối lượng 100 hạt 102
3.16 Tương quan giữa năng suất sen chè và số hàng hạt/gương sen 102
3.17. Nấm Pythium sp và Phythopthora sp gây thối thân ở sen Lai lùn S7 106
3.18. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 42 mẫu giống sen dựa
trên chỉ thị hình thái với 26 tính trạng hình thái nông học
114
3.19. Hình ảnh điện di ADN tổng số của 42 mẫu giống sen trên gel
agarose 1%
121
xiii
TT
Hình
Tên hình Trang
3.20. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR của 42 mẫu giống sen với 5 cặp
mồi Nelumbo-34, PR01, PR10, PL 69 và PL 74.
123
3.21. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 42 mẫu giống sen
bằng chỉ thị SSR
128
3.22. Hình dạng nụ hoa của các mẫu giống thuộc nhóm sen lấy hoa 132
3.23. Hình dạng hoa của 7 mẫu giống thuộc nhóm sen lấy hoa 132
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam cây sen mọc hoang dại và được trồng khá phổ biến suốt từ Bắc
vào Nam trong các ao, hồ, đầm, ruộng sâu nhiều bùn, thậm chí có thể sinh trưởng,
phát triển tốt ngay cả trong điều kiện đất trũng, nước ngập sâu mà các cây trồng
khác không thể tồn tại được. Diện tích trồng sen ở nước ta còn ít, ước chừng khoảng
trên 3000 ha, nhưng hàng năm đã cung cấp từ vài trăm đến 1.000 tấn hạt sen cho thị
trường trong nước và xuất khẩu. Từ lâu cây sen đã trở nên thân thuộc và gần gũi với
người dân Việt Nam. Miền Bắc nổi tiếng với sen Tây Hồ dùng làm hoa cảnh và ướp
chè; miền Trung có sen Hồng Nghệ An; sen Trắng Đại nội Huế dùng lấy hạt, làm
hoa cảnh; miền Nam có sen Hồng Đồng Tháp lấy hạt. Giá trị của cây sen không chỉ
dừng lại ở ý nghĩa vật chất, kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa về mặt tinh thần. Tại
Myanmar từ cuống lá sen người ta còn có thể sản xuất ra tơ và vải lụa gắn với tín
ngưỡng Phật giáo (Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2013).
Hầu hết các bộ phận của cây sen đều có thể sử dụng được trong văn hóa ẩm
thực và trong y học. Từ phiến lá, cuống lá, nụ, hoa, hạt đến ngó sen, củ sen đều có
thể dùng để chế biến các món ăn, thức uống ngon và bổ dưỡng như nộm ngó sen,
mứt sen, chè sen Huế, gà hấp lá sen, cá hấp lá sen, bánh lá sen, củ sen muối, cốm
trong lá sen, trà sen Tây Hồ, rượu sen Đồng Tháp mang đậm nét văn hóa Việt.
Hạt sen và củ sen là những thực phẩm quý, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố
vi lượng, các vitamin, chất xơ giúp tăng cường sức khỏe cho con người (Nguyen,
Q., 2001b). Hạt sen, tâm sen, lá sen cũng là những nguyên liệu quý trong các bài
thuốc cổ truyền giúp an thần, điều trị mất ngủ, ổn định huyết áp và cầm máu.
Giá trị tinh thần mà cây sen mang lại được thể hiện trong các lĩnh vực văn
học, văn hóa mỹ thuật. Hình ảnh hoa sen xuất hiện rất nhiều trong thơ ca nhằm ca
ngợi Bác Hồ kính yêu: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên
Bác Hồ”; Ca ngợi sức sống bền vững và mãnh liệt: “Hoa sen mọc bãi cát lâm/Tuy
rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen” và ca ngợi tình yêu đôi lứa: “Hôm qua tát nước đầu
2
đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. Hình ảnh hoa sen còn xuất hiện trong
nhiều tác phẩm nghệ thuật từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê như kiến trúc Chùa Một Cột,
bia tiến sĩ ở Văn Miếu, bệ tượng Phật và hiện nay là biểu tượng của Hãng hàng
không quốc gia Việt Nam hay trên trang thông tin điện tử của Bộ VHTTDL. Tại các
vùng trồng sen người dân còn gắn với du lịch sinh thái để phục vụ giáo dục và
quảng bá hình ảnh quê hương đất nước.
Tuy đã có vị trí nhất định trong đời sống văn hóa và đậm nét trong tiềm thức
của người Việt nhưng đến nay hoa sen vẫn chưa được lựa chọn, suy tôn là Quốc hoa
của Việt Nam, mặc dù kết quả lựa chọn Quốc hoa do Bộ VHTTDL tổ chức năm
2011 được người dân hưởng ứng, đã có 62,1% ý kiến được hỏi trên mạng internet
chọn hoa sen là Quốc hoa Việt Nam (Thanh Hoài, 2013). Một số nguyên nhân
chính được xác định do: (1) Hoa sen Trắng đã được Ấn Độ tôn vinh là Quốc hoa;
(2) Bộ sưu tập hoa sen của Việt Nam còn nghèo nàn, đồng thời ở miền Bắc nước ta
chỉ có duy nhất 1 vụ sen/năm; (3) Hoa sen rất nhanh tàn; (4) Nghiên cứu và khai
thác công dụng của cây sen còn rất hạn chế, vì vậy giá trị cũng như vị thế của cây
sen chưa xứng tầm với những gì vốn có thuộc về loài cây này (Đặng Văn Đông,
2011), do đó rất cần có những nghiên cứu sâu thêm về giống và kỹ thuật canh tác.
Trong khi đó, hiện nay các giống sen địa phương có các đặc tính quí đang bị
suy giảm một cách nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ mất dần theo thời gian do
phương thức tự để giống và lối canh tác theo kinh nghiệm dân gian, sản xuất manh
mún, tự phát, thiếu qui hoạch tổng thể và diện tích trồng sen có xu hướng giảm dần
do qũy đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp. Việc chế biến sản phẩm sen tươi hoàn
toàn thủ công chưa có máy móc hỗ trợ nên không thể sản xuất hàng hóa lớn cũng là
một nguyên nhân hạn chế việc mở rộng diện tích trồng sen ở nhiều vùng có điều
kiện thuận lợi phát triển sen. Hơn nữa, việc nghiên cứu trên cây sen chưa nhiều, chủ
yếu tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và dược liệu dùng làm thuốc, thực phẩm chức
năng thông thường, mới có một số nghiên cứu nhập nội giống và kỹ thuật canh tác
trong khi công tác bảo tồn và chọn tạo giống sen ở Việt Nam hầu như chưa được
quan tâm nghiên cứu.
3
Tạo lập tập đoàn sen với đầy đủ các dữ liệu quản lý, dữ liệu mô tả, đánh giá
của các giống sen ở Việt Nam để phục vụ công tác bảo tồn và khai thác sử dụng là
việc làm tất yếu, cấp bách phục vụ công tác bảo tồn và khai thác tài nguyên hoa sen
trong nền kinh tế tri thức.
Đánh giá nguồn gen, bao gồm đánh giá đa dạng di truyền và xác định đơn vị
bảo tồn (kiểu gen) là công đoạn quan trọng trong công tác bảo tồn và sử dụng
nguồn gen thực vật. Hiểu biết về phân loại, phân nhóm và mối quan hệ di truyền
giữa các nguồn gen là cơ sở để sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu cho công tác chọn
tạo giống sen mới cũng như định hướng bảo tồn và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ
về sản phẩm hoa sen bản địa quí. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu về công tác thu thập, bảo tồn, đánh giá và phân lập tập đoàn sen ở Việt Nam
dựa vào đặc điểm hình thái đặc trưng của giống và bằng chỉ thị phân tử, từ đó đề
xuất hướng khai thác sử dụng nguồn gen cây sen phục vụ cho bảo tồn và chọn tạo
cải tiến giống sen.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đa dạng
nguồn gen cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) phục vụ công tác bảo tồn và chọn
tạo giống”.
2. Mục tiêu của đề tài
Điều tra thu thập và tạo lập được tập đoàn cây sen có quy mô 35-40 mẫu
giống, xây dựng được bản đồ phân bố các mẫu giống sen trong tập đoàn.
Đánh giá được các đặc điểm nông sinh học, đa dạng hình thái và mức độ đa
dạng di truyền của các mẫu giống sen t