Vibrio cholerae là một loại vi khuẩn Gram âm có hình dấu phẩy với
những chủng không gây bệnh và gây bệnh. Chủng gây bệnh lây lan mạnh nhất
từ năm 1816 đến năm 1923 thuộc V. cholerae O1 type sinh học cổ điển. Những
năm sau đó, chủng vi khuẩn khác thuộc type sinh học El Tor gây ra những trận
đại dịch kéo dài trong thập niên 1970s, chủng gây bệnh mới nhất được xác định
vào năm 1992 thuộc type sinh học O139, chủng này cùng với chủng thuộc type
sinh học O1 được xem là nguyên nhân của những vụ dịch xảy ra gần đây. Hiện
nay, tuy có nhiều kháng sinh có thể điều trị được bệnh, nhưng hiệu quả kháng
sinh có phần hạn chế do tình hình đa kháng thuốc gia tăng trong quần thể vi
khuẩn này (CDC, 2005). Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm di truyền và tính kháng thuốc của V. cholerae phân lập tại tỉnh Trà
Vinh” được thực hiện với mục đích cung cấp thông tin cần thiết trong chiến
lược sử dụng kháng sinh phù hợp nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong, giảm hiện
tượng kháng thuốc và giảm chi phí trong điều trị bệnh
196 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm di truyền và tính kháng thuốc của Vibrio cholerae phân lập tại tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ ĐẤU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN VÀ
TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA
VIBRIO CHOLERAE
PHÂN LẬP TẠI TỈNH TRÀ VINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: VI SINH VẬT HỌC
2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ ĐẤU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN VÀ
TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA
VIBRIO CHOLERAE
PHÂN LẬP TẠI TỈNH TRÀ VINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: VI SINH VẬT HỌC
Mã ngành: 6242 0107
Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. HỒ THỊ VIỆT THU
2015
i
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ,
Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu
và Phát triển Công nghệ Sinh học, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý Khoa
học, Phòng Quản lý Sau Đại học thuộc Trường và Viện đã tạo điều kiện
tốt thực hiện nghiên cứu khoa học và các học phần của nghiên cứu sinh.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hồ Thị Việt Thu, PGS.TS. Trần
Nhân Dũng đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành luận án.
Do mới nhận hướng dẫn trong thời gian 2 năm sau của luận án nên
PGS.TS Hồ Thị Việt Thu đã gặp nhiều khó khăn, và cũng trong thời gian
này tôi cũng chưa định hướng đúng đắn cho nghiên cứu, nhưng PGS.TS
Hồ Thị Việt Thu rất tận tình giúp đỡ, tìm hướng đi cho phù hợp với
nghiên cứu trong thực tế để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Trà Vinh đã
tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia lấy mẫu tại các cơ sở giết mổ trong
địa bàn Tỉnh.
Chân thành cảm ơn các anh chị em Bộ môn Vi sinh Khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ; Khoa xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần
Thơ; Khoa Nông nghiệp Thuỷ sản Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu đề tài này.
Chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã tạo điều kiện và
động viên tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
NGUYỄN THỊ ĐẤU
ii
TÓM TẮT
Vibrio cholerae là một loại vi khuẩn Gram âm có hình dấu phẩy với
những chủng không gây bệnh và gây bệnh. Chủng gây bệnh lây lan mạnh nhất
từ năm 1816 đến năm 1923 thuộc V. cholerae O1 type sinh học cổ điển. Những
năm sau đó, chủng vi khuẩn khác thuộc type sinh học El Tor gây ra những trận
đại dịch kéo dài trong thập niên 1970s, chủng gây bệnh mới nhất được xác định
vào năm 1992 thuộc type sinh học O139, chủng này cùng với chủng thuộc type
sinh học O1 được xem là nguyên nhân của những vụ dịch xảy ra gần đây. Hiện
nay, tuy có nhiều kháng sinh có thể điều trị được bệnh, nhưng hiệu quả kháng
sinh có phần hạn chế do tình hình đa kháng thuốc gia tăng trong quần thể vi
khuẩn này (CDC, 2005). Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm di truyền và tính kháng thuốc của V. cholerae phân lập tại tỉnh Trà
Vinh” được thực hiện với mục đích cung cấp thông tin cần thiết trong chiến
lược sử dụng kháng sinh phù hợp nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong, giảm hiện
tượng kháng thuốc và giảm chi phí trong điều trị bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện qua việc phân lập vi khuẩn Vibrio spp. từ
160 mẫu nghêu, 150 mẫu nước (50 mẫu nước biển, 50 mẫu nước sông, 50
mẫu nước ao nuôi tôm), 100 mẫu huyết heo và 40 mẫu phân bệnh nhân tiêu
chảy thu thập tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 4 năm 2012 đến
tháng 4 năm 2014. Kỹ thuật PCR và các test sinh hoá (theo tiêu chuẩn
ISO/TS 21872-1:2007) được sử dụng để định danh mức loài của vi khuẩn
Vibrio, phản ứng ngưng kết được sử dụng để định type huyết thanh V.
cholerae. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 25 chủng vi khuẩn thuộc
Vibrio spp. bao gồm 6 chủng V. cholerae (24%) (3 chủng từ nghêu, 2 chủng từ
mẫu huyết heo và 1 chủng từ mẫu nước sông), 8 chủng thuộc loài V.
paraheamolyticus (32%), 4 chủng thuộc loài V. vulnificus (16%), 5 chủng
thuộc loài V. fluvialis (20%) và 2 chủng thuộc loài V. alginolyticus (8%). Kết
quả định type huyết thanh học 6 chủng V. cholerae đều thuộc type O1, với
50% (3/6) dương tính với Inaba, 50% (3/6) dương tính Ogawa. Không có
chủng nào thuộc type O139.
Kết quả so sánh tỉ lệ tương đồng về trình tự nucleotide của gene 16S
rRNA của 6 chủng V. cholerae phân lập được với chủng MS6 (Thái Lan),
O395 (Ấn Độ), M66-62 (Indonesia), LMA 3894-4 (Brazil) và N16961 (Ấn
Độ). Kết quả cho thấy 1 chủng trong 6 chủng này 100% tương đồng với 56
chủng; 99% tương đồng với 32 chủng và 99% tương đồng với 12 chủng gần.
Riêng đối với 2 chủng mang gene kháng kháng sinh trong nghiên cứu này có
trình tự nucleotide tương đồng 97% với 10 chủng; 96% với 01 chủng và 94%
với 02 chủng.
iii
Tính kháng kháng sinh đối với 8 loại (streptomycin, norfloxacine,
ampicillin, tetracycline, azithromycin, amoxillin/clavulanic acid,
trimethotrime/sulfamethazol và vancomycin) của 6 chủng Vibrio cholerae
được xác định bằng phương pháp Kirby-Bauer (CLSI, 2010), kết quả cho
thấy có 50% (3/6) chủng kháng streptomycin, 33% (2/6) chủng kháng
tetracycline và trimethoprim-sulfamethoxazole. Với kỹ thuật PCR cho thấy
có 2 chủng trong tổng số 6 chủng kiểm tra chứa gene kháng kháng sinh
tetA (gene mã hóa cho yếu tố kháng tetracycline), chưa phát hiện gene
kháng kháng sinh blaSHV, aac(3)-IV và dhfrI mã hoá yếu tố cho nhóm
kháng sinh β-lactam, aminoglycosid, trimethoprim tương ứng.
So sánh trình tự nucleotide gene tetA của chủng T1 và T3 so với chủng
hoang dại (N16961) cho thấy có hiện tượng thêm hoặc mất từ 1- 3 nucleotide
trên 10 vị trí codon của gene tetA của chủng T1 và trên 6 vị trí codon của
chủng T3.
Kết quả thử nghiệm trên thỏ chứng minh chỉ số bám dính vi khuẩn V.
cholerae T1 và T3 vào niêm mạc ruột đối với thỏ không uống vaccine phòng
bệnh tả tại thời điểm 9 giờ sau khi cho uống vi khuẩn là 55,7±13,9 và
59,3±4,2 cao hơn đối với thỏ có uống vaccine phòng bệnh tả (12,4±0,6 và
7,41±1,9). Tại thời điểm 16 giờ sau khi cho uống vi khuẩn, không có hiện
tượng vi khuẩn bám dính vào niêm mạc ruột trên tất cả thỏ được thí nghiệm.
Thí nghiệm cho thấy chủng phân lập có tính kháng nguyên giống với kháng
nguyên của vi khuẩn sử dụng làm vaccine phòng bệnh tả (moORCVAX) đang
được sử dụng trong nước.
Từ khoá: Vibrio, V. cholerae, đề kháng kháng sinh
iv
STUDY ON GENETIC CHARACTERISTICS AND ANTIBIOTICS
RESISTANCE OF VIBRIO CHOLERAE ISOLATES IN TRA VINH
ABSTRACT
Vibrio cholerae is a "comma" shaped Gram-negative bacteria, some of
which are pathogenic and some of which are not. The pathogenic strains
which caused the most pandemic cholera from 1816 to 1293 are the Vibrio
choleraes classical biotype O1. Later, other strains belong to biotype El Tor
which was active in the seventh of 20th century. The latest pathogenic biotype
O139 was discovered in 1992, this strain and strain O1 have been considered
to be the pathogenic agents of recent cholera outbreaks. Although, there are
antibiotics which can cure the disease now, but it is limited in therapy because
of V. choleraes are resistant to multiple drugs (Ingole et al., 1994). Hence, we
carried out “the study on genitical characteristic and antibiotic resistance of
Vibrio cholerae isolated in Tra Vinh province” with purpose of providing
essential information for appropriate antibotic using in order to reduce
mortality, decrease antibiotic resistance and cost of treatment.
The study was conducted by isolation of Vibrio spp from 160 clams,
150 water samples (50 samples of sea water, 50 samples of estuarine water,
and 50 samples of shrimp pond water), 100 samples of pig blood and 40
diarrheic stool samples collected from general hospital of Tra Vinh province
during April 2012 to April 2014. Polymerase chain reaction and biochemical
tests (standard ISO/TS 21872-1:2007) were used to indentificate Vibrio into
species, and agglutination test was used for characterization of Vibrio
cholerae serotype. The results showed that there were 25 Vibrio spp. isolates
including 6 strains of Vibrio cholerae (24%) (3 isolates were from clams, 2
isolates from pig blood samples and 1 from estuary water), 8 strains of Vibrio
paraheamolyticus (32%), 4 strains of Vibrio vulnificus (16%), 5 strains of
Vibrio fluvialis (20%) and 2 strains of Vibrio alginolyticus (8%). The
serotyping results showed that all of 6 Vibrio cholerae belong to biotype O1,
with 50% (3/6) positive to Inaba, and 50% (3/6) positive to Ogawa. No strain
belongs to biotype O139.
Nucleotide sequence comparison of gene16S rRNA of 6 Vibrio
cholerae strains with that of MS6 strain (Thailand), O395 strain (India),
M66-62 strain (Indonesia), LMA 3894-4 strain (Brazil) and N16961 strain
(India). The results showed that one out of 6 strains were 100% homogeneous
with 56 strains, 99% homogeneous with 32 strains and 99% homogeneous
with 12 close strains. Separately, 2 strains (T1 and T3) containing antibiotic
v
resistance gene were 97% homogeneous with 10 strains, 96% homogeneous
with 01 strain and 94% homogeneous with 02 strains.
Antibiotic resistance to 8 antibiotics (streptomycin, norfloxacine,
ampicillin, tetracycline, azithromycin, amoxillin/clavulanic acid,
trimethotrime/sulfamethazol and vancomycin) of 6 Vibrio cholerae strains
was tested by Kirby-Bauer method (CLSI, 2010). The results showed that
there 50% (3/6) of isolates which was resistant to streptomycin, 33% (2/6)
was resistant to tetracycline and trimethoprim-sulfamethoxazole. Two out
of 6 strains had antibitotic resistance gene (gene tetA) encoding for
tetracycline resistant factor. Gene blaSHV, gene aac(3)-IV and gene dhfrI
which encode for β-lactam, aminoglycosid, trimethoprim resistant factors
were not detected.
Nucleotide sequence comparison of gene tetA of T1 và T3 with that of
wild strain (N16961) showed that there were 1- 3 nucleotide more or less in
10 codon positions of gene tetA in T1 strain and 6 codon positions in T3
strain. Results of experiments on rabbits demonstrated that adhesion
indexes of V. cholerae T1 and T3 strains in the intestinal mucosa of
rabbits which were not orally used cholera vaccine after 9 hours of oral
administration of these bacteria were 55,7±13,9 and 59,3±4,2,
respectively. These indexes were higher than those of rabbits with cholera
vaccination were 12,4±0,6 and 1,9±7,41, respectively. After 16 hours of
bacteria administration, there was no bacterial adhesion in the intestinal
mucosa of all the rabbits. It showed that T1 and T3 strains shared the
same antigens with bacteria used to produce cholera vaccine (MicroVAX)
which is available in Vietnam.
Keyword: Vibrio, V. cholerae , antibiotic resistance
vi
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận án: “Nghiên cứu đặc điểm di truyền và tính kháng
thuốc của Vibrio cholerae phân lập tại tỉnh Trà Vinh” này được hoàn
thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu
này chưa từng được sử dụng hoặc công bố cho một luận án nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Đấu
vii
MỤC LỤC
Trang
TT TÓM TẮT .. ii
ABSTRACT ... vi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU . 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .. 3
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ..... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..... 3
1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..... 4
1.5 Những đóng góp của luận án . 4
1.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .. 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 5
2.1 Lịch sử bệnh do vi khuẩn tả ... 5
2.2 Tổng quan về Vibrio. . 6
2.2.1 Đặc điểm các loài thuộc giống Vibrio......................................... 7
2.2.2 Phân loại vi khuẩn V. cholerae ... 9
2.2.3 Đặc điểm hình dạng của V. cholerae . 11
2.2.4 Đặc điểm sinh thái của V. cholerae . 11
2.2.5 Sức đề kháng của V. cholerae .. 15
2.3 Tình hình dịch tễ học của bệnh tả do V. cholerae .. 15
2.3.1 Tình hình dịch tễ do V. cholerae ở các nước trên thế giới . 15
2.3.2 Tình hình dịch tễ do V. cholerae ở Việt Nam . 20
2.3.3 Nguồn truyền nhiễm và các phương thức truyền lây của V.
cholerae.
22
2.4 Đặc điểm di truyền của V. cholerae .. 25
2.4.1 Độc lực của V. cholerae .................................................... 26
2.4.2 Đặc tính di truyền về độc lực của V. cholerae . 27
2.4.3 Các yếu tố về độc lực 29
2.5 Cơ chế gây bệnh của V. cholerae .. 31
2.6 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn . 33
2.6.1 Khái niệm .. 33
2.6.2 Cơ chế kháng kháng sinh .. 33
2.6.3 Sự kháng kháng sinh do V. cholerae ở các nước trên thế giới 35
2.6.4 Sự kháng kháng sinh của V. cholerae ở Việt Nam .................... 37
2.6.5 Cơ chế kháng kháng sinh của V. cholerae . 39
2.6.6 Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với tetracycline . 41
2.7 Tính miễn dịch đối với vaccine phòng bệnh tả trên người. 45
viii
2.7.1 Nguyên lý sử dụng vaccine .. 45
2.7.2 Cơ chế hoạt động của vaccine . 46
CHƯƠNG III: NỘI DUNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
47
3.1 Nội dung nghiên cứu .. 47
3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 47
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu 47
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu. 49
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 66
4.1 Kết quả phân lập và định danh Vibrio spp. 66
4.1.1 Kết quả phân lập Vibrio spp. ................................................. 66
4.1.2 Kết quả định danh Vibrio spp. bằng phản ứng sinh hóa ........... 67
4.1.3 Kết quả định danh Vibrio spp. bằng máy định danh tự động . 69
4.1.4 Kết quả định danh Vibrio spp. bằng kỹ thuật PCR .. 70
4.1.5. Tỉ lệ phát hiện Vibrio spp. trên các loại mẫu phân lập 71
4.1.6 Tỉ lệ nhiễm Vibrio spp. trên nghêu ở huyện Cầu Ngang và
Duyên Hải...
74
4.1.7 Tỉ lệ nhiễm Vibrio spp. trên huyết heo tại một số huyện . 75
4.2 Kết quả định type huyết thanh học . 76
4.3 Kết quả tính tương đồng giữa các loài thuộc Vibrio trên
Genbank bằng công cụ BLAST .
77
4.4 Sự kháng kháng sinh của V. cholerae .. 84
4.4.1 Kết quả khảo sát sự kháng kháng sinh của V. cholerae bằng
phương pháp Kirby Bauer (CLSI, 2010) ..
84
4.4.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) . 87
4.4.3 Sự hiện diện một số gene kháng kháng sinh ở vi khuẩn phân
lập ..
89
4.4.4 Kết quả giải trình tự các đoạn gen kháng kháng sinh 90
4.4.5 So sánh trình tự nucleotid của chủng V. cholerae T1, T3 với
chủng V. cholerae hoang dại N16961..
92
4.4.6 Quan hệ di truyền của các chủng V. cholerae dựa vào gene
kháng kháng sinh tetA
96
4.5 Thử nghiệm độc lực chủng V. cholerae và đánh giá đáp ứng
miễn dịch trên thỏ.....................................................
100
4.5.1 Kết quả đánh giá chủng V. cholerae không uống vaccine
phòng bệnh tả ......................................................... ..
100
4.5.2 Kết quả đánh giá tính đáp ứng miễn dịch trên thỏ đã uống
vaccine phòng bệnh tả ................................................................
103
ix
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 107
5.1 Kết luận . 107
5.2 Đề nghị .. 107
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án.. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .. 109 -123
PHỤ LỤC
1a Sắc phổ chuỗi trình tự chủng Ng3 (F11) ................... 124-125
1b NCBI Blast V.cholerae (F11) 126-130
2a Sắc phổ chuỗi trình tự chủng N8 (F17) . 131
2b NCBI Blast V.cholerae N8 (F17) .. 132-136
3 NCBI Blast V.cholerae O3.2 (F13) 137-141
4 NCBI Blast V.cholerae O1.2 (F14) 142-146
5a Sắc phổ chuỗi trình tự 16S rRNA chủng O9.1 (F15) 147
5b NCBI Blast V.paraheamolyticus O9.1 (F15) 148-152
6a Sắc phổ chuỗi trình tự gen kháng KS TetA chủng T1... 153
6b NCBI Blast gene kháng kháng sinh T1. 154-157
7 NCBI Blast gene kháng kháng sinh T3. 158-159
8 Sự tương đồng về trình tự Nucleotide của các chủng V.
cholerae phân lập và các chủng V. cholerae trên Genbank.......
160-161
9 Tổng hợp kết quả thử kháng sinh đồ đối với V. cholerae.. 162
10 Chủng V. cholerae kháng thuốc chủ yếu từ năm 2003 – 2009 ở
một số nước trên thế giới ..
163-165
11 Các acid amin trình tự chủng T1. 166
12 Các acid amin trình tự chủng T3 167
13 Các acid amin chủng hoang dại N16961 168
14 Kết quả xử lý thống kê ... 169-174
15 Thành phần môi trường, hoá chất dùng trong thí nghiệm. 175-178
16 Hệ thống định danh trực khuẩn Gram âm (IDS 14 GNR) 179
17 Vaccine tả dùng trong thí nghiệm . 179
18 Kết quả các phản ứng sinh hoá ................. 25 chủng
x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Tổng hợp sự phân bố tác nhân gây bệnh trên thế giới ................ 20
2.2 Tổng hợp nhóm type huyết thanh gây bệnh ở Việt Nam .... 21
2.3 Tình hình nhiễm V. cholerae trên các loại thức ăn...................... 24
2.4 Tổng hợp về độ tuổi và giới tính mắc bệnh do V. cholerae 25
2.5 Cơ chế kháng kháng sinh của V. cholerae .. 41
3.1 Tóm tắt thử nghiệm kháng huyết thanh V. cholerae . 54
3.2 Trình tự nucleotide các cặp mồi trong phản ứng PCR dựa trên
gen 16S rDNA..
56
3.3 Chủng V. cholerae sử dụng so sánh và phân tích di truyền 57
3.4 Tiêu chuẩn đánh giá sự nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn
đường ruột ..
59
3.5 Trình tự nucleotide các cặp mồi trong phản ứng PCR xác định
gene kháng kháng sinh
61
3.6 Các chủng vi khuẩn kháng KS sử dụng để so sánh với trình tự
các chủng V. cholerae.
62
4.1 Tổng hợp đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn.. 66
4.2 Kết quả thử sinh hoá các loài thuộc Vibrio spp 67
4.3 Tỉ lệ dương tính của các loài thuộc Vibrio spp.. 69
4.4 Tỉ lệ nhiễm Vibrio spp. trên các loại mẫu 72
4.5 Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Vibrio spp. theo chủng . 73
4.6 Tỉ lệ nhiễm Vibrio spp. trên nghêu tại 2 huyện. 74
4.7 Tỉ lệ nhiễm Vibrio spp. trên huyết heo tại một số huyện .. 75
4.8 Kết quả xác định type huyết thanh học .. 76
4.9 Bảng trình tự nucleotide V. cholerae_Ng3-TraVinhVN-2014 78
4.10 Bảng trình tự nucleotide V. cholerae_N8-TraVinhVN-2014. 79
4.11 Mức tương đồng của V. cholerae (F11) với các chủng V.
cholerae khác trên Genbank bằng công cụ BLAST
81
4.12 Sự nhạy cảm và kháng kháng sinh của V. cholerae ... 84
xi
4.13 Sự đa kháng kháng sinh của V. cholerae ........... 86
4.14
Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh
đối với V. cholerae
88
4.15 Bảng trình tự nucleotide Gene_DKKS_T1_TraVinhVN_2014... 90
4.16 Bảng trình tự nucleotide Gene_DKKS_T3_TraVinhVN_2014... 91
4.17 So sánh vị trí các acid amin của chủng V. cholerae hoang dại
N16961 với chủng V. cholerae T1 ...........
94
4.18 So sánh vị trí các acid amin của chủng V. cholerae hoang dại
N16961 với chủng V. cholerae T3 .
95
4.19 Mức độ tương đồng đoạn gen kháng kháng sinh của V.
cholerae (T1 và T3) .......
97
4.20 Lượng dịch lỏng (FA) thu từ ruột non của thỏ không uống
vaccine ...
100
4.21 Số lượng V. cholerae bám dính trên niêm mạc ruột non thỏ
không uống vaccine ..
102
4.22 Lượng dịch lỏng (FA) thu từ ruột non của thỏ đã uống vaccine 103
4.23 Số lượng V. cholerae bám dính trên niêm mạc ruột non thỏ đã
uống vaccine ...
104
xii
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Phân loại type huyết thanh V. cholerae . 10
2.2 Cấu tạo vi khuẩn V. cholerae ......... 11
2.3 Sinh thái vi khuẩn V. cholerae ...... 15
2.4 Các giai đoạn đại dịch tả .............................................................. 19
2.5 Sự lan rộng của các đại dịch tả từ năm năm 1961 đến 1971......... 19
2.6 Thời gian mắc bệnh do V. cholerae trong năm .. 24
2.7 Nhiễm sắc thể 1 và nhiễm sắc thể 2 của V. cholerae . 26
2.8 Sự hình thành chủng V. cholerae có độc tố ....... 28
2.9 Sự chuyển giao gene theo chiều ngang 28
2.10 Trình tự di truyền của V. cholerae .... 29
2.11 Vi khuẩn đột biến roi . 30
2.12 Cơ chế tạo độc tố ở ruột của V. cholerae ....... 32
2.13 Sự di truyền Plasmid từ vi khuẩn sang vi khuẩn ... 37
2.14 Cấu trúc của các dẫn xuất của tetracycline 42
2.15 Cơ chế kháng tetracycline của vi khuẩn 43
2.16 Cơ chế tác động của kháng sinh .......