Báo cáo toàn cầu về đái tháo đường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016 nêu rõ, khoảng 1,5 triệu ca tử vong năm 2012 là do đái tháo đường týp 2. Năm 2014, Thế giới ghi nhận đái tháo đường týp 2 tăng tới 422 triệu ca, tương đương 8,5% dân số. Theo WHO, tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 năm 2014 theo khu vực Châu Phi là 7,1%, Châu Mỹ 8,3%, khu vực Trung Đông là 13,7%, khu vực Châu Âu là 7,3%, khu vực Nam Á là 8,6%, khu vực Tây Thái Bình dương là 8,4%, tỷ lệ chung toàn cầu là 8,5%. So sánh từ năm 2008 tới 2014, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 đã tăng gấp 2 lần. Tỷ lệ này đang tăng lên một cách đều đặn, đặc biệt tăng nhanh ở các nước có thu nhập trung bình. Yếu tố nguy cơ quan trọng của đái tháo đường týp 2 là tình trạng quá cân, béo phì [1].
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 đang có khuynh hướng phát triển nhanh, đặc biệt có nhiều người mắc bệnh nhưng không chịu thay đổi lối sống, không kiểm soát được lượng đường trong máu. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh đái tháo đường týp 2 nên không chữa trị kịp thời, hậu quả có biến chứng nguy hiểm (mù, suy thận, hoại tử chi ) vì thế chi phí điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 rất cao. Bệnh đái tháo đường týp 2 cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi. Nếu không điều trị và quản lý tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Nhưng nếu được điều trị đúng và tư vấn tốt, bệnh nhân có thể sống khoẻ mạnh. Bệnh có thể phòng được nhờ có lối sống lành mạnh, vận động luyện tập hợp lý, chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.
170 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN THỊ ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ HIỆU QUẢ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG
TẠI TỈNH HƯNG YÊN (2013-2015)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN THỊ ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ HIỆU QUẢ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG
TẠI TỈNH HƯNG YÊN (2013-2015)
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 9.72.01.17
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đinh Hồng Dương
PGS. TS. Đào Xuân Vinh
HÀ NỘI – NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Anh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA
Americal Diabetes Association
(Hiệp hội Đái Tháo đường Hoa Kỳ)
BMI
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BN
Bệnh nhân
CDPS
Chinese Diabetes Prevention Study
(Nghiên cứu phòng chống bệnh đái tháo đường tại Trung Quốc)
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
ĐMLTT
Động mạch liên thất trước
ĐMM
Động mạch mũ
ĐMV
Động mạch vành
DPP
The Diabetes Prevention Program
(Chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường)
DPPOS
Diabetes Prevention Program Outcomes Study
(Nghiên cứu kết quả chương trình phòng bệnh đái tháo đường)
ĐTĐ
Đái Tháo Đường
EF
Ejection Fraction (Phân số tống máu thất trái)
ESC/ESH
European Society of Cardiology/ European Society of Hypertension (Hiệp hội Tim mạch Châu Âu /Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu)
GMD
Gestational Diabetes Mellitus (Đái tháo đường thai kỳ)
HA
Huyết áp
HATT
Huyết áp tâm thu
HATTr
Huyết áp tâm trương
HCCH
Hội chứng chuyển hóa
HDL
High Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)
IDF
International Diabetes Federation
(Liên đoàn bệnh Đái Tháo đường quốc tế)
IDPP
The Indian Dieabetes Prevention Programe
(Chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường tại Ấn Độ)
IFG
Impaired Fasting Glucose
(Rối loạn glucose máu lúc đói)
IGT
Impaired Glucose Tolerance
(Rối loạn dung nạp glucose)
RLDNG
Rối loạn dung nạp glucose
RLLP
Rối loạn lipid
STOP-NIDDM
The Study to Prevent Non insulin – Dependent Diabetes Mellitus (Nghiên cứu nhằm ngăn chặn bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin)
TBMMN
Tai biến mạch máu não
TG
Triglycerid
THA
Tăng huyết áp
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
YTNC
Yếu tố nguy cơ
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1.
Tỷ suất tử vong do đường huyết cao trên 100.000 dân tại một số khu vực, tuổi từ 20 trở lên, năm 2012.
5
1.2.
Tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ và ĐTĐ týp 2
17
1.3.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết theo WHO – IDF, 2010
18
1.4.
Mục tiêu điều trị đái tháo đường týp 2
30
2.1.
Phân loại ĐTĐ theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ 2014
50
2.2.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả xét nghiệm lipid máu
52
3.1.
Phân bố đối tượng theo địa bàn nghiên cứu
61
3.2.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi
62
3.3.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân
62
3.4.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
63
3.5.
Đặc điểm phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
63
3.6.
Phân bố bệnh nhân theo tình trạng đường huyết
64
3.7.
Phân bố đối tượng theo địa phương và tình trạng bệnh
65
3.8.
Nồng độ đường huyết trung bình của các đối tượng
66
3.9.
Liên quan giữa tình trạng bệnh và giới tính
68
3.10.
So sánh tuổi trung bình theo giới và theo tình trạng bệnh
69
3.11.
Phân bố đối tượng theo nghề và tình trạng bệnh
70
3.12.
Mối liên quan giữa yếu tố bệnh kết hợp với tiền ĐTĐ
71
3.13.
Mối liên quan giữa một số yếu tố sinh học với tình trạng tiền ĐTĐ của nữ giới
72
3.14.
Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình và thói quen với tình trạng tiền ĐTĐ của các đối tượng nghiên cứu
73
3.15.
Liên quan giữa kiến thức với tình trạng tiền ĐTĐ.
75
3.16.
Liên quan giữa thực hành với tình trạng tiền ĐTĐ.
76
3.17.
Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ mắc tiền ĐTĐ
77
3.18.
Mối liên quan giữa yếu tố bệnh kết hợp với mắc ĐTĐ
78
3.19.
Mối liên quan giữa một số yếu tố sinh học với tình trạng ĐTĐ của nữ giới
79
3.20.
Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình và thói quen với tình trạng ĐTĐ của các đối tượng nghiên cứu
80
3.21.
Liên quan giữa kiến thức với tình trạng ĐTĐ.
81
3.22.
Liên quan giữa thực hành với tình trạng ĐTĐ.
82
3.23.
Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ
83
3.24.
Thay đổi tần xuất tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu chất bột đường trước và sau can thiệp
84
3.25.
Thay đổi tần xuất tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu lipid protein trước và sau can thiệp
86
3.26.
Thay đổi tần xuất tiêu thụ rượu bia trước và sau can thiệp
88
3.27.
So sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa 2 nhóm
trước sau can thiệp
90
3.28.
Hiệu quả can thiệp đối với các thành phần Vitamine
91
3.29.
Hiệu quả can thiệp đối với các thành phần khoáng chất
92
3.30.
Hiệu quả can thiệp đối với các thành phần khác
93
3.31.
Kiểm soát nồng độ đường huyết tại các thời điểm đánh giá
94
3.32.
Kiểm soát nồng độ HbA1c tại các thời điểm đánh giá
97
3.33.
Kiểm soát nồng độ Cholesterol tại các thời điểm đánh giá
99
3.34.
Kiểm soát nồng độ LDLc tại các thời điểm đánh giá
101
3.35.
Kiểm soát nồng độ HDLc tại các thời điểm đánh giá
103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1.1.
Tỷ lệ tử vong ở nam do đường huyết cao liên quan tới tình trạng thu nhập của khu vực trên thế giới
3
1.2.
Tỷ lệ tử vong ở nữ giới do đường huyết cao liên quan tới tình trạng thu nhập của khu vực
4
1.3.
Phân bố tử vong do ĐTĐ týp 2 theo giới tính ở các khu vực thu nhập khác nhau
4
3.1.
Liên quan giữa nhóm tuổi và tình trạng bệnh đái tháo đường
66
3.2.
Tương quan giữa nồng độ đường huyết lúc đói và tuổi của đối tượng theo tình trạng bệnh lý đái tháo đường
67
3.3.
Phân bố đối tượng theo tình trạng bệnh, nhóm tuổi ở nam giới
68
3.4.
Phân bố đối tượng theo tình trạng bệnh, nhóm tuổi ở nữ
69
3.5.
Liên quan giữa mức BMI và tình trạng tiền ĐTĐ.
74
3.6.
Chỉ số hiệu quả đánh giá sự thay đổi tần suất sử dụng các thực phẩm giàu chất bột đường trước và sau can thiệp
85
3.7.
Chỉ số hiệu quả đánh giá sự thay đổi tần suất sử dụng các thực phẩm giàu chất Lipid, Protein trước và sau can thiệp
87
3.8.
Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ Glucose tại các thời điểm đánh giá
94
3.9.
Kiểm soát nồng độ đường huyết tại các thời điểm đánh giá
95
3.10.
Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ HbA1c tại các thời điểm đánh giá
97
3.11.
Kiểm soát nồng độ HbA1c tại các thời điểm đánh giá
98
3.12.
Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ Cholesterol tại các thời điểm đánh giá
99
3.13.
Kiểm soát nồng độ Cholesterol tại các thời điểm đánh giá
100
3.14.
Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ LDLc tại các thời điểm đánh giá
101
3.15.
Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ HDLc tại các thời điểm đánh giá
102
3.16.
Kiểm soát nồng độ HDLc tại các thời điểm đánh giá
103
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1.
Phân tầng và các bước điều trị ĐTĐ týp 2.
32
ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo toàn cầu về đái tháo đường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016 nêu rõ, khoảng 1,5 triệu ca tử vong năm 2012 là do đái tháo đường týp 2. Năm 2014, Thế giới ghi nhận đái tháo đường týp 2 tăng tới 422 triệu ca, tương đương 8,5% dân số. Theo WHO, tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 năm 2014 theo khu vực Châu Phi là 7,1%, Châu Mỹ 8,3%, khu vực Trung Đông là 13,7%, khu vực Châu Âu là 7,3%, khu vực Nam Á là 8,6%, khu vực Tây Thái Bình dương là 8,4%, tỷ lệ chung toàn cầu là 8,5%. So sánh từ năm 2008 tới 2014, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 đã tăng gấp 2 lần. Tỷ lệ này đang tăng lên một cách đều đặn, đặc biệt tăng nhanh ở các nước có thu nhập trung bình. Yếu tố nguy cơ quan trọng của đái tháo đường týp 2 là tình trạng quá cân, béo phì [1].
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 đang có khuynh hướng phát triển nhanh, đặc biệt có nhiều người mắc bệnh nhưng không chịu thay đổi lối sống, không kiểm soát được lượng đường trong máu. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh đái tháo đường týp 2 nên không chữa trị kịp thời, hậu quả có biến chứng nguy hiểm (mù, suy thận, hoại tử chi) vì thế chi phí điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 rất cao. Bệnh đái tháo đường týp 2 cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi. Nếu không điều trị và quản lý tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Nhưng nếu được điều trị đúng và tư vấn tốt, bệnh nhân có thể sống khoẻ mạnh. Bệnh có thể phòng được nhờ có lối sống lành mạnh, vận động luyện tập hợp lý, chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng thuần túy, có 9 huyện và 1 thành phố, dân số gần 1,2 triệu người. Những năm gần đây, số bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có xu hướng tăng. Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng Hưng Yên, năm 2010 có 15.344 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tới khám bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh và hầu hết đã có biến chứng mắt, thần kinh, loét hoại tử chi, tổn thương thận... Nguyên nhân là do được khám và phát hiện muộn, hoặc do tình cờ điều trị bệnh khác rồi mới phát hiện bị mắc bệnh. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên (2013-2015)” với hai mục tiêu:
Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan với tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 ở người 25-70 tuổi tại tỉnh Hưng Yên (2013-2014).
Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông đến dinh dưỡng, luyện tập và lối sống của người tiền đái tháo đường tại cộng đồng huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (2014-2015).
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh Đái tháo đường týp 2 và các yếu tố liên quan
1.1.1. Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường týp 2
Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
Theo báo cáo của WHO năm 2016, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tăng đều đặn trong vài thập kỷ gần đây. Bệnh ĐTĐ týp 2 đang là một khủng hoảng trên toàn cầu đe dọa sức khỏe và kinh tế cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở những nước phát triển [1]. Trong báo cáo toàn cầu về ĐTĐ týp 2 của WHO năm 2016, toàn cầu có 422 triệu bệnh nhân ĐTĐ týp2. Như vậy từ năm 2008, ĐTĐ týp 2 là 4,7% đã tăng lên 8,5% vào năm 2014. Theo đó ĐTĐ týp 2 là căn nguyên tử vong cho 1,5 triệu người năm 2012. Theo WHO, khoảng 43% các ca tử vong trước tuổi 70 là liên quan tới tình trạng đường máu cao tương ứng 1,6 triệu ca tử vong [1]. Tỷ lệ tử vong do đường huyết cao phụ thuộc vào lứa tuổi, trong đó nhóm tuổi nguy cơ và tử vong cao từ 50-79 tuổi [1].
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tử vong ở nam do đường huyết cao liên quan tới tình trạng thu nhập của khu vực trên Thế giới
Nguồn: theo WHO (2016) [1]
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ tử vong ở nữ giới do đường huyết cao liên quan tới tình trạng thu nhập của khu vực
Nguồn: theo WHO (2016) [1]
Hậu quả đường huyết cao gây tử vong còn phụ thuộc vào giới tính. Theo WHO trong báo cáo toàn cầu về ĐTĐ chỉ rõ, nam giới có tỷ lệ tử vong do ĐTĐ týp 2 cao hơn rõ rệt ở các quốc gia dù có thu nhập khác nhau.
Biểu đồ 1.3. Phân bố tử vong do đái tháo đường týp 2 theo giới tính ở các
khu vực thu nhập khác nhau
Nguồn: theo WHO (2016) [1]
Bảng 1.1. Tỷ suất tử vong do đường huyết cao trên 100.000 dân tại một số khu vực, tuổi từ 20 trở lên, năm 2012.
Khu vực
Cả 2 giới
Nữ
Nam
Châu Phi
111,3
110,9
111,1
Châu Mỹ
72,6
63,9
82,8
Khu vực Trung đông
139,6
140,2
138,3
Khu vực Châu Âu
55,7
46,5
64,5
Khu vực đông nam châu Á
115,3
101,8
129,1
Khu vực Tây Thái Bình Dương
67,0
65,8
67,8
Nguồn: theo WHO (2016) [1]
Tại Mỹ, năm 2010, khoảng 1,9 triệu người Mỹ được lần đầu tiên chẩn đoán ĐTĐ [2]. Năm 2011, số người mắc bệnh ĐTĐ rất cao (khoảng 26 triệu người) tương đương 8,3% trong tổng số người Mỹ mắc ĐTĐ và khoảng 79 triệu người trưởng thành mắc TĐTĐ tương đương 11,3% tuổi từ 20 trở lên. Khoảng 27% người bệnh ĐTĐ tương đương 7 triệu người Mỹ không biết là họ bị bệnh...
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khác nhau ở các châu lục, các quốc gia và các vùng lãnh thổ. Tại Pháp: 1,4%; ở Mỹ: 6,6%; Singapor: 8,6%; Thái Lan: 3,5%; Malaixia: 3,01%; ở Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở lên mắc đái tháo đường tại Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11% [3].
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiền ĐTĐ – ĐTĐ týp 2 có thể phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống hợp vệ sinh (dinh dưỡng, vận động thể lực, KAP và quan hệ thị trường xã hội) hoặc bằng thuốc [4].
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2010, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 344 triệu người (chiếm 7,9%) trong lứa tuổi 20-79 tuổi có rối loạn dung nạp glucose. Sự bất thường dung nạp glucose thường đi kèm theo béo bụng, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa. Những người có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ cao bị ĐTĐ và bệnh lý mạch vành [5]. Uớc tính trên thế giới tỷ lệ tiền ĐTĐ là 6,6% lứa tuổi 20 – 79 tuổi, tương ứng 285 triệu người. Tỷ lệ tiền ĐTĐ sẽ tăng lên 7,8%, tương ứng 438 triệu người vào năm 2030 [5].
Theo báo cáo của WHO năm 2016, bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất ở các nước có tốc độ phát triển nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn cầu đã tăng từ 4,7% năm 1980 lên 8,5% vào năm 2014. Năm 2014, trên thế giới có đến 4/6 khu vực có tỷ lệ hiện mắc đáo tháo đường cao hơn 8%. Trong thập kỷ qua, bệnh ĐTĐ tỷ lệ tăng nhanh hơn các nước có thu thập thấp và trung bình so với các quốc gia có thu nhập cao. Năm 2014, khu vực Tây Thái bình dương là khu vực của WHO có mức cao nhất tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường (13,7%) tương đương trên 43 triệu người mắc ĐTĐ týp 2 [1].
Ở Trung Quốc, theo ước đoán của Liên đoàn bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2010 số người bị ĐTĐ là 43 triệu, nhưng thực tế qua điều tra dịch tễ học cho thấy số người mắc là 90 triệu người. Chi phí cho điều trị trước đây chiếm khoảng 1,5 tỷ USD thì nay đã lên đến 6,3 tỷ USD hàng năm. Ngày nay, Trung Quốc và Ấn Độ được coi là hai cường quốc của bệnh ĐTĐ [5].
Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao. Tại Philippine, các nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng đáng báo động của đái tháo đường type 2 ở Philippine tương xứng với xu hướng tăng trên toàn thế giới. Theo ước tính tỷ lệ hiện mắc năm 2014 do IDF công bố, có 3,2 triệu trường hợp mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tại Philippines với tỷ lệ phổ biến 5,9% ở người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 79. Khoảng 1,7 triệu người bị ĐTĐ týp 2 vẫn chưa được chẩn đoán [6]. Theo kết quả điều tra năm 2016, tỷ lệ ĐTĐ tại Indonesia là 7,0%, trong đó của nam giới là 6,6% và nữ giới là 7,3% [7]. Đến năm 2017, đã có hơn 10 triệu người mắc ĐTĐ ở Indonesia [8].
Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh ĐTĐ týp 2 cũng đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và mức độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hoá cũng như sự biến đổi sâu sắc trong lối sống, đặc biệt người dân ở các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Xe máy, ô tô và cơ giới hóa gần như đã thay thế đi bộ, xe đạp và các công việc tay chân khác. Mất cân bằng trong việc nhận năng lượng và tiêu thụ năng lượng là yếu tố nguy cơ của các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh ĐTĐ phát triển. Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới ở 4 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng ở đối tượng 30-64 tuổi là 4,9%, rối loạn dung nạp glucose máu là 5,9%, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là 2,8%, tỷ lệ đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ là 38,5%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị [9].
Theo nghiên cứu của Phan Hướng Dương và cộng sự năm 2015 tại Hải phòng, tỷ lệ mắc đái tháo đường là 5,2%, tiền đái tháo đường là 26,8 %. Tỷ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30-39 tuổi là 4,2% và 21,7%; nhóm tuổi 40-49 tuổi là 4,4 và 23,5%; nhóm tuổi 50-59 tuổi là 6,0% và 30,5% [10].
Theo kết quả nghiên cứu năm 2016 tại tỉnh Kon Tum, cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người từ 45 - 69 tuổi là 16,6%, trong đó ĐTĐ là 3,5% và tiền ĐTĐ là 13,3% [11].
Tỷ lệ mắc bệnh cũng phù hợp với nhận định của Quỹ ĐTĐ Thế Giới, WHO nhận định tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại Việt Nam năm 2015 có tới trên 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc đái tháo đường, tăng 74% [12]. Tỷ lệ mắc chung là 4,9%, trong đó nam giới là 4,7% và nữ giới là 5% [7].
Theo kết quả nghiên cứu năm 2017 tại Hưng Yên, cho thấy với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên cỡ mẫu là 1221 hộ gia đình, tỷ lệ hộ gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu là 8,6%; người trên 60 tuổi mắc bệnh ĐTĐ là 11,7% [13].
Theo Nguyễn Thy Khuê cũng như nhiều tác giả khác, đái tháo đường là một vấn đề ngày càng gia tăng ở Việt Nam và có liên quan đến béo phì, sự thay đổi trong mô hình chế độ ăn uống và những chuyển đổi văn hoá khác. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ vấn đề chăm sóc sức khoẻ này và đưa ra các can thiệp có mục tiêu [14].
So sánh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ qua kết quả hai cuộc điều tra 2002 và 2012 sau 10 năm tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng từ 2,7% lên 5,7% (tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng 211%). Đây là tỷ lệ báo động về gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại Việt Nam theo thống kê trên thế giới ước tính cứ 15 năm thì tỷ lệ mắc ĐTĐ sẽ tăng lên gấp đôi. Thế Giới ước tính cứ 1 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thì có 3 người tiền ĐTĐ, tỷ lệ IDT tại Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên 12,8% năm 2010. Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm ở nước ta, tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện cao là 63,6% so với năm 2002 (64%). Như vậy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn hẳn so với Thế Giới, trên Thế Giới, cứ 1 bệnh nhân ĐTĐ được quản lý điều trị, sẽ có 01 bệnh nhân mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được chẩn đoán (50:50). Điều này đặt ra Dự án mục tiêu Quốc Gia cần đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa cho vấn đề sàng lọc phát hiện sớm bệnh ĐTĐ trong cộng đồng để quản lý, điều trị, phòng ngừa biến chứng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
1.1.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh Đái tháo đường týp 2
1.1.2.1. Một số yếu tố nguy cơ can thiệp ít hiệu quả
Tuổi đời
Nguy cơ ĐTĐ tăng theo dần theo quá trình lão hóa. Ở các
nước phát triển ĐTĐ thường tập trung ở lứa tuổi trên 45. Những thay đổi cấu
trúc cơ thể với tình trạng tích mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và già làm giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề kháng Insulin [15]. Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và IGT càng cao. Ở châu Á bệnh ĐTĐ týp 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi, ở châu Âu bệnh thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm tỷ lệ 85% trong các trường hợp bệnh ĐTĐ [16]. Trong số những người từ 65 tuổi trở lên, 26,9% trong số họ mắc đái tháo đường [17].
Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường týp 2 (yếu tố di truyền)
Bệnh ĐTĐ týp 2 tuy chưa xác định được chắc chắn là bệnh di truyền nhưng người ta thấy bệnh có yếu tố gia đình. Nguy cơ gia đình dương tính của bệnh đái tháo đường xác định 73% số người được hỏi mắc bệnh ĐTĐ và dự đoán chính xác bệnh đái tháo đường phổ biến ở 21,5% số người được hỏi. Do đó, tiền sử gia đình của bệnh ĐTĐ không chỉ là một yếu tố nguy cơ cho bệnh mà còn liên quan tích cực đến nhận thức về rủi ro và hành vi giảm rủi ro. Tiền sử gia đình có thể cung cấp một công cụ sàng lọc hữu ích để phát hiện và phòng ngừa bệnh ĐTĐ [18].
Di truyền là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự phát triển của ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2. Trong trường hợp hiếm hoi, có những gia đình mà bệnh ĐTĐ được thừa kế như một dịch bệnh. Nói chung, anh chị em ruột của bệnh nhân ĐTĐ týp 1 cao gấp 15 lần nguy cơ phát triển bệnh (6%) so với cá thể không li