Luận án Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá

Cây cói thuộc họ cói (Cyperaceae) là cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng nhiệt đới, được trồng chủ yếu để lấy sợi. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của cây cói thành những vùng rộng lớn (tính đến năm 2008 là 11.700 ha), tại nhiều xã, huyện ven biển thuộc 26 tỉnh thành trong cả nước, đã hình thành những làng nghề bao gồm từ trồng cói đến sản xuất và kinh doanh nguyên liệu cói thô, chiếu dệt truyền thống, thảm cói, chiếu xe đan xuất khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác khá sôi động và phong phú. Nghề trồng và chế biến cói đã trở thành nghề chính của nông dân nhiều vùng đặc biệt như huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có tới 80% nông dân sống bằng nghề cói, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cói năm 2006 đạt 90 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước 4,6 tỷ đồng; huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có đến hơn 90% số làng đều có nghề sản xuất chế biến các mặt hàng từ cây cói, hàng nghìn hộ dân trong huyện đã làm giàu từ nghề truyền thống này (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b)

pdf188 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ HOÀNG ĐỨC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HÀ NỘI, 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ HOÀNG ĐỨC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mà SỐ: 62 62 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH 2. TS. NINH THỊ PHÍP HÀ NỘI, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Hoàng Đức Huế ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Lời đầu tiên nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh, TS. Ninh Thị Phíp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn UBND, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội và Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này cho phép nghiên cứu sinh được chân thành cảm ơn đến Công ty Nông nghiệp Bình Minh, Cán bộ, Nhân dân Thị trấn Bình Minh, Kim Sơn, Ninh Bình và xã Nga Tân, Nga Sơn, Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Cuối cùng nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Một lần nữa nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân dành cho nghiên cứu sinh. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Hoàng Đức Huế iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các hình xi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Những đóng góp mới của luận án 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 4.1. Ý nghĩa khoa học 4 4.2. Ý́ nghĩa thực tiễn 4 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và ở Việt Nam 5 1.2. Tình hình sản xuất các giống cói ở một số vùng tại Việt Nam 8 1.3. Nguồn gốc và phân bố của cây cói 9 1.4. Phân loại thực vật 12 1.5. Đặc điểm sinh học cây cói 15 1.5.1. Đặc điểm nảy mầm của cây cói 15 1.5.2. Đặc điểm quá trình đâm tiêm và đẻ nhánh của cây cói 17 1.5.3. Đặc điểm vươn cao của cây cói 18 1.5.4. Đặc điểm ra hoa và chín của cây cói 19 1.6. Kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây cói 20 1.6.1. Nhiệt độ 20 iv 1.6.2. Ánh sáng 20 1.6.3. Gió 20 1.6.4. Yêu cầu về nước và độ mặn 21 1.6.5. Yêu cầu về đất 22 1.7. Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lấy sợi 23 1.8. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cói trên thế giới và ở Việt Nam 26 1.8.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói trên thế giới 26 1.8.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói ở Việt Nam 27 1.8.3. Những nghiên cứu khác về cây cói trên thế giới và Việt Nam 30 1.9. Cơ sở khoa học và thực tiễn nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm 33 1.10. Cơ sở khoa học bón phân viên nén cho cói 35 1.11. Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu 36 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 38 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 38 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 38 2.3. Nội dung nghiên cứu 39 2.4. Phương pháp nghiên cứu 39 2.4.1. Bố trí thí nghiệm 39 2.4.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 48 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi: 49 2.4.4. Phương pháp tính toán và phân tích kết quả thí nghiệm 53 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54 3.1. Nghiên cứu đặc điểm giống cói Cổ khoang Bông Trắngvà cói Bông Nâu 54 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống cói 54 3.1.2. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói 59 3.1.3. Đặc điểm nông học của các mẫu giống cói 62 v 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm. 71 3.2.1. Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 71 3.2.2. Ảnh hưởng của phương thức tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 72 3.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao cắt mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 73 3.2.4. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 75 3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 76 3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 78 3.2.7. Ảnh hưởng của tuổi mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 80 2.2.8. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 81 3.2.9. Ảnh hưởng của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 83 3.2.10. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 85 3.2.11. Ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 86 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón N, P, K đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 89 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón dưới dạng viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 89 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân bón đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 91 vi 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali bón dạng phân viên nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 93 3.4. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 95 3.4.1. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 95 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất và phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 96 3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 98 3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên bề mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 99 3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 101 3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 102 3.5. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 104 3.5.1. So sánh năng suất, chất lượng cói của các mô hình 104 3.5.2. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp thuật truyền thống 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 1. Kết luận 110 2. Kiến nghị 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC 118 vii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa BN Bông Nâu CKBT Cổ khoang Bông Trắng CKBTDĐ Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng CKBTDX Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên CT Công thức Đ/c Đối chứng ĐK Đường kính HLXLL Hàm lượng Xenlulose HQKT Hiệu quả kinh tế MĐ Mật độ MH Mô hình NS Năng suất NSTT Năng suất thực thu PTNT Phát triển Nông thôn TCMN Thủ công mỹ nghệ UBND Ủy Ban Nhân Dân viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam qua các năm (từ 1998 - 2011) 7 1.2. Phân loại thực vật nguồn gen họ cói tại Việt Nam 13 1.3. Đặc tính cơ bản của 4 loài cói chính ở Việt Nam 14 2.1. Đặc điểm thổ nhưỡng, nông hóa đất thí nghiệm 39 3.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói 54 3.2. Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói 57 3.3. Đặc điểm hình thái giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói 59 3.4. Chiều cao và đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói 62 3.5. Mức độ nhiễm sâu đục thân, bệnh đốm vàng và khả năng chống đổ của các mẫu giống cói 64 3.6. Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói 66 3.7. Phẩm cấp và hàm lượng xenluloza của một số mẫu giống cói 68 3.8. Tổng hợp một số đặc điểm chính của các mẫu giống cói 70 3.9. Ảnh hưởng của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 71 3.10. Ảnh hưởng của phương thức tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 73 3.11. Ảnh hưởng của chiều cao cắt mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 74 3.12. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 76 3.13. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 77 3.14a. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 78 ix 3.14b. Một số yếu tố khí tượng tại các khu vực nghiên cứu giai đoạn từ 2009 - 2013 79 3.15. Ảnh hưởng của tuổi mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 81 3.16. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 82 3.17a. Ảnh hưởng của từng nhân tố nghiên cứu (dạng phân bón và mật độ trồng) đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 83 3.17b. Ảnh hưởng tương tác của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 84 3.18. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 86 3.19. Ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 87 3.20. Tổng hợp kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm 88 3.21. Ảnh hưởng của lượng đạm bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm chất cói cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 90 3.22. Kết quả ảnh hưởng của lượng lân bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 92 3.23. Ảnh hưởng của lượng kali bón dạng nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 94 3.24. Ảnh hưởng của dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 96 3.25. Ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất, phẩm chất cói Bông Trắng dạng đứng 97 x 3.26. Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 99 3.27. Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 100 3.28. Ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 102 3.29. Ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 103 3.30. So sánh năng suất và chất lượng cói giữa mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống 105 3.31. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống 107 3.32. Tỷ số giá trị lợi nhuận biên giữa mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo truyền thống 108 xi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ phân bố nguồn gen cói đã thu thập ở Việt Nam 11 1.2. Thân ngầm và mầm cói 33 3.1. Mầm cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 56 3.2. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 56 3.3. Mầm cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 56 3.4. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 56 3.5. Mầm cói Bông Nâu 56 3.6. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Bông Nâu 56 3.7. Hạt cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 59 3.8. Hạt cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 59 3.9. Hạt cói Bông Nâu 59 3.10. Giải phẫu thân khí sinh có Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 61 3.11. Giải phẫu rễ cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 61 3.12. Giải phẫu thân khí sinh cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 61 3.13. Giải phẫu rễ cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 61 3.14. Giải phẫu thân khí sinh cói Bông Nâu 61 3.15. Giải phẫu rễ cói Bông Nâu 61 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cói thuộc họ cói (Cyperaceae) là cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng nhiệt đới, được trồng chủ yếu để lấy sợi. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của cây cói thành những vùng rộng lớn (tính đến năm 2008 là 11.700 ha), tại nhiều xã, huyện ven biển thuộc 26 tỉnh thành trong cả nước, đã hình thành những làng nghề bao gồm từ trồng cói đến sản xuất và kinh doanh nguyên liệu cói thô, chiếu dệt truyền thống, thảm cói, chiếu xe đan xuất khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác khá sôi động và phong phú. Nghề trồng và chế biến cói đã trở thành nghề chính của nông dân nhiều vùng đặc biệt như huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có tới 80% nông dân sống bằng nghề cói, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cói năm 2006 đạt 90 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước 4,6 tỷ đồng; huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có đến hơn 90% số làng đều có nghề sản xuất chế biến các mặt hàng từ cây cói, hàng nghìn hộ dân trong huyện đã làm giàu từ nghề truyền thống này (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b). Nghề trồng và chế biến cói của Việt Nam có từ thời xa xưa đến nay đã và đang tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập chính của hàng vạn nông dân các làng nghề cả nước nói chung và Ninh Bình, Thanh Hóa nói riêng, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tại địa phương và phát triển dịch vụ xuất khẩu (mặt hàng cói của Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, chiếm 10% trong 179 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng nguyên liệu tự nhiên (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009). Đánh giá về vị thế của nguyên liệu sợi cói nhiều chuyên gia thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ cho rằng: “Cói là nguyên liệu tự nhiên tốt, có thể dùng để sản xuất nhiều mặt hàng cói khác nhau, song có một số hạn chế như: nhuộm màu để lâu dễ bị phai, khó nhuộm các màu sắc đạt tới độ chuẩn, dễ ẩm mốc nên mẫu mã ít, kiểu dáng chưa phong phú, dẫn đến giá trị thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao”. Do đó, để có nhiều sản phẩm cói có giá 2 trị, đẳng cấp cao hơn, cần nghiên cứu cải tiến nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lượng nguyên liệu cói. Trên thực tế cho thấy: tại Ninh Bình, Thanh Hóa cũng như toàn Việt Nam, loài cói được trồng phổ biến là Cyperus Malacensis Lam với 2 giống chính là: giống cói Bông Trắng (Cyperus Tagestiformis Roxb) - với 2 dạng đứng và xiên; giống cói Bông Nâu (Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb). Theo kết quả điều tra của các tác giả Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006): tại Nga Sơn giống cói Bông Trắng chiếm 80 - 90%, cói Bông Nâu chiếm 10 - 20%, hai giống này có thân khí sinh dài, phẩm chất tốt, sợi dai dẻo, màu sắc tươi đẹp, đường kính cây đồng đều Tuy nhiên, nhiều các kết quả nghiên cứu chưa xác định được về tỷ lệ cói Bông Trắng dạng đứng, dạng xiên, dạng nào năng suất, chất lượng tốt hơnđể có thể định hướng lựa chọn giống tốt phục vụ sản xuất. Cũng theo kết quả điều tra của Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006) cho thấy, một số diện tích cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa đang bị thoái hóa. Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa là chất lượng giống, mống cói kém, dẫn đến khả năng mọc mầm đâm tiêm, tạo cây hữu hiệu và sinh trưởng kém, dễ dàng bị sâu bệnh và cỏ dại phá hoại. Do đặc điểm của cây cói không những có khả năng sinh sản vô tính mà còn có khả năng sinh sản hữu tính theo kiểu thụ phấn chéo đã làm cho quần thể ruộng cói bị phân ly qua các năm, ruộng cói không đồng đều, ra hoa sớm, muộn, cây cao, thấp, lẫn tạp sinh học làm quần thể ruộng cói ngày càng suy thoái. Ngoài ra, do nông dân trồng cói ngày càng sử dụng nhiều phân hóa học chủ yếu là phân đạm dẫn đến sợi cói nguyên liệu xốp, mềm dễ bị ẩm mốc trong quá trình bảo quản, cói xẫm màu, không đẹp và chất lượng kém. Đặc biệt, tại ruộng cói tồn tại nhiều sâu, bệnh hại sức sinh trưởng kém, năng suất thấp. Điều này cho thấy cần phải có một nghiên cứu đồng bộ, mang tính hệ thống đi từ xác định giống, dạng cói tốt, nghiên cứu nhân nhanh các giống tốt 3 đã lựa chọn và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, đặc biệt là phân bón và bón phân cho cói sẽ là những biện pháp tối ưu tạo ra sự đột phá về năng suất và nâng cao chất lượng cói rõ rệt, trên cơ sở đó góp phần chuyển từ vùng cói sản xuất “Quảng canh” sang vùng cói “Thâm canh” theo hướng bền vững quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa cho cây cói - một cây có khả năng thích ứng rộng, chịu úng, mặn, được xem là cây đi tiên phong trong mở rộng diện tích khai phá vùng đất hoang hóa, chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của việc biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ cho vùng cói Ninh Bình, Thanh Hóa nói riêng và trên toàn Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số mẫu giống cói đang được trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng mẫu giống cói triển vọng đó. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng (CKBTDĐ), Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên (CKBTDX) và Bông Nâu (BN). - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp tách mầm và bón phân viên nén để đạt hệ số nhân giống, năng suất, chất lượng cao cho giống cói triển vọng. 3. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, giải phẫu, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói CKBTDĐ, CKBTDX, BN. Từ đó xác định được cói CKBTDĐ là mẫu giống ưu thế. Nghiên cứu một cách hệ thống kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng biện pháp tách mầm cho hệ số nhân giống cao để phục vụ sản xuất. 4 Đề tài đã xác định được liều lượng phân bón phù hợp và kỹ thuật bón phân viên nén cho cói CKBTDĐ tại Kim Sơn - Ninh Bình, Nga Sơn - Thanh Hóa đạt năng suất, chất lượng cao, tiết kiệm phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học một cách hệ thống về đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cói nói chung, giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng nói riêng, là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng dạy về cây cói trong các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp. 4.2. Ý́ nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà khoa học
Luận văn liên quan