2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Phương pháp đánh giá thực trạng về giống, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ thạch đenThu thập số liệu thứ cấp về quá trình chọn giống, sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ cây thạch đen tại các huyện Thạch An (Cao Bằng); Tràng Định (Lạng Sơn) và Na Rì (Bắc Kạn). Sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, triển vọng phát triển cây thạch đen trên địa bàn thực hiện nghiên cứu.Điều tra nông dân trên địa bàn: xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; xã Kim Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và xã Văn Vũ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn bằng phương pháp “đánh giá nhanh nông thôn” (RRA) phát phiếu điều tra tới các hộ dân trồng thạch kết hợp phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tổng số hộ đã điều tra 270, cơ cấu 90 hộ/huyện. Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.2.3.2. Phương pháp mô tả, đánh giá đặc điểm nông sinh học của cây thạch đenMô tả các đặc điểm nông sinh học bằng phương pháp quan sát trực tiếp trên đồng ruộng. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các mẫu giống thạch đen được chọn tại Na Rì, Bắc Kạn vụ Xuân và vụ Hè Thu 2018 bằng cách bố trí thí nghiệm gồm 04 mẫu giống (Na Rì, Cao Bằng, Lạng Sơn trắng, Lạng Sơn đỏ). Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 37,5 m2 (7,5 x 5 m), mật độ 100.000 cây/ha (50 x 20 cm). Phân bón: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha.
230 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cây thạch đen ở vùng đông bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN THUẦN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT
CHẤT LƯỢNG CÂY THẠCH ĐEN Ở VÙNG ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI, NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN THUẦN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT
CHẤT LƯỢNG CÂY THẠCH ĐEN Ở VÙNG ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
HÀ NỘI, NĂM 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án
là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận án và cơ sở đào tạo,
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về các thông tin, số liệu được trình bày
trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Thuần
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy hướng dẫn, các
cơ quan và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Viết Hưng,
PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học Công nghệ đẫ hỗ trợ kinh phí để
tôi thực hiện đề tài này.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi được Ban Giám đốc, Ban Thông
tin và Đào tạo, các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành Khoa học
Cây trồng tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc và Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn quan tâm, động viên kịp thời để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Thuần
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Những đóng góp mới của đề tài luận án....................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây thạc đen ........................................................................ 4
1.2. Đặc điểm hình thái và sinh sản của cây thạch đen ................................................... 5
1.3. Điều kiện sinh thái của cây thạch đen ....................................................................... 6
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây thạch đen ở Việt Nam ....................................... 7
1.5. Kết quả nghiên cứu cấy thạch đen trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 10
1.5.1. Kết quả nghiên cứu về giống ................................................................................ 10
1.5.2. Kết quả nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật canh tác cây thạch đen. ............ 16
1.5.3. Thành phần hóa học, dược tính và giá trị sử dụng cây thạch đen ..................... 26
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................... 40
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 40
2.1.1. Vật liệu cây giống .................................................................................................. 40
iv
2.1.2. Phân bón, các vật liệu có liên quan đến quá trình thực hiện đề tài .................... 40
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 40
2.2.1. Điều tra, đánh giá, thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây thạch đen...................... 40
2.2.2. Đánh giá đặc điểm thực vật học, nông học của cây thạch đen .......................... 40
2.2.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh cây thạch đen .................................. 41
2.2.4. Xây dựng mô hình thâm canh Thạch đen ............................................................ 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp đánh giá thực trạng về giống, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu
thụ Thạch đen .................................................................................................................... 41
2.3.2. Phương pháp mô tả, đánh giá đặc điểm nông sinh học của cây thạch đen ....... 41
2.3.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cây thạch đen .................. 43
2.3.4. Phương pháp xây dựng mô hình thâm canh cây thạch đen................................ 48
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 49
3.1. Thực trạng về giống và tiêu thụ cây thạch đen tại Cao Bằng và các một số tỉnh
miền núi phía Bắc ............................................................................................................. 49
3.1.1. Thực trạng sản xuất cây thạch đen. ...................................................................... 49
3.1.2. Đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống ở vùng nghiên cứu ..... 51
3.1.3. Tình hình thu hoạch và tiêu thụ thạch đen tại các địa bàn nghiên cứu ......... 53
3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các mẫu giống thạch đen được
trồng đánh giá tại Na Rì, Bắc Kạn vụ Xuân và vụ Hè Thu 2018. ................................ 55
3.2.1. Tỷ lệ sống sau trồng của các mẫu giống thạch đen ............................................. 55
3.2.2. Diễn biến tăng trưởng chiều dài cây của các mẫu giống thạch đen .................. 57
3.2.3. Tốc độ ra lá của các mẫu giống thạch đen trong vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2018
tại điểm nghiên cứu .......................................................................................................... 60
3.2.4. Năng suất và hệ số nhân giống của các mẫu giống thạch đen ........................... 62
3.3. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật thâm canh cây thạch đen .................. 63
v
3.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sinh trưởng, phát triển của các mẫu
giống cây thạch đen được chọn tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân 2018 ................ 63
3.3.2. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thạch
đen tại Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn, vụ Xuân và Hè Thu năm 2019 ................. 68
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng cây thạch đen đen tại các điểm nghiên cứu vụ Xuân
và Hè thu năm 2019 .................................................................................. 79
3.3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng cây thạch đen tại các điểm nghiên cứu vụ Xuân và Hè thu năm 2019 ..... 105
3.4. Xây dựng 03 mô hình thâm canh thạch đen áp dụng kết quả đạt được tại các điểm
nghiên cứu. ...................................................................................................................... 134
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 138
1. Kết luận ....................................................................................................................... 138
2. Đề nghị ........................................................................................................................ 139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ....................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 141
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 AMP Phương pháp đông khô
2 CB Cao Bằng
3 CT Công thức
4 CV Hệ số biến động
5 Đ/C Đối chứng
6 FMP Phương pháp lọc
7 LSD Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa
8 LSĐ Lạng Sơn đỏ
9 LST Lạng Sơn trắng
10 McB Mesona chinensis Benth
11 NR Na Rì
12 NSTL Năng suất thân lá
13 P Xác suất
14 TP Tổng số Polysaccharide
vii
DANH MỤC BẢNG
TT BẢNG TRANG
1.1. Tham số mô tả các đặc điểm hình thái trong tất cả các quần thể cây thạch đen
được nghiên cứu ở miền Mam Trung Quốc........................................ 13
1.2. Thành phần hóa học, trọng lượng phân tử và thành phần hai phương pháp 31
3.1. Kết quả điều tra về tình hình canh tác cây thạch đen tại vùng nghiên cứu năm
2018 ..................................................................................................... 49
3.2. Đặc điểm thực vật học của mẫu giống ở vùng nghiên cứu. ......................... 51
3.3. Tình hình tiêu thụ thạch đen của các hộ tại các địa phương nghiên cứu (Điều
tra năm 2018) ...................................................................................... 54
3.4. Tỷ lệ sống của các giống thạch đen vụ Xuân và vụ Hè Thu 2018 ............... 56
3.5. Năng suất và hệ số nhân giống của các mẫu giống thạch đen Vụ Xuân và vụ
Hè thu 2018 tại Na Rì, Bắc Kạn ......................................................... 62
3.6. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tỷ lệ sống của các loại hom
giống thạch đen khác nhau .................................................................. 63
3.7. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ tăng trưởng chiều dài
cây của các loại hom giống ................................................................. 64
3.8. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ ra lá của các loại hom
giống .................................................................................................... 65
3.9. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến chiều dài câycuối cùng, tổng số
lá trên thân chính và số cành cây Thạch đen ...................................... 66
3.10. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến năng suất thân lá và hệ số nhân
giống của các loại hom giống ............................................................. 67
3.11. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây
thạch đen vụ Xuân năm 2019 .............................................................. 68
3.12. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây
thạch đen vụ Hè thu năm 2019 ........................................................... 71
viii
3.13. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tình hình sâu, bệnh hại cây thạch đen
vụ Xuân và vụ Hè thu 2019 ................................................................ 73
3.14. Ảnh hưởng thời điểm trồng đến chất lượng của cây thạch đen vụ Xuân và
vụ Hè thu năm 2019 ............................................................................ 75
3.15: Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến hiệu quả kinh tế cây thạch đen tại Cao
Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn vụ Xuân và Hè Thu năm 2019 ............. 77
3.16. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây thạch đen tại Bắc Kạn vụ Xuân 2019 .................. 80
3.17. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây thạch đen tại Bắc Kạn vụ Hè thu 2019 ................ 82
3.18. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây thạch đen tại Cao Bằng vụ Xuân 2019 ................ 84
3.19. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất thạch đen tại Cao Bằng vụ Hè thu 2019 ................ 86
3.20. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây thạch đen tại Lạng Sơn vụ Xuân năm 2019 ................. 88
3.21. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây thạch đen tại Lạng Sơn vụ Hè thu năm 2019 .... 90
3.22. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến tình hình sâu, bệnh hại
cây thạch đen tại Bắc Kạn vụ Xuân và Hè thu năm 2019 ....................... 92
3.23. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến tình hình sâu,
bệnh hại cây thạch đen tại tỉnh Cao Bằng vụ Xuân và Hè Thu năm
2019 .............................................................................................. 94
3.24. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến tình hình sâu, bệnh hại
cây thạch đen tại tỉnh Lạng Sơn vụ Xuân và Hè thu 2019........................ 97
3.25. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến Hiệu quả kinh tế
cây thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân và Hè thu 2019 ................. 100
ix
3.26. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng khác nhau đến Hiệu quả kinh tế
cây thạch đen tại tỉnh Cao Bằng vụ Xuân và Hè thu 2019 ............... 102
3.27. Ảnh hưởng của mật độ và chân đất trồng đến Hiệu quả kinh tế cây thạch đen
tại tỉnh Lạng Sơn vụ Xuân và Hè Thu 2019 ..................................... 104
3.29. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây thạch đen tại Bắc Kạn vụ Xuân
và Hè thu năm 2019 .......................................................................... 107
3.30. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến sinh
trưởng và năng suất của cây thạch đen tại Cao Bằng vụ Xuân và Hè
thu năm 2019 ............................................................................ 111
3.31. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến sinh
trưởng và năng suất của cây thạch đen tại Lạng Sơn vụ Xuân và Hè
thu năm 2019 ............................................................................ 115
3.32. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến tình
hình sâu bệnh hại cây thạch đen tại Bắc Kạn vụ Xuân và Hè thu năm
2019 ......................................................................................... 118
3.33. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến tình
hình sâu bệnh hại cây thạch đen tại Cao Bằng vụ Xuân và Hè thu
năm 2019.................................................................................. 120
3.34. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón ở chân đất trồng khác nhau đến tình hình sâu
bệnh hại cây thạch đen tại Lạng Sơn vụ Xuân và Hè thu năm 2019 ..... 121
3.35. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến chất lượng
cây thạch đen trồng tại tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân và Hè thu năm 2019 123
3.36. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng đến chất lượng cây thạch
đen trồng tại tỉnh Cao Bằng vụ Xuân và Hè thu năm 2019 .............. 125
3.37. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng đến chất lượng thạch đen
trồng tại tỉnh Lạng Sơn vụ Xuân và Hè thu năm 2019 ..................... 127
x
3.38. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến hiệu quả kinh tế
của cây thạch đen trồng tại tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân và Hè Thu năm 2019 129
3.39. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến hiệu
quả kinh tế cây thạch đen trồng tại tỉnh Cao Bằng vụ Xuân và Hè
Thu năm 2019 .......................................................................... 131
3.40. Anh hưởng của tổ hợp phân bón và chân đất trồng khác nhau đến hiệu
quả kinh tế cây thạch đen trồng tại tỉnh Lạng Sơn vụ Xuân và Hè
Thu năm 2019 .......................................................................... 133
3.41. Một số đặc điểm nông học của cây thạch đen tại Na Rì tỉnh Bắc Kạn; Thạch
An tỉnh Cao Bằng và Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2021 ............ 135
3.42. So sánh năng suất thân lá của mô hình thâm canh thạch đen áp dụng kết quả
nghiên cứu so với năng suất thân lá tại sản xuất đại trà, năm 2021 ....... 136
xi
DANH MỤC HÌNH
TT HÌNH TRANG
1.1: Bản đồ phân bố cây thạch đen trên thế giới. .................................................. 4
1.2. Đặc điểm hình thái cây thạch đen Nguồn: Li et al., (2021) ......................... 12
1.3. Cây sơ đồ phân nhóm cho các quần thể của loài Mesona chinensis dựa trên
các đặc điểm hình thái ......................................................................... 14
3.1. Tỷ lệ sống của các mẫu giống thạch đen vụ Xuân và vụ Hè Thu 2018 ............... 57
3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của các mẫu giống thạch đen vụ Xuân và
vụ Hè Thu 2018 tại 3 điểm nghiên cứu .............................................. 58
3.3. Tốc độ ra lá của các mẫu giống thạch đen tham gia nghiên cứu vụ Xuân và
vụ Hè Thu 2018................................................................................... 60
3.4: Hiệu quả kinh tế của cây thạch đen tại Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn vụ
Xuân và Hè Thu năm 2019 ................................................................. 78
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây thạch đen, tên gọi khác Tiên nhân đông, Tiên thảo hoặc Sương sáo,
tên khoa học là Mesona chinensis Benth. Có nguồn gốc từ khu vực phương
Đông, cây thạch đen được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam
Á (Indonesia, Malaysia và Việt Nam). Cây thạch đen là cây thân thảo, lá màu
xanh đậm và hệ thống rễ phát triển mạnh. Chiều dài của cây khoảng 40 - 60
cm, thân phân thành nhiều nhánh, lan ra trên mặt đất. Lá mọc đối, dày, màu
xanh đậm, hình trứng và mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở
đầu cành, nở vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông.
Thạch đen là loại cây trồng ngắn ngày, chỉ cần 4 tháng là có thể thu hoạch
lá. Lá thạch đen có hàm lượng chất nhầy cao, giàu vitamin C, vitamin A, kali,
canxi và sắt nên được sử dụng làm thực phẩm như chế biến đồ uống, phụ gia .
Cây thạch đen còn là dược liệu quý, có thể sản xuất thuốc chữa ho, làm sạch
đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch,... Theo Đông y, lá cây thạch đen có
tác dụng giải nhiệt, giúp giảm huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp và tiểu đường.
Hiện nay, cây thạch đen được trồng ở nhiều nơi tại vùng Đông Bắc Việt
Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo, cung cấp nguồn thực
phẩm và dược liệu cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi, vùng
sâu, vùng xa. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, cây trồng này cho năng suất
không cao so với với tiềm năng của nó. Nguyên nhân chủ yếu là do người nông
dân vẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật cũ, trồng và chăm sóc dựa vào kinh
nghiệm, giống tận dụng bằng thân vụ trước không chọn lọc. Vì vậy, cần có
những nghiên cứu khoa học về đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật
tối ưu cho cây trồng này để nâng cao năng suất, chất lượng nguồn thực phẩm,
dược liệu khi người dân sử dụng hoặc đưa ra thị trường, mang lại thu nhập kinh
tế cao cho vùng sản xuất.
Với nhận thức trên, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu Đặc điểm nông sinh
học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch
đen ở vùng Đông Bắc Việt Nam" làm Luận án Tiến sĩ Khoa học Cây trồng.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng
cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở một số vùng Đông Bắc Việt Nam
nhằm đánh giá thực trạng sản xuất và xác định được các giải pháp kỹ thuật canh
tác thạch đen phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng, phục vụ sản xuất thạnh đen hàng hóa bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng trồng và chăm sóc cây thạch đen tại một số
tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc.
Xác định được một số giải pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng cây thạch đen
Xây dựng được mô hình thâm canh thạch đen áp dụng những giải pháp
kỹ thuật tại Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc phục vụ sản xuất
hàng hoá.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Xác định được mẫu giống thạch đen có năng suất và chất lượng tốt, một
số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần cho nghiên
cứu chọn tạo giống, canh tác, phát triển đa dạng hóa sản phẩm thạch đen.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm nông sinh học, giống tuyển chọn và
biện pháp kỹ thuật nhân giống canh tác cây thạch đen là cơ sở khoa học để khai
thác phát triển cây thạch đen hàng hóa tại vùng Đông Bắc Việt Nam
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đưa ra quy trình nhân giống, kỹ thuật thâm canh quản lý dịch hại tổng
hợp, thu hoạch, sơ chế cây thạch đen phục vụ sản xuất hàng hoá phát huy thế
mạnh điều kiện tự nhiên sẵn có (cây trồng đặc sản bản địa). Ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân và các doanh
nghiệp vùng thực hiện đề tài nghiên cứu cũng như các vùng có điều kiện sản
xuất tương tự.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây thạch đen và biện pháp kỹ thuật nhân giống, canh tác.
- Cây thạch đen ở Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn phục vụ nghiên cứu
kỹ thuật nhân giống, quy trình kỹ thuật thâm canh, quản lý dịch hại tổng hợp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trên cơ sở thu thập các mẫu giống thạch đen tại
vùng Đông Bắc Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp kĩ thuật canh
tác cho các giống được tuyển chọn tại xã Vũ Loan (nay là xã Văn Vũ), huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và xã
Kim Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian nghiên cứu: Các nội dung nghiên cứu của để tài được tiến hành
từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2021.
5. Những đóng góp mới của đề tài luận án
- Cung cấp những thông tin về hiện trạng tình hình sản xuất tiêu thụ, cơ
hôi phát triển cây thạch đen cho vùng đông bắc Việt Nam làm cơ sở đề xuất
hướng nghiên cứu, phát triển nguồn gien thạch đen.
- Đánh giá đặc điểm thực vật, nông học và tuyển chọn giống thạch đen
có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất thạch, thích hợp với vùng sinh
thái tại 3 tỉnh đông bắc Việt Nam (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn).
- Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp, kỹ thuật nhân giống thạch
đen bằng hom thân, mật độ trồng 100.000 cây/ha trong điều kiện vụ Xuân và
vụ Hè thu. Sử dụng lượng phân bón là 2,5 tấn hữu cơ vi sinh + 26 kgN + 40 kg
P205 + 45kg K2O cây thạch đen cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây thạch đen
Cây thạch đen có tên khoa học Mesona chinesis Benth là một loài cây
thuộc họ Labiateae, đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng gần đây. Loài cây
này được chú ý vì có nhiều hoạt tính sinh học và ứng dụng thực phẩm phong
phú. Trên toàn thế giới có khoảng 8-10 loài thuộc chi Mesona BLume trong đó
có hai loài (Cây thạch đen Benth. và M. parviflora (Benth.) Briq.) phân bố ở
Trung Quốc. Ước tính có hơn 10.000 ha cây thạch đen được trồng ở Trung
Quốc [18]. M. chinensis là một trong những loài chủ yếu phân bố ở Ấn Độ,
Malaysia, Việt Nam, Myanmar và các nước Đông Nam Á khác, và cũng phân
bố rộng rãi ở các tỉnh Giang Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân
Nam và các vùng khác của Trung Quốc trên đất cát và đất khô [77].
Hình 1.1: Bản đồ phân bố cây thạch đen trên thế giới.
Có nhiều tên gọi cho M. Blume do các khu vực hoặc loài khác nhau, như
Benth, Hsian-tsao, M. procumbens Hemsl, M.palustris BL, cincau đen và
Platostoma palustre. Ở Việt Nam, cây thạch đen có tên gọi khác là cây tiên
nhân đông, sương sáo, tiên thảo. Nếu cây được đặt tên là M. procumbens
Hemsley có thể là cùng loài với M. palustris. Đối với cây thạch đen Benth, cây
dài từ 25-100 cm, có thân và lá có lông. Lá hình trái xoan đến hình chóp và có
răng cưa. Cây tươi và cây khô của cây thạch đen Benth. M. Blume đã được sử
dụng làm nguyên liệu thực phẩm ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
5
Ở Việt Nam, cây thạch đen mọc hoang dại ở vùng rừng núi và sau
này được trồng nhiều ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm
Đồng, Đồng Tháp và An Giang [3], [4], [7], [59]
Phân loại khoa học:
Bộ (Order): Hoa môi (Lamiales);
Họ (Family): Bạc hà (Lamiaceae);
Chi (Genutis): Cỏ thạch (Mesona);
Loài (Species): Mesona chinensis Benth.
1.2. Đặc điểm hình thái và sinh sản của cây thạch đen
Cây thạch đen là loài cây thân thảo, có mùi thơm và có hệ thống rễ phát
triển tốt. Thân hình đứng mềm, bên ngoài thân có phủ một lớp lông thô, rậm.
Cây có chiều dài trung bình từ 40 - 60 cm, tùy điều kiện chăm sóc và thổ nhưỡng
có thể dài tới 1m. Cây thạch đen có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc, nhánh
tỏa ra phủ kín trên mặt đất.
Các lá được sắp xếp đối diện nhau. Lá sinh ra từ các mấu, chồi mọc ra từ
nách lá. Lá thuộc loại lá đơn, mọc đối, dày, màu xanh nhạt, hình trứng hoặc trứng
thuôn, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp. Lá dài từ 3 - 6 cm, rộng 1 - 2 cm, cuống lá
dài 1 - 2 cm. Hai mặt lá đều có phủ một lớp lông mỏng, mép lá hình răng cưa.
6
Phiến lá hình elip thuôn dài hoặc hình trứng thuôn hẹp, gốc nhọn hoặc tròn hẹp,
mép có răng cưa hoặc hình răng cưa và có đỉnh nhọn hoặc tù.
Cụm hoa ở nách lá hoặc ở đầu ngọn, chùm hoa có kích thước dài khoảng
10 - 15 cm. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành vào thời điểm lúc hoa nở
rộ, chùm hoa dài, được phủ lông mịn và có lá bắc màu hồng. Tràng hoa có màu
trắng hay hồng nhạt, môi trên chia làm 3 thùy, môi dưới to.
Quả của cây thạch đen nhỏ, nhẵn, thon dài khoảng 0,7 mm. Quả là loại hạt
nhỏ, hình elip, dẹt, kích thước khoảng 1 mm x 0,4 - 0,7 mm và dạng hạt mịn.
Rễ cây thạch đen có dạng chùm, rễ tỏa rộng và nông. Rễ có thể mọc
từ gốc, thân khi tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm. Do vậy, khi cây thạch đen phát
triển, thân cây dài có thể có nhiều đốt thân mọc rễ cắm xuống để hỗ trợ hút chất
dinh dưỡng. Cây thạch đen ra hoa vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông [12].
1.3. Điều kiện sinh thái của cây thạch đen
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng, phát triển
của cây thạch đen là nhiệt độ và ẩm độ. Cây thạch đen phát triển tốt ở nhiệt độ
từ 200 - 250C, lượng mưa bình quân từ 1.500 – 2.000 mm, độ ẩm không khí là
80 - 85%, độ ẩm đất là từ 70 - 80%.
Cây thạch đen là cây ưa sáng. Cũng như các thực vật khác, không khí rất
cần đối với đời sống cây thạch đen, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về hàm lượng
CO2 cũng có ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây. Sự lưu thông không khí, gió
nhẹ và có mưa rất có lợi cho sự sinh trưởng của cây thạch.
Thạch đen là cây không yêu cầu khắt khe về đất, cây thạch đen mọc ở
ven đường, mương nước, trên các sườn đồi, ven rừng, trên ruộng lúa khô và
xung quanh suối, từ mực nước biển đến độ cao 2.300 m. Nó có thể phát triển
phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, để sinh trưởng, phát triển tốt, năng
suất cao và ổn định nên trồng cây thạch đen ở những nơi đất xốp, đất pha cát,
có tầng đất dày, không lẫn đá, nhiều mùn, gần nguồn nước tưới, có khả năng
thoát nước tốt (không úng, lầy) và có độ dốc thoải dễ thoát nước. Từ những yêu
cầu trên cho thấy ở nước ta có nhiều vùng thích hợp với cây thạch đen, đặc biệt
là vùng miền núi phía Bắc.
7
Về thành phần cơ giới, thạch đen ưa các loại đất từ đất pha cát đến đất
đồi, đất có độ mùn cao. Thạch đen thuần được trồng trên những loại đất có
thành phần cơ giới nhẹ sản phẩm thạch sẽ có màu đen đẹp, hương thơm tự
nhiên, vị mát. Do vậy, muốn có chất lượng cao và hương vị đặc biệt, trồng
thạch đen nên ở độ cao nhất định, thông thường phù hợp với đất có độ dốc <
250. Cây ưa đất dốc nhẹ, đất ven suối ẩm thuộc loại đất thịt pha cát màu xám
hoặc xám vàng có tầng sâu dày, không lẫn đá.
Phân tích trên cho thấy, điều kiện sinh thái có ảnh hưởng lớn tới sự sinh
trưởng và phát triển, năng suất của cây thạch đen. Do vậy, cần hiểu rõ các nhân
tố trên để có những giải pháp tác động đến cây thạch đen một cách hợp lý nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây thạch đen ở Việt Nam
Cây thạch đen là một loại cây được trồng phổ biến ở vùng trung du và
miền núi phía Bắc của Việt Nam. Thân lá của cây được sử dụng trong sản xuất
thạch đen, đây là một nguyên liệu dược phẩm tự nhiên lý tưởng. Cây thạch đen
có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có những chức năng y học đặc biệt, điều này
đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Thạch đen được coi là một
nguồn tài nguyên quý giá trong lĩnh vực y học, với khả năng cung cấp các chất
dinh dưỡng và chức năng y học có lợi cho sức khỏe. Sự phát triển và khai thác
cây thạch đen tại Việt Nam được đánh giá cao vì khả năng mang lại giá trị kinh
tế và giải quyết vấn đề đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trong
vùng trồng cây này.
Tại Lạng Sơn, cây thạch đen được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện
Tràng Định, Bình Gia và Văn Lãng, với tổng diện tích khoảng 2.000 – 3.000
ha. Cây thạch đen được trồng trên hai loại đất chính là đất canh tác nông nghiệp
(đất ruộng) và đất lâm nghiệp (đất nương rẫy có độ dốc dưới 20 độ).
Trong số các địa phương tại tỉnh Lạng Sơn, huyện Tràng Định là nơi có diện
tích trồng cây thạch đen nhiều nhất và đã trở thành cây trồng truyền thống từ
lâu đời của người dân trong huyện. Huyện này duy trì diện tích trồng hàng năm
từ 1.300 – 2.000 ha, đạt năng suất bình quân 5,3 - 6 tấn/ha và sản lượng 7.000