Mặc dù có nguồn gốc từ Thời Cổ đại, song thuật ngữ du lịch y tế (DLYT)
mới xuất hiện và được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây. Thuật ngữ này
chỉ hành vi của những khách hàng chủ định tìm kiếm sử dụng các dịch vụ y tế
(DVYT) được cung cấp ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ kết hợp với đi du
lịch (chủ yếu ở nước ngoài). Theo nghiên cứu của Grand View Research cho thấy
số lượng khách DLYT trên thế giới năm 2017 vào khoảng 14-16 triệu lượt. Năm
2019, thị trường DLYT toàn cầu có doanh thu khoảng 44,8 tỷ USD, con số này dự
kiến sẽ tăng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 21,1% từ năm 2020 đến năm
2027, doanh thu dự kiến thị trường DLYT đạt 207,9 tỷ USD. Số lượng khách
DLYT trên khắp thế giới dự kiến sẽ tăng 25% mỗi năm. DLYT có liên quan trực
tiếp với hai lĩnh vực du lịch và y tế. Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của DLYT là
cung cấp cho khách hàng các DVYT. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, DLYT đã
và đang trở thành một loại hình du lịch đặc biệt tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất
là tại những nơi có nền y học tiên tiến, độc đáo và/hoặc được thiên nhiên ưu đãi về
môi trường, địa lý, khí hậu, cảnh quan.
DLYT vừa là một trong những biểu hiện của qúa trình toàn cầu hóa, vừa chịu
tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố. Cùng với tốc độ tăng trưởng được đánh giá
theo cấp số nhân, đặc trưng của DLYT từ những năm đầu thế kỷ 21 còn thể hiện ở
xu hướng đảo chiều của các dòng chảy khách DLYT. Trước đây, những người giàu
ở các nước kém phát triển chọn đi du lịch đến các nước phát triển để thụ hưởng các
DVYT chất lượng cao với các trang thiết bị tiên tiến và các chuyên viên y tế có
trình độ cao. Ngày nay, do chi phí (giá DVYT) không ngừng tăng cao, thời gian chờ
đợi để được khám chữa bệnh (KCB) lâu và trong nhiều trường hợp bị hạn chế khả
năng tiếp cận với các phương pháp điều trị mới ở các quốc gia phát triển vì những
lý do khác nhau, nhiều công dân thuộc các quốc gia này ngày càng có xu hướng đi
tới các nước đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latinh để du lịch kết hợp KCB.
Điều này giải thích cho tính phổ biến và tốc độ phát triển nhanh chóng của DLYT ở
khu vực châu Á. Một số nước mới nổi hoặc đang phát triển thuộc khu vực này như
Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore. trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút
những khách DLYT giàu có. Mặc dù DLYT đã gây không ít quan ngại về sự an
toàn đối với khách DLYT và có không ít ý kiến cho rằng đã có một số tác động tiêu
cực đối với hệ thống y tế tại nước cư trú của khách DLYT cũng như tại các nước
điểm đến như tình trạng mất dần nhân viên y tế ở khu vực công lập, lạm dụng trong2
chẩn đoán và điều trị để tăng doanh thu.
240 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch y tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN THÙY TRANG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN THÙY TRANG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 931.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. BÙI XUÂN NHÀN
2. TS. NGUYỄN THỊ TÚ
Hà Nội, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các luận cứ được sử dụng trong luận án đã được công bố và có nguồn gốc
rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tiến hành một cách trung
thực, khách quan, phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu
đó chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thùy Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, phòng
Quản lý Sau Đại học, Khoa Khách sạn - Du lịch của Trường Đại học Thương
mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi
Xuân Nhàn và TS. Nguyễn Thị Tú đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm hướng dẫn
giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Sở Y
tế Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan
quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đến du
lịch và y tế đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu và trả lời phỏng vấn, hỗ trợ
điều tra.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên
đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tinh thần tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thùy Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án ................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................ 4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 16
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 17
6. Đóng góp mới của đề tài luận án........................................................................... 27
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 28
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH Y TẾ ......................................................................................................... 30
1.1 Khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia du lịch y tế .................................. 30
1.1.1. Khái niệm du lịch y tế, khách du lịch y tế và loại hình du lịch y tế ................ 30
1.1.2. Đặc điểm của du lịch y tế ................................................................................ 37
1.1.3. Các chủ thể tham gia du lịch y tế .................................................................... 39
1.2. Điều kiện phát triển du lịch y tế ........................................................................ 44
1.2.1. Các điều kiện chung cho phát triển du lịch y tế .............................................. 46
1.2.2. Các điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch y tế ......................................... 50
1.3. Kinh nghiệm khai thác điều kiện phát triển du lịch y tế ở một số quốc gia và
bài học rút ra cho Việt Nam ...................................................................................... 59
1.3.1. Khai thác điều kiện phát triển du lịch y tế ở một số quốc gia ......................... 59
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ...................................................... 66
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Y TẾ Ở
VIỆT NAM ............................................................................................................... 70
2.1 Khái quát về phát triển du lịch và hoạt động du lịch y tế ở Việt Nam ................ 70
2.1.1. Khái quát về phát triển du lịch Việt Nam ....................................................... 70
2.1.2. Khái quát về hoạt động du lịch y tế ở Việt Nam ............................................. 74
2.2. Phân tích thực trạng các điều kiện phát triển du lịch y tế ở Việt Nam .............. 76
2.2.1. Thực trạng các điều kiện chung cho phát triển du lịch y tế ............................ 76
2.2.2. Thực trạng các điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch y tế ....................... 86
iv
2.3. Đánh giá chung về thực trạng điều kiện phát triển du lịch y tế ở Việt Nam ... 118
2.3.1. Những ưu điểm .............................................................................................. 118
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 122
Chương 3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ
GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Y TẾ
Ở VIỆT NAM ......................................................................................................... 128
3.1 Xu hướng phát triển du lịch y tế trên thế giới và ở Việt Nam .......................... 128
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch y tế trên thế giới ............................................... 128
3.1.2. Xu hướng phát triển du lịch y tế ở Việt Nam ................................................ 130
3.2. Một số hàm ý chính sách nhằm khai thác điều kiện du lịch y tế ở Việt Nam.. 133
3.2.1. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch y tế ............................................... 133
3.2.2. Quy hoạch phát triển du lịch y tế .................................................................. 135
3.2.3 Thiết lập đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành về du lịch y tế ............... 137
3.2.4. Ban hành các chính sách tạo điều kiện phát triển du lịch y tế ...................... 139
3.3.5. Tăng cường áp dụng mô hình quan hệ đối tác công-tư trong phát triển du
lịch y tế .................................................................................................................... 142
3.3.6 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch y tế ............................. 144
3.3 Một số giải pháp đối với các cơ sở y tế, các doanh nghiệp tham gia du lịch y
tế nhằm khai thác điều kiện phát triển du lịch y tế ở Việt Nam .............................. 146
3.3.1. Phát triển sản phẩm gắn với thị trường khách hàng mục tiêu ....................... 146
3.3.2. Bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế .............................................. 149
3.3.3. Tăng cường liên kết giữa các bên liên quan xây dựng chuỗi cung ứng dịch
vụ du lịch y tế .......................................................................................................... 150
3.3.4. Tăng cường kiểm định chất lượng bệnh viện/cơ sở y tế ............................... 152
3.3.5. Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing du lịch y tế ...................... 153
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................. i
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... ii
PHỤ LỤC ................................................................................................................ xiv
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
BV Bệnh viện
CNTT Công nghệ thông tin
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
CSYT Cơ sở y tế
DN Doanh nghiệp
DLCB Du lịch chữa bệnh
DLND Du lịch nghỉ dưỡng
DLSK Du lịch sức khỏe
DLYT Du lịch y tế
DVYT Dịch vụ y tế
ĐĐDL Điểm đến du lịch
GTTB Giá trị trung bình
KDL Khách du lịch
KCB Khám chữa bệnh
NLCT Năng lực cạnh tranh
PTDL Phát triển du lịch
SPDL Sản phẩm du lịch
TCDLTG Tổ chức du lịch thế giới
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
YHCT Y học cổ truyền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết
tắt
Viết đầy đủ Tiếng Anh Viết đầy đủ Tiếng Việt
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ISO International Standards Organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
JCI Joint Commission International
Tổ chức giám định chất lượng
bệnh viện Mỹ
MTA Medical Tourism Association
Hiệp hội Du lịch Y tế Hiệp hội
Du lịch Y tế
OECD
Organization for Economic Co -
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
PPP Public Private Partnership Mô hình quan hệ đối tác công-tư
UNWTO
United Nations World Tourism
Organization
Tổ chức du lịch thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Bảng đề xuất các điều kiện phát triển du lịch y tế tại một điểm đến ................ 211
Bảng 2. Tổng hợp các biến quan sát nhằm đánh giá các điều kiện thuộc phía cung ..... 244
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các điều kiện phát triển du lịch y tế tại một điểm đến ............ 44
Bảng 2.1. Thống kê mô tả việc thanh toán cho hoạt động du lịch y tế ở Việt Nam ........ 82
Bảng 2.2. Thống kê mô tả quá trình ra quyết định du lịch y tế ở Việt Nam ................... 87
Bảng 2.3. Thống kê mô tả hành vi trong thời gian du lịch y tế ở Việt Nam ................... 88
Bảng 2.4. Thống kê số lượng giường bệnh qua các năm ......................................... 10403
Bảng 2.5. Thống kê số cơ sở y tế, giường bệnh phân theo loại ................................ 10605
Bảng 2.6. Thống kê nguồn nhân lực y tế qua các năm ............................................ 11211
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ y bác sĩ phục vụ dân theo năm ............... 113
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1. Quy trình nghiên cứu đề tài luận án ............................................................. 18
Hình 2. Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp ................................................. 210
Hình 1.1. Các chủ thể tham gia du lịch y tế .............................................................. 38
Hình 1.2. Chuỗi giá trị du lịch y tế ............................................................................ 54
Hình 2.1. Tổng thu từ khách du lịch ......................................................................... 70
Hình 2.2. Động cơ thực hiện du lịch y tế ở Việt Nam của khách du lịch quốc tế .... 90
Hình 2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện phía cung đối với lựa chọn du lịch y
tế đối với khách du lịch nội địa ............................................................................... 996
Hình 2.4. Cảm nhận của khách du lịch y tế quốc tế về dịch vụ y tế ở Việt Nam ..... 95
Hình 2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố dịch vụ y tế đối với lựa chọn du lịch y tế ở Việt
Nam của khách du lịch nội địa .................................................................................. 96
Hình 2.6. Sự hài lòng của khách du lịch y tế quốc tế về dịch vụ y tế ở Việt Nam ... 98
Hình 2.7. Cảm nhận về trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế ở Việt Nam của khách du
lịch y tế quốc tế ......................................................................................................... 99
Hình 2.8. Sự hài lòng tổng thể về trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế ở Việt Nam
............................................................................................................................. 10100
Hình 2.9. Ý định hành vi trong tương lai của khách du lịch y tế quốc tế từ trải
nghiệm sử dụng dịch vụ y tế ở Việt Nam ........................................................... 10100
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án
Mặc dù có nguồn gốc từ Thời Cổ đại, song thuật ngữ du lịch y tế (DLYT)
mới xuất hiện và được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây. Thuật ngữ này
chỉ hành vi của những khách hàng chủ định tìm kiếm sử dụng các dịch vụ y tế
(DVYT) được cung cấp ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ kết hợp với đi du
lịch (chủ yếu ở nước ngoài). Theo nghiên cứu của Grand View Research cho thấy
số lượng khách DLYT trên thế giới năm 2017 vào khoảng 14-16 triệu lượt. Năm
2019, thị trường DLYT toàn cầu có doanh thu khoảng 44,8 tỷ USD, con số này dự
kiến sẽ tăng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 21,1% từ năm 2020 đến năm
2027, doanh thu dự kiến thị trường DLYT đạt 207,9 tỷ USD. Số lượng khách
DLYT trên khắp thế giới dự kiến sẽ tăng 25% mỗi năm. DLYT có liên quan trực
tiếp với hai lĩnh vực du lịch và y tế. Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của DLYT là
cung cấp cho khách hàng các DVYT. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, DLYT đã
và đang trở thành một loại hình du lịch đặc biệt tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất
là tại những nơi có nền y học tiên tiến, độc đáo và/hoặc được thiên nhiên ưu đãi về
môi trường, địa lý, khí hậu, cảnh quan...
DLYT vừa là một trong những biểu hiện của qúa trình toàn cầu hóa, vừa chịu
tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố. Cùng với tốc độ tăng trưởng được đánh giá
theo cấp số nhân, đặc trưng của DLYT từ những năm đầu thế kỷ 21 còn thể hiện ở
xu hướng đảo chiều của các dòng chảy khách DLYT. Trước đây, những người giàu
ở các nước kém phát triển chọn đi du lịch đến các nước phát triển để thụ hưởng các
DVYT chất lượng cao với các trang thiết bị tiên tiến và các chuyên viên y tế có
trình độ cao. Ngày nay, do chi phí (giá DVYT) không ngừng tăng cao, thời gian chờ
đợi để được khám chữa bệnh (KCB) lâu và trong nhiều trường hợp bị hạn chế khả
năng tiếp cận với các phương pháp điều trị mới ở các quốc gia phát triển vì những
lý do khác nhau, nhiều công dân thuộc các quốc gia này ngày càng có xu hướng đi
tới các nước đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latinh để du lịch kết hợp KCB.
Điều này giải thích cho tính phổ biến và tốc độ phát triển nhanh chóng của DLYT ở
khu vực châu Á. Một số nước mới nổi hoặc đang phát triển thuộc khu vực này như
Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore... trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút
những khách DLYT giàu có. Mặc dù DLYT đã gây không ít quan ngại về sự an
toàn đối với khách DLYT và có không ít ý kiến cho rằng đã có một số tác động tiêu
cực đối với hệ thống y tế tại nước cư trú của khách DLYT cũng như tại các nước
điểm đến như tình trạng mất dần nhân viên y tế ở khu vực công lập, lạm dụng trong
2
chẩn đoán và điều trị để tăng doanh thu..... tuy nhiên, những lợi ích mà DLYT mang
lại cho các nước điểm đến là không thể phủ nhận. DLYT tạo ra thu nhập ngoại hối
trực tiếp và đóng góp vào sự phát triển chung của mọi điểm đến DLYT. Không chỉ
cung cấp cơ hội việc làm và kinh doanh cho cư dân, DLYT còn giúp tăng trưởng
các doanh nghiệp (DN) liên kết như dược phẩm, thiết bị chăm sóc sức khỏe (CSSK)
và du lịch. Nghiên cứu của Grand View Research cho thấy khách DLYT thường chi
từ 3000 đô la đến 10.000 đô la cho các DVYT trong mỗi chuyến đi DLCB. Thái
Lan, quốc gia thống trị thị trường về doanh thu trong năm 2019 đã đón tiếp và cung
cấp dịch vụ DLYT cho khoảng 2,8 triệu lượt khách thu về 59,8 tỷ baht (tương
đương 1,8 tỷ USD). Những lợi ích tiềm năng khác của DLYT mà ngành y tế các
nước đang khai thác để cạnh tranh khách hàng chính là: Chất lượng chăm sóc y tế
được nâng cao, giảm chi phí điều trị và giảm thời gian chờ đợi. Ngoài ra, DLYT
còn làm tăng khả năng tiếp cận một số phương pháp điều trị cho cộng đồng dân cư
tại địa phương. Người dân địa phương được tiếp cận các cơ sở y tế (CSYT) với cơ
sở hạ tầng (CSHT) tốt hơn. Ví dụ, ở Ấn Độ, từ khi đẩy mạnh DLYT, một số bệnh
viện (BV) đã có bộ mặt mới để đón tiếp khách DLYT với các dịch vụ chăm sóc
được cải thiện cho cả bệnh nhân địa phương. Tại Panama và Thái Lan, các BV của
2 quốc gia này đã phát triển các dịch vụ nhằm thu hút bệnh nhân đến từ nước ngoài,
nhưng cũng tạo ra những cơ sở mới cho người dân địa phương. Như vậy, một môi
trường cạnh tranh về dịch vụ CSSK đã giúp kiểm soát chi tiêu y tế và tăng khả năng
tiếp cận cho người dân, đối với các nước phát triển, DLYT có thể dẫn đến việc giảm
nhẹ chi phí cho y tế.
DLYT với rất nhiều lợi ích tiềm năng đã trở thành xu thế phát triển trong
những năm qua. Cùng với du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng, du lịch thông minh và du lịch sáng tạo, DLYT là một trong sáu xu hướng phát
triển của du lịch hiện nay (Tổ chức du lịch thế giới - UNWTO). Xu thế phát triển
của DLYT được cho là tất yếu do tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố như: Sự
tăng trưởng kinh tế, sự tăng nhu cầu KCB trên phạm vi toàn cầu; hiện tượng già hóa
dân số, tình trạng mất cân đối cung-cầu trong lĩnh vực KCB ở nhiều nước phát
triển; sự tiến bộ khoa học công nghệ, chi phí lao động thấp ở các nước đang phát
triển... Tuy nhiên, trong rất nhiều yếu tố đó, đâu là điều kiện cơ bản thúc đẩy DLYT
hình thành, phát triển là vấn đề cần được tập trung nghiên cứu để có định hướng
khai thác và phát triển phù hợp.
DLYT đã góp phần giải quyết một nhu cầu kép của xã hội là du lịch kết hợp
KCB phục hồi sức khỏe. DLYT là một loại hình du lịch đặc thù, bởi vậy, không
3
phải lúc nào, ở đâu, cũng có sẵn SPDL này. Do tính đặc thù, DLYT đòi hỏi phải có
những điều kiện riêng. DLYT chỉ có thể hình thành, phát triển trong hoàn cảnh
thuận lợi nhất định và đã hội tụ đủ những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình
thành nhu cầu DLYT, tổ chức các hoạt động kinh doanh DLYT cũng như các điều
kiện hỗ trợ khác. Ngoài những điều kiện mang tính phổ biến nằm trong các mặt của
đời sống xã hội cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực
địa lý. Dù ở bất kỳ quốc gia hay nền kinh tế nào, tùy thuộc trình độ nhận thức, điều
kiện sống, điều kiện hội nhập, trình độ khoa học kỹ thuật và cơ chế chính sách,
DLYT phải hội tụ được đầy đủ các điều kiện cần thiết. Tất cả các điều kiện này có
quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự hình
thành, phát triển của loại hình DLYT. Tuy các điều kiện này tồn tại khách quan,
song rất cần phải được nhận thức bởi các bên liên quan để hỗ trợ, thúc đẩy DLYT
hình thành và phát triển.
Ở Việt Nam, du lịch CSSK nói chung, DLYT nói riêng bắt đầu được quan
tâm nhiều trong một số năm gần đây. Trước đại dịch COVID-19, ngành du lịch có
tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn với
khách du lịch (KDL) quốc tế trong đó có dòng khách DLYT. Theo các số liệu thống
kê không chính thức từ các phương tiện truyền thông, hàng năm có hàng trăm ngàn
người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh dưới hình thức đi du lịch, tiêu tốn hàng tỷ
USD, nhưng cũng có hàng trăm nghìn lượt KDL quốc tế đến Việt Nam CSSK và
chữa bệnh. Một số yếu tố được coi là cơ hội của Việt Nam để tăng cường khả năng
thu hút khách DLYT b