Gà Sao (Numida meleagris) đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể
mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ởnhiều nước trên thếgiới [96].
Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương mại hóa cao.
Nahashon và cs.(2004) đã chỉra rằng, gà Sao là đối tượng có thểthay thếcho
các giống gia cầm nuôi lấy thịt khác [96]. Trước đó, Phillips và Ayensu
(1991) cũng cho rằng gà Sao có thểnuôi theo mô hình công nghiệp giống như
các giống gia cầm khác mặc dù tốc độsinh trưởng của giống gà này tương đối
chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác [107]. Ởnhiều nơi trên thếgiới,
gà Sao được nuôi chủyếu đểlấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vịtương
tựnhưthịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều
ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷlệthịt xẻcao, trong thịt
giàu acid béo thiết yếu, hàm lượng cholesterol thấp, hương vịthơm ngon
[28][93].
ỞViệt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ởnhiều
địa phương, nhất là ởcác tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang
mang lại hiệu quảkinh tếcao cho người chăn nuôi [2]. Đặc biệt, gà Sao có nhiều
ưu điểm nhưsức đềkháng cao, dễnuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có
thểnuôi nhốt hoặc thảvườn [28]. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô
nhỏ ởViệt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khảnăng
sửdụng nhiều loại thức ăn, khảnăng chuyển hóa thức ăn tốt [28]. Gà Sao sẽlà
một trong những giống tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam
phát triển bền vững, đa dạng và phong phú [2].
125 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
PHẠM TẤN NHÃ
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN
NUÔI GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ - 2014
ii
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
PHẠM TẤN NHÃ
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN
NUÔI GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. HỒ TRUNG THÔNG
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG
HUẾ - 2014
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào trước đây. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Phạm Tấn Nhã
iv
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
đến Ban giám đốc Đại học Huế, Ban giám hiệu Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn
nuôi - thú y, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và nghiên cứu để tôi hoàn thành được luận án này.
Xin ghi nhớ công ơn của Thầy Hồ Trung Thông và Cô Nguyễn Thị Kim
Đông, đã dành thời gian tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này.
Chân thành biết ơn quý Thầy Cô và cán bộ Khoa Chăn nuôi - thú y, Đại
học Nông Lâm Huế tận tình truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức để tôi hoàn thành
tốt luận án này.
Đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Hồ Lê Quỳnh Châu, Cô Võ Thị
Minh Tâm và Thầy Nguyễn Văn Chào cùng các em lớp Chăn nuôi - thú y khóa
41 đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm nghiên cứu tại Huế.
Chân thành cảm ơn Thầy Đàm Văn Tiện, Thầy Mai Viết Tình, Cô
Nguyễn Thị Thanh và Thầy Nguyễn Minh Hoàn đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.
Xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ
nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng
Tài vụ và quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi đã tạo điều kiện về thời gian cũng như
kinh phí để tôi hoàn thành luận án này.
Xin cám ơn Thầy Nguyễn Văn Thu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như
giúp tôi định hướng trong nghiên cứu.
Xin cảm ơn vợ tôi Lê Thu Thủy và hai con Thu Dung và Thùy Dung đã
luôn ủng hộ và động viên tôi để hoàn thành luận án này.
Trân trọng cảm ơn Hội đồng đánh giá luận án đã đóng góp ý kiến để luận
án thật sự có giá trị khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chào!
Phạm Tấn Nhã
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 Ash Total ash Khoáng tổng số
2 BCT0 Khẩu phần 100% bột cá nhạt
3 BCT25 Khẩu phần 75% bột cá nhạt 25% bột phụ
phẩm cá tra
4 BCT50 Khẩu phần 50% bột cá nhạt 50% bột phụ
phẩm cá tra
5 BCT75 Khẩu phần 25% bột cá nhạt 75% bột phụ
phẩm cá tra
6 BCT100 Khẩu phần 100% bột phụ phẩm cá tra
7 Ca Canxi
8 CF Crude fiber Xơ thô
9 CP Crude protein Đạm thô
10 DM Dry matter Vật chất khô
11 EE Ether extract Béo thô
12 FCR Feed conversion
ratio
Hệ số chuyển hóa thức ăn
13 GE Gross energy Năng lượng thô/Năng lượng tổng số
14 KPBB Khẩu phần bã bia
15 KPCAM Khẩu phần cám
16 KPCAMLY Khẩu phần cám trích ly
17 KL Khối lượng
18 KP Khẩu phần
19 KPCT Khẩu phần cá tra
20 KPCS Khẩu phần cơ sở
21 KPTAM Khẩu phần tấm
22 ME Metabolisable
energy
Năng lượng trao đổi
23 OM Organic matter Chất hữu cơ
24 P Phốt pho
25 TA Thức ăn
26 TAHH Thức ăn hỗn hợp
27 TPHH Thành phần hóa học
vi
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục bảng viii
Danh mục đồ thị xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Giới thiệu chung về gà Sao 4
1.1.1 Phân loại của gà Sao 4
1.1.2 Đặc điểm ngoại hình 4
1.1.3 Tập tính của gà Sao 6
1.1.4 Khả năng thích nghi của gà Sao 7
1.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao 8
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới 8
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao ở trong nước 16
1.3 Các nguyên liệu thức ăn chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi
gà Sao
23
1.3.1 Ngô 23
1.3.2 Tấm 24
1.3.3 Cám gạo 24
1.3.4 Đậu nành 25
1.3.5 Bột cá 26
1.3.6 Môn nước 26
1.3.7 Bã bia 27
1.3.8 Bột phụ phẩm cá tra 28
vii
1.3.9 Rau muống 31
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
32
2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá
trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn
32
2.1.1 Đối tượng thí nghiệm 32
2.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 32
2.1.3 Thức ăn thí nghiệm 32
2.1.4 Bố trí thí nghiệm 32
2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34
2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 35
2.1.7 Xử lý số liệu 36
2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng
bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng
37
2.2.1 Đối tượng thí nghiệm 37
2.2.2 Chuồng trại thí nghiệm 37
2.2.3 Thức ăn thí nghiệm 37
2.2.4 Bố trí thí nghiệm 37
2.2.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 40
2.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 41
2.2.7 Xử lý số liệu 43
2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột
phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần
tuổi
44
2.3.1 Đối tượng thí nghiệm 44
2.3.2 Chuồng trại thí nghiệm 44
2.3.3 Thức ăn thí nghiệm 44
2.3.4 Bố trí thí nghiệm 44
2.3.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 46
2.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 47
2.3.7 Xử lý số liệu 47
2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng
trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt
48
viii
2.4.1 Đối tượng thí nghiệm 48
2.4.2 Chuồng trại thí nghiệm 48
2.4.3 Thức ăn thí nghiệm 48
2.4.4 Bố trí thí nghiệm 48
2.4.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 49
2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 50
2.4.7 Xử lý số liệu 50
2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước
ủ chua và bột phụ phẩm cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi
thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi
51
2.5.1 Đối tượng thí nghiệm 51
2.5.2 Chuồng trại thí nghiệm 51
2.5.3 Thức ăn thí nghiệm 51
2.5.4 Bố trí thí nghiệm 51
2.5.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 52
2.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 53
2.5.7 Xử lý số liệu 53
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54
3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng
trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn
54
3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho
gà Sao giai đoạn sinh trưởng
55
3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng
Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng
55
3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn
phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn
sinh trưởng
59
3.3 Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra
đến sinh trưởng gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi
62
3.4 Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu
quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt
74
3.5 Ảnh hưởng của sự cung cấp cám với môn nước ủ chua và phụ
phẩm cá tra đến sự tăng trọng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13
tuần tuổi
83
ix
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 90
4.1 Kết luận 90
4.2 Đề nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 106
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
1.1 Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay 4
1.2 Khả năng cho thịt của gà Sao 10
1.3 Khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà
Sao giai đoạn sinh trưởng
10
1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao đẻ ở các nước phát
triển
11
1.5 Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Sao mái 11
1.6 Nhu cầu protein và acid amin của gà Sao 14
1.7 Nhu cầu cho gà Sao giai đoạn gà giò 15
1.8 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cho gà Sao qua các
giai đoạn
15
1.9 Nhu cầu về khoáng của gà Sao 15
1.10 Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt 21
1.11 Khả năng ăn vào thức ăn và khối lượng cơ thể 22
1.12 Thành phần chất dinh dưỡng của môn nước trong các phương
pháp xử lý (DM)
27
2.1 Một số thông số bố trí thí nghiệm 33
2.2 Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm 33
2.3 Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm 38
2.4 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở 39
2.5 Khẩu phần thí nghiệm 39
2.6 Thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của các khẩu
phần thí nghiệm (tính theo DM)
40
2.7 Các nghiệm thức của thí nghiệm 45
2.8 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí
nghiệm
45
2.9 Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 46
2.10 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm 49
2.11 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và bã bia 49
2.12 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí 52
xi
nghiệm
2.13 Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thí nghiệm
(%DM)
52
3.1 Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn 54
3.2 Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và năng lượng tổng
số của các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (% DM)
56
3.3 Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm 57
3.4 Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm 58
3.5 Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức
ăn thí nghiệm (%, DM)
59
3.6 Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức
ăn thí nghiệm
60
3.7 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu
thức ăn thí nghiệm (%, DM)
62
3.8 Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa
thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm
63
3.9 Hiệu quả kinh tế của gà Sao được thay thế bởi các mức phụ
phẩm bột cá tra
68
3.10 Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức 70
3.11 Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí
nghiệm (%, trạng thái tươi)
72
3.12 Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí
nghiệm (% DM)
74
3.13 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn
5-9 tuần tuổi
75
3.14 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn
10-13 tuần tuổi
76
3.15 Lượng chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao
giai đoạn 5-13 tuần tuổi
77
3.16 Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức
ăn của gà Sao giai đoạn 5-13 tuần tuổi
78
3.17 Hiệu quả kinh tế của nuôi gà Sao bằng khẩu phần giảm thức
ăn hỗn hợp và bổ sung bã bia
80
3.18 Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và nội tạng của gà Sao qua các
nghiệm thức
81
3.19 Thành phần dinh dưỡng của thịt ức và thịt đùi gà Sao (%, 82
xii
trạng thái tươi)
3.20 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn
6-9 tuần tuổi
83
3.21 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn
10-13 tuần tuổi
84
3.22 Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn
của gà Sao thí nghiệm 6-13 tuần tuổi
85
3.23 Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí
nghiệm
89
xiii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị Tựa đồ thị Trang
3.1 Khối lượng đầu và cuối của gà Sao thí nghiệm 64
3.2 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) 64
3.3 FCR của gà Sao thí nghiệm 65
3.4 DM và CP ăn vào 66
3.5 CP/Tăng khối lượng (g/kg) 67
3.6 ME/Tăng khối lượng (MJ/kg) 68
3.7 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) 79
3.8 Khối lượng đầu và khối lượng cuối của gà Sao thí nghiệm 86
3.9 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm 86
3.10 DM ăn vào 88
3.11 CP/tăng khối lượng 88
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gà Sao (Numida meleagris) đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể
mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới [96].
Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương mại hóa cao.
Nahashon và cs. (2004) đã chỉ ra rằng, gà Sao là đối tượng có thể thay thế cho
các giống gia cầm nuôi lấy thịt khác [96]. Trước đó, Phillips và Ayensu
(1991) cũng cho rằng gà Sao có thể nuôi theo mô hình công nghiệp giống như
các giống gia cầm khác mặc dù tốc độ sinh trưởng của giống gà này tương đối
chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác [107]. Ở nhiều nơi trên thế giới,
gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương
tự như thịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều
ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt
giàu acid béo thiết yếu, hàm lượng cholesterol thấp, hương vị thơm ngon
[28][93].
Ở Việt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều
địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi [2]. Đặc biệt, gà Sao có nhiều
ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có
thể nuôi nhốt hoặc thả vườn [28]. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô
nhỏ ở Việt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khả năng
sử dụng nhiều loại thức ăn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt [28]. Gà Sao sẽ là
một trong những giống tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam
phát triển bền vững, đa dạng và phong phú [2].
Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rộng lớn, sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản phát triển. Do đó tạo ra một lượng lớn thức ăn và phụ
phẩm nông nghiệp có thể nuôi gà. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn
2
lúa/năm [3]. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn cám gạo hàng năm (nếu tính
10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg cám gạo).
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam [26], năm 2011,
Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa khoảng 5,14 nghìn ha mặt nước vào nuôi
cá tra, sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn, nhiều nhất tại An Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ, Vĩnh Long. Theo Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn (2008) hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, như vậy
ước tính có 700 nghìn tấn phụ phế phẩm cá tra mỗi năm nếu tính 2,6 kg cá
nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm [8].
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư [5], năm 2011 Việt Nam có
khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước
và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên
20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268
cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Như vậy, có hàng triệu tấn bã
bia được sản xuất hàng năm.
Ngoài các loại phụ phẩm kể trên, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù
cây môn nước (Colocasia esculenta) rất phát triển. Tuy vậy nông dân thường
chỉ thu hoạch củ, phần còn lại của cây (lá và thân cây) rất ít được sử dụng.
Một số nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá và thân cây môn nước
có thể được sử dụng để nuôi lợn [64].
Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng nguồn thức ăn để chăn nuôi gà Sao ở
Đồng bằng Sông Cửu Long rất lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng trong nguồn
thức ăn sẵn có tại Đồng bằng Sông Cửu Long và việc thiết lập khẩu phần cho gà
Sao dựa trên những nguồn thức ăn này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì
những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại
thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu
Long” đã được tiến hành.
3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Xác định giá trị dinh dưỡng và khả năng thay thế của một số loại thức ăn
ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng, từ
đó góp phần sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để phát triển
chăn nuôi gà Sao.
2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) So sánh khả năng sử dụng năng lượng trong thức ăn của gà Sao với một
số giống gà khác được nuôi phổ biến hiện nay.
(2) Xác định giá trị dinh dưỡng của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia,
tấm gạo, cám gạo trích ly khi được sử dụng để nuôi gà Sao.
(3) Xác định khả năng thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra trong
khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.
(4) Xác định khả năng thay thế thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu
phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.
(5) Thăm dò khả năng sử dụng môn nước ủ chua trong khẩu phần nuôi gà
Sao giai đoạn sinh trưởng.
3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu Gia cầm, Khoa Chăn
nuôi - thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế và tại Trại Chăn nuôi
Thực nghiệm số 147/18C, Khu vực Bình An, Phường Long Hòa, Quận Bình
Thủy, Thành phố Cần Thơ từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 01 năm 2013.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GÀ SAO
1.1.1 Phân loại của gà Sao
Gà Sao (Helmeted Guineafowl) thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ
Phasianidae, giống Numididae [28][93]. Gà Sao có tên khoa học là Numida
meleagris, có nguồn gốc ở châu Phi [49][58][65] và được người Ai Cập cổ đại
thuần hóa [58][103]. Chúng có trên 20 loại hình và màu lông [28]. Năm 1939 tại
triển lãm gia cầm Quốc tế ở Cleveland, Ohio, 7 giống gà Sao đã được giới thiệu
gồm gà Sao Cilla (hồng nhạt), Fulvette (màu lông bò), Bluette (xanh san hô),
Bianca (màu trắng), Bzzurre (xanh da trời), Violette (đỏ tía) và Pearled (xám
ngọc trai) [28]. Hiện nay gà Sao đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều nơi trên thế
giới.
Bảng 1.1: Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay
Loài Tên phổ biến Phân bố
N.m. meleagris Gà Sao mũi hếch Hồ Char và Sudan
N.m. sabyi Gà Sao cổ dài Morocco
N.m. galeata Gà Sao xám ngực Cameroon, Senegal và Nigeria
N.m. marungensis Gà Sao có mũ sừng DRC và Zambia
N.m. damarensis Gà Sao Namibian Namibia và Đông Botswana
N.m. coronata Gà Sao có mũ sừng RSA và Botswana
N.m. mitrata Gà Sao Mitred Mozambique, Zimbabwe và Zambia
N.m. reichnowi Gà Sao của Reichnowi Uganda, Kenya và Tanzania
(DRC= Democratic Republic of Congo; RSA= Republic of South Africa); N.m: Numida
meleagris) Nguồn: Moreki, (2006) [93]
1.1.2 Đặc điểm ngoại hình
Gà Sao trưởng thành có bộ lông màu xám đen điểm những đốm tròn nhỏ
màu trắng. Đầu không có lông và mào nhưng có mũ sừng, mũ sừng này tăng
5
sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mũ sừng cao khoảng 1,5 - 2
cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng, thường có 2 loại là hình lá dẹt áp sát
vào cổ và hình lá hoa đá rủ xuống [28]. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp
da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Thân có hình thoi,
lưng hơi gù, đuôi cúp xuống [28]. Lông đuôi ngắn và thường dốc xuống. Gà Sao
con có ngoại hình giống chim cút con, lông có những sọc màu nâu đỏ chạy dài
từ đầu đến cuối thân [28][106]. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2
hàng vảy. Chân gà Sao khô, đặc biệt con trống không có cựa [28]. Một số loài
có màu lông thay đổi tím hoàng gia, tím, đá, xanh, san hô, chocolate, trắng, da
bò và xám ngọc trai [48].
Nguồn: Phùng Đức Tiến và cs. (2008) [30]
Rất khó phân biệt giới tính của gà Sao vì con trống và con mái có ngoại
hình khá giống nhau. Thông thường, có thể phân biệt giới tính của gà Sao khi
được khoảng 2 tháng tuổi qua một số đặc điểm tiếng kêu, mũ sừng, tích và đầu.
a b
c d
Hình 1: (a) gà Sao mái; (b) gà sao trống
(c) Lỗ huyệt gà Sao mái; (d) lỗ huyệt gà Sao trống
6
Con trống 12 - 15 tuần tuổi có tích lớn, trong khi con mái phải đến 15 - 16 tuần
tuổi mới có tích như con trống. Tích của gà trống thường có cạnh dày hơn
những con mái [73]. Con trống trưởng thành có mũ sừng, tích lớn hơn con mái
và đầu thô hơn. Tiếng kêu của con trống và con mái đều có âm tiết giống như
“buckwheat, buck-wheat”, “put-rock, putrock” hoặc "quatrack, qua-track",
nhưng con trống chỉ kêu được một tiếng. Khi hưng phấn hay hoảng loạn cả con
trống và