Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo nguồn nhân
lực có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động,
đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, góp phần phát triển nhanh và bền vững đất
nước. Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và là mục tiêu mà
tất cả các cơ sở dạy nghề cần hướng tới. Việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn được
xem là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý của các cơ sở đào tạo nói
chung, các cơ sở dạy nghề nói riêng bởi chất lượng của người học tốt nghiệp ra trường
có vai trò quyết định trong việc đáp ứng nhu cầu lao động của người sử dụng lao
động, góp phần nâng cao uy tín của các cơ sở đào tạo.
Xét về mặt lý luận, trong những năm gần đây chủ đề chất lượng dạy nghề đã
được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các nghiên cứu này đã
hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về chất lượng, chất lượng đào tạo và chất lượng
đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng như: khái niệm, các
tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo, các mô
hình quản lý chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận
thấy: (i) Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá chất lượng thường tiếp cận chủ yếu dựa
trên quan điểm của cơ sở đào tạo, và thường đánh giá trên quan điểm của hệ thống
đảm bảo chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải dựa trên quan
điểm đánh giá chất lượng của người sử dụng sản phẩm đào tạo; (ii) Chưa có nghiên
cứu nào xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề và đo lường
chúng một cách độc lập theo quan điểm của người sử dụng sản phẩm đào tạo của các
cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (bao gồm người sử dụng lao động và
người học sau khi tốt nghiệp tự tạo được việc làm); và (iii) Chưa có nghiên cứu nào
đánh giá được tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các cơ
sở dạy nghề công lập có cơ sở khoa học xét trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam nói
chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
169 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
VŨ ĐỨC MINH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
VŨ ĐỨC MINH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.310110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Bùi Thị Thu Thủy
2. PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu có trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây!
Hà Nội, ngày.. tháng.. năm 2022
Tác giả
Vũ Đức Minh
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các hình, ảnh .......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 8
1.1. Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu đề cập đến tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của các
cơ sở giáo dục ..................................................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp .................................................... 11
1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề
.......................................................................................................................... 15
1.2. Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 16
1.2.1. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục 17
1.2.2 Nghiên cứu về cấp độ, phương pháp và tiêu chí để đánh giá chất lượng đào
tạo ..................................................................................................................... 18
1.2.3. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nghề ........................................................................................... 21
1.2.4. Những nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ....... 22
1.3. Những khoảng trống và vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ......................... 23
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 25
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 25
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC CƠ SỞ
DẠY NGHỀ ............................................................................................................. 27
2.1. Khái niệm, đặc điểm của đào tạo (dạy) nghề................................................. 27
iii
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 27
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động đào tạo tại các cơ sở dạy nghề ........................ 28
2.2. Nội dung, loại hình và các hình thức đào tạo nghề ....................................... 32
2.2.1. Nội dung đào tạo nghề ............................................................................ 32
2.2.2. Loại hình đào tạo nghề ........................................................................... 35
2.2.3. Các hình thức đào tạo nghề .................................................................... 36
2.3. Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề ....................... 38
2.3.1. Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo nghề ............................ 38
2.3.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề ............................. 45
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 49
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 50
3.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ............................................................................ 50
3.1.1. Các mô hình lý thuyết ............................................................................ 50
3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 55
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 61
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................ 63
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................... 67
Tiều kết chương 3 ................................................................................................. 75
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC CƠ SỞ DẠY
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ..................................................... 76
4.1. Khái quát về hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............. 76
4.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh ...................... 76
4.1.2. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................ 85
4.2. Phân tích chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................... 87
4.2.1. Kết quả tốt nghiệp .................................................................................. 87
4.2.2. Việc làm cho người học sau tốt nghiệp .................................................. 89
4.2.3. Chất lượng đào tạo nghề dưới góc độ người sử dụng lao động ............. 91
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 93
iv
4.3.1. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................................... 93
4.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ
sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 107
4.4. Đánh giá chung về chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 118
4.4.1. Các kết quả đạt được ............................................................................ 118
4.4.2. Các tồn tại, hạn chế .............................................................................. 120
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................... 122
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ
SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................... 124
5.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề .... 124
5.2. Định hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh .................................................................................................................... 127
5.2.1. Định hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề quốc gia đến năm
2030 ................................................................................................................ 127
5.2.1. Định hướng phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2030 ............................................................................. 127
5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................................... 129
5.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ............... 129
5.2.2. Nhóm giải pháp về tăng cường các dịch vụ hỗ trợ người học ............. 131
5.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo ..... 133
5.2.4. Giải pháp đối với người học nghề ........................................................ 138
5.2.5. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở dạy nghề ................ 141
Tiểu kết chương 5 ............................................................................................... 142
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBQL Cán bộ quản lí
CLĐT Chất lượng đào tạo
CLĐTN Chất lượng đào tạo nghề
CSDN Cơ sở dạy nghề
CSĐT Cơ sở đào tạo
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
ĐTN Đào tạo nghề
GDĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HV Học viên
LĐTBXH Lao động, Thương binh và Xã hội
QLCL Quản lí chất lượng
TTDN Trung tâm dạy nghề
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ người sử dụng lao động
................................................................................................................. 49
Bảng 3.1. Mô tả mẫu phỏng vấn định tính ................................................................ 64
Bảng 3.3. Thang đo chương trình đào tạo ................................................................. 68
Bảng 3.4. Thang đo cơ sở vật chất ............................................................................ 69
Bảng 3.5. Thang đo đội ngũ giảng viên .................................................................... 69
Bảng 3.6. Thang đo dịch vụ hỗ trợ ............................................................................ 70
Bảng 3.7. Thang đo người học nghề ......................................................................... 71
Bảng 3.8. Thang đo chất lượng đào tạo nghề............................................................ 71
Bảng 4.1. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 .............................. 85
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 85
Bảng 4.2. Phân bố các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 .... 87
Bảng 4.3. Kết quả tốt nghiệp và số lượng học viên có việc làm sau đào tạo ............ 88
Bảng 4.4. Kết quả tốt nghiệp các CTĐT nghề theo trình độ đào tạo giai đoạn 2015 -
2020 trên địa bàn Quảng Ninh ................................................................. 90
Bảng 4.5. Đánh giá về chất lượng đào tạo nghề của các DN được khảo sát ............ 91
Bảng 4.6. Cơ cấu mẫu theo cơ sở giáo dục nghề nghiệp .......................................... 93
Bảng 4.7. Cơ cấu mẫu theo trình độ đào tạo nghề .................................................... 93
Bảng 4.8. Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ..... 94
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố Chương trình đào tạo ........................... 97
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố Cơ sở vật chất .................................... 97
Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố Đội ngũ giảng viên ............................ 98
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Dịch vụ hỗ trợ ............................. 98
Bảng 4.13. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Người học nghề .......................... 99
Bảng 4.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Chất lượng đào tạo nghề ............. 99
Bảng 4.15. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập .............................................. 100
Bảng 4.16. Ma trận xoay nhân tố ............................................................................ 101
vii
Bảng 4.17. Các thành phần của thang đo sau khi phân tích nhân tố ....................... 102
Bảng 4.21. Mô hình hồi quy.................................................................................... 106
Bảng 4.18. Hệ số hồi quy ....................................................................................... 106
Bảng 4.19. Số lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 ............... 108
Bảng 4.20. Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 .................. 109
Bảng 4.21. Đội ngũ giáo viên dạy nghề theo trình độ chuyên môn ........................ 110
Bảng 4.22. Kết quả khảo sát thang đo đội ngũ giảng viên dạy nghề ...................... 111
Bảng 4.23. Kết quả giải quyết việc làm sau đào tạo giai đoạn 2015-2020 ............. 112
Bảng 4.24. Kết quả khảo sát thang đo nhân tố dịch vụ hỗ trợ ................................ 112
Bảng 4.25. Số lượng CTĐT, số lượng giáo trình được biên soạn mới ................... 113
Bảng 4.26. Kết quả khảo sát nhân tố chương trình đào tạo .................................... 114
Bảng 4.27. Kết quả khảo sát nhân tố người học nghề ............................................. 115
Bảng 4.28. Kết quả khảo sát nhân tố cơ sở vật chất ............................................... 117
Bảng 4.29. Kết quả khảo sát chất lượng dạy nghề của các CSDN trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................ 119
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
TT Tên hình, ảnh Trang
Hình 1.1. Mô hình đảm bảo chất lượng CIPO .......................................................... 18
Hình 3.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của Lundahl &
Sander (1998) ........................................................................................... 50
Hình 3.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo .......................... 53
Hình 3.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ................. 55
Hình 3.4. Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................. 63
Hình 3.5. Quy trình nghiên cứu định lượng .............................................................. 67
Hình 4.1. Tỷ lệ số doanh nghiệp đánh giá về người học nghề đáp ứng ngay được các
yêu cầu của công việc .............................................................................. 92
Hình 4.2. Đồ thị phân tán phần dư .......................................................................... 104
Hình 4.3. Biểu đồ tần số Historgram ...................................................................... 105
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo nguồn nhân
lực có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động,
đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, góp phần phát triển nhanh và bền vững đất
nước. Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và là mục tiêu mà
tất cả các cơ sở dạy nghề cần hướng tới. Việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn được
xem là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý của các cơ sở đào tạo nói
chung, các cơ sở dạy nghề nói riêng bởi chất lượng của người học tốt nghiệp ra trường
có vai trò quyết định trong việc đáp ứng nhu cầu lao động của người sử dụng lao
động, góp phần nâng cao uy tín của các cơ sở đào tạo.
Xét về mặt lý luận, trong những năm gần đây chủ đề chất lượng dạy nghề đã
được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các nghiên cứu này đã
hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về chất lượng, chất lượng đào tạo và chất lượng
đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng như: khái niệm, các
tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo, các mô
hình quản lý chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận
thấy: (i) Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá chất lượng thường tiếp cận chủ yếu dựa
trên quan điểm của cơ sở đào tạo, và thường đánh giá trên quan điểm của hệ thống
đảm bảo chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải dựa trên quan
điểm đánh giá chất lượng của người sử dụng sản phẩm đào tạo; (ii) Chưa có nghiên
cứu nào xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề và đo lường
chúng một cách độc lập theo quan điểm của người sử dụng sản phẩm đào tạo của các
cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (bao gồm người sử dụng lao động và
người học sau khi tốt nghiệp tự tạo được việc làm); và (iii) Chưa có nghiên cứu nào
đánh giá được tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các cơ
sở dạy nghề công lập có cơ sở khoa học xét trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam nói
chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Xét về mặt thực tiễn, ở Việt nam, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở dạy
nghề đã phát triển rộng khắp trong cả nước, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của
2
người học và người sử dụng lao động. Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-
2020 chỉ rõ: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động
cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của
một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới;
hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia” [5]. Tuy nhiên, đứng trước một thị trường lao động năng động và thay đổi nhanh
chóng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, hệ thống các cơ sở dạy
nghề ở Việt Nam vẫn chưa đổi mới theo kịp với các yêu cầu về chất lượng nhân lực
của thị trường lao động.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của cả nước, sự phát triển
không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao để đáp ứng đa dạng nhu cầu ngày
càng cao của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến đầu tư tại Việt Nam.
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu cả
nước, là tỉnh có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong
4 năm liên tiếp (2017 - 2020), Quảng Ninh luôn đứng vị trí số 1 của cả nước về chỉ
số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong đó Chỉ số đào tạo lao động năm 2020
của Tỉnh là 8,41 đứng đầu cả nước về chỉ số đào tạo lao động [23].
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề trong Tỉnh hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, Công nghiệp 4.0 và hội
nhập kinh tế. Nguyên nhân là do cơ cấu tuyển sinh còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình
độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm 88%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng
12%. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các khu vực trong
Tỉnh chậm được khắc phục; các hoạt động triển khai đào tạo nghề chất lượng cao
như: phát triển nghề trọng điểm, trường nghề chất lượng cao và thí điểm đào tạo nghề
cấp độ quốc tế, khu vực theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài... còn chậm.
Bên cạnh đó, chương trình, giáo trình đào tạo nghề còn nhiều nội dung mang tính
hình thức, chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung, phát t