Tính cấp thiết: Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 01 tháng 12 năm 2011
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển
mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã đề ra quan điểm phát triển
TDTT quần chúng của Đảng ta đến năm 2020: "Phát triển TDTT là một yêu cầu
khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng
cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức,
xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của
mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác
TDTT, bảo đảm cho sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển."
208 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4858 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
NGUYỄN THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
BẮC NINH - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
NGUYỄN THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 62 14 01 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Phạm Đình Bẩm
Hướng dẫn 2: TS Đàm Quốc Chính
BẮC NINH - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ABG : Đại hội thể thao bãi biển châu Á
ANOC : Ủy ban Olympic quốc gia
E : Hướng Đông
ENE : Hướng Đông Đông Bắc
ESE : Hướng Đông Đông Nam
HCB : Huy chương bạc
HCĐ : Huy chương đồng
HCV : Huy chương vàng
IOC : Ủy ban Olympic quốc tế
Km2 : Kilomet vuông
Max : Lớn nhất
m : Mét
MOC : Lưu lượng tâm thu phút
MOD : Thông khí phổi phút
N : Hướng Bắc
NE : Hướng Đông Bắc
NH : Nhiều hướng
NNE : Hướng Bắc Đông Bắc
NNW : Hướng Bắc Tây Bắc
NW : Hướng Tây bắc
NXB : Nhà xuất bản
OCA : Hội đồng Olympic châu Á
S : Hướng Nam
SE : Hướng Đông Nam
SSE : Hướng Nam Đông Nam
SSW : Hướng Nam Tây Nam
SW : Hướng Tây Nam
TDTT : Thể dục thể thao
VĐV : Vận động viên
W : Hướng Tây
WHO : Tổ chức y tế thế giới
WNW : Hướng Tây Tây Bắc
WSW : Hướng Tây Tây Nam
MỤC LỤC
Trang bìa............................................................................................................
Trang phụ bìa.....................................................................................................
Lời cam đoan.....................................................................................................
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt....................................................................
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 7
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 7
1.1. Khái quát về biển Việt Nam .................................................................... 7
1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu..................................... 9
1.2.1. Thể dục thể thao quần chúng (hay thể thao cho mọi người) .............. 9
1.2.2. Phong trào thể dục thể thao quần chúng.............................................. 9
1.2.3. Thể thao biển ........................................................................................ 13
1.2.4. Phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ................................... 15
1.2.5. Cơ sở lý luận chung về giải pháp ........................................................ 15
1.3. Quan điểm phát triển Thể dục thể thao quần chúng của Đảng và Nhà
nước đến năm 2020 ....................................................................................... 19
1.3.1. Quan điểm mục tiêu phát triển Thể dục thể thao quần chúng của
Đảng đến năm 2020 ....................................................................................... 19
1.3.2. Giải pháp phát triển Thể dục thể thao quần chúng của Đảng đến
năm 2020......................................................................................................... 20
1.3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển Thể dục thể thao quần chúng của
Nhà nước đến 2020 [34] ................................................................................ 21
1.3.4. Các giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng của Nhà nước
đến năm 2020 [34].......................................................................................... 22
1.4. Đặc điểm vùng Duyên hải và những chiến lược phát triển vùng
Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050 ................................ 25
1.4.1. Đặc thù của vùng Duyên hải Bắc Bộ [33] .......................................... 25
1.4.2. Một số điểm quan trọng của chiến lược phát triển vùng Duyên hải
Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2050 [33] ........................................................... 30
1.5. Vai trò của biển đối với sức khỏe con người và sự phát triển xã hội ........ 35
1.5.1. Vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc
phòng .............................................................................................................. 35
1.5.2. Vai trò của biển trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể dục thể
thao quần chúng [106],[107],[108],[119],[121]... ......................................... 39
1.6. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống thi đấu thành
tích cao và phong trào quần chúng các môn thể thao biển ....................... 41
1.6.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống thi đấu thành tích cao các môn
thể thao biển ................................................................................................... 41
1.6.2. Sự hình thành và phát triển phong trào thể thao quần chúng biển........ 46
1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến thể thao biển quần chúng49
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............ 61
2.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 61
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ...................................... 61
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ...................................................... 61
2.1.3. Phương pháp quan sát ......................................................................... 62
2.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học........................................................ 62
2.1.5. Phương pháp quan trắc (gián tiếp) ..................................................... 64
2.1.6. Phương pháp dự báo............................................................................ 64
2.1.7. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................... 64
2.1.8. Phương pháp kiểm chứng giải pháp ................................................... 65
2.1.9. Phương pháp toán học thống kê ......................................................... 66
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 66
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 66
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 67
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................ 67
2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu............................................................. 67
2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu ...................................................... 68
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 70
3.1. Đánh giá thực trạng phát triển phong trào Thể dục thể thao biển
quần chúng ở miền Bắc Việt Nam ............................................................... 70
3.1.1. Khảo sát thời tiết và sóng biển hàng năm của vùng Duyên hải
Bắc Bộ ............................................................................................................ 70
3.1.2. Thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc
Việt Nam ......................................................................................................... 75
3.1.4. Bàn luận về thực trạng phong trào TDTT biển quần chúng ở miền
Bắc Việt Nam.................................................................................................. 91
3.1.5. Kết luận về thực trạng phong trào thể dục thể thao biển quần chúng
ở miền Bắc Việt Nam ..................................................................................... 96
3.2. Lựa chọn và đề xuất giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao
biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam....................................................... 98
3.2.1. Những nguyên tắc lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam ........................................................ 98
3.2.2. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam ...................................................................................... 102
3.2.3. Ứng dụng và kiểm chứng hiệu quả một số giải pháp phát triển phong
trào Thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam ................. 118
3.2.4. Bàn luận về giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
ở miền Bắc Việt Nam ................................................................................... 127
3.2.5. Kết luận về giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam ...................................................................................... 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 127
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
Thể
loại
Số Tiêu đề Trang
1.1.
Các môn thể thao biển hiện có ở các nước trên thế
giới Sau 41
1.2.
Số lượng những quốc gia phát triển các môn thể thao
biển 42
1.3.
Các môn thể thao biển thành tích cao được phát triển
tại một số tỉnh, thành phố hiện nay ở Việt Nam
Sau 44
1.4.
Tổng hợp kết quả thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam
tại các kỳ Đại hội thể thao bãi biển Châu Á 45
1.5.
Các môn thể thao biển quần chúng phát triển tại một
số tỉnh, thành phố hiện nay ở Việt Nam 47
3.1.
Tổng hợp thông tin về biển và đặc điểm khí hậu các
tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 70
3.2.
Tổng hợp thông tin về lượng mưa, nắng và nhiệt độ
trong năm ở các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 70
3.3.
Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Bãi
Cháy, Thành phố Quảng Ninh năm 2013
Sau 71
3.4.
Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Cô
Tô, Thành phố Quảng Ninh năm 2013 Sau 71
3.5.
Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Hòn
Dấu Hải Phòng năm 2013 Sau 71
3.6.
Thực trạng các chỉ tiêu phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng ở miền Bắc Sau 76
3.7.
Kết quả điều tra những môn thể thao biển tại các bãi
biển vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 77
3.8.
Kết quả điều tra tổ chức hoạt động thể thao biển tại
các bãi biển vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 78
3.9.
Kết quả điều tra sân bãi tập luyện các môn thể thao
biển tại các bãi biển Duyên hải Bắc Bộ
Sau 79
Bảng
3.10.
Kết quả điều tra nhà nước đầu tư kinh phí để xây
dựng và phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
vùng Duyên hải Bắc Bộ 80
3.11.
Kết quả điều tra sự định hướng, ưu tiên cho phát triển
TDTT biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ 81
3.12.
Kết quả điều tra những khó khăn trong quá trình hoạt
động TDTT biển quần chúng tại các bãi biển vùng
Duyên hải Bắc Bộ 83
3.13.
Kết quả điều tra hoạt động lễ, hội tại các bãi biển
vùng duyên hải Bắc Bộ 83
3.14.
Kết quả điều tra các môn thể thao biển phù hợp với
kiện tự nhiên, khí hậu ở các địa bàn vùng Duyên hải
Bắc Bộ Sau 84
3.15.
Kết quả phỏng vấn thu thập thông tin về TDTT biển
quần chúng Sau 84
3.16.
Kết quả phỏng vấn thực trạng tập luyện các môn thể
thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 86
3.17.
Kết quả phỏng vấn nhu cầu tập luyện các môn thể
thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 87
3.18.
Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 103
3.19.
Thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội và hoạt động
TDTT biển quần chúng ở các địa bàn trước khi áp
dụng các giải pháp Sau 121
3.20.
Thanh thiếu niên tập luyện một số môn TDTT biển
thường xuyên ở các địa bàn trước và sau kiểm chứng
giải pháp Sau 121
3.21.
Dân cư lao động tập luyện một số môn TDTT biển
thường xuyên ở các địa bàn trước và sau thực nghiệm Sau 124
3.22.
Tổng hợp kết quả hoạt động TDTT biển quần chúng
các địa bàn sau thực nghiệm Sau 125
3.1
Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 103
3.2.
Nhịp tăng trưởng số lượng thanh thiếu niên tập luyện
một số môn TDTT biển thường xuyên trước và sau
kiểm chứng giải pháp Sau 121
Biểu
đồ
3.3.
Nhịp tăng trưởng dân cư lao động tập luyện một số
môn TDTT biển thường xuyên trước và sau kiểm
Sau 124
chứng giải pháp
3.4.
Nhịp tăng trưởng chỉ số phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng trước và sau kiểm chứng giải pháp Sau 125
Sơ đồ
3.1.
Kết quả phân tích SWOT về TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc 90
Hình 1.1. Bản đồ vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam 25
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 01 tháng 12 năm 2011
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển
mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã đề ra quan điểm phát triển
TDTT quần chúng của Đảng ta đến năm 2020: "Phát triển TDTT là một yêu cầu
khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng
cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức,
xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của
mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác
TDTT, bảo đảm cho sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển." [6].
Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu: "Mục tiêu phát triển TDTT quần
chúng trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản
lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và
vững chắc sự nghiệp TDTT..." [6].
Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã xác định "Phát triển thể dục, thể thao là
yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc,
tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên.
Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; ngành thể dục, thể thao
giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao
của Đảng và Nhà nước." [34].
Trước những yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Chiến
lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 được xây dựng hướng tới
2
việc phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân,
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần
vì sự nghiệp "Dân cường, Quốc thịnh", hội nhập và phát triển. Tiếp tục mở
rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thể dục, thể
thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói quen hoạt động,
vận động hợp lý suốt đời...[34].
Trong sự phát triển chung của thể thao hiện đại hôm nay, thể thao biển
đóng vị trí quan trọng khi kết hợp hài hoà với công tác quảng bá du lịch, đất
nước, con người. Đó cũng là hướng đi mới trong tương lai gần của thể thao
Việt Nam. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với nhiều bãi biển nổi tiếng và
danh lam thắng cảnh đẹp, nên có nhiều tiềm năng về du lịch và thể thao biển.
Chính vì vậy, ngày 09/02/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nhấn
mạnh mục tiêu phát triển du lịch biển những năm tới. Đó chính những điều
kiện cực kỳ thuận lợi để Thể thao Việt Nam phát triển thể thao biển, một
trong những động thái thúc đẩy mạnh mẽ chính là việc Thủ tướng Chính phủ
đồng ý chủ trương đăng cai Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (ABG) lần thứ
5 năm 2016 tại Việt Nam (theo Công văn 3401/VPCP-KGVX ngày 21/5/2010
của Văn phòng Chính phủ).
Thể thao biển là hoạt động rất có lợi cho thể chất thông qua việc tập
luyện và thi đấu được sử dụng môi trường biển làm nền tảng. Thể thao biển
bao gồm các môn được tổ chức tập luyện và thi đấu trên bờ biển, trên biển và
trong lòng biển. Mỗi nhóm thể thao được hình thành phụ thuộc vào thuộc tính
của môi trường, phương thức giải trí và liên quan đến thiết bị, dụng cụ,
phương tiện Nó không những phục vụ cho dân cư vùng biển, những người
ham thích mà còn cho cả du khách. Nhìn từ góc độ này, thể thao biển là giải
pháp hữu hiệu góp phần làm nên sức hấp dẫn của du lịch biển. Bên cạnh đó,
3
thể thao biển đã trở thành hoạt động thi đấu định kỳ ở các giải trong nước và
khu vực. Nhiều môn thể thao biển đã trở thành những môn thể thao chuyên
nghiệp thu hút động đảo VĐV tham gia tập luyện và thi đấu. Đây cũng là
ngành kinh doanh mà nhiều địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình
Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải
Phòng đã tập trung đầu tư và phát triển. Với xu hướng đó, nhận thức về
loại hình thể thao biển và trong tương lai cần phải có kế hoạch cụ thể để tập
trung phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân, của khách du
lịch; đồng thời, tích cực tham gia và đăng cai tổ chức sự kiện quốc tế về thể
thao biển ở Việt Nam.
Hiện nay, khu vực có tiềm năng và cơ sở vật chất lẫn điều kiện tốt nhất
để phát triển du lịch thể thao biển là bãi biển Mũi Né - Phan Thiết, tại đây
phát triển 2 môn Lướt ván buồm, Lướt ván diều đã thu hút nhiều ngôi sao thể
thao thế giới tìm đến đây để tập luyện và thi đấu. Khu du lịch Biển Đông ở
Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong hai khu du lịch của cả nước phối hợp với
Công ty Global Water Sport của Nga tổ chức các môn thể thao Lướt ván nghệ
thuật, Lướt ván diều và Lướt ván buồm. Ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)
trước đây đã phát triển các hình thức du lịch thể thao như Đi bộ dã ngoại,
Chèo thuyền, Lặn biển, thu hút khách du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Các vùng biển khác như Hạ Long - Quảng Ninh, Sầm Sơn - Thanh Hoá vốn
là những địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam, trong những năm gần đây
bắt đầu phát triển một số môn thể thao biển (chủ yếu phục vụ khách du lịch)
như: Môtô nước, Dù nước, Bóng chuyền bãi biển; khu du lịch Tuần Châu -
Hạ Long đã thường xuyên đăng cai các giải thi đấu quốc gia và quốc tế môn
Bóng chuyền bãi biển.
Vùng ven biển tập trung gần 30% dân số cả nước, đây cũng là nguồn
tài nguyên vô giá để hướng tới việc phát triển thể thao biển. Với lợi thế trên,
thể thao biển ở Việt Nam đã hình thành các hoạt động tập luyện và thi đấu ở
4
các khu du lịch ven biển. Nhiều môn thể thao được tổ chức tập luyện và thi
đấu như: Bóng chuyền bãi biển, Bóng đá bãi biển, Thả diều, Ba môn phối
hợp hiện đại, Lướt sóng, Lướt ván, Lướt ván buồm, Lướt ván dù, Dù lượn,
Thuyền buồm, Mô tô nước, Câu cá, Lặn biển Đây là các môn đã được tổ
chức tập luyện và thi đấu thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là khách du
lịch. Tuy nhiên, thể thao biển chưa được tập trung phát triển, chưa có kế
hoạch cụ thể cho từng môn thể thao, các địa phương mới chỉ bắt đầu tập trung
phát triển loại hình thể thao biển kết hợp du lịch. Do đặc điểm địa lý vùng
biển ở mỗi địa phương khác nhau, nhưng chưa có quy hoạch cụ thể vùng biển
nào phát triển môn thể thao biển nào cho phù hợp. Mặt khác, với việc xác
định tiềm năng du lịch kết hợp phát triển các môn thể thao biển hiện nay,
nhưng hầu như chưa