Nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, nó là ngành sản xuất vật chất chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân Lào, đặc biệt trong cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người tồn tại và phát triển. Để góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển,
công tác khuyến nông ra đời đã có đóng góp không nhỏ. Hệ thống tổ chức
khuyến nông và các hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình thức khác
nhau đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, xoá đói
giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Khuyến nông ra đời là cầu nối giữa
khoa học và thực tiễn; Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp; Huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất; Tăng cường khối liên
kết công nông.
Hiện nay, ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, nền kinh tế
đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính
tự cấp, tự túc, không đảm bảo được điều kiện sống cho người dân, không phù hợp
với xu thế phát triển kinh tế hiện nay. Do sự thiếu hụt các thông tin về thị trường,
giá cả, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất của người dân chưa cao. Tác động của
hệ thống khuyến nông phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều
bất cập. Vì vậy, hệ thống tổ chức khuyến nông ra đời là một yêu cầu bức thiết
trong vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay tại CHDCND Lào.
179 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHAMTHIENG PHOMSAVATH
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG
NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHAMTHIENG PHOMSAVATH
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG
NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Bảo Dương
2. TS. Đinh Văn Đãn
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng để bảo vệ bất kỳ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các nguồn trích dẫn có nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
KhamThieng PhomSaVath
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Quản lý đào tạo, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn và các Thầy/Cô
giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và
Chính sách đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt,
tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Bảo Dương, TS. Đinh Văn Đãn
đã tận tình hướng dẫn, chỉ ra những ý kiến quý báu, giúp tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo địa phương và người dân tại các huyện, xã;
Cục Khuyến nông và Hợp tác xã nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và 3 tỉnh:
Ouddoomxay; Bolikhamxay; Champa tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
KhamThieng PhomSaVath
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biều đồ ix
Danh mục sơ đồ, biều đồ ix
Trích yếu luận án x
Thesis abstract xii
Phần 1. Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Những đóng góp mới của luận án 5
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
Phần 2. Tổng quan tài liệu 7
2.1 Cơ sở lý luận về hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước 7
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước 7
2.1.2 Vai trò của khuyến nông và hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước 9
2.1.3 Nội dung nghiên cứu vê hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước 14
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước 30
2.2 Cơ sở thực tiễn 32
2.2.1 Hệ thống tổ chức khuyến nông ở một số nước trên thế giới 32
2.2.2 Những bài học kinh nghiệm về Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
rút ra vận dụng cho hệ thống khuyến nông nhà nước Lào 40
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu 44
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
3.1.1 Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào 44
3.1.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 48
iv
3.2 Phương pháp nghiên cứu 51
3.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 51
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 55
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 59
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 62
4.1 Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào 62
4.1.1 Lược sử hình thành, thành phần tham gia, nguyên tắc cơ bản của tổ chức
hệ thống khuyến nông nhà nước Lào 62
4.1.2 Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà
nước ở nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào 64
4.1.3 Cơ cấu tổ chức của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 73
4.1.4 Thực trạng các nguồn lực của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở
nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào 77
4.1.5 Kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh điều tra 81
4.2 Thực trạng hoạt động khuyến nông của hệ thống tổ chức khuyến nông
nhà nước tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 86
4.2.1 Xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 86
4.2.2 Tổ chức đào tạo, tập huấn 91
4.2.3 Hoạt động thông tin tuyên truyền 95
4.2.4 Tư vấn dịch vụ khuyến nông 96
4.2.5 Hợp tác quốc tế 98
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 104
4.3.1 Ảnh hưởng của Chính sách khuyến nông của Chính phủ 104
4.3.2 Ảnh hưởng của điều kiện về kinh tế, xã hội vùng miền đến hệ thống tổ
chức khuyến nông ở Lào 108
4.3.3 Ảnh hưởng của năng lực cán bộ khuyến nông các cấp trung ương, tỉnh,
huyện, bản 110
4.3.4 Sự phối hợp của các cấp, các ngành và sự tham gia của nông dân và các
tổ chức nông dân 117
v
4.3.5 Ảnh hưởng của nguồn lực tài chính đối với hệ thống tổ chức khuyến
nông Nhà nưỡc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 118
4.4 Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 121
4.4.1 Định hướng 121
4.4.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 122
Phần 5. Kết luận và kiến nghị 148
5.1 Kết luận 148
5.2 Kiến nghị 148
Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 156
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CBKN Cán bộ khuyến nông
CKN& HTX Cục Khuyến nông và Hợp tác xã
CNCKN Công nghệ cao khuyến ngư
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CP Chính phủ
CTVKN Cộng tác viên khuyến nông
ĐVT Đơn vị tính
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
HTTCKNNN Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
KHKT Khoa học kỹ thuật
KN Khuyến nông
KNNN Khuyến nông nhà nước
KNV Khuyến nông viên
LĐNT Lao động nông thôn
MH Mô hình
NCHDCNDL Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
NĐ – CP Nghị định – Chính phủ
NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SLLT Sản lượng lương thực
SLNTTS Sản lượng nuôi trồng thủy sản
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TDPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
TTKN Trung tâm khuyến nông
TW Trung ương
UBND Uỷ ban nhân dân
HTX Hợp tác xã
TW Trung ương
vii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
3.1 Số mẫu khảo sát về hệ thống tổ chức khuyến nông ở Lào 57
4.1 Số lượng cán bộ, công nhân viên khuyến nông của Cục Khuyến nông và
Hợp tác xã Lào năm 2015 78
4.2 Thực trạng trình độ cán bộ khuyến nông tại Cục Khuyến nông và Hợp tác
xã Lào năm 2015 78
4.3 Số lượng cán bộ khuyến nông các cấp ở Lào năm 2015 80
4.4 Tình hình cán bộ khuyến nông các cấp phân theo giới tính và loại cán bộ
năm 2015 82
4.5 Cán bộ khuyến nông theo trình độ vắn hóa và học vấn năm 2015 83
4.6 Cán bộ khuyến nông theo trình độ chuyên môn đào tạo năm 2015 83
4.7 Kinh phí cho hoạt động khuyến nông của Phòng khuyến nông và Hợp tác
xã thuộc Cục khuyến nông và Hợp tác xã năm 2015 85
4.8 Kinh phí hoạt động khuyến nông của 3 tỉnh qua các năm 2013 - 2015 87
4.9 Số làng/ bản xây dựng mô hình làm mẫu về nông nghiệp của 03 tỉnh
trong các năm 2013 - 2015 88
4.10 Kinh phí cho thực hiện mô hình bản làm mẫu về sản xuất nông nghiệp
của 3 tỉnh trong các năm 2013 – 2015 89
4.11 Kết quả số làng/ bản làm mẫu về sản xuất nông nghiệp tại 7 huyện của
tỉnh Champasack năm 2015 90
4.12 Kết quả xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh năm 2015 90
4.13 Kết quả đào tạo tập huấn tại 03 tỉnh trong năm 2015 92
4.14 Kết quả đào tạo tập huấn về quản lý tài chính cho cán bộ cơ sở trong năm 2015 93
4.15 Kết quả tập huấn về quản lý quỹ dịch vụ tài chính bản cho cán bộ cơ sở
trong năm 2015 93
4.16 Kết quả tập huấn về trồng trọt ở 3 tỉnh năm 2015 94
4.17 Đánh giá kết quả tập huấn cho nông dân của tổ chức khuyến nông các
cấp năm 2015 95
4.18 Kết quả tư vấn dịch vụ xây dựng mô hình tại tỉnh Champasăc 97
4.19. Kết quả hợp tác quốc tế về khuyến nông ở Lào 98
viii
4.20. Đánh giá của Cán bộ khuyến nông Trung ương về các yếu tố ảnh hưởng
đến hệ thống tổ chức khuyến nông 105
4.21 Phân tích SWOT của các hoạt động khuyến nông ở Lào 106
4.22 Thực trạng sử dụng các kỹ năng trong tập huấn của cán bộ khuyến nông
các cấp tại tỉnh Champasak năm 2015 113
4.23 Thực trạng sử dụng các kỹ năng trong tập huấn của cán bộ khuyến nông
các cấp tại Borikhamxay năm 2015 114
4.24 Thực trạng sử dụng các kỹ năng trong tập huấn của cán bộ khuyến nông
các cấp ở tỉnh Oudomxay năm 2015 115
4.25 Kết quả đánh giá trình độ cán bộ khuyến nông được tập huấn ở các cấp
của tỉnh Champasak năm 2015 116
4.26 Kết quả đánh giá trình độ cán bộ khuyến nông được tập huấn ở các cấp
của tỉnh Borikhamxay năm 2015 116
4.27 Kết quả đánh giá cán bộ khuyến nông được tập huấn ở các cấp tại tỉnh
Oudomxay năm 2015 117
ix
DANH MỤC BIỀU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
4.1 Trình độ văn hóa cán bộ Cục Khuyến nông và Hợp tác xã Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào năm 2015 110
4.2 Trình độ chuyên môn cán bộ Cục Khuyến nông và Hợp tác xã Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào năm 2015 111
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ Trang
2.1 Vai trò cầu nối khuyến nông 9
2.2 Cầu nối khuyến nông giữa nghiên cứu với nông dân 10
2.3 Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước 37
3.1 Sơ đồ hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 46
3.2 Khung phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước 54
4.1 Cơ cấu tổ chức khuyến nông nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào 74
4.2 Cục Khuyến nông và Hợp tác xã 75
4.3 Cơ cấu tổ chức Phòng Khuyến nông và Hợp tác xã 76
4.4 Bộ máy quản lý trạm khuyến nông và hợp tác xã cấp huyện 76
4.5 Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước của Lào 123
4.6 Bộ máy tổ chức khuyến nông tỉnh 130
4.7 Tổ chức bộ máy trạm khuyến nông huyện 132
x
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: KhamThieng Phomsavath
Tên Luận án: Nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa
dân chủ Nhân dân Lào
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước tại nước
Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, từ đó, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ
thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào.
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước.
+ Đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào.
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lựa chọn phương pháp tiếp cận và xây dựng khung phân tích tác giả
đã lựa chọn điểm nghiên cứu ở nước CHDCND Lào đi sâu khảo sát ở 3 tỉnh, mỗi tỉnh
chọn 3 huyện và mỗi huyện chọn 3 bản để khảo sát. Đồng thời chọn một số hộ nông
dân, cán bộ các cấp ở 3 tỉnh để khảo sát về hệ thống tổ chức khuyến nông và nội dung
hoạt động khuyến nông ở 3 điểm nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp trên sách, báo, niên giám thống kê, internet, báo cáo của các cơ quan và
Cục Khuyến nông và HTX. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích kinh
tế (so sánh, mô tả, phương pháp sơ đồ) và phương pháp dự báo. Những phương pháp
này cơ bản đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Kết quả chính và kết luận
Đã hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước bao gồm: khái niệm về khuyến nông, khuyến nông nhà nước; khái niệm về tổ
chức, hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước; đặc điểm của hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước; nội dung hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước với 2 phần chủ yếu: i)
Tổ chức khuyến nông nhà nước (tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ); Nguồn nhân
lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật; Sự phối kết hợp giữa hệ thống tổ chức tổ chức
khuyến nông. ii) Tổ chức hoạt động khuyến nông: Chuyển giao/xây dựng mô hình; Đào
tạo tập huấn; Thông tin tuyên truyền; Tư vấn dịch vụ khuyến nông; Quan hệ hợp tác
quốc tế về khuyến nông. Phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống khuyến nông.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hệ thống tổ chức khuyến nông ở một số nước trên thế
giới nhất là ở Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng hoàn thiện cho hệ thống tổ
xi
chức khuyến nông nhà nước ở Lào.
Tác giả đã đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào với
2 nội dung chính như sau:
Một là; đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông của Lào, gồm 4 cấp từ
trung ương, tỉnh, huyện, bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổ chức bộ máy chưa được
hoàn thiện; Chức năng nhiệm vụ ở tổ chức khuyến nông các cấp còn kiêm nhiệm nhiều,
chồng chéo; Nguồn lực cho khuyến nông (Nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ
thuật) thiếu, năng lực của cán bộ khuyến nông từ Trung ương đến cấp bản còn yếu kém,
trình độ chưa cao. Sự phối kết hợp giữa hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp từ trung
ương đến cấp bản còn nhiều bất cập.
Hai là; Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động khuyến nông bao gồm: (1) Nội
dung chuyển giao/xây dựng mô hình. Các mô hình xây dựng chủ yếu là dựa vào dự án,
lượng kinh phí đầu tư còn hạn chế. Mặc dù vậy, thực hiện mô hình và áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật đã góp phần tăng thu nhập cho nông dân tham gia và mức thu nhập
tốt hơn nông dân chưa tham gia thực hiện mô hình; (2) Tác giả đã chỉ ra việc đào tạo tập
huấn đã thành công, mở được nhiều lớp về tập huấn kỹ năng về trồng trọt, chăn nuôi;
(3) Thông tin tuyên truyền thực trạng ở Lào tuy đã có nhưng còn ít, nhất là ở vùng sâu
vùng xa; Tư vấn dịch vụ hầu như chưa có gì; (4) Hợp tác Quốc tế về khuyến nông với
Nhật, Pháp, Việt Nam nhưng ở mức đầu tư hợp tác dự án hỗ trợ kinh phí hoạt động,
do vậy tác động đến kết quả, hiệu quả khuyến nông chưa cao; (5) Sự phối hợp, chỉ đạo
của hệ thống tổ chức khuyến nông còn nhiều hạn chế, bất cập, cần hoàn thiện trong
những năm tới.
Tác giả đã đề xuất 4 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến
nông theo 2 nhóm nội dung chính: Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông và
nhóm giải pháp hoàn thiển tổ chức hoạt động khuyến nông. Những giải pháp này có tính
khả thi phù hợp với điều kiện thực tế, điều kiện của nước Lào.
Kết luận: Luận án là công trình nghiên cứu mới đã luận giả được cơ sở lý luận và
thực tiễn hệ thống tổ chức khuyến nông. Đã đánh giá được thực trạng tổ chức khuyến
nông các cấp từ trung ương đến cấp bản. Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông ở
Lào và 3 tỉnh khảo sát. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống khuyến
nông phù hợp với điều kiện của Lào trong những năm tới.
Luận án là công trình nghiên cứu công phu, độc lập, nghiêm túc, nó là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, hệ thống tổ chức khuyến nông
các cấp ở Lào áp dụng và thực hiện. Góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung và phát
triển nông nghiệp.
xii
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Khamthieng Phomsavath
Thesis title: Research on the Organization of the State Agricultural Extension System of
the Laos People’s Democratic Republic
Major: Agricultural Economics Code: 62.62.01.15
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
Based on the analysis results on the organization of the State Agricultural
Extension System of Laos People’s Democratic Republic (Laos) to propose major policy
solutions to improve organization of the State Agricultural Extension System of Laos.
Specific objectives are:
+ To systemize theoretical and practical bases of organization of the agricultural
extension system;
+ To analyze the current status of the organization of the State Agricultural
Extension System of Laos;
+ To propose major solutions to improve the organization of the State
Agricultural Extension System of Laos.
2. Materials and Methods
Based on the selected approaches and analysis framework, 3 provinces of Laos
were selected as the study sites; 3 districts were selected in each province and 3
communes were selected in each district to conduct the questionnaire survey. At the same
time, farmers and officers at province down to commune levels were selected to conduct
in-depth interviews on the organization of the extension system and contents of extension
activities in the three study areas. The author used secondary data from published sources
such as books, statistical yearbooks, internet, reports issued by offices and Department of
Agricultural and Forestry Extension and Cooperatives. The thesis used economic analysis
methods (Comparison, descriptive statistics, diagram) and forecasting methods. These
methods are suitable to deal with the proposed objectives.
3. Main findings and conclusions
The thesis has systemized the theoretical and practical bases of the organization of
the State extension system including: The concept of extension, the State extension system;
the concept of organization, organization of the State agricultural extension system;
characteristics of the organization of the State agricultural extension system. Research
contents of organization of the State agricultural extension system include: i) the
organization of the State agricultural extension system (the organizational structure,
functions, tasks, resources such as human, financial resources, and technical facilities;
collaboration between organizations of the agricultural extension system; ii) organizing
extension activities (transfer/demonstration models); training activities; information
dissemination; extension consultation services; international cooperation relations in
extension. Factors affecting the performance of an extension system are identified. Based
on the empirical research on organization of agrcultural extension systems in several
countries around the world especially in Vietnam, lessons were drawn to improve
xiii
organization of Laos agricultural extension system.
The author assessed the current status of organization of the State agricultural
extension system in Laos with 2 main parts:
First, assessing the current situation of organization of the State agricultural
extension system at all levels from the Central, provincial, district and commune/hamlet
levels. Problems were identified including inappropriate organizational structure;
overlapping and unclear functions and tasks of the agricultural extension system at
various levels; inadequate resources for agricultural extension (human and financial
resources, and technical facility); weak capability and low qualifications of extension staff
and officers from the central to commune levels; weak coordination between the
extension system organizations at all levels from the central to commune levels. Findings
were well supported with evidences concerning lacking human and financial resources
allocated for the enxtension system down from Department of Agricultural and Forestry
Extension and Cooperatives, district extension stations, 3 provinces and 9 districts and the
selected communes under the study areas. Notably it is the shortage of both manpower
and funding for the agricultural extension organizations in the study sample.
Second, analyzing the current situation of organizing extension activities
including tranfering/demonstration models. Findings show that the demonstration
models were mainly relied on projects with limited investment capital. However, the
extension activities have contributed to increase production outputs and income of the
farmers participated in the demonstration models and adopted technological advances in
comparison with the non-particiation and non-adoption farmers. The author has pointed
out that in training activities extension offices have successfully organized many
training courses on skills in cultivation, animal husbandry... Information dissemination
in Laos has been initiated, how