Xơgan là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh đường tiêu hoá ở
nước ta cũng nhưtrên thếgiới. Bệnh xơgan ảnh hưởng đến hàng trăm triệu
người trên thếgiới và có xu hướng ngày càng gia tăng, là gánh nặng cho nền
kinh tếvà xã hội. ỞMỹ, xơgan là nguyên nhân không ác tính gây tửvong
hàng đầu trong các bệnh lý gan mật - tiêu hoá với tỉlệtửvong khoảng 30.000
người mỗi năm [120]. Riêng ởViệt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu
nào vềdịch tễhọc bệnh xơgan nhưng với câu thành ngữcủa cha ông nói về
các bệnh được xem là nan y: “phong, lao, cổ, lại” cũng có thểbiết xơgan (cổ)
là một trong những bệnh khó điều trịkhá phổbiến từthời xa xưa.
Bệnh nhân xơgan thường tửvong do các biến chứng của hội chứng
tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Một trong những biến chứng nặng, hay gặp và gây
tửvong cao nhất là vỡgiãn tĩnh mạch thực quản dạdày do hậu quảcủa tăng
áp lực tĩnh mạch cửa.
Cùng với sựphát triển của nội soi tiêu hóa, một sốnghiên cứu gần đây
cho thấy xơgan có liên quan đến sựhình thành và tiến triển của bệnh dạdày
tăng áp cửa. Ngoài hình ảnh chủyếu của bệnh dạdày tăng áp cửa thường thấy
trên nội soi là niêm mạc dạng khảm, tổn thương dạng vết trợt cũng được phát
hiện ởdạdày bệnh nhân xơgan và được một sốtác giảxếp loại nhưlà một
dạng của bệnh dạdày tăng áp cửa [40], [41], [42], [112].
Đểgiảm tỉlệtửvong trên bệnh nhân xơgan, việc điều trịdựphòng xuất
huyết do vỡgiãn tĩnh mạch thực quản có vai trò rất quan trọng. Phương pháp
đầu tiên là thuốc chẹn bêta không chọn lọc mà đứng đầu là propranolol. Nhiều
nghiên cứu cho thấy propranolol làm giảm tỉlệxuất huyết tiên phát cũng như
thứphát. Tuy nhiên, nhược điểm của propranolol là có thểcó một sốtác dụng
phụlàm hạn chếsửdụng trong lâm sàng [32], [37], [45].
Mặt khác, một trong những phương pháp điều trị được sửdụng rộng rãi
gần đây là thắt giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su qua nội soi do có tính
an toàn và hiệu quảcao [51], [134]. Tuy nhiên, một sốnghiên cứu cho thấy có sự
2
liên quan giữa phương pháp điều trịnày với tiến triển xấu của bệnh dạdày tăng
áp cửa và sựhình thành giãn tĩnh mạch dạdày. Hậu quảlà sau khi giảm được tỉ
lệxuất huyết do vỡgiãn tĩnh mạch thực quản, bệnh nhân có nguy cơxuất huyết
do bệnh dạdày tăng áp cửa hoặc vỡgiãn tĩnh mạch dạdày [110], [125].
Do đó, việc kết hợp thuốc chẹn bêta không chọn lọc với thắt giãn tĩnh
mạch thực quản có thểlàm tăng hiệu quả điều trịvà làm giảm biến chứng do
thắt. Một sốnghiên cứu bước đầu cho thấy phương pháp điều trịkết hợp này
có ưu thếhơn các phương pháp khác trong điều trịdựphòng xuất huyết tái
phát do vỡgiãn tĩnh mạch thực quản và được các hiệp hội tiêu hóa và nghiên
cứu bệnh gan trên thếgiới khuyến cáo sửdụng mặc dù cơsởkhoa học chưa
được khẳng định chắc chắn [30], [61], [150], [157].
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy chưa có nhiều nghiên cứu trên
thếgiới mà đặc biệt là ởViệt Nam đềcập đến hiệu quảphương pháp điều trị
thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dựphòng xuất huyết
tái phát do vỡgiãn tĩnh mạch thực quản cũng nhưrất ít nghiên cứu vềtác
động của phương pháp điều trịkết hợp này lên tiến triển của bệnh dạdày tăng
áp cửa và giãn tĩnh mạch dạdày.
Vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài: “Nghiên cứu
hiệu quảthắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dựphòng
xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạdày tăng áp cửa do xơgan” với
những mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm hình ảnh nội soi và mô bệnh học của bệnh dạdày
tăng áp cửa ởbệnh nhân xơgan có xuất huyết do vỡgiãn tĩnh mạch thực quản.
2. Tìm hiểu đặc điểm và so sánh hiệu quảcủa phương pháp điều trịthắt
giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol với propranolol đơn thuần trong dự
phòng xuất huyết tái phát do vỡgiãn tĩnh mạch thực quản ởbệnh nhân xơgan.
3. Đánh giá tác động của phương pháp điều trịthắt giãn tĩnh mạch thực
quản kết hợp propranolol so với propranolol đơn thuần lên bệnh dạdày tăng
áp cửa và giãn tĩnh mạch dạdày ởbệnh nhân xơgan.
158 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dự phòng xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạ dày tăng áp cửa do xơ gan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN PHẠM CHÍ
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ THẮT GIÃN
TĨNH MẠCH THỰC QUẢN KẾT HỢP
PROPRANOLOL TRONG DỰ PHÒNG XUẤT
HUYẾT TÁI PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG LÊN
BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA DO XƠ GAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Huế - 2014
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN PHẠM CHÍ
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ THẮT GIÃN
TĨNH MẠCH THỰC QUẢN KẾT HỢP
PROPRANOLOL TRONG DỰ PHÒNG XUẤT
HUYẾT TÁI PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG LÊN
BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA DO XƠ GAN
Chuyên ngành : Nội Tiêu Hóa
Mã số : 62 72 01 43
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. HOÀNG TRỌNG THẢNG
Huế - 2014
T“i xin bšy tỏ l’ng biết ơn chŽn thšnh đến:
- Ban GiŸm Hiệu Trường Đại học Y Dược Huế.
- Ban GiŸm đốc Bệnh viện trung ương Huế.
- Ph’ng đšo tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Huế.
- Bộ m“n Nội Trường Đại học Y Dược Huế.
- Ban chủ nhiệm, cŸc bŸc sĩ đồng nghiệp, điều dưỡng khoa Nội Ti˚u h‚a
Bệnh viện trung ương Huế.
- Ban chủ nhiệm, bŸc sĩ vš điều dưỡng khoa Nội soi Bệnh viện trung ương Huế.
- Ban chủ nhiệm, bŸc sĩ vš kỹ thuật vi˚n khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện
trung ương Huế.
Đž gi…p đỡ, hỗ trợ vš tạo điều kiện cho t“i trong quŸ tr˜nh học tập vš
thực hiện đề tši nšy.
Đặc biệt, t“i xin cảm ơn:
Ph‚ GiŸo sư ¼ Tiến sĩ Hošng Trọng Thảng, người Thầy đž tận t˜nh
quan tŽm động vi˚n gi…p đỡ, giảng dạy chuy˚n m“n cũng như đž trực tiếp
hướng dẫn khoa học cho t“i trong suốt quŸ tr˜nh thực hiện luận Ÿn nghi˚n
cứu sinh.
Ph‚ giŸo sư ¼ Tiến sĩ Trần Văn Huy, người Thầy vš cũng lš người anh đž
quan tŽm sŽu sŸt, c‚ những lời khuy˚n qu˝ bŸu trong quŸ tr˜nh nghi˚n cứu.
Qu˝ Thầy trong bộ m“n Nội Trường Đại học Y Dược Huế đž truyền thụ
cho t“i nhiều kiến thức vš kỹ năng qu˝ bŸu trong quŸ tr˜nh học tập cũng như
đž g‚p ›, sữa chữa tận t˜nh gi…p t“i hošn chỉnh luận Ÿn.
T“i xin chŽn thšnh cảm ơn sự gi…p đỡ, hợp tŸc của cŸc bệnh nhŽn đž
đồng › tham gia všo nghi˚n cứu.
Xin chŽn thšnh cảm ơn mọi người thŽn y˚u trong gia đ˜nh, người thŽn,
đồng nghiệp vš bạn b˘ đž thương y˚u, gi…p đỡ vš lš nguồn động vi˚n kh˝ch lệ
đối với t“i.
Huế, thŸng 4 năm 2014
BŸc sĩ Trần Phạm Ch˝
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu trong luận án là trung
thực, chính xác và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Phạm Chí
BẢNG VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BDDTAC : Bệnh dạ dày tăng áp cửa
CBKCL : Chẹn bêta không chọn lọc
CS : Cộng sự
GTMTQ : Giãn tĩnh mạch thực quản
Tiếng Anh
AASLD : American Association for the Study of Liver Disease
(Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ)
GAVE : Gastric Antral Vascular Ectasia
(Giãn mạch máu vùng hang vị)
H. pylori : Helicobacter pylori
HVPG : Hepatic Venous Pressure Gradient
(Độ chênh áp lực tĩnh mạch gan)
INR : International Normalized Ratio
(Chỉ số bình thường hóa quốc tế)
ISMN : Isosorbide Mononitrate
NIEC : North Italian Endoscopic Club
(Câu lạc bộ Nội soi Bắc Italia)
NO : Nitric Oxide
SEC : Sinusoidal Endothelial Cell
(Tế bào nội mạc mạch máu xoang gan)
TIPS : Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt
(Đặt Shunt cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh)
VEGF : Vascular Endothelial Growth Factor
(Yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu)
WGO : World Gastroenterology Organisation
(Tổ chức Tiêu hóa Thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày ở bệnh nhân xơ gan...............................................4
1.2. Bệnh dạ dày tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan....................................................10
1.3. Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản bằng propranolol và thắt giãn
tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan .................................................................20
1.4. Tác động của thắt giãn tĩnh mạch thực quản đơn thuần hay kết hợp propranolol lên
bệnh dạ dày tăng áp cửa và giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan ......................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................36
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38
2.3. Đạo đức nghiên cứu khoa học............................................................................52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................54
3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................................54
3.2. Đặc điểm nội soi và mô bệnh học bệnh dạ dày tăng áp cửa ..............................59
3.3. Đặc điểm và hiệu quả của phương pháp điều trị...............................................66
3.4. Tác động của phương pháp điều trị lên bệnh dạ dày tăng áp cửa và giãn tĩnh
mạch dạ dày...............................................................................................................74
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................................85
4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................................85
4.2. Đặc điểm nội soi và mô bệnh học bệnh dạ dày tăng áp cửa ..............................91
4.3. Hiệu quả của phương pháp điều trị .................................................................101
4.4. Tác động của phương pháp điều trị lên bệnh dạ dày tăng áp cửa và giãn
tĩnh mạch dạ dày .....................................................................................................109
KẾT LUẬN ............................................................................................................117
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................119
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm Child - Pugh..........................................................................40
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi .......................................................................................54
Bảng 3.2. Tỉ lệ nguyên nhân xơ gan .........................................................................55
Bảng 3.3. Nguyên nhân xơ gan và giới.....................................................................56
Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.........................................................57
Bảng 3.5. Phân bố và mức độ nặng bệnh dạ dày tăng áp cửa trên nội soi................59
Bảng 3.6. Phân bố vị trí vết trợt dạ dày ....................................................................61
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa bệnh dạ dày tăng áp cửa, vết trợt dạ dày và phân độ
giãn tĩnh mạch thực quản ..........................................................................................62
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa bệnh dạ dày tăng áp cửa, vết trợt dạ dày và nguyên nhân
xơ gan.........................................................................................................................62
Bảng 3.9. Liên quan giữa bệnh dạ dày tăng áp cửa, vết trợt dạ dày và phân độ
Child - Pugh .............................................................................................................63
Bảng 3.10. Liên quan giữa bệnh dạ dày tăng áp cửa, vết trợt dạ dày và cổ trướng.......63
Bảng 3.11. Đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh......................................................64
Bảng 3.12. Đặc điểm thắt giãn tĩnh mạch thực quản ................................................66
Bảng 3.13. Liều propranolol .....................................................................................66
Bảng 3.14. Biến chứng do thắt giãn tĩnh mạch thực quản ........................................67
Bảng 3.15. Tác dụng phụ do propranolol..................................................................68
Bảng 3.16. Tác dụng phụ propranolol và liều propranolol .......................................68
Bảng 3.17. Tỉ lệ triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản.................................................69
Bảng 3.18. Tỉ lệ triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản theo thời gian..........................70
Bảng 3.19. Phân độ giãn tĩnh mạch thực quản sau 3 tháng ......................................70
Bảng 3.20. Phân độ giãn tĩnh mạch thực quản sau 6 tháng ......................................71
Bảng 3.21. Tỉ lệ xuất huyết sau thắt..........................................................................72
Bảng 3.22. Phân bố bệnh dạ dày tăng áp cửa trên nội soi theo thời gian ................74
Bảng 3.23. Mức độ nặng bệnh dạ dày tăng áp cửa theo thời gian ...........................75
Bảng 3.24. Phân bố vết trợt dạ dày trên nội soi theo thời gian.................................76
Bảng 3.25. Giãn tĩnh mạch dạ dày sau 3 tháng.........................................................77
Bảng 3.26. Giãn tĩnh mạch dạ dày sau 6 tháng.........................................................77
Bảng 3.27. Phân bố vị trí hình ảnh phù nề niêm mạc dạ dày trên giải phẫu bệnh theo
thời gian.....................................................................................................................79
Bảng 3.28. Phân bố vị trí hình ảnh giãn mạch trên giải phẫu bệnh theo thời gian ...80
Bảng 3.29. Phân bố vị trí hình ảnh mạch máu tân tạo trên giải phẫu bệnh
theo thời gian.............................................................................................................81
Bảng 3.30. Phân bố vị trí hình ảnh xâm nhập tế bào lympho trên giải phẫu bệnh
theo thời gian.............................................................................................................82
Bảng 3.31. Phân bố vị trí hình ảnh xơ hóa trên giải phẫu bệnh theo thời gian.........83
Bảng 3.32. Phân bố vị trí hình ảnh quá sản biểu mô tuyến trên giải phẫu bệnh
theo thời gian.............................................................................................................84
DANH MỤC HÌNH
Hình1.1. Sự khác nhau giữa cấu trúc xoang gan người bình thường (A) và bệnh
nhân xơ gan (B) ..........................................................................................................7
Hình 1.2. Cơ chế vỡ giãn tĩnh mạch thực quản...........................................................9
Hình 1.3. Phân loại bệnh dạ dày tăng áp cửa theo Baveno III..................................11
Hình 1.4. Công thức hóa học của propranolol. .........................................................20
Hình1.5. Nguyên lý thắt giãn tĩnh mạch thực quản. .................................................23
Hình 1.6. Đặc điểm giải phẫu hệ thống tĩnh mạch cửa. ............................................32
Hình 2.1. Phân độ giãn tĩnh mạch thực quản. ...........................................................44
Hình 2.2. Bộ thắt 6 vòng cao su ................................................................................47
Hình 3.1. Bệnh dạ dày tăng áp cửa nhẹ vùng thân vị ..............................................60
Hình 3.2. Bệnh dạ dày tăng áp cửa nặng vùng thân vị .............................................60
Hình 3.3. Vết trợt dạ dày vùng hang vị.....................................................................61
Hình 3.4. Biểu mô thân vị phù nề, tăng tiết. .............................................................65
Hình 3.5. Mạch máu giãn thân vị. .............................................................................65
Hình 3.6. Mạch máu tân tạo thân vị ..........................................................................65
Hình 3.7. Tăng sinh xơ hang vị .................................................................................65
Hình 3.8. Biểu mô tuyến tăng tiết, quá sản thân vị ...................................................65
Hình 3.9. Xâm nhập lympho bào hang vị .................................................................65
Hình 3.10. Loét thực quản sau thắt. ..........................................................................67
Hình 3.11. Giãn tĩnh mạch dạ dày mức độ trung bình phía bờ cong nhỏ (GOV1),
sau 3 tháng.................................................................................................................78
Hình 3.12. Giãn tĩnh mạch dạ dày mức độ lớn phía phình vị (GOV2), sau thắt
GTMTQ 6 tháng ......................................................................................................78
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Diễn tiến bệnh dạ dày tăng áp cửa .......................................................13
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới...................................................................................55
Biểu đồ 3.2. Tần suất không xuất huyết theo thời gian.............................................73
Biểu đồ 3.3. Tần suất sống còn theo thời gian ..........................................................73
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sinh bệnh học tăng áp tĩnh mạch cửa, hình thành và vỡ giãn tĩnh mạch 10
Sơ đồ 1.2. Sinh bệnh học bệnh dạ dày tăng áp cửa ..................................................18
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh đường tiêu hoá ở
nước ta cũng như trên thế giới. Bệnh xơ gan ảnh hưởng đến hàng trăm triệu
người trên thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng, là gánh nặng cho nền
kinh tế và xã hội. Ở Mỹ, xơ gan là nguyên nhân không ác tính gây tử vong
hàng đầu trong các bệnh lý gan mật - tiêu hoá với tỉ lệ tử vong khoảng 30.000
người mỗi năm [120]. Riêng ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu
nào về dịch tễ học bệnh xơ gan nhưng với câu thành ngữ của cha ông nói về
các bệnh được xem là nan y: “phong, lao, cổ, lại” cũng có thể biết xơ gan (cổ)
là một trong những bệnh khó điều trị khá phổ biến từ thời xa xưa.
Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng của hội chứng
tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Một trong những biến chứng nặng, hay gặp và gây
tử vong cao nhất là vỡ giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày do hậu quả của tăng
áp lực tĩnh mạch cửa.
Cùng với sự phát triển của nội soi tiêu hóa, một số nghiên cứu gần đây
cho thấy xơ gan có liên quan đến sự hình thành và tiến triển của bệnh dạ dày
tăng áp cửa. Ngoài hình ảnh chủ yếu của bệnh dạ dày tăng áp cửa thường thấy
trên nội soi là niêm mạc dạng khảm, tổn thương dạng vết trợt cũng được phát
hiện ở dạ dày bệnh nhân xơ gan và được một số tác giả xếp loại như là một
dạng của bệnh dạ dày tăng áp cửa [40], [41], [42], [112].
Để giảm tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân xơ gan, việc điều trị dự phòng xuất
huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản có vai trò rất quan trọng. Phương pháp
đầu tiên là thuốc chẹn bêta không chọn lọc mà đứng đầu là propranolol. Nhiều
nghiên cứu cho thấy propranolol làm giảm tỉ lệ xuất huyết tiên phát cũng như
thứ phát. Tuy nhiên, nhược điểm của propranolol là có thể có một số tác dụng
phụ làm hạn chế sử dụng trong lâm sàng [32], [37], [45].
Mặt khác, một trong những phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi
gần đây là thắt giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su qua nội soi do có tính
an toàn và hiệu quả cao [51], [134]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có sự
2
liên quan giữa phương pháp điều trị này với tiến triển xấu của bệnh dạ dày tăng
áp cửa và sự hình thành giãn tĩnh mạch dạ dày. Hậu quả là sau khi giảm được tỉ
lệ xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết
do bệnh dạ dày tăng áp cửa hoặc vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày [110], [125].
Do đó, việc kết hợp thuốc chẹn bêta không chọn lọc với thắt giãn tĩnh
mạch thực quản có thể làm tăng hiệu quả điều trị và làm giảm biến chứng do
thắt. Một số nghiên cứu bước đầu cho thấy phương pháp điều trị kết hợp này
có ưu thế hơn các phương pháp khác trong điều trị dự phòng xuất huyết tái
phát do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và được các hiệp hội tiêu hóa và nghiên
cứu bệnh gan trên thế giới khuyến cáo sử dụng mặc dù cơ sở khoa học chưa
được khẳng định chắc chắn [30], [61], [150], [157].
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy chưa có nhiều nghiên cứu trên
thế giới mà đặc biệt là ở Việt Nam đề cập đến hiệu quả phương pháp điều trị
thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dự phòng xuất huyết
tái phát do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản cũng như rất ít nghiên cứu về tác
động của phương pháp điều trị kết hợp này lên tiến triển của bệnh dạ dày tăng
áp cửa và giãn tĩnh mạch dạ dày.
Vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dự phòng
xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạ dày tăng áp cửa do xơ gan” với
những mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm hình ảnh nội soi và mô bệnh học của bệnh dạ dày
tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
2. Tìm hiểu đặc điểm và so sánh hiệu quả của phương pháp điều trị thắt
giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol với propranolol đơn thuần trong dự
phòng xuất huyết tái phát do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan.
3. Đánh giá tác động của phương pháp điều trị thắt giãn tĩnh mạch thực
quản kết hợp propranolol so với propranolol đơn thuần lên bệnh dạ dày tăng
áp cửa và giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan.
3
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
+ Ý nghĩa khoa học
Kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ giúp tìm hiểu cơ chế tác động của
thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol lên tiến triển bệnh dạ dày
tăng áp cửa và sự hình thành giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan, góp
phần bổ sung thêm kiến thức về sinh bệnh học của các đặc điểm bệnh lý này
mà cho tới nay vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ.
Nghiên cứu cho phép tìm hiểu hình ảnh nội soi, đặc điểm mô bệnh học
cùng với các yếu tố liên quan của bệnh dạ dày tăng áp cửa vốn hiện nay vẫn
còn ít được đề cập đến.
Hình ảnh nội soi, sự phân bố cũng như các yếu tố liên quan của vết trợt
dạ dày sẽ cho phép hiểu rõ hơn cơ chế hình thành tổn thương này trong mối
liên quan với bệnh dạ dày tăng áp cửa.
+ Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu sẽ đánh giá được tần suất, phân bố và phân độ của bệnh
dạ dày tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch
thực quản vốn trước đây chưa có nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đến.
Nghiên cứu cũng sẽ cho phép đánh giá hiệu quả của phương pháp điều
trị phòng ngừa xuất huyết tái phát do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh
nhân xơ gan bằng phương pháp thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp
propranolol.
Nghiên cứu giúp xác định phác đồ điều trị kết hợp một cách đầy đủ để
làm triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản và hiệu quả dự phòng xuất huyết tái
phát về kỹ thuật thực hành, số lần và số vòng thắt cũng như xác lập liều trung
bình và hiệu quả propranolol cùng với các tác dụng phụ khi sử dụng
propranolol ở bệnh nhân xơ gan người Việt Nam.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN
1.1.1. Cơ chế hình thành giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày
1.1.1.1. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Tăng áp tĩnh mạch cửa hay gọi vắn tắt hơn là tăng áp cửa là tình trạng
bệnh lý làm gia tăng áp lực trong hệ thống tĩnh mạch dẫn máu từ các tạng đến
gan. Tuy nhiên, tăng áp cửa không đơn thuần là sự gia tăng áp lực trong hệ thống
tĩnh mạch mà là sự gia tăng độ chênh áp lực giữa dòng chảy vào của tĩnh mạch
cửa và dòng chảy ra của tĩnh mạch gan. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng
tăng áp cửa là xơ gan - giai đoạn cuối ở bất kỳ bệnh lý gan mạn nào. Bệnh nhân
xơ gan biểu hiện trên lâm sàng hai hội chứng chính: Hội chứng suy chức năng
gan và hội chứng tăng áp cửa. Nguyên nhân