Luận án Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN - MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế

Ở nước ta, chăn nuôi lợn là nghê truyên thống, nó đóng môt vai tro rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo Tổng cuc Thống kê (2014) [76], thit lợn chiếm tỷ trọng 76-77% trong sản lượng các loại thit của gia súc, gia cầm. Hiện tại, đàn lợn nước ta có khoảng 26,7 triệu con đứng đầu các nước Đông Nam Á, thứ 2 châu Á [119]. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng các sản phẩm của đàn lợn nước ta con thấp nên hiệu quả chăn nuôi và sức cạnh tranh của sản phẩm con hạn chế [18]. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của thi trường trong nước và thế giới vê số lượng, chất lượng thit lợn, đinh hướng và kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn của Bô Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020 phải đạt 30 triệu con lợn, trong đó đàn lợn ngoại và lợn lai đạt trên 90%. Để đạt được muc tiêu này cần nâng cao cơ cấu lợn ngoại trong tổng đàn và đẩy mạnh chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp [18], nâng cao năng suất, chất lượng thit, hiệu quả chăn nuôi và tính cạnh tranh của sản phẩm [10]. Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, giống là yếu tố tiên đê, đóng vai tro rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mỗi môt giống lợn đêu có những ưu điểm và nhược điểm nhất đinh liên quan đến khả năng sản xuất. Môt trong những giải pháp để hạn chế những nhược điểm và phát huy ưu điểm của mỗi giống là sử dung lai tạo. Lai tạo có y nghĩa quan trọng trong việc mang lại ảnh hưởng bổ sung và ưu thế lai ở con lai. Vì vậy, nhiêu nước trên thế giới kể cả nước ta đã và đang tích cực nghiên cứu chọn lọc và lai tạo các giống/dong lợn có các đăc tính tốt với nhau để sử dung ưu thế lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

pdf134 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN - MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phùng Thăng Long và PGS.TS. Lê Đình Phùng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày tháng 04 năm 2017 Nghiên cứu sinh Lê Đức Thạo ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tổ chức. Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phùng Thăng Long và PGS.TS. Lê Đình Phùng, hai thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, phòng Đào tạo Sau Đại học, Quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể của Ban Lãnh đạo, Cán bộ của Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế, đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Di truyền và Chọn giống Vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình phân tích chất lượng thịt lợn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp đỡ và động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này. Thừa Thiên Huế, ngày tháng 04 năm 2017 Nghiên cứu sinh Lê Đức Thạo iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN.. ii MỤC LỤC... iii DANH MỤC CÁC BẢNG.. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.. ix MỞ ĐẦU. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.. 1 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN. 3 3.1. Ý nghĩa khoa học.. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn.. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.. 4 1.1. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI... 4 1.1.1. Lai giống và cơ sở lựa chọn phương pháp lai tạo để cải biến khả năng sản xuất của vật nuôi. 4 1.1.2. Ưu thế lai... 4 1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI... 9 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái... 9 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 10 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.. 17 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt và chất lượng thịt. 17 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt và chất lượng thịt... 18 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG LAI GIỐNG NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC... 33 1.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống ở lợn trên thế giới... 33 1.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống lợn ở nước ta.. 36 1.5. GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG LỢN VCN-MS15, DUROC, LANDRACE, PIETRAIN... 41 1.5.1. Giống lợn VCN-MS15 (Meishan). 41 iv 1.5.2. Giống lợn Landrace... 42 1.5.3. Giống lợn Duroc 43 1.5.4. Giống lợn Pietrain . 43 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 44 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 44 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 44 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 44 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 44 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45 2.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục và năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 (thí nghiệm 1).. 45 2.3.2. Năng suất và chất lượng thịt xẻ của các tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x VCN- MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) (thí nghiệm 2) 52 2.3.3. Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) (thí nghiệm 3).. 57 2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU. 61 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 62 3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VCN-MS15 VÀ LỢN NÁI LAI 1/2 GIỐNG VCN-MS15. 62 3.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 62 3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và lợn nái lai 1/2 giống VCN- MS15... 64 3.1.3. Tiêu tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1kg lợn con cai sữa 73 3.1.4. Khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi .. 74 3.2. SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI F1(PIETRAIN X VCN-MS15) VÀ F1(DUROC X VCN-MS15).. 75 3.2.1 Khối lượng và tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai F1(Pietrain x VCN- MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) qua các tháng nuôi. 75 3.2.2. Lượng thức ăn ăn vào/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn qua các tháng nuôi. 77 3.2.3. Phẩm chất thịt xẻ của lợn lai F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCN- v MS15).. 79 3.3. SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC TỔ HỢP LỢN LAI THƯƠNG PHẨM 1/4 GIỐNG VCN-MS15.. 80 3.3.1. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15). 80 3.3.2. Năng suất thịt của các tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)... 83 3.3.3. Chất lượng thịt ở các tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) 85 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ... 94 4.1. KẾT LUẬN.. 94 4.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục và năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 được nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế 94 4.1.2. Sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai thương phẩm 1/2 và 1/4 giống VCN- MS15 được nuôi ở Thừa Thiên Huế 94 4.2. ĐỀ NGHỊ. 95 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO... 97 PHỤ LỤC 11 6 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT a* Giá trị màu đỏ b* Giá trị màu vàng CP Protein thô cs Cộng sự Du Duroc DFD Dark, firm, dry h2 Hệ số di truyền IMF Mỡ giắt KL Khối lượng L* Giá trị màu sáng L Landrace LW Large White M Số trung bình n Dung lượng mẫu Pi Pietrain pH24 Giá trị pH sau 24 giờ giết mổ pH45 Giá trị pH sau 45 phút giết mổ PiDu Tổ hợp lai đực Pietrain x nái Duroc PiDu25 Tổ hợp lợn lai có 25% giống Pietrain và 75% giống Duroc PiDu50 Tổ hợp lợn lai 50% giống Pietrain và 50% giống Duroc PiDu75 Tổ hợp lợn lai 75% giống Pietrain và 25% giống Duroc PSE Pale, Soft, Exudative SE Sai số tiêu chuẩn TĂ Thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Y Yorkshire TTTĂ Tiêu tốn thức ăn VCK Vật chất khô vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn cho lợn nái và lợn con ..... 46 Bảng 2.2. Lượng thức ăn/ngày cho từng loại lợn . 47 Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn cho lợn thịt ... 53 Bảng 3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái VCN-MS15 và lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15 ...... 62 Bảng 3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 .. 65 Bảng 3.3. Năng suất sinh sản của lợn nái 1/2 giống VCN-MS15 ... 69 Bảng 3.4. So sánh năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN- MS15 cơ bản . 72 Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 cơ bản .... 73 Bảng 3.6. Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi .. 74 Bảng 3.7. Khối lượng và tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai F1(Pietrain x VCN- MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) qua các tháng nuôi .................. 76 Bảng 3.8. Lượng thức ăn ăn vào/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) qua các tháng nuôi... 78 Bảng 3.9. Phẩm chất thịt xẻ của lợn lai F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) ..... 79 Bảng 3.10. Sinh trưởng, lượng thức ăn ăn vào/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) . 81 Bảng 3.11. Năng suất thịt của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) 83 Bảng 3.12. Giá trị pH thịt ở các thời điểm khác nhau sau khi giết thịt của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) ............................................................................................ 85 Bảng 3.13. Tỷ lệ mất nước của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) .............. 87 viii Bảng 3.14. Độ dai của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) .......................... 89 Bảng 3.15. Các chỉ tiêu màu sắc của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15).. 90 Bảng 3.16. Thành phần hóa học cơ thăn của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15).. 92 ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Đo độ dày mỡ lưng vị trí P2 52 Hình 2.2. Đo diện tích mắt thịt và độ dày mỡ lưng giữa xương sườn 10-11 53 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở nước ta, chăn nuôi lợn là nghề truyền thống, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê (2014) [76], thịt lợn chiếm tỷ trọng 76-77% trong sản lượng các loại thịt của gia súc, gia cầm. Hiện tại, đàn lợn nước ta có khoảng 26,7 triệu con đứng đầu các nước Đông Nam Á, thứ 2 châu Á [119]. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng các sản phẩm của đàn lợn nước ta còn thấp nên hiệu quả chăn nuôi và sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế [18]. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới về số lượng, chất lượng thịt lợn, định hướng và kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020 phải đạt 30 triệu con lợn, trong đó đàn lợn ngoại và lợn lai đạt trên 90%. Để đạt được mục tiêu này cần nâng cao cơ cấu lợn ngoại trong tổng đàn và đẩy mạnh chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp [18], nâng cao năng suất, chất lượng thịt, hiệu quả chăn nuôi và tính cạnh tranh của sản phẩm [10]. Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, giống là yếu tố tiền đề, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mỗi một giống lợn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhược điểm và phát huy ưu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo. Lai tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc mang lại ảnh hưởng bổ sung và ưu thế lai ở con lai. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới kể cả nước ta đã và đang tích cực nghiên cứu chọn lọc và lai tạo các giống/dòng lợn có các đặc tính tốt với nhau để sử dụng ưu thế lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Ở nước ta, công tác lai tạo ở lợn đã được khởi xướng từ cuối những năm 1950, đầu những năm 1960. Đến nay chúng ta đã nhập được nhiều giống lợn ngoại khác nhau về cho lai tạo với các giống lợn nội, với các nhóm lợn nái lai để tạo con lai thương phẩm và đã thu được nhiều thành tựu to lớn [25], [36], [82]. Các tổ hợp lợn lai giữa lợn đực ngoại và lợn nái nội có khả năng sinh sản tốt, tăng khối lượng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao hơn lợn nội thuần [25], [29]. Các tổ hợp lai kinh tế giữa lợn đực ngoại với lợn nái ngoại cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất đã đưa tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ đạt 52-53% ở lợn lai 2 giống và đạt 56-58% ở lợn lai 3 giống [92], và đạt trên 60% ở các tổ hợp lai giữa đực lai tổng hợp và nái (Landrace x Yorkshire) [63]. 2 Thừa Thiên Huế, một tỉnh ở miền Trung có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế còn kém phát triển, đầu tư cho chăn nuôi còn hạn chế. Chăn nuôi lợn trong nông hộ, gia trại với giống lợn nái Móng Cái, lợn nái lai 1/2 giống Móng Cái làm nái nền và lợn 1/2, 1/4 giống Móng Cái nuôi thịt là phổ biến và được cho là phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, giống lợn này có khả năng sinh trưởng chậm, tỷ lệ nạc trong thân thịt còn thấp. Để cải thiện sức sản xuất của đàn lợn, gần đây đã có một số nghiên cứu ứng dụng các giống lợn mới như Pietrain, Duroc trong lai tạo. Các kết quả lai tạo với các giống lợn này là rất khả quan, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế [43] [45]. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn có chất lượng cao ở Thừa Thiên Huế, cần phải có thêm các giống lợn/tổ hợp lai có năng suất sinh sản cao, sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt tốt để đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh đó, một trong những hướng nghiên cứu khả thi, cần được tiếp tục là sử dụng lai tạo để cải thiện năng suất sinh sản, sức sản xuất thịt và đặc biệt là chất lượng thịt của đàn lợn và tạo ra các sản phẩm đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương, phục vụ sản xuất có hiệu quả. Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc là một giống lợn nổi tiếng thế giới về khả năng sinh sản cao và thịt thơm ngon. Lợn cái Meishan có đặc điểm thuần thục về tính sớm, số vú nhiều, đẻ sai con hơn rất nhiều so với các giống lợn trắng Châu Âu [100], [133], do lợn Meishan có tỷ lệ phôi sống sót cao hơn trong cùng một tỷ lệ rụng trứng [133]. Giống lợn Meishan đã được nhập khẩu vào Châu Âu và Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước để khai thác đặc tính mắn đẻ và đẻ sai con của chúng. Kết quả đã tạo ra được một số dòng lợn nái tổng hợp có giống Meishan và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn PIC (Pig Improvement Company) của Anh Quốc sử dụng lợn Meishan tạo ra con lai L95 có khả năng sinh sản tốt, năng suất, chất lượng thịt cao. Ở Trung Quốc, giống lợn Meishan đã được sử dụng làm nái nền lai tạo với giống lợn Duroc và chọn tạo thành công giống lợn Sutai. Nó cũng được dùng để lai với đực giống Landrace hoặc Yorkshire tạo ra lợn thương phẩm cho năng suất và chất lượng thịt cạnh tranh so với tổ hợp lai 3 giống ngoại Duroc x (Landrace x Yorkshire) [165], Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng các giống lợn Trung Quốc trong đó có giống lợn Meishan khi sử dụng với tỷ lệ 1/8 trong các công thức lai thương phẩm có khả năng cải thiện chất lượng thịt xẻ [147], nâng cao tỷ lệ thịt nạc, giảm độ dày mỡ lưng [107]. Giống lợn Meishan được đưa vào Việt nam cuối năm 2010 và đầu năm 2011 [53], [67], được Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện chăn nuôi) nuôi khảo nghiệm. Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống lợn này ưu việt hơn giống lợn Móng Cái [75], đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống mới với tên gọi VCN-MS15, và được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam [11]. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu và công bố nào về việc sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo ở Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung. 3 Việc nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 và lai tạo ra các nhóm nái lai có khả năng sinh sản cao, các tổ hợp lợn lai thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung để từ đó đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy tôi đã tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế” 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo các tổ hợp lợn lai và đánh giá năng suất sinh sản, năng suất, chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai 1/2, 1/4 giống VCN-MS15 trong điều kiện chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở khuyến cáo đa dạng hóa giống lợn và sử dụng các tổ hợp lai khác nhau có giống VCN-MS15 để cải thiện năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh có điều kiện tương đồng ở miền Trung. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tư liệu khoa học về đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15. - Đóng góp các kết quả nghiên cứu mới về khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai mới có 1/2 giống VCN-MS15 là F1(Pietrain x VCN-MS15), F1(Duroc x VCN-MS15) và 1/4 giống VCN-MS15 gồm Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15). 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở để cơ quan chuyên môn có thể khuyến cáo, và người chăn nuôi lựa chọn và áp dụng các nhóm nái lai và các tổ hợp lợn lai khác nhau có giống VCN-MS15 vào sản xuất nhằm nâng cao khả năng sinh sản, năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả trong chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế và miền Trung. - Làm phong phú thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực chăn nuôi lợn. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI 1.1.1. Lai giống và cơ sở lựa chọn phương pháp lai tạo để cải biến khả năng sản xuất của vật nuôi Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể là hai dòng, hai giống, hai loài khác nhau. Lai giống làm lay động tính bảo thủ di truyền của các cá thể, các dòng, các giống. Thông qua chọn lọc, chọn phối và hiện tượng phối hợp tạo nên những tổ hợp di truyền mới và cũng là cách để làm phong phú thêm các đặc tính di truyền. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phương pháp chủ yếu làm biến đổi di truyền của quần thể gia súc, nó thường mang lại cho con lai sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, chống chịu tốt hơn với bệnh tật và các điều kiện bất lợi của môi trường và có sức sản xuất cao hơn trung bình của bố mẹ gọi là ưu thế lai. Trong sản xuất, để đi đến lựa chọn một hệ thống lai giống hiệu quả nói riêng cũng như chiến lược nâng cao khả năng sản xuất của vật nuôi nói chung, chúng ta cần xem xét các khía cạnh chính sau: - Mục đích sản xuất của hệ thống chăn nuôi - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chăn nuôi - Điều kiện sinh thái nơi mà hệ thống chăn nuôi tồn tại - Nguồn thức ăn cho vật nuôi - Khả năng sản xuất của vật nuôi - Tình trạng sức khoẻ vật nuôi - Khả năng quản lý, trình độ của cơ sở chăn nuôi Từ phân tích các đặc điểm của hệ thống chăn nuôi, mà người chăn nuôi đưa ra quyết định phương pháp cải biến khả năng sản xuất của vật nuôi bằng con đường chọn lọc, lai tạo, nhập các giống hay thay đổi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. 1.1.2. Ưu thế lai Thuật ngữ ưu thế lai được Shull một nhà di truyền học người Mỹ đề cập đến từ năm 1914, sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi ở thực vật và động vật. Có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ là hiện tượng con lai giữa 5 các cá thể không cùng nguồn gốc, huyết thống có sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, sức chống chịu tốt hơn với bệnh tật và các điều kiện bất lợi của môi trường và có sức sản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ. Ưu thế lai là hiện tượng sinh học phức tạp và đã được ứng dụng từ lâu vào sản xuất nô
Luận văn liên quan