Hàng năm lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng cung cấp một lượng cá quan
trọng cho nhân dân hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Trong những thập niên gần đây
sông Bằng Giang - Kỳ Cùng đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động
kinh tế - xã hội: khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt, các hoạt động trong công
nghiệp, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng đến đời sống các loài cá và các loài thủy sinh vật khác. Tuy vây, cho
tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về khu hệ cá ở đây.
Vì vậy nghiên cứu đầy đủ tài nguyên đa dạng sinh học các loài cá, đánh giá hiện
trạng khai thác và các hoạt động bất lợi lên nguồn lợi cá, góp phần xây dựng những
cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, phát triển bền
vững nguồn lợi cá của hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng là cấp thiết. Xuất phát từ
thực trạng trên, chọn đề tài “Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng thuộc địa phận Việt Nam
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng giang - Kỳ cùng thuộc địa phận Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYỄN VĂN GIANG
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ LƢU VỰC SÔNG BẰNG GIANG -
KỲ CÙNG THUỘC ĐỊA PHẬN VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI – 2018
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Kiêm Sơn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học
viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ .’, ngày tháng
năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Hàng năm lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng cung cấp một lượng cá quan
trọng cho nhân dân hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Trong những thập niên gần đây
sông Bằng Giang - Kỳ Cùng đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động
kinh tế - xã hội: khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt, các hoạt động trong công
nghiệp, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng đến đời sống các loài cá và các loài thủy sinh vật khác. Tuy vây, cho
tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về khu hệ cá ở đây.
Vì vậy nghiên cứu đầy đủ tài nguyên đa dạng sinh học các loài cá, đánh giá hiện
trạng khai thác và các hoạt động bất lợi lên nguồn lợi cá, góp phần xây dựng những
cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, phát triển bền
vững nguồn lợi cá của hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng là cấp thiết. Xuất phát từ
thực trạng trên, chọn đề tài “Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng thuộc địa phận Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Xác định thành phần loài, mức độ đa dạng thành phần loài cá trong các đơn vị
phân loại của cá ở KVNC.
Đặc điểm phân bố theo địa điểm, nhóm sinh thái của các loài cá thuộc KVNC,
xác định phân bố địa lý khu hệ cá Bằng Giang – Kỳ Cùng.
Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi và nghề cá tại KVNC. Đề xuất một số
biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn lợi cá khu hệ sông Bằng Giang – Kỳ Cùng,
từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá.
3. Nội dung nghiên cứu chính của luận án
Nghiên cứu đa dạng sinh học thành phần loài cá hệ thông sông Bằng Giang -
Kỳ Cùng.
Phân tích đặc điểm phân bố địa lí, phân bố theo sinh thái thủy vực của các loài
cá ở KVNC.
Đặc điểm, tính chất địa động vật của khu hệ cá Cao Lạng đối với khu hệ cá
nước ngọt Việt Nam.
Đánh giá hiện trạng nguồn lợi, nhu cầu sử dụng, tình hình khai thác của người
dân tại KVNC phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC, đề ra biện
pháp bảo tồn nguồn lợi cá và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc hệ thống sông Bằng
Giang – Kỳ Cùng.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu cá nƣớc ngọt
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Công trình nghiên cứu đầu tiên ở khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn là Vailant
E., (1891, 1904), thu thập và định loại 6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, ghi
2
nhận 5 loài cá ở Lạng Sơn. Chevey P. (1930, 1932, 1936, 1937) nghiên cứu thành
phần loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam trong đó có khu hệ cá này.
Năm 1978, trong cuốn sách “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt
Nam” Mai Đình Yên đã ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng - Lạng Sơn có 56 loài thuộc 47
giống 13 họ, 5 bộ.
Công trình “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ
Vân (2001) và “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo (2005), đã
ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn có 101 loài cá thuộc 69 giống, nằm trong
18 họ và 5 bộ.
Năm 2005, Nguyễn Kiêm Sơn đã tiến hành điều tra “Khu hệ cá trong các thủy
vực thuộc tỉnh Cao Bằng, Kết quả đã tìm thấy 54 loài cá thuộc thuộc 42 giống, 15 họ
và 5 bộ.
Năm 2005, Ngô Sỹ Vân, Phạm Anh Tuấn công bố khu hệ cá hai tỉnh Cao Bằng
– Lạng Sơn có thành phần loài khá đa dạng phong phú gồm 107 loài thuộc 74 giống
22 họ và 7 bộ, trong đó có nhiều loài cá kinh tế, cá đặc hữu, cá quý hiếm. Nơi đây là
bãi đẻ của nhiều loài cá quý hiếm: cá lăng chấm, cá chiên, cá bỗng. Thành phần loài
chủ yếu là cá sống ở suối, sông, ao hồ, ít có loài có nguồn gốc từ biển.
Ở Trung Quốc đã có những nghiên cứu về thành phần loài cá: động vật chí
Trung Quốc cá Quảng Đông và cá Quảng Tây. Tổng số loài ghi nhận tại tỉnh Quảng
Tây là 290 loài cá, trong đó sông Tây Giang giáp Việt Nam nhận nguồn nước từ sông
Bằng Giang- Kỳ Cùng đã ghi nhận có 125 loài. Những năm gần đây khu hệ cá giáp
Việt Nam đã ghi nhận các loài cá mới cho khoa học: cá Chát mala (Acrossocheilus
malacopterus), cá Anh (Rectoris longibarbus) và đã ghi nhận có phân bố tại Việt
Nam.
Thien Quang Huynh and I-Shiung Chen (2013), công bố loài cá Cháo mới
Opsariichthys duchuunguyeni từ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao
Bằng – Lạng Sơn, Đông Bắc Việt Nam.
Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Phương (2015), mô
tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus Linnaeus, 1758, (Siluridae, Siluriformes) được
phát hiện ở các tỉnh phía bắc Việt Nam: Silurus caobangensis; Silurus langsonensis
và Silurus dakrongensis, trong ba loài cá mới được nghiên cứu có 2 loài được thu
mẫu tại khu hệ cá Bằng Giang - Kỳ Cùng.
Như vậy, đã có 7 công trình nghiên cứu về khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang
- Kỳ Cùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng, ghi nhận có 172 loài thuộc 93 giống, 23 họ và 7 bộ.
1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên KVNC
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam
thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Diện tích toàn vùng là 11.220 km2.
3
1.2.1.2. Đặc điểm về hình thái và địa hình
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm trong vùng trũng xuống so với khu
vực xung quanh, thường gọi là máng trũng Cao – Lạng. Bao quanh về phía Tây Bắc,
Tây và Tây Nam là những dãy núi cao nhất khu Đông Bắc mà đỉnh cao nhất là Pia
Oắc 1930 m. Phía Đông Nam là vùng núi thấp với đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn
1541 m, Bà Xá 1166 m. Phía Cực Bắc, các đỉnh cao nhất đều đạt từ 900 đến trên
1000 m.
Về mặt hình thái lưu vực, sông Bằng có độ cao và độ dốc lưu vực lớn hơn sông
Kỳ Cùng. Dòng chính sông Bằng cũng thẳng hơn sông Kỳ Cùng, độ rộng bình quân
lưu vực nhỏ hơn sông Kỳ Cùng. Tuy vậy, tính chất máng trũng của địa hình vẫn thể
hiện rõ rệt
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Vị trí lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng tương đối khuất đối với gió mùa hạ
và trực tiếp đón gió mùa đông lạnh nên khô và ít mưa, lượng mưa tăng dần từ Đông
Nam lên Tây Bắc. Cũng do vị trí lưu vực khuất, lùi sâu trong lục địa mà lượng mưa
do bão gây ra thuộc loại thấp; tại Lạng Sơn 246mm/năm và Cao Bằng là
140mm/năm. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông và sự che khuất đối với ảnh
hưởng của biển, là nguyên nhân giảm lượng mưa trong vùng, mùa mưa ngắn nhất
miền Bắc.
1.2.1.4. Chế độ thủy văn
Lƣu vực sông Bằng Giang: Mật độ sông suối của tỉnh Cao Bằng thuộc loại
trung bình (0,5 – 1,0km/km2). Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, đỉnh lũ cao
nhất vào tháng 8, lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 70 -80%. Ngược lại, mùa khô
kéo dài tám tháng, lượng nước trong mùa chiếm 20 – 30%.
Lƣu vực sông Kỳ Cùng: Mật độ sông suối của tỉnh Lạng Sơn khá phát triển,
mật độ sông suối thuộc loại trên trung bình (từ 0,6 – 1,2 km/km2) so với mật độ trung
bình của cả nước (0,6 km/km2). Chia làm hai mùa: Mùa lũ tập trung vào các tháng 6
đến tháng 9 hàng năm, lượng nước trong mùa này chiếm 66 – 80% tổng lượng nước
trong năm. Mùa cạn kéo dài tám tháng, song lượng nước chiếm 20 – 34% dòng chảy
của năm.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cao Bằng: Có diện tích đất tự nhiên 6.700,26km2. Dân số ở Cao Bằng có
522,4 nghìn người, với mật độ dân số là 79,08 người/ km2, kinh tế của Cao Bằng còn
chậm phát triển. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm
42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông
chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô
Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân
tộc khác chiếm 0,18%. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi đó diện tích
4
đất canh tác có hạn, phần lớn cây trồng là lương thực, sản xuất mang tính chất độc
canh.
Lạng Sơn: Là một tỉnh nghèo, diện tích đất tự nhiên 8.310,09 km2, năm 2016
dân số ở Lạng Sơn có 767,7 nghìn người, mật độ dân số là 92,5 người/ km2, dân tộc
ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều
dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh
chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5 %, dân
tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %.
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Thời gian
nghiên cứu thực địa từ tháng 03 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016. Trên khu vực 17
huyện thuộc 40 xã, tổng số ngày thực địa 188 ngày. Phân tích mẫu vật được tiến hành
tại Phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Bắc Ninh; Phòng thí
nghiệm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên
nhiên Việt Nam.
2.2. Tƣ liệu nghiên cứu
Tư liệu để viết luận án gồm: toàn bộ mẫu vật cá chúng tôi thu thập được tiến
hành phân tích, định loại trong thời gian thực hiện đề tài là 1270 mẫu, nhật ký thực
địa ghi chép các dẫn liệu điều tra phỏng vấn người dân, ảnh chụp và các tài liệu khoa
học có liên quan.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu
Điểm thu mẫu đã bao trùm toàn bộ lưu vực nghiên cứu, từ các con suối nhỏ
đến các dòng sông chính, các phụ lưu, các ngã ba sông, các ao , hồ, đầm ruộng.
Điểm thu mẫu đã đại diện cho từng khu vực, lưu vực, đặc trưng cho từng thủy
vực, sinh cảnh sống cuả cá: vùng núi, đồng bằng, vùng có nước chảy nhanh, mạnh;
nước chảy chậm, nước tĩnh, nơi có thực vật che phủ, nơi thoáng đãng, vùng núi đá
vôi, vùng núi đất.
Thu thập mẫu cá
Tại mỗi địa điểm, chúng tôi đều tiến hành điều tra số loài có thể bắt gặp. Xử lý
mẫu: Định hình tạm thời để chụp ảnh, sau đó chuyển sang định hình có định trong
formalin với nồng độ từ 8 – 10%, kèm theo phiếu ghi tên phổ thông, tên địa phương,
thời gian và địa điểm thu mẫu, tên người thu mẫu.
5
Phỏng vấn người dân
Điều tra người dân có tham gia đánh bắt cá thường xuyên và không thường
xuyên trong khu vực nghiên cứu. Quan sát, chụp ảnh cảnh quan, ghi chép các hiện
tượng, sự việc liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình thực địa.
Phương pháp nghiên cứu sinh thái phân bố cá ở KVNC: Theo Đặng Ngọc Thanh
(2007)
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Phương pháp phân loại cá:
Phân tích đặc điểm hình thái theo Pravdin I.F (1961).
Phương pháp phân loại cá theo nguyên tắc phân loại động vật của Mayr. E
(1969) và nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật của Nguyễn Ngọc Châu
(2007). Về hệ thống phân loại học, chúng tôi theo Eschmeyer. W. N. (1998); Xác
định tên loài theo Froese R. & Pauly D. (www.fishbase.org, version 06/2017).
Các tài liệu chính dùng trong định loại: Mai Đình Yên (1978, 1979, 1992;
Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005); Kottelat (2001a, 2001b); Rainboth (1996); Chen
Yong Gui và Lu Zhao Fa (2005); Yue P. Q. (2000); Zhang Chun Guang (2005).
Phương pháp xác định mức độ gần gũi giữa các khu hệ cá
Sử dụng công thức tính của Sorencen (1948),
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel, Pass 3.0 và Access
Phương pháp xác định các yếu tố địa lý động vật: Theo Mai Đình Yên (1973) và
Nguyễn Hữu Dực (1995)
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thành phần loài và cấu trúc khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
3.1.1. Danh lục thành phần loài cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Qua phân tích, định loại 1270 mẫu cá đã được thu thập qua các đợt điều tra
thực địa tại khu vực nghiên cứu, trong thời gian từ 2012 đến 2017, đã xác định được
124 loài cá thuộc 71 giống, 18 họ và 5 bộ.
Tổng hợp danh lục loài của các tác giả trước đây tại khu vực nghiên cứu, tra
cứu đối chiếu, hiệu chỉnh từng tên chính danh, tên đồng vật các taxon theo Froese và
D. Pauly (www.fishbase.org, version 06/2017), sắp xếp hệ thống phân loại theo
Eschmeyer W. N. (1998). Kết quả đã xác định được ở KVNC có 202 loài thuộc 99
giống, 24 họ và 8 bộ (Bảng 3. 1).
6
Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
(Sắp xếp theo hệ thống Eschmeyer, 1998)
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Số
mẫu
Số loài đƣợc biết Loài ghi nhận Loài bảo tồn
V
iệt N
a
m
M
iền
B
ắ
c
K
V
N
C
S
Đ
V
N
B
N
N
IU
C
N
I Cypriniformes Bộ cá Chép
(1) Cyprinidae Họ cá Chép
1 Opsariichthys bidens Günther, 1873 Cá Cháo thường 35 + + + + + LC
2 Opsariichthys duchuunguyeni Huynh & Chen, 2014 Ꚛ Cá Cháo đông bắc 30 + NE
3 Opsariichthys sp. Cá Cháo 20 + + NE
4 Opsarius pulchellus (Smith, 1931) Cá Xảm - + LC
5 Nicholsicypris normalis (Nichols & Pope, 1927) Cá Dầm suối thường 12 + + NE
6 Zacco platypus (Temminck & Schlegel, 1844) Cá Chàm - + NE
7 Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927) Cá Mại sọc - + + + + LC
8 Rasbora aurotaenia Tirant, 1885 Cá Lòng tong đuôi vàng - + LC
9 Rasbora trilineata Steindachner, 1866 Cá Lòng tong sọc - + LC
10 Pseudorasbora sp. Cá Lòng tong 5 + + NE
11 Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) Cá Trắm đen 1 + + DD
12 Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1844) * ⸫ Cá Trắm cỏ 1 + + + NE
13 Ochetobius elongatus (Kner, 1867) Cá Chày tràng - + LC
14 Luciobrama macrocephalus (Lacepede, 1803) Cá Rồng măng - + + DD
15 Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) Cá Chày mắt đỏ 5 + + + + DD
16 Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) Cá Măng - + + + VU VU DD
17 Pseudolaubuca sinensis Bleeker, 1864 Cá Thiên hồ sông - + + LC
18 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) * Cá Mương xanh 30 + + + + + LC
19 Toxabramis houdemeri Pellegrin, 1932 Cá Dầu hồ cao 17 + + + LC
20 Pseudohemiculter dispar (Peters, 1881) Cá Dầu sông mỏng 14 + + + + VU
5 1 2 3 4
7
21 Pseudohemiculter pacboensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Dầu sông pác pó 8 + + NE
22 Pseudohemiculter hainanensis (Boulenger, 1900) Cá Dầu sông dày 12 + + LC
23 Hainania serrata Koller, 1927 Cá Mương gai 18 + + + DD
24 Megalobrama mantschuricus (Basilewsky, 1855) Cá Vền - + NE
25 Sinibrama macrops Gunther, 1868 Cá Nhác 1 - + + LC
26 Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) Θ Cá Nhác 2 7 + + LC
27 Sinibrama melrosei (Nichols & Pope, 1927) Cá Nhác 3 - + DD
28 Ancherythroculter lini Luo, 1994 Cá Ngão mắt to 6 + + NE
29 Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967 Θ Cá Ngão mắt to đào - + DD
30 Culter recurvirostris Sauvage, 1884 Cá Ngão gù - + + + DD
31 Chanodichthys erythropterus (Basilewsky, 1855) Cá Thiểu - + LC
32 Chanodichthys mongolicus (Basilewsky, 1855) Cá Ngão lạng sơn - + + LC
33 Rasborinus lineatus (Pellegrin, 1907) Cá Mại bầu - + + + LC
34 Xenocypris davidi Bleeker, 1871 Cá Mần 15 + + NE
35 Xenocypris microlepis Bleeker, 1871 Cá Mần giả - + LC
36 Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 Cá Mè trắng việt nam 1 + + DD
37
Hypophthalmichthys molitrix(Valenciennes, 1844) *
⸫
Cá mè trắng trung quốc 1
+ +
+ NT
38 Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) * ⸫ Cá Mè hoa 1 + + + + DD
39 Hemibarbus macracanthus Lu, Luo & Chen, 1977 * Cá Đục chấm - + + DD
40 Hemibarbus medius Yue, 1995 * Cá Đục ngộ 30 + + + + NE
41 Hemibarbus umbrifer (Lin, 1931) Cá Đục ó lạng sơn 35 + + + LC
42 Sarcocheilichthys parvus Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo - + LC
43 Sarcocheilichthys kiangsiensis Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo Kiang 7 + + NE
44 Sarcocheilichthys nigripinnis (Günther, 1873) Cá Nhọ chảo vây đen 5 + + + + NE
45 Sarcocheilichthys caobangensis Ngu. & Ngo, 2001 Ꚛ Cá Nhọ chảo cao bằng 4 + + NE
46 Squalidus atromaculatus (Nichols & Pope, 1927) * Cá Đục trắng dài 15 + + + + LC
47 Squalidus chankaensis Dybowski, 1872 Cá Đục trắng dày 30 + + NE
48 Squalidus argentatus (Sau. & Dab., 1874) * Cá Đục trắng mỏng 23 + + DD
8
49 Abbottina binhi Nguyen, 2001 Θ Cá Đục đanh hoa 5 + + DD
50 Abbottina sp. Cá Đục đanh 4 + + DD
51 Microphysogobio labeoides (Nichols & Pope, 1927) * Cán Đục đanh chấm râu 8 + + + DD
52 Microphysogobio kachekensis (Oshima, 1926) Cá Đục đanh chấm hải nam 12 + + + + + LC
53 Microphysogobio vietnamica Mai, 1978 Θ Cá Đục đanh chấm mõm dài - + + DD
54 Microphysogobio yunnanensis (Yao -Yang, 1977) Cá Đục đanh chấm mõm ngắn - + + DD
55 Pseudogobio guilinensis Yao & Yang, 1977 Cá Đục đanh chấm đại - + DD
56 Pseudogobio banggiangensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Đục đanh sọc 15 + + NE
57 Saurogobio immaculatus Koller, 1927 Cá Đục đanh - + + DD
58 Saurogobio dabryi Bleeker, 1871 Cá Đục đanh đốm 20 + + NE
59 Gobiobotia kolleri Banarescu & Nalbant, 1966 Cá Đục râu 5 + + + + DD
60 Gobiobotia meridionalis Chen & Cao, 1977 Cá Đục râu meri 8 + + DD
61 Acheilognathus imfasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây chấm - + NE
62 Acheilognathus fasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây sọc 4 + + NE
63 Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) Cá Thè be thường 15 + + + + + DD
64 Acheilognathus macropterus (Bleeker) Cá Thè be vây dài - + DD
65 Acheilognathus lamensis Nguyen, 1983 Θ Cá Thè be sông lam - + DD
66 Acheilognathus meridianus Wu, 1939 Cá Thè be nhánh - + DD
67 Rhodeus ocellatus (Kner, 1867) Cá Bướm chấm - + + + DD
68 Rhodeus spinalis Oshima, 1926 Cá Bướm gai 17 + + + LC
69 Rhodeus elongatus (Mai, 1978) Θ Cá Bướm dài - + + DD
70 Parator zonatus (Lin, 1935) Cá Cày chấm - + + NE
71 Folifer brevifilis (Peters, 1881) Cá Ngựa bắc 5 + + VU VU DD
72 Paraspinibarbus macracanthus(Pel. & Chev., 1936) Cá Cầy bắc - + DD
73 Spinibarbus babeensisNguyen, 2001 Θ Cá Chày đất ba bể 2 + + DD
74 Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) Cá Chày đất vây lưng đen 2 + + VU DD
75 Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 Cá Chày đất 10 + + + + + DD
76 Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) * Cá Bỗng 20 + + + + + LC
9
77 Spinibarbus sp. Cá Bỗng cao bằng 5 + + DD
78 Barbodes semifasciolatus (Günther, 1868) Cá Đong đong 5 + + + + + LC
79 Neolissocheilus benasi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Rai - + DD
80 Acrossocheilus iridescens (Nichols & Pope, 1927) * Cá Chát hoa 30 + + + + + DD
81 Acrossocheilus krempfi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Chát trắng - + + + + DD
82 Acrossocheilus elongatus (Pel. & Chev., 1934) Cá Hân - + + DD
83 Acrossocheilus macroquadatus (Mai, 1978) Θ Cá Chát vảy to - + DD
84 Acrossocheilus malacopterus Zhang, 2005 Cá Chát ma la 35 + + + + DD
85 Acrossocheilus clivosius (Lin, 1935) Cá Chát vạch 10 + + DD
86 Acrossocheilus sp. Cá Chát 7 + + DD
87 Onychostoma ovale Pellegrin & Chevey, 1936 Cá Biên 5 + + DD
88 Onychostoma gerlachi (Peters, 1881) * Cá Sỉnh 14 + + + NT
89 Onychostoma simum (Sau. & Dab., 1874) Cá Sỉnh gai si mum - + + DD
90 Onychostoma laticeps Günther, 1896 * Cá Sỉnh gai 15 + + VU NE
91 Onychostoma leptura (Boulenger, 1900) * Cá Phao 5 + + DD
92 Luciocyprinus langsoni Vaillant, 1904 Cá Măng giả - + + CR VU
93 Rectoris posehensis Lin, 1935 Cá Anh 5 + + + NE
94 Rectoris mutabilis (Lin, 1933) Cá Vũ 3 + + + + NE
95 Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan, 2012 Cá Anh râu dài 5 + + + + NE
96 Ptychidio jordani Myers, 1930 Cá Miệng cuộn 2 + + + + CR
97 Ptychidio sp. Cá Miệng cuộn 2 + + DD
98 Vi