Luận án Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk

Hiện nay cà phê đã thật sự trở thành một ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hàng năm ngành cà phê thế giới đã cung cấp sinh kế cho khoảng 25 triệu người sản xuất và 100 triệu người tham gia vào lĩnh vực chế biến và kinh doanh cà phê [82], [90]. Cà phê là mặt hàng buôn bán lớn thứ hai của thế giới đang phát triển sau dầu mỏ. Tổng giá trị cà phê xuất khẩu hàng năm đạt trên 10 tỷ đô la, doanh số bán lẻ cà phê trên toàn cầu đạt hơn 70 tỷ đô la [15]. Ở một số nước kinh tế phát triển phụ thuộc vào cà phê như Burundi, Uganda, Rwanda, Ethiopia, tỷ trọng giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu [80]. Ở Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Vào đầu những năm 1980, cả nước có khoảng 20 nghìn hecta cà phê, cho sản lượng hàng năm từ 4 đến 5 nghìn tấn cà phê nhân. Sau 20 năm, diện tích trồng cà phê của nước ta đã đạt nửa triệu hecta với sản lượng khoảng 1 triệu tấn. Đến năm 2006, mặt hàng cà phê của Việt Nam đã có mặt ở gần 80 quốc gia, xuất khẩu đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD và gia nhập câu lạc bộ 9 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD [15], [51]. Cà phê cũng là một ngành thu hút nhiều lao động. Hàng năm, ngành sản xuất cà phê có thể tạo việc làm cho khoảng 600 - 800 nghìn nhân công, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân ở khu vực miền núi và Tây Nguyên. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, sinh thái để nâng cao khả năng cạnh tranh. Năm 2009, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1.023 nghìn tấn, chiếm 18% thị phần của toàn thế giới và là quốc gia đứng thứ 2 sau Brazil về khối lượng cà phê xuất khẩu [93]. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đã và đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên các khía cạnh sau: Một là, chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam thấp, hầu hết sản phẩm tiêu thụ không theo tiêu chuẩn thế giới. Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chủ yếu qua các trung gian, chưa tiếp cận trực tiếp được với Sàn giao dịch cà phê London, giá xuất khẩu thấp và không ổn định. Điều này đã làm hạn chế uy tín và hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hai là, sức mạnh thị trường tiêu dùng nội địa đối với sản phẩm cà phê yếu, cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng tiêu dùng trong nước về chất lượng, chủng loại chưa đủ mạnh để tạo áp lực cải tiến công nghệ, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ba là, năng lực của người sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê trong nước kém, trình độ sản xuất và công nghệ chế biến lạc hậu, sản xuất thiếu tính bền vững; tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, chưa phát huy sức mạnh liên kết để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm. Do vậy, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của nước ta là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ/Ngành đã đề xuất và thực thi nhiều chương trình, chính sách cần thiết nhằm tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, thúc đẩy phát triển bền vững ngành cà phê, trong đó có Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt ngày 26/8/2008, tạo cơ chế thúc đẩy ngành cà phê trong nước phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

doc209 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐỖ THỊ NGA NGHIÊN CỨU LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.31.10.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM VÂN ĐÌNH HÀ NỘI, 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Đỗ Thị Nga LỜI CÁM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Giáo sư Tiến sĩ Phạm Vân Đình, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Bộ môn Phát triển nông thôn Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Viện Đào tạo Sau đại học. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô. Luận án được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Tưởng niệm Ginés-Mera dành cho các Nghiên cứu sinh của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT), được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), tôi xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ quý báu này. Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Ban Giám đốc các Công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê; Chính quyền địa phương, các đại lý kinh doanh cà phê, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, phân bón và bà con nông dân tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện luận án. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, tôi xin trân trọng cám ơn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, đặc biệt là chồng tôi, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả Luận án Đỗ Thị Nga MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BCEC Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột BQ Bình quân BSCA Hiệp hội sản xuất Cà phê đặc biệt Brazil CB Chế biến CNC Hội đồng Cà phê Quốc gia Colombia CS Cộng sự CSHT Cơ sở hạ tầng FAOSTAT Trung tâm Thống kê - Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc FNC Liên đoàn Nông dân trồng cà phê Quốc gia Colombia GI Chỉ dẫn địa lý ICO Tổ chức Cà phê Quốc tế KD Kinh doanh LIFFE Sàn giao dịch cà phê London NC Nghiên cứu NN Nông nghiệp PT Phát triển PTNT Phát triển nông thôn SCAI Hiệp hội Cà phê đặc biệt Indonesia SX Sản xuất TBKT Tiến bộ kỹ thuật UBND Ủy ban nhân dân VICOFA Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam WASI Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên XK Xuất khẩu DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp chế biến cà phê 25 2.1 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk 45 2.2 Cơ cấu các mặt hàng cà phê xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk 46 2.3 Diện tích và sản lượng cà phê của các huyện trong vùng nghiên cứu 54 2.4 Tổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu 55 2.5 Phân tổ mức độ quan trọng của từng yếu tố 58 2.6 Phân tổ mức độ tác động của từng yếu tố 58 2.7 Mô hình ma trận SWOT 61 2.8 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 67 3.1 Năng suất sản phẩm cà phê của các hộ nông dân Đắk Lắk năm 2010 71 3.2 Năng suất cà phê của Việt Nam và một số nước năm 2009 72 3.3 Giá thành 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk 73 3.4 Giá thành 1 tấn cà phê nhân của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước 73 3.5 Chi phí nguồn lực trong nước cho 1 tấn cà phê nhân của Đắk Lắk 74 3.6 Hệ số chi phí nguồn lực của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước 74 3.7 Lợi nhuận của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước 75 3.8 Nhận biết thông tin chất lượng sản phẩm cà phê của nông dân 76 3.9 Cơ cấu chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp 78 3.10 Thị phần cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk và một số nước 83 3.11 Chi phí và tốc độ bốc xếp tại cảng của Việt Nam và Indonesia 89 3.12 Chất lượng đất trồng cà phê năm 2009 94 3.13 Hiệu quả sản xuất cà phê vối theo chất lượng đất 95 3.14 Lao động cho sản xuất cà phê của hộ nông dân 95 3.15 Hiệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích 97 3.16 Vốn sản xuất cà phê của hộ nông dân 97 3.17 Năng lực tài chính của các công ty 100 3.18 Mức độ tác động của năng lực công ty đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 100 3.19 Ảnh hưởng của việc áp dụng quy trình sản xuất đến hiệu quả sản xuất cà phê 101 3.20 Năng suất cà phê theo giống 102 3.21 So sánh lượng phân bón thực tế sử dụng ở hộ nông dân với lượng phân bón khuyến cáo 103 3.22 Sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk 106 3.23 Khả năng cung ứng phân bón cho sản xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk 109 3.24 So sánh giá phân bón thực tế nông dân phải trả với giá nhập khẩu 110 3.25 Trình độ của cán bộ khuyến nông 111 3.26 Tình hình vay vốn của các nông hộ trồng cà phê 112 3.27 Tỷ lệ nhựa và bê tông hóa đường giao thông của Đắk Lắk 114 3.28 Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới 115 3.29 Mức độ tác động của các hoạt động hỗ trợ đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 116 3.30 Hiệu quả sản xuất cà phê theo hình thức liên kết 118 3.31 Mức độ tác động của tổ chức quản lý ngành hàng đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 121 3.32 Ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 123 3.33 Chiến lược phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk 126 4.1 Nguồn lao động ở các hộ nông dân trồng cà phê 132 4.2 So sánh chất lượng cà phê nhân theo giống 135 4.3 Quy hoạch sản xuất cà phê đến năm 2015 và 2020 142 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân 77 3.2 Giá xuất khẩu cà phê nhân của Đắk Lắk và một số nước 81 3.3 Chỉ số giá đơn vị cà phê nhân của Đắk Lắk và một số nước châu Á 81 3.4 Thị phần khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk và Gia Lai so với cả nước 83 3.5 Thay đổi của các thị trường lớn về sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk 84 3.6 Cơ cấu chủng loại cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk 88 3.7 (a và b) Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn 96 3.8 Thời điểm bán cà phê của các hộ nông dân 98 3.9 Năng lực tổng hợp của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 99 3.10 Thời điểm thu hoạch cà phê ở các nông hộ 104 3.11(a và b) Hình thức và phương tiện chế biến cà phê ở nông hộ 104 3.12 Quy mô và tốc độ tăng lượng tiêu thụ nội địa cà phê của Đắk Lắk 108 3.13 Tỷ lệ tiêu dùng nội địa của Viêt Nam (Đắk Lắk) và một số nước 108 3.14 Khó khăn của hộ khi vay vốn 113 3.15 Nguồn thông tin thị trường các doanh nghiệp lựa chọn tiếp cận 120 3.16 Biến động giá cà phê trên thị trường tỉnh Đắk Lắk năm 2010 122 4.1 Nhu cầu thông tin của người sản xuất cà phê 133 4.2 Nguồn thông tin đối với người sản xuất cà phê 133 4.3 Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông dân 133 4.4 Loại hình khuyến nông ưa thích của nông dân 142 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 1.1 Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 21 1.2 Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 28 2.1 Các tác nhân tham gia ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Lắk 48 2.2 Khung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 53 3.1 Tỷ lệ khối lượng và giá tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân ở tỉnh Đắk Lắk năm 2010 86 3.2 Tóm tắt lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 92 3.3 Tóm tắt các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế 124 4.1 Liên kết sản xuất cà phê bền vững giữa hộ nông dân và doanh nghiệp 139 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 3.1 Những người nắm vai trò quyết định giá cà phê 90 3.2 Xuất khẩu giá CIF 91 3.3 Có thể duy trì sản xuất cà phê trên đất ít thích nghi 94 3.4 Khó khăn về vốn của hộ nông dân 99 3.5 Kỹ thuật canh tác, chế biến - yếu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh 105 3.6 Lý do tham gia Hiệp hội ngành hàng 119 4.1 Lý do tiêu dùng và không tiêu dùng cà phê 142 MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay cà phê đã thật sự trở thành một ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hàng năm ngành cà phê thế giới đã cung cấp sinh kế cho khoảng 25 triệu người sản xuất và 100 triệu người tham gia vào lĩnh vực chế biến và kinh doanh cà phê [82], [90]. Cà phê là mặt hàng buôn bán lớn thứ hai của thế giới đang phát triển sau dầu mỏ. Tổng giá trị cà phê xuất khẩu hàng năm đạt trên 10 tỷ đô la, doanh số bán lẻ cà phê trên toàn cầu đạt hơn 70 tỷ đô la [15]. Ở một số nước kinh tế phát triển phụ thuộc vào cà phê như Burundi, Uganda, Rwanda, Ethiopia, tỷ trọng giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu [80]. Ở Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Vào đầu những năm 1980, cả nước có khoảng 20 nghìn hecta cà phê, cho sản lượng hàng năm từ 4 đến 5 nghìn tấn cà phê nhân. Sau 20 năm, diện tích trồng cà phê của nước ta đã đạt nửa triệu hecta với sản lượng khoảng 1 triệu tấn. Đến năm 2006, mặt hàng cà phê của Việt Nam đã có mặt ở gần 80 quốc gia, xuất khẩu đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD và gia nhập câu lạc bộ 9 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD [15], [51]. Cà phê cũng là một ngành thu hút nhiều lao động. Hàng năm, ngành sản xuất cà phê có thể tạo việc làm cho khoảng 600 - 800 nghìn nhân công, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân ở khu vực miền núi và Tây Nguyên. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, sinh thái để nâng cao khả năng cạnh tranh. Năm 2009, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1.023 nghìn tấn, chiếm 18% thị phần của toàn thế giới và là quốc gia đứng thứ 2 sau Brazil về khối lượng cà phê xuất khẩu [93]. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đã và đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên các khía cạnh sau: Một là, chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam thấp, hầu hết sản phẩm tiêu thụ không theo tiêu chuẩn thế giới. Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chủ yếu qua các trung gian, chưa tiếp cận trực tiếp được với Sàn giao dịch cà phê London, giá xuất khẩu thấp và không ổn định. Điều này đã làm hạn chế uy tín và hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hai là, sức mạnh thị trường tiêu dùng nội địa đối với sản phẩm cà phê yếu, cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng tiêu dùng trong nước về chất lượng, chủng loại chưa đủ mạnh để tạo áp lực cải tiến công nghệ, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ba là, năng lực của người sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê trong nước kém, trình độ sản xuất và công nghệ chế biến lạc hậu, sản xuất thiếu tính bền vững; tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, chưa phát huy sức mạnh liên kết để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm. Do vậy, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của nước ta là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ/Ngành đã đề xuất và thực thi nhiều chương trình, chính sách cần thiết nhằm tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, thúc đẩy phát triển bền vững ngành cà phê, trong đó có Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt ngày 26/8/2008, tạo cơ chế thúc đẩy ngành cà phê trong nước phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2010 là hơn 1,7 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn là trên 75% [9]. Tỉnh có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Năm 2010, toàn tỉnh xuất khẩu hơn 350 nghìn tấn cà phê, chiếm trên 30% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Cũng giống như tình trạng chung của cả nước, tổ chức sản xuất cà phê của Đắk Lắk chủ yếu dưới hình thức nông hộ quy mô nhỏ; Tiêu thụ sản phẩm qua nhiều trung gian (người thu gom, đại lý, công ty chế biến, xuất khẩu); Năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh của các tổ chức kinh tế hạn chế; Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, phụ thuộc vào thương hiệu nước ngoài, dẫn đến lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung và lợi thế cạnh tranh nói riêng sản phẩm cà phê ở Việt Nam. Các nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của nước ta trong điều kiện tự do hóa thương mại và những khuyến nghị về chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. Đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam với các nước sản xuất cà phê trên thế giới theo hai hướng tiếp cận là so sánh về lượng và về chất, Trần Ngọc Hưng (2002) cho rằng cà phê Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao i) Năng suất cà phê của Việt Nam vượt xa năng suất của các nước sản xuất cà phê trên thế giới, kể cả những nước luôn dẫn đầu về sản lượng như Brazil, Colombia, Indonesia và Ấn Độ; ii) Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Brazil; iii) Hiệu quả (tỷ lệ giá bán/ chi phí sản xuất) đứng thứ ba sau Brazil và Indonesia [18]. Chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam đó là hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) [22], [23], [48]. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng có lợi thế so sánh mạnh trong sản xuất cà phê xuất khẩu; Tuy nhiên lợi thế trong sản xuất cà phê rất nhạy cảm với giá xuất khẩu, năng suất cà phê và giá các yếu tố đầu vào; Do đó để duy trì lợi thế so sánh đối với sản phẩm cà phê thì việc nâng cao giá xuất khẩu cà phê là rất cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Võ Linh (2008) còn cho rằng mặc dù có lợi thế về năng suất và chi phí sản xuất nhưng khả năng cạnh tranh của cà phê Đắk Lắk còn hạn chế trên các khía cạnh, đó là chất lượng sản phẩm, công nghệ chế biến, thương hiệu [22]. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Theo Trần Ngọc Hưng (2002), sự gia tăng sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam là dựa vào sự dồi dào của các yếu tố sản xuất đầu vào như thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn lao động. Những lợi điểm về đất đai và khí hậu là yếu tố hết sức quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh của ngành mà cho dù có can thiệp bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cũng không thể thực hiện được [18]. Nghiên cứu của Hoàng Thúy Bằng và CS. (2004) cho rằng sản phẩm cà phê Robusta Việt Nam trong quá khứ có khả năng cạnh tranh chủ yếu dựa trên bốn yếu tố chính i) Giá lao động rẻ, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm; ii) Năng suất cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và sử dụng nhiều phân bón, nước tưới; iii) Lợi thế về khoảng cách vận chuyển, các vùng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu và iv) Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với ngành cà phê thông thoáng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy trì, do những hạn chế, đó là i) Quy mô sản xuất nhỏ, thiếu các dịch vụ hỗ trợ đối với người trồng cà phê; ii) Chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước khó tiếp cận tới đối tượng hưởng lợi; iii) Cơ sở hạ tầng nông thôn hạn chế làm tăng chi phí vận chuyển và iv) Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới [2]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Tiệm (2004) cũng chỉ ra rằng mặc dù những kết quả khả quan đã đạt được, song ngành cà phê nước ta vẫn chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới do việc sử dụng giống không bảo đảm chất lượng, biện pháp canh tác, đặc biệt là việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới chưa hợp lý, làm ảnh hưởng đến chi phí, chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái [42]. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam được đề cập nhìn chung đều tập trung vào các khía cạnh: i) Phát triển cà phê hiệu quả bền vững để giảm giá thành và tăng chất lượng sản phẩm [22], [23], [29]; ii) Tăng cường đầu tư công tác khuyến nông, tín dụng và cơ sở hạ tầng [2], [23]; iii) Chủ động lựa chọn cơ cấu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh ở cả thị trường trong nước và nước ngoài [29]; iv)Quy hoạch tổng thể diện tích trồng cà phê để đầu tư đúng hướng, có trọng điểm và hiệu quả và v) Hoàn thiện đồng bộ các chính sách như chính sách tỷ giá, chính sách thuế, chính sách tín dụng [23]. Tóm lại, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc sơ lược khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam hoặc đánh giá khả năng cạnh tranh ngành cà phê trên các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật riêng lẻ và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, đầy đủ, cập nhật về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và phân tích một cách toàn diện các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk để đề xuất các giải pháp, chính sách đồng bộ nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của Luận án mang tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình. 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. - Đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. 3 Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk? - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk là gì? - Để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện những giải pháp nào? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, với các chủ thể là các hộ nông dân trồng cà phê, những người thu mua cà phê, các doa
Luận văn liên quan