Luận án Nghiên cứu lựa chọn kết cấu và công nghệ thi công kết cấu nhịp dẫn BT dự ứng lực cho cầu giao thông nông thôn tỉnh An Giang

Theo quyết định số 3247/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 07/12/2007 về việc Quy hoạch hệ thống giao thông thủy, bộ tỉnh An Giang thời kỳ 2007-2020 : - Quan điểm phát triển : Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là ngành cần ưu tiên phát triển, chú trọng bền vững, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. - Mục tiêu tổng quát : Giao thông vận tải An Giang phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, vận tải, công nghiệp giao thông vận tải tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, có khả năng liên kết thuận lợi các phương thức vận tải, đảm bảo thông suốt từ xã tới tỉnh, thông suốt các tỉnh, thành phố phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh – hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 : • Giai đoạn 2007 – 2010 tập trung nâng cấp mặt đường tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm các xã khó khăn, đầu tư mở mới mạng lưới tuyến phục vụ công nghiệp, khu dân cư. • Năm 2010 – 2020 hoàn chỉnh từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nâng cao chất lượng khai thác, đảm bảo vận tải thông suốt toàn bộ mạng lưới đối nội và đối ngoại. - Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông : Xây dựng đường ô tô đến tất cả các trung tâm xã, cụm xã chưa có đường. Nâng cấp đồng bộ các tuyến đường đến trung tâm xã, cụm xã, phấn đấu 2010 xóa toàn bộ cầu khỉ, cầu tạm, tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi được cả hai mùa đến năm 2010 đạt 80% - 90%, phấn đấu 2020 đạt 90% - 100%. Đến năm 2020 phấn đấu các đường huyện đều đạt chuần đường cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, B. Kết hợp chặt chẽ với quy hoạch lũ trên địa bàn tỉnh, cải tạo nạo vét hàng năm các tuyến vận tải thủy chính để phát huy hiệu quả kinh tế.

docChia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Nghiên cứu lựa chọn kết cấu và công nghệ thi công kết cấu nhịp dẫn BT dự ứng lực cho cầu giao thông nông thôn tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẦU ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG. Giới thiệu chung : Địa giới hành chính : An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên ; có biên giới Việt Nam – Campuchia. An Giang có diện tích tự nhiên 3.536,76 km2 bao gồm 11 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện. Dân số Tổng dân số toàn tỉnh: 2.231.062 người, trong đó: Thành thị : 634.313 người (28,43 %) Nông thôn : 1.596.749 người (71.57 %) Mật độ bình quân : 631 người/km2. Cao nhất tại thành phố Long Xuyên 2.387 người/km2, thấp nhất tại huyện Tri Tôn 212 người/km2. Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài 104km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628km. Gồm 420 tuyến địa giới hành chính cấp xã dài 1.694,463km, trong đó 259 tuyến xã trong nội huyện dài 1.159,079km, 21 tuyến huyện dài 313,233km và 3 tuyến tỉnh dài 222,151km, được xác định bằng 461 mốc địa giới hành chính các cấp gồm 39 mốc cấp tỉnh, 89 mốc cấp huyện và 333 mốc cấp xã. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10°12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam 86km và Đông Tây 87,2km. Bản đồ vị trí Bản đồ hành chính Địa hình : An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng : Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông, với các đặc trưng cơ bản sau đây : Độ nghiêng nhỏ và theo 2 hướng chính. Hướng từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chia thành 3 cấp chính. Cao từ 3m00 trở lên nằm ở ven sông Hậu, sông Tiền và các khu vực đất thổ cư hoặc bờ kênh đào. Cao từ 1m50 đến 3m00 nằm ở khu giữa sông Tiền, sông Hậu. Cao dưới 1m50 phổ biến nhất ở phía hữu ngạn sông Hậu. Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ. Đó là, dạng cồn bãi (cù lao), dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng), dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội đồng đến tận ranh giới tỉnh Kiên Giang) và dạng gợn sóng (dạng phụ - gọi là xép và rạch tự nhiên bị bồi lấp). Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm 2 kiểu : kiểu Deluvi (sườn tích) và kiểu đồng bằng phù sa cổ . Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày mà thành, có đặc tính hẹp, nghiêng từ 2° đến 5° và có độ cao từ 5m đến 10m . Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ phù sa sông, với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có độ nghiêng. Chênh lệch độ cao giữa các bậc thang thường dao động từ 1m đến 5m. Đồi núi An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn. Dạng núi Có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính : cao và dốc, thấp và thoải . Dạng núi cao và dốc được hình thành trong các thời kỳ tạo sơn mãnh liệt, có dốc lớn trên 25°, như núi Cấm, núi Tô, núi Dài . . . Dạng núi thấp và thoải được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi Trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15° . Phần lớn các núi dạng này nằm liền hoặc gần kề với các núi lớn như núi Nam Qui, Sà Lôn, núi Đất. Độ cao núi : Đồi núi ở An Giang được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc lập như sau : Cụm núi Sập có 4 núi là : núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn. Núi Sập to lớn hơn có độ cao 85m với chu vi 3.800m . Cụm Ba Thê có 5 núi cũng nằm trên đất huyện Thoại Sơn là : Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Núi Ba Thê lớn nhất trong 5 núi với độ cao 221m và chu vi khoảng 4.220m . Cụm núi Phú Cường có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên là : núi Phú Cường, núi Dài năm giếng, núi Két, núi Rô, Trà Sư, Bà Vải, Đất Lớn, Bà Đắt, núi Cậu, Đất Nhỏ, Mo Tấu, núi Chùa và Tà Nung. Cao nhất là núi Phú Cường 282m với chu vi khoảng 9.500m. Cụm núi Cấm có 7 núi nằm giáp trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên gồm : núi Cấm, Bà Đội, Nam Qui, Bà Khẹt, Tà Lọt, Ba Xoài và Cà Lanh. Núi Cấm cao nhất 705m với chu vi 28.600m . Cụm núi dài thuộc huyện Tri Tôn có 4 núi : núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lôn. Trong đó núi Dài cao nhất 554m và chu vi là 21.625m . Cụm núi Tô có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, đều thuộc huyện Tri Tôn. Cô Tô là núi cao nhất 614m với chu vi 14.375m . Núi Nổi nằm độc lập ở huyện An Phú độ cao 10m và chu vi khoảng 3.200m . Núi Sam cũng nằm độc lập ở thị xã Châu Đốc, có độ cao 228m và chu vi khoảng 5.200m . Giới thiệu khái quát về tình hình giao thông và các điều kiện, đặc điểm địa chất, thủy văn ở khu vực tỉnh An Giang: Điều kiện tự nhiên ở tỉnh An Giang: Kênh rạch - sông ngòi: Rạch tự nhiên Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Những rạch lớn hiện có ở An Giang gồm Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), Long Xuyên (thành phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) và rạch Cần Thảo (huyện Châu Phú). Trong đó rạch Ông Chưởng và rạch Long Xuyên là 2 rạch quan trọng, khá dài, rộng và sâu hơn các rạch còn lại. Rạch Ông Chưởng có hình dạng uốn khúc như mình rồng, lấy nước sông Tiền ngay đầu thị trấn Chợ Mới, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam trên chiều dài 20km, chia huyện Chợ Mới thành 2 khu vực nằm ở phía Đông và Tây của rạch này, cuối cùng đổ nước vào sông Hậu tại đỉnh cua cong của cù lao Mỹ Hòa Hưng. Rạch Ông Chưởng có độ rộng gần 100m và sâu hơn 8m, khả năng tải nước mùa lũ ở mức 800m3/s với tốc độ trên 1m/s. Rạch Long Xuyên bắt đầu khởi nguồn từ thành phố Long Xuyên chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, với độ uốn khúc quanh co giống như một dải lụa long lanh chảy suốt trên chặng đường dài gần 18km, giữa thảm lúa rộng mênh mông của Tứ giác Long Xuyên, rồi nối với kinh Thoại Hà tại ấp Đông Phú xã Vĩnh Trạch huyện Thoại Sơn, đi qua núi Sập, kéo thẳng ra biển Tây, nối với sông Kiên cửa Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Rạch Long Xuyên nhân dân ở đây còn gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên có độ rộng bình quân 100m và sâu 8m , có lưu lượng mùa lũ trên 300m3/s. Kênh đào Kênh Thoại Hà do ông Nguyễn Văn Thoại được vua Gia Long giáng chỉ cho đào vào mùa Xuân năm Mậu Dần (1818). Kênh đào theo lạch nước cũ, nối rạch Long Xuyên tại Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua chân núi Sập, tiếp với sông Kiên Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá Kênh Vĩnh Tế bắt đầu đào vào ngày Rầm tháng Chạp năm Kỹ Mão (1819) cũng do Nguyễn Văn Thoại chỉ huy . Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành (Hà Tiên - Kiên Giang). Kênh Vĩnh An : lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu và tạo ra trục giao thông thủy nối liền giữa 2 trung tâm thương mại Tân Châu và Châu Đốc, thông nối các vị trí quân sự, kinh tế chiến lược quan trọng của biên cương. Kênh dài 17km, rộng 30m và sâu 6m. Song, do cửa đổ của kênh vào sông. Kênh Trà Sư : để ngăn lũ núi, thau chua rửa phèn và dẫn nước lũ phù sa phục vụ cho khai thác các cánh đồng còn hoang hóa thời bấy giờ thuộc khu vực Thới Sơn – Văn Giáo. Kênh có chiều dài 23km, rộng 10m và sâu trên 2m. Kênh Thần Nông : Đào năm 1882, chạy dọc giữa huyện Phú Tân, bắt đầu từ xã Phú Vĩnh nối liền kênh Vĩnh An đến rạch Cái Đầm dài 25km, rộng 6m và sâu 3m, để tưới tiêu cho toàn huyện. Kênh Vàm Xáng : cách kênh Vĩnh An 4km về phía thượng lưu, để lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu, đồng thời tạo ra trục giao thông mới thay cho kênh Vĩnh An. Ban đầu kênh dài 9km, rộng 30m và sâu 6m, sau do cửa đổ nước có lợi thế tạo ra được độ dốc dòng chảy lớn, nên đến nay kênh có độ rộng trên 100m, sâu trên 20m. Do đó, sau sông Vàm Nao, kênh Vàm Xáng trở thành tuyến kênh quan trọng điều hòa lượng nước từ sông Tiền bổ sung cho sông Hậu, tạo lập trục giao thông thủy nối liền 2 con sông nầy cho tàu thuyền lớn nhỏ qua lại dễ dàng quanh năm suốt tháng. Tiếp đó, trên vùng đất An Giang – Hà Tiên, trong khoảng từ năm 1918 – 1930, thực dân Pháp còn cho đào hệ thống kênh trục bao gồm Rạch Giá – Hà Tiên (chạy song song với bờ biển Tây có 4 kênh nhánh tiêu nước ra biển là : Vàm Răng, Luỳnh Quỳnh, Vàm Rầy và Kiên Lương), Tám Ngàn, Tri Tôn, Ba Thê,Cái Sắn, Mặc Cần Dưng. Hệ thống kênh trục mới nầy có tầm quan trọng đặc biệt về thủy lợi khai thác vùng đất hoang hóa Tứ giác Long Xuyên, vận tải hàng hóa, phân bổ dân cư . . . trên đất An Giang nói riêng và Tứ giác Long Xuyên nói chung thời bấy giờ . Dưới chế độ Mỹ-ngụy, từ năm 1957 đến 1960, trên địa bàn An Giang đào thêm được kênh Mới nối kênh Vĩnh Tế với kênh Tám Ngàn tại Lò Gạch, làm trục tạo nguồn chuyển nước từ kênh Vĩnh Tế vào vùng Bắc Hà Tiên. Năm 1972, kênh Trà Sư được đào thông đoạn từ cầu Trà Sư nối với kênh Vĩnh Tế dài 3,2km. Nhằm khai thác ngày càng có hiệu quả tài nguyên đất và nước, kết hợp mục tiêu thủy lợi gắn với giao thông và phân bổ dân cư, chống hạn kiệt với tiêu thoát lũ. An Giang đã đào thêm được kênh 15 (nối kênh Cần Thảo với kênh Mặc Cần Dưng tại cầu sắt 15 rồi kéo dài đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang, song song với kênh Tri Tôn), kênh 10 Châu Phú và kênh núi Chóc Năng Gù (trong Tứ giác Long Xuyên), kênh 7 xã, Cà Mau, Trà Thôn, Ká Tam Bong, Ngã Cạy-Kênh Tròn, kênh Mới, H7 (giữa sông Tiền và sông Hậu). . . Đặc biệt sau các trận lũ lớn liên tục 1994 – 1996, hệ thống tiêu thoá lũ ra biển Tây được hình thành, trong đó có trục T4, T5 và T6 chuyển nước từ kênh Vĩnh Tế băng qua vùng Bắc Hà Tiên đổ về kênh Rạch Giá – Hà Tiên, mở thêm các kênh nhánh nối kênh Rạch Giá – Hà Tiên với biển Tây như : Tuần Thống, T6, Lung Lớn ; nạo vét mở rộng kênh Vĩnh Tế, xây dựng các cống ngăn mặn phía biển Tây và các công điều khiển dòng lũ tràn từ Campuchia và từ sông Hậu chảy vào Tứ giác Long Xuyên. Khe suối Trong Cụm núi Cấm, từ độ cao trên 700m, nước mưa và nước ngầm đã dồn chảy vào các suối An Hảo, hồ Ô Tức Xa và suối Tiên . Cụm núi Dài với độ cao 500m có suối Vàng, ô Tà Sóc và khe đá. Cụm núi Cô Tô cao trên 600m có suối Ô Thum và Ô Soài So.  Hồ Hồ tự nhiên, có Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên Nhỏ nằm giữa 2 sông Bình Di và sông Hậu tại xã Khánh Bình huyện An Phú . Hồ Nguyễn Du tại phường Mỹ Bình thành phố Long Xuyên là một nhánh xép của sông Hậu được phù sa bồi lấp tách dần ra. Điều kiện địa lý : Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Điều kiện hoàn lưu khí quyển : An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng. An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày ; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ. Đặc điểm về khí hậu: Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1° . Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° (năm 1976 và 1998). Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô. Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82% , giữa 78%, và cuối còn 72%. Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt . Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%. Lượng mưa: Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống. Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm) . Trong mùa mưa , lượng bốc hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng , nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao. Gió: An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh, trung bình đạt tới trên 3m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa Đông. An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão. Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây nhưng vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10. Đặc điểm địa chất: An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn , nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma. Các thành tạo magma : Trên địa bàn An Giang, loại đá núi lửa có tuổi Jura thượng lộ ra ở phía Đông núi Dài, phía tây vồ Bồ Hong của núi Cấm, phía Nam núi Phú Cường (Tà Péc), phía Bắc đồi Sà Lôn. Thành phần chủ yếu của loại đá này là andesit và những mảnh và được kết dính lại. Đá andesit có màu xám đen, xám xanh đôi khi phối lục. Đá có cấu tạo dòng chảy, đôi khi có cấu tạo hạt nhân được lấp đầy bởi carbonat và thạch anh thứ sinh. Khoáng vật phụ trong đá có apatit và ít quặng. Về thành phần thạch học, đá có hàm lượng oxyt silie (SiO2) là 57-78% , độ kiềm trung bình nhưng thường tăng cao dọc theo ranh giới tiếp xúc với các đá xung quanh. Loại đá granitoit tuổi Jura thượng. Loại đá granite hồng tuổi Créta. Loại đá micro-granite tuổi Créta. Các thành tạo trầm tích : Ở tỉnh An Giang được phân chia thành các phân vị địa tầng sau: Loại trầm tích có tuổi Trias-hệ tầng Dầu Tiếng : Loại trầm tích có tuổi Créta-hệ tầng Phú Quốc : Loại trầm tích có tuổi Pleistocene : Loại trầm tích có tuổi Holocene: Tài nguyên khoáng sản Tỉnh An Giang phong phú về khoáng sản. Đá xây dựng : có nhiều chủng loại, bao gồm các loại đá trầm tích và magma, phân bố tại các khu vực núi Tà Pạ, Nam Qui, Phú Cường, Cô Tô, Trà Sư… Phạm vi sử dụng cũng đa dạng như : đá trải đường, đá xây, đổ bêtông. Loại đá granit ở An Giang có 2 nhóm : Trữ lượng dự báo ước tính khoảng 11 triệu m3. Nhóm sáng màu mịn hạt: phân bố ở núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Đội (Tịnh Biên), núi Sập, núi Ba Thê nhỏ, núi Tượng, núi Chóc, núi Trọi (Thoại Sơn). Nhóm sậm màu hạt thô: phân bố ở núi Cô Tô, núi Ba Thê. Loại đá phun trào: ở khu vực phía Nam của núi Dài, núi Phú Cường, núi Sà Lôn và phía Nam núi Cấm. Đá có màu xanh đen, cường độ chịu lực không cao (700-1000kg/cm2) nhưng lại khó và và sử dụng tốt cho các công trình dân dụng. Cát xây dựng : có 2 nhóm Cát núi: nằm theo triền hoặc trong các trũng giữa núi Cấm và núi Dài thuộc các xã An Cư, Thới Sơn, là sản phẩm trầm tích do dòng nước mang cát từ trên triền cao của các thềm cổ tích tụ mà thành. Thường có màu trắng tương đối thô hạt và độ chọn lựa yếu. Cát sông: Cát vàng phục vụ cho xây dựng ở Tân Châu (sông Tiền) đã nổi tiếng. Những bãi cát sông có khả năng khai thác xuất hiện trên sông Tiền và sông Hậu với tổng lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu khối. Trên sông Tiền có 4 khu vực và sông Hậu có 8 khu vực. Đất sét: Đất sét cao-lanh An Giang chủ yếu tập trung ở vùng Bảy Núi do quá trình phong hóa của các đá mang khoáng này ở núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô, núi Nam Qui, núi Tà Pạ… Đây là nguồn vật liệu làm nền đường cao cấp. An giang là vùng đồng bằng đầu nguồn chịu lũ lụt quanh năm, lượng phù sa tích tụ hình thành lớp đất phù sa mịn là lớp đất đắp lề, đê ngăn lũ rất tốt. Tình hình giao thông nông thôn ở khu vực tỉnh An Giang: Về hệ thống giao thông: Đường bộ: Mạng lưới vận tải đường bộ đảm nhiệm 70% - 75% khối lượng vận tải hành khách và 25% - 30% khối lượng vận tải hàng hóa trong địa bàn tỉnh an giang. Mạng lưới giao thông đường bộ An Giang (tính đến tháng 03/2008 theo báo cáo của Sở Giao Thông Vận Tải Tỉnh An Giang) với tổng chiều dài 3,695.9 km trong đó hệ thống đường huyện, xã là 2,868 km. chiếm 77% tổng số mạng lưới đường trong tỉnh và đường GTNT bằng đất thô sơ là 1,601.8km chiếm 43.3%. Hệ thống cầu gồm 1,274 chiếc với tổng chiều dài cầu là 38,578m trong đó hệ thống cầu trong huyện, xã là 963 cái chiếm 75% tổng số cầu trong tỉnh. Đa phần các cầu đều được xây dựng đã lâu và hiện đang xuống cấp, Các cầu làm bằng các vật liệu thô sơ như gổ, ván là 596 cái chiếm tỉ lệ 46.7% tổng số cầu trong tỉnh chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại cho các phương tiện thô sơ đồng thời còn gây trở ngại cho các phương tiện giao thông thủy đang ngày càng phát triển để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vùng nông thôn. Phần lớn các cầu, đường GTNT được xây dựng trên tuyến đê bao dọc theo các con kênh nội đồng vừa chịu trách nhiệm chống lũ vừa phục vụ lưu thông vận chuyển hàng hóa nối liền giửa các huyện, xã trong tỉnh nhưng chỉ khoãng 30% tuyến đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A và có thể lưu thông các phương tiện vận tải (<=8 tấn). 25% tuyến đạt tiêu chuẩn GTNT loại B, còn lại đều chỉ có thể lưu thông các phương tiện thô sơ đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Tuy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới GTNT hiện nay nhưng trong những năm gần đây mạng lưới đường GTNT được nâng cấp rất nhiều nhờ các dự án WB2 do ngân hàng thế giới World Bank tài trợ đã làm cho kinh tế xã hội vùng nông thôn An Giang phát triển rất nhiều cụ thể : Dự án WB2 – Chương trình năm thứ I có tổng vốn đầu tư 774,113USD trong đó phần đường là 245,688USD cho 13,75km đường GTNT loại A tại 2 huyện Tịnh Biên và Chợ Mới, phần cầu là 528,425USD cho 17 cầu BTCT rộng 4m tải trọng qua cầu H8 cho 2 huyện Châu Phú ,Chợ Mới. Dự án WB2 – Chương trình năm thứ II có tổng vốn đầu tư 1,392,060USD trong đó phần đường là 670,160USD cho 37.7km đường GTNT loại A cho 4 huyện Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân và Thoại Sơn, phần cầu là 721,900USD cho 26 cầu BTCT rộng 4m tải trọng qua cầu H8 cho 4 huyện Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân và Thoại Sơn. Dự án WB2 – Chương trình năm thứ III có tổng vốn đầu tư 999,629USD cho 13 cầu BTCT rộng 4m tải trọng qua cầu H8 thuộc 2 huyên An Phú và Châu Thành. Giao thông đường thủy nội địa: An giang nằm trên phần đồng bằng đầu nguồn sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch dày đặc có nguồn gốc từ sông Mê Kông dùng để cung cấp nước tưới tiêu và vận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan an thac sy - Huy _ Cau Ham K13 - HCM.doc
  • docbia1.doc
Luận văn liên quan