Công ty Tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại ở các nước phát triển và
đang phát triển trên thế giới. Tuy có một số điểm chung nhưng mô hình CTTC
cũng có những điểm khác biệt giữa các nước và các thời kỳ khác nhau. Khuôn
khổ pháp lý và sự hoạt động thực tiễn của các CTTC tạo nên những mô hình
CTTC khác nhau giữa các nước.
168 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 62 34 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ XUÂN BÁ
HÀ NỘI - NĂM 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện.
Số liệu công bố của các cá nhân và tổ chứcđược tham khảo và sử dụng đúng quy
định. Các kết quả và số liệu trình bày trong luận án là trung thực,chưa được công
bố bởi tác giả nào hay ở bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hương Lan
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tác giả xin được trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương, Hội đồng Khoa học, Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo của
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã hết sức tạo điều kiện cho tác giả
trong quá trình học tập và nghiên cứu suốt những năm qua.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thày giáo hướng dẫn – PGS.TS. Lê
Xuân Bá không chỉhướng dẫn khoa học mà còn chỉ bảo tận tình và liên tục theo sát
quá trình nghiên cứu của tác giả.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, đại diện các tổ chức và cá
nhân có tên trong Phụ lục Luận án đã dành thời gian chia sẻ ý kiến, sẵn sàng giúp
đỡ tác giả hoàn thành các nội dung khảo sát.
Tác giả biết ơn các nhà khoa học, các thày cô giáo đã góp nhiều ý kiến quý
báu giúp tác giả từng bước thực hiện luận án và góp phần quan trọng vào việc hoàn
thiện luận án của tác giả.
Cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Đại Nam, bạn bè, đồng nghiệp thân
thiết đã luôn ở bên, khích lệ, hỗ trợ tác giả vượt qua những khó khăn, sắp xếp thời
gian để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin gửi tình cảm yêu thương và lòng biết ơn từ tận đáy lòng tới
cha mẹ, những thành viên thân yêu nhất trong gia đình nhỏ và cả gia đình lớn đã
luôn dành cho tác giả sự chia sẻ, cảm thông, động viên lớn lao nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 09 năm 2015
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hương Lan
iii
MỤC LỤC Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố 3
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài 3
2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước 5
2.3 Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công
bố giải quyết
7
2.4 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết 9
3. Mục tiêu của đề tài luận án 10
3.1 Mục tiêu tổng quát 10
3.2 Mục tiêu cụ thể 10
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 11
4.1 Đối tượng nghiên cứu 11
4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 11
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết
từng vấn đề của luận án
13
5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 13
5.2 Phương pháp luận nghiên cứu 13
5.3 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể 14
6. Kết cấu chính của luận án 15
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
16
1.1 Công ty tài chính và vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị
trường
16
1.1.1 Các tổ chức tài chính trung gian 16
1.1.1.1 Khái niệm 16
1.1.1.2 Chức năng 16
iv
1.1.1.3 Các tổ chức tài chính trung gian 17
1.1.2 Công ty tài chính 17
1.1.2.1 Khái niệm 17
1.1.2.2 Phân loại công ty tài chính 18
1.1.2.3 Chức năng của công ty tài chính 19
1.1.2.4 Vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường 20
1.1.2.5 Những điểm đặc thù của CTTC trong các tập đoàn kinh tế 23
1.2 Mô hình tổ chức của công ty tài chính 26
1.2.1 Bản chất và cấu trúc mô hình tổ chức của công ty tài chính 26
1.2.2 Các loại mô hình tổ chức công ty tài chính 28
1.2.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu xác định, đánh giá mô hình tổ chức công ty tài chính 32
1.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với mô hình tổ chức của công ty tài chính 34
1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 36
1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty tài chính 36
1.3.1.1 Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính 36
1.3.1.2 Nghiệp vụ mở tài khoản của công ty tài chính 36
1.3.1.3 Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính 37
1.3.1.4 Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính 37
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 37
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 38
1.4 Kinh nghiệm thế giới về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh
của công ty tài chính và bài học cho Việt Nam
40
1.4.1 Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty
tài chính ở một số nước trên thế giới
40
1.4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính trực
thuộc Tập đoàn ở một số nước trên thế giới
41
1.4.3 Một số nhận xét rút ra từ mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của
các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn trên thế giới
50
1.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 54
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
56
2.1 Khái quát về các công ty tài chính ở Việt Nam 56
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các công ty tài chính ở Việt Nam 56
2.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động của các công ty tài chính ở Việt Nam 58
2.1.2.1 Nhóm các công ty tài chính tiêu dùng 58
v
2.1.2.2 Nhóm các công ty tài chính có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty 59
2.1.2.3 Tổng hợp tình hình của các công ty tài chính ở Việt Nam 60
2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức của các công ty tài
chính ở Việt Nam
63
2.2.1 Thực trạng mô hình pháp lý của các công ty tài chính ở Việt Nam 63
2.2.2 Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động của công ty tài chính ở Việt Nam 70
2.2.2.1 Đặc điểm chung liên quan đến tổ chức tín dụng 70
2.2.2.2 Những điểm khác nhau cơ bản so với NHTM 70
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam 72
2.3.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính cổ phần 72
2.3.1.1 Sơ lược về tình hình cơ cấu cổ đông 72
2.3.1.2 Tình hình kinh doanh của các CTTC cổ phần 74
2.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính TNHH MTV 77
2.3.2.1 Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (RFC) 77
2.3.2.2 Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện (PTF) 79
2.3.2.3 Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy (VFC) 81
2.3.2.4 Công ty Tài chính TNHH MTV Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) 83
2.4 Đánh giá chung về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các
công ty tài chính ở Việt Nam
85
2.4.1 Đánh giá chung về mô hình tổ chức của các công ty tài chính 85
2.4.1.1 Ưu điểm của mô hình tổ chức các CTTC 85
2.4.1.2 Hạn chế của mô hình tổ chức các CTTC và nguyên nhân 87
2.4.2 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của các công ty tài chính 91
2.4.2.1 Những kết quả đạt được 91
2.4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 92
2.4.3 Tổng hợp đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh
của các CTTC ở Việt Nam
101
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
106
3.1 Cơ hội, thách thức đối với các công ty tài chính ở Việt Nam thời kỳ tới 106
3.1.1 Cơ hội đối với các công ty tài chính 105
3.1.1.1 Nhu cầu về nguồn vốn và các dịch vụ tài chính của xã hội rất lớn 106
3.1.1.2 Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn 106
3.1.1.3 Thị trường tín dụng tiêu dùng của Việt Nam đang rộng mở 106
vi
3.1.2 Thách thức đối với các công ty tài chính 110
3.1.2.1 Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt 110
3.1.2.2 Rủi ro có thể rất cao nếu đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng 111
3.1.2.3 CTTC phải chuẩn bị và thiết lập hệ thống phân phối mới và rất rộng 111
3.1.2.4 Áp lực về việc phải tạo ra và duy trì được hệ thống hồ sơ gọn nhẹ và
đáp ứng khoản vay nhanh chóng
112
3.2 Chủ trương của Đảng, Nhà nước và quan điểm của tác giả về hoàn
thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC
ở Việt Nam
111
3.2.1 Một số chủ trương chung của Đảng và Nhà nước 112
3.2.1.1 Tái cơ cấu các công ty tài chính 112
3.2.1.2 Các tập đoàn/tổng công ty cần chú trọng phát triển theo chiều sâu và
thực hiện thoái vốn tại các CTTC trực thuộc
114
3.2.2 Quan điểm của tác giả 115
3.2.2.1 CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty nhà nước là mô hình
không phù hợp với điều kiện Việt Nam
115
3.2.2.2 Cần thực hiện tái cơ cấu các CTTC mạnh mẽ và nhanh chóng hơn
nhằm hạn chế việc thất thoát vốn của nhà nước
116
3.2.2.3 Về lâu dài, việc thành lập CTTC trực thuộc nên xuất phát từ nhu cầu
và đặc thù riêng của chính các tập đoàn/tổng công ty
116
3.2.2.4 Củng cố tổ chức và hoạt động kinh doanh của nhóm CTTC cổ phần 117
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam
117
3.3.1 Nhóm các giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức 117
3.3.1.1 Hợp nhất hoặc sáp nhập CTTC với các NHTM là giải pháp phù hợp
với bối cảnh hiện nay
117
3.3.1.2 Chuyển đổi mô hình hoạt động tùy theo thế mạnh của từng CTTC 119
3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ của các CTTC 120
3.3.1.4 Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 121
3.3.1.5 Đầu tư đổi mới hệ thống công nghệ thông tin 122
3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh những dịch vụ hiện tại
của các công ty tài chính
123
3.3.2.1 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới 123
3.3.2.2 Đẩy mạnh việc hợp tác với các NHTM và giữa các CTTC 124
3.3.2.3 Cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro để từ đó thu hút khách hàng
125
vii
3.3.2.4 Phát triển hoạt động huy động vốn và kinh doanh tiền tệ 126
3.3.2.5 Phát triển hoạt động tín dụng 129
3.3.2.6 Phát triển hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán 132
3.3.2.7 Phát triển hoạt động dịch vụ tài chính tiền tệ 135
3.3.3 Giải pháp đối với các công ty tài chính đã hoặc sẽ sáp nhập, hợp nhất
với NHTM
137
3.3.3.1 Tận dụng tối đa tiềm lực của NHTM nhận sáp nhập, hợp nhất 138
3.3.3.2 Nhanh chóng xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu dịch vụ, thiết
lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ
138
3.3.3.3 Xây dựng các sản phẩm mới mà thị trường còn nhiều tiềm năng 138
3.3.3.4 Xây dựng các biểu lãi suất khác nhau để hạn chế rủi ro và tăng tính
chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ
138
3.3.3.5 Hợp tác với đối tác chiến lược nước ngoài để được tiếp cận với nền
tảng công nghệ hiện đại và phương thức quản trị rủi ro tiên tiến và hoàn chỉnh
139
3.4 Điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp 140
3.4.1 Về phía Chính phủ 140
3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt
động của các CTTC tại Việt Nam
140
3.4.1.2 Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động của các tập đoàn
tài chính ngân hàng
141
3.4.1.3 Phân tầng, phân loại các tổ chức tín dụng 142
3.4.1.4 Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các tập đoàn/tổng công ty nhà nước 142
3.4.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước 143
3.4.2.1 Giám sát chặt chẽ hơn đối với các CTTC về chấp hành các quy định
liên quan đến giới hạn an toàn của TCTD
143
3.4.2.2 Giám sát quá trình M&A giữa NHTM và CTTC 143
3.4.2.3 Cần có thêm những chế tài để quản lý cũng như hỗ trợ phát triển tín
dụng tiêu dùng của CTTC
144
3.4.2.4 Nên áp dụng trần lãi suất cho vay đối với CTTC trong giai đoạn đầu
và tiến tới để các CTTC tự quyết định lãi suất theo quy luật thị trường
144
3.4.2.5 Kiểm soát rủi ro để tránh “bong bóng” tín dụng tài chính cá nhân 145
3.4.2.6 Tăng cường sự phát triển của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia
để hỗ trợ cho các CTTC hoạt động hiệu quả hơn
146
3.4.3 Về phía các tập đoàn/tổng công ty sở hữu vốn tại các công ty tài chính 146
3.4.3.1 Công tác giám sát hoạt động đối với các CTTC trực thuộc 146
3.4.3.2 Phát huy vai trò điều tiết nguồn vốn nội bộ tập đoàn/tổng công ty 146
viii
3.4.3.3 Chính sách hỗ trợ và sử dụng dịch vụ nội bộ tập đoàn/tổng công ty 147
3.4.4 Về phía cơ quan, tổ chức khác 147
3.4.4.1 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 147
3.4.4.2 Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam 147
KẾT LUẬN 148
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng doanh nghiệp 1
Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng cá nhân 3
Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả khảo sát khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch
vụ của công ty tài chính
6
Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả khảo sát khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ
của công ty tài chính
13
Phụ lục 5: Danh sách 50 khách hàng doanh nghiệp (đã sử dụng dịch vụ của
công ty tài chính) tham gia khảo sát
23
Phụ lục 6: Danh sách 100 khách hàng cá nhân (đã sử dụng dịch vụ của công
ty tài chính) tham gia khảo sát
26
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi tham khảo ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức và
hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam.
30
Phụ lục 8: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức và hoạt động kinh
doanh của công ty tài chính ở Việt Nam.
31
Phụ lục 9: Danh sách các công ty tài chính ở Việt Nam tại 31/12/2014. 42
Phụ lục 10: Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các
công ty tài chính ở một số nước trên thế giới
46
Phụ lục 11: Tổng hợp tình hình tài chính của 10 CTTC có vốn góp của tập
đoàn/tổng công ty
52
Phụ lục 12: Tình hình kinh doanh và phát triển của các công ty tài chính tiêu
dùng ở Việt Nam.
60
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt
BVPS Giá trị sổ sách/cổ phần (Book value per share)
CFC Công ty Tài chính cổ phần Xi măng
CMF Công ty Tài chính TNHH MTV Than - Khoáng sản VN
CTTC Công ty tài chính
DN Doanh nghiệp
EPS Tỷ suất thu nhập/cổ phần (Earning per share)
EVNFC Công ty Tài chính cổ phần Điện lực
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
NXB Nhà xuất bản
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
PTF Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện
TCTD Tổ chức tín dụng
TFC Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
RFC Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam
ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản (Return on Asset)
ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
ROAA Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân
ROEA Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu bình quân
SDF Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà
SXKD Sản xuất kinh doanh
VCFC Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam
VFC Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy
VNĐ Việt Nam Đồng
VVF Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình của các công ty tài chính ở Việt Nam... ...60
Bảng 2.2: Số liệu bình quân về tình hình kinh doanh của 5 CTTC cổ phần75
Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình tài chính của TFC giai đoạn 2011-2014...76
Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình tài chính của RFC giai đoạn 2011-2014...79
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tài chính của PTF giai đoạn 2011-2014...80
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính của VFC giai đoạn 2011-2014..81
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu tài chính của CMF giai đoạn 2011-2013.85
Bảng 2.8. Quy mô vốn điều lệ của các CTTC tại 31/12/2014..........90
Bảng 2.9. Quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu93
Bảng 2.10. So sánh về lợi thế cạnh tranh giữa CTTC với NHTM....98
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức CTTC theo các bộ phận chức năng độc lập...29
Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức CTTC theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn...30
Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức CTTC theo ma trận........................................31
Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức của CTTC trong Tập đoàn kinh doanh.51
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của TFC.........67
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của SDF.68
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của PTF..69
Sơ đồ 2.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của RFC..69
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Các loại dịch vụ mà khách hàng cá nhân của CTTC đã sử dụng.96
Biểu đồ 3.1. Ý định của khách hàng doanh nghiệp về việc tiếp tục sử dụng dịch
vụ của CTTC..125
Biểu đồ 3.2. Lý do các khách hàng cá nhân không hài long với dịch vụ của
CTTC.......................................................................................................... ......139
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Công ty Tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại ở các nước phát triển và
đang phát triển trên thế giới. Tuy có một số điểm chung nhưng mô hình CTTC
cũng có những điểm khác biệt giữa các nước và các thời kỳ khác nhau. Khuôn
khổ pháp lý và sự hoạt động thực tiễn của các CTTC tạo nên những mô hình
CTTC khác nhau giữa các nước.
Sự ra đời của CTTC tại Việt Nam có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với
phát triển kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam. Tuy còn khá mới mẻ nhưng
các CTTC đang cạnh tranh với các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo nên sự
đa dạng, bổ trợ lẫn nhau, góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường tài chính,
cho hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian, góp phần tạo nên những luồng vốn
linh hoạt và thêm nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tuy
nhiên, thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), các CTTC sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ các CTTC nói riêng và các
tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung trên thế giới đang mong muốn thâm nhập
vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, với những diễn biến trong và hậu giai
đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua, đã xuất
hiện và hình thành những trật tự mới, đã làm thay đổi cấu trúc, vị trí và vai trò
của hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam cũng như thế giới. Những tồn tại,
khiếm khuyết đã được bộc lộ một cách tự nhiên, trong đó có CTTC mà đặc biệt
là các CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn hoặc góp vốn sáng lập.
Nhìn lại cả chặng đường 17 năm ra đời và tồn tại các CTTC ở Việt Nam,
có thể nói đóng góp hay ưu điểm lớn nhất của các CTTC là góp phần nhất định
vào việc tạo lập thị trường tài chính cạnh tranh sôi động hơn, đa dạng hơn. Tuy
nhiên, những hạn chế, yếu kém thì cũng không ít.
Xét về mặt mô hình tổ chức, do CTTC vừa là đơn vị thành viên của tập
đoàn/tổng công ty, vừa chịu sự quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) nên việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các CTTC chưa thật
2
chặt chẽ xét ở góc độ CTTC là một TCTD. Bên cạnh đó, tình trạng “vừa đá bóng
vừa thổi còi” còn tồn tại do các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội
đồng thành viên (HĐTV) vừa là lãnh đạo tập đoàn/tổng công ty vừa tham gia
HĐQT hoặc HĐTV CTTC. Các CTTC, đặc biệt là CTTC do tập đoàn/tổng công
ty sở hữu 100% vốn đã bộc lộ những yếu kém toàn diện. Với lĩnh vực nhiều
nhạy cảm và đặc thù về kinh doanh vốn như các CTTC thì mức độ ảnh hưởng
còn nghiêm trọng hơn vì còn liên quan đến vốn huy động, vốn nhận ủy thác từ
các tổ chức và cá nhân trên thị trường vốn.
Xét về tình hình kinh doanh, rất nhiều CTTC không có khả năng tồn tại
hoặc rất khó phục hồi. Các CTTC chưa thực hiện tốt vai trò dẫn vốn trong nội bộ
các tập đoàn/tổng công ty như mục tiêu đề ra lúc thành lập, thậm chí có nhiều
CTTC còn tạo thêm gánh nặng cho các tập đoàn/tổng công ty. Có thể lấy dẫn
chứng một vài số liệu năm 2014 theo tính toán và tham khảo được của tác giả
l