Luận án Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự minh bạch trách nhiệm xã hội, đặc điểm kiểm soát quản trị và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự minh bạch trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và mối quan hệ giữa minh bạch trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là loại dữ liệu bảng được thu thập từ 323 công ty niêm yết phi tài chính. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích chính gồm Pooled OLS, FEM, REM, FGLS và GMM. Kết quả thống kê cho thấy mức độ minh bạch CSR các công ty niêm yết ở Việt Nam đạt 63,9% so với mức kỳ vọng. Tuy vậy, mức độ minh bạch CSR của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam cho thấy có sự tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2013-2019. Thông tin CSR được các công ty niêm yết Việt Nam công bố trong các báo cáo thường niên hàng năm, tập trung vào năm khía cạnh gồm (1) cổ đông/nhà đầu tư; (2) môi trường; (3) người lao động; (4) cộng đồng; (5) sản phẩm/khách hàng. Trong đó mức độ công bố thông tin khía cạnh cổ đông/nhà đầu tư là cao nhất (93%). Kế tiếp là mức độ công bố thông tin khía cạnh sản phẩm/khách hàng (66,19%); khía cạnh cộng đồng địa phương (63,5%); khía cạnh người lao động (61,69%); khía cạnh và cuối cùng là khía cạnh môi trường (35,44%). Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy trung bình điểm minh bạch CSR của các công ty niêm yết trên HOSE cao hơn các công ty niêm yết trên HNX. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy mức độ minh bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong đó bao gồm các nhân tố đặc điểm công ty (quy mô công ty, tuổi công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và ngành nghề) và các nhân tố đặc điểm KSQT (quy mô HĐQT, CEO không kiêm chức chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu tập trung, tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ sở hữu nước ngoài). Cụ thể, hệ số hồi quy của các biến như tuổi công ty, quy mô công ty, khả năng sinh lời, CEO không kiêm chức chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu tập trung, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT có giá trị dương ở mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%. Ngược lại, hệ số hồi quy của đòn bẩy tài chính và tỷ lệ sở hữu nhà nước có giá trị âm ỏ mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cho thấy các biến như quy mô HĐQT và chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến sự minh bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc lần lượt là sự minh bạch của mỗi khía cạnh CSR cho thấy các nhân tố có sự ảnh hưởng khác nhau đến các khái cạnh CSR thành phần.

pdf282 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự minh bạch trách nhiệm xã hội, đặc điểm kiểm soát quản trị và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LƯU THỊ THÁI TÂM NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ MINH BẠCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, ĐẶC ĐIỂM KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 9340101 NĂM 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ LƯU THỊ THÁI TÂM MSNCS: P1316009 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ MINH BẠCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, ĐẶC ĐIỂM KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 9340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. NGÔ MỸ TRÂN TS. VŨ THỊ HỒNG NHUNG NĂM 2022 i LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận án tốt nghiệp, nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Ngô Mỹ Trân và TS. Vũ Thị Hồng Nhung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án tốt nghiệp. - Cảm ơn quý Thầy/Cô của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt quý Thầy/Cô của Bộ môn Quản trị Kinh doanh đã hỗ trợ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. - Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và các bạn sinh viên đã không ngại khó khăn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho luận án. - Cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận án. Kính chúc quý Thầy/Cô, gia đình, người thân, bạn bè và mọi người dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống và trong công việc. Cần Thơ ngày 22 tháng 12 năm 2022 NCS Lưu Thị Thái Tâm ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự minh bạch trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và mối quan hệ giữa minh bạch trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là loại dữ liệu bảng được thu thập từ 323 công ty niêm yết phi tài chính. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích chính gồm Pooled OLS, FEM, REM, FGLS và GMM. Kết quả thống kê cho thấy mức độ minh bạch CSR các công ty niêm yết ở Việt Nam đạt 63,9% so với mức kỳ vọng. Tuy vậy, mức độ minh bạch CSR của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam cho thấy có sự tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2013-2019. Thông tin CSR được các công ty niêm yết Việt Nam công bố trong các báo cáo thường niên hàng năm, tập trung vào năm khía cạnh gồm (1) cổ đông/nhà đầu tư; (2) môi trường; (3) người lao động; (4) cộng đồng; (5) sản phẩm/khách hàng. Trong đó mức độ công bố thông tin khía cạnh cổ đông/nhà đầu tư là cao nhất (93%). Kế tiếp là mức độ công bố thông tin khía cạnh sản phẩm/khách hàng (66,19%); khía cạnh cộng đồng địa phương (63,5%); khía cạnh người lao động (61,69%); khía cạnh và cuối cùng là khía cạnh môi trường (35,44%). Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy trung bình điểm minh bạch CSR của các công ty niêm yết trên HOSE cao hơn các công ty niêm yết trên HNX. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy mức độ minh bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong đó bao gồm các nhân tố đặc điểm công ty (quy mô công ty, tuổi công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và ngành nghề) và các nhân tố đặc điểm KSQT (quy mô HĐQT, CEO không kiêm chức chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu tập trung, tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ sở hữu nước ngoài). Cụ thể, hệ số hồi quy của các biến như tuổi công ty, quy mô công ty, khả năng sinh lời, CEO không kiêm chức chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu tập trung, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT có giá trị dương ở mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%. Ngược lại, hệ số hồi quy của đòn bẩy tài chính và tỷ lệ sở hữu nhà nước có giá trị âm ỏ mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cho thấy các biến như quy mô HĐQT và chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến sự minh bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc lần lượt là sự minh bạch của mỗi khía cạnh CSR cho thấy các nhân tố có sự ảnh hưởng khác nhau đến các khái cạnh CSR thành phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự minh bạch CSR ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị Tobin’s Q nhưng không ảnh hưởng đến giá trị ROA của các công ty niêm yết Việt Nam. Đồng thời, các khía cạnh CSR thành phần có sự ảnh hưởng khác nhau đến các giá trị ROA và Tobin’s Q của công ty. Nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm tra vai trò điều tiết của tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, CEO không kiêm nhiệm chức vụ và tỷ lệ sở hữu iii nước ngoài đến mối quan hệ giữa sự minh bạch CSR và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. Kết quả phân tích bước đầu đã tìm thấy vai trò điều tiết tích cực của ba đặc điểm KSQT này đến mối quan hệ giữa sự minh bạch CSR và hiệu quả tài chính trên cả hai phương diện ROA và Tobin’s Q của các công ty niêm yết Việt Nam Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm cải thiện sự minh bạch CSR và gia tăng hiệu quả tài chính cho các công ty niêm yết Việt Nam. Cụ thể: (1) Tách biệt vai trò quản lý của hai chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO; (2)Tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT; (3) Chọn lọc với số lượng hạn chế các nhà đầu tư chiến lược; (4) Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài; (5) Giảm dần tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam có tỷ lệ vốn nhà nước kiểm soát cao; (6) Tăng cường thực hiện và minh bạch CSR theo định hướng dài hạn và bền vững. iv ABSTRACT This study examines the impact of factors on the corporate social responsibility (CSR) transparency and the relationship between CSR transparency and the financial performance of Vietnamese Listed companies. The data used in this study is panel data, collected from 323 non-financial listed companies. The study uses the main analytical methods including FEM, REM, FGLS and GMM. Statistical results show that the majority of listed companies in Vietnam implement and transparent CSR is 63.9% compared to expectations. However, this level tended to increase during the period from 2013-2019. The information of CSR is publicly announced annually by Vietnamese listed companies mainly in annual reports and focusing on five aspects, including: (1) shareholders/investors; (2) environment; (3) employees; (4) community; (5) product/customer. In which, the level of information disclosure of the shareholder/investor aspect is the highest (93%). The secondly, the product/customer aspect information disclosure (66.19%); the community aspect (63.5%); the employee aspect (61.69%); and finally the environmental aspect (35.44%). The difference test results show that companies listed on HOSE have a higher level of CSR transparency than companies listed on HNX. In addition, the study also found that the level of total CSR transparency is affected by many factors including company characteristics (company size, company age, profitability, financial leverage and industry) and corporate governance (board size, non CEO duality, percentage of non-excecutive directors, percentage of women in the board, percentage of concentrated ownership, percentage of state ownership, percentage of foreign ownership). In which, there are positive factors including company age, company size, profitability, non CEO duality, percentage of non executive directors, percentage of concentrated ownership, percentage of foreign ownership and the percentage of women in board. The opposite, there are a number of negative factors such as financial leverage and percentage of state ownership. On the other hand, the remaining factors including board size and audit quality (BIG4) do not affect to the level of total CSR transparency of companies. In addition, when regression analysis separately for each CSR aspect, the analysis results show that the nature and degree of impact of company characteristics and corporate governance have different impacts on each CSR aspect. In addition, the results show the CSR tahnsparency positively effect to the Tobin’s Q and do not affect to the ROA of Vietnamese listed companies. At the same time, each component CSR aspect also has a different influence on the ROA and Tobin's Q values. Nextly, the study examines the moderating role of the percentage of non-excecutives directors, CEO duality and the percentage of foreign ownership on the relationship between CSR transparency and financial performance of Vietnamese listed companies. The results found the positive moderating effects of these variables on the relationship v between CSR transparency level and the financial performance on both ROA and Tobin's Q values. Based on the findings, some suggested policy implications are proposed including: (1) Separating of roles between Chairman of the Board and CEO; (2) Increase the proportion of non executive directors on Board; (3) Selecting a limited number of strategic investors; (4) Increasing attraction the investment of foreign shareholders; (5) Gradually reducing the state ownership ratio in Vietnamese listed joint stock companies with a high percentage of state-controlled capital; (6) Strengthen CSR implementation and transparency for long-term and towards sustainability vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2022 Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS NGÔ MỸ TRÂN LƯU THỊ THÁI TÂM vii MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 6 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 6 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 6 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 6 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 6 1.4.1 Phạm vi về không gian .................................................................................... 6 1.4.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................. 7 1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu ......................................................................... 7 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 8 1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ............................................................... 9 1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật ............................................................................. 9 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................ 10 1.7CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .............................................................................. 11 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..13 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 13 2.1.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội.............................................................. 13 2.1.2 Cơ sở lý luận về minh bạch CSR .................................................................. 20 2.1.3 Cơ sở lý luận về Kiểm soát quản trị .............................................................. 25 2.1.4 Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính ............................................................... 28 2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN ...................................................... 29 2.2.1 Lý thuyết cổ đông (Shareholder theory) ....................................................... 30 2.2.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ........................................ 30 2.2.3 Lý thuyết người đại diện (Agency theory) .................................................... 31 2.2.4 Lý thuyết quản lý (Stewardship theory)........................................................ 32 2.2.5 Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy theory) ............................................... 32 2.3 TỔNG QUAN LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........... 34 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................................................................................................... 34 2.3.2 Ảnh hưởng của minh bạch CSR đến hiệu quả tài chính ............................... 50 2.3.3 Ảnh hưởng của các khía cạnh minh bạch CSR thành phần đến hiệu quả tài chính ........................................................................................................................ 60 2.3.4 Ảnh hưởng điều tiết của đặc điểm KSQT đến mối quan hệ giữa sự minh bạch CSR và hiệu quả tài chính ...................................................................................... 67 2.4 NHẬN ĐỊNH VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 70 2.5 KHUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .................................................................. 74 viii 2.5.1 Cơ sở đề xuất khung nghiên cứu ................................................................... 74 2.5.2 Nội dung nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 75 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 97 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 97 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 98 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................... 98 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 99 3.3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM CHO SỐ LIỆU MINH BẠCH CSR ............................................................................................................... 100 3.3.1 Phương pháp tiếp cận số liệu minh bạch CSR ............................................ 100 3.3.2 Phương pháp tính điểm minh bạch CSR .................................................... 102 3.4 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 105 3.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................... 106 3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 107 3.5.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 111 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 119 4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 119 4.1.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu về đặc điểm công ty, đặc điểm KSQT và hiệu quả tài chính ........................................................................ 119 4.1.2 Cơ cấu mẫu .................................................................................................. 119 4.1.3 Mô tả các biến đặc điểm công ty ................................................................. 121 4.1.4 Mô tả các biến đặc điểm Kiểm soát quản trị............................................... 124 4.2 TÌNH HÌNH MINH BẠCH CSR CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM ................................................................................................................................... 127 4.2.1 Tình hình minh bạch CSR chung và các khía cạnh CSR thành phần ........ 127 4.2.2 Tình hình minh bạch CSR theo năm ........................................................... 129 4.2.3 Tình hình minh bạch CSR phân theo SGDCK ........................................... 130 4.2.4 Tình hình minh bạch CSR phân theo ngành ............................................... 131 4.3 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN MỨC ĐỘ MINH BẠCH CSR ............................................................................................................... 132 4.3.1 Phân tích tương quan ................................................................................... 132 4.3.2 Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ minh bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam ..................................................................... 132 4.4 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ MINH BẠCH CSR ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM ....................................... 135 4.4.1 Phân tích tương quan ................................................................................... 135 4.4.2 Kết quả hồi quy cho sự ảnh hưởng của mức độ minh bạch CSR đến hiệu quả tài chính công ty ................................................................................................... 138 ix 4.5 ẢNH HƯỞNG ĐIỀU TIẾT CỦA TỶ LỆ THÀNH VIÊN ĐỘC LẬP TRONG HĐQT, SỰ KIÊM CHỨC CỦA CEO VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ ĐÔNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA MINH BẠCH CSR VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM ....................................... 145 4.5.1 Kết quả ước lượng GMM cho mô hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc ............................................................................................................................... 145 4.5.2 Kết quả ước lượng GMM cho mô hình hồi quy với Tobin’s Q là biến phụ thuộc ...................................................................................................................... 149 4.6 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 152 4.6.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến sự minh bạch CSR chung của các công ty niêm yết Việt Nam ......................................... 152 4.6.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ minh bạch của các khía cạnh CSR thành phần (mô hình 2, 3,4,5 và 6) ....................... 156 4.6.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự minh bạch CSR đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam ............................................... 161 4.6.4 Ảnh hưởng điều tiết của tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, sự kiêm chức của CEO và tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài đến mối quan hệ giữa minh bạch CSR và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam ................................... 166 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ. 169 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 169 5.2 CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ.................................................................................. 171 5.2.1 Hàm ý quản trị nhằm cải thiện mức độ minh bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam ......................................................................................................... 172 5.2.2 Hàm ý quản trị đối với ảnh hưởng của minh bạch CSR đến hiệu quả tài chính cho các công ty niêm yết Việt Nam ..................................................................... 176 5.2.3 Hàm ý quản trị về cơ chế KSQT nhằm gia tăng hiệu quả tài chính cho các công ty niêm yết Việt Nam có thực hiện minh bạch CSR ................................... 177 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 178 5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_moi_quan_he_giua_su_minh_bach_trach_nhiem.pdf
  • pdfQĐCT_Lưu Thị Thái Tâm.pdf
  • pdftom tat LATS tieng anh.pdf
  • pdftom tat LATS tieng viet.pdf
  • docxtrang thong tin LATS thaitam tieng anh.docx
  • docxtrang thong tin LATS thaitam tiengviet.docx
Luận văn liên quan