Luận án Nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên

b. Môi trường kinh tếVề nguồn nhân lực: Thái Nguyên có nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá cao do có hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng và đại học phát triển khá đồng bộ. Thái Nguyên là tỉnh có có quy mô dân số lớn, là tỉnh đông dân thứ 3 trong khu vực trung du miền núi phía bắc, đứng thứ 24 trong phạm vi cả nước. Dân số trung bình sơ bộ năm 2022 của tỉnh Thái Nguyên đạt gần 1.336 nghìn người, tăng 12,8 nghìn người (0,97%) so với năm 2021. Năm 2022, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35,93%, cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước là 26,2%. Về cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống giao thông liên kết vùng tương đối thuận lợi thông qua hệ thống giao thông đường bộ là chủ yếu, ngoài ra còn hệ thống giao thông đường thuỷ và đường sắt (không có đường hàng không). Mạng lưới giao thông đường bộ từng bước được hoàn thiện trải rộng trên địa bàn tỉnh, kết nối khá tốt các địa phương trong tỉnh cũng như với cả nước, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của tỉnh, tạo thuận lợi về giao thông góp phần thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Thái Nguyên. Hạ tầng năng lượng được đầu tư khá đồng bộ và rộng khắp. Hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển của kỷ nguyên số. Về chi phí đầu vào: Tỉnh Thái Nguyên luôn xác định giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. UBND các huyện, thành phố, thị xã thành lập ban chỉ đạo thực hiện giải phóng mặt bằng tại cấp huyện cam kết với nhà đầu tư về tiến độ thời gian giải phóng mặt bằng. Về chi phí lao động, Thái Nguyên được xếp vào là tỉnh có mức thu nhập bình quân một tháng của người lao động ở mức trung bình so với cả nước. Thái Nguyên là tỉnh được thiên nhiên ưu ái với rất nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho công nghiệp khai khoáng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cũng như thuận lợi trong việc sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt.

pdf227 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––– CAO PHƯƠNG NGA NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2024 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––– CAO PHƯƠNG NGA NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.HOÀNG THỊ THU THÁI NGUYÊN - 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận án: “Nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên” là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình khoa học này. Tác giả Luận án Cao Phương Nga ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v TIẾNG VIỆT ............................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4 5. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ............................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................... 6 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về môi trường đầu tư........... 10 1.2.1. Nghiên cứu trong nước về môi trường đầu tư cấp quốc gia và vùng kinh tế .. 10 1.2.2. Nghiên cứu trong nước về môi trường đầu tư cấp tỉnh ................................... 15 1.2.3. Những nghiên cứu về đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................... 21 1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình nghiên cứu ................................ 24 1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................... 25 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CẤP TỈNH .................................................................................................................... 27 2.1. Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư cấp tỉnh ...................................................... 27 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của môi trường đầu tư cấp tỉnh ..................... 27 2.1.2. Các khía cạnh nội hàm của môi trường đầu tư cấp tỉnh .................................. 34 2.1.3. Một số lý thuyết liên quan đến đầu tư và môi trường đầu tư .......................... 40 2.2. Cơ sở thực tiễn về cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn và bài học cho tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................... 43 2.2.1. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư ở nước ngoài ................................. 43 iii 2.2.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư tại các tỉnh ở Việt Nam .................46 2.2.3. Bài học cho cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ............................52 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................54 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................54 3.2. Khung phân tích nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ...................54 3.3. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................55 3.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ........................................................57 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................57 3.4.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin .......................................................62 3.4.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................63 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................72 3.5.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh ......................72 3.5.2. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển các doanh nghiệp và tình hình thực hiện vốn đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên ...............................................................72 3.5.3. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên .........73 3.5.4. Chỉ tiêu nghiên cứu về mức độ hài lòng của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên ............................................................................73 Chương 4. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN ...74 4.1. Tình hình phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp và thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................74 4.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên .........................................74 4.1.2. Tổng quan về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................75 4.1.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 .79 4.2. Thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ...............................................85 4.2.1. Môi trường tự nhiên ........................................................................................85 4.2.2. Môi trường chính trị - pháp luật ......................................................................87 4.2.3. Môi trường kinh tế ........................................................................................101 4.2.4. Môi trường văn hóa xã hội ............................................................................118 4.3. Phân tích sự hài lòng của nhà đầu tư với các khía cạnh của môi trường đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. .........126 iv 4.3.1. Kiểm định thang đo .......................................................................................126 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .............................................................129 4.3.3. Phân tích tương quan giữa các biến ..............................................................132 4.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính .........................................................................134 4.4. Đánh giá chung về môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên ..........................135 4.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................135 4.4.2. Những hạn chế về môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ..............................139 4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................142 Chương 5. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯTỈNH THÁI NGUYÊN ...........................................................................................................................................................143 5.1. Quan điểm và mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2025 - 2030 .....................................................................................143 5.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 .............143 5.1.2. Quan điểm và mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 .................................................................................................145 5.2. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ................................146 5.2.1. Giải pháp cải thiện môi trường chính trị - pháp luật .....................................147 5.2.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ................................................................151 5.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................153 5.2.4. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư ..........................................156 5.2.5. Nhóm các giải pháp về môi trường ...............................................................157 5.3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên ....158 KẾT LUẬN ............................................................................................................160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................163 PHỤ LỤC ...............................................................................................................171 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Viết tắt Từ nguyên nghĩa 1 BQL Ban quản lý 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 CCHC Cải cách hành chính 4 CCN Cụm công nghiệp 5 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6 CP Cổ phần 7 DN Doanh nghiệp 8 DNDD Doanh nghiệp dân doanh 9 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 10 DNNNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước 11 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 12 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 13 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 14 HTX Hợp tác xã 15 KCN Khu công nghiệp 16 KKT Khu kinh tế 17 KT - XH Kinh tế xã hội 18 KH Kế hoạch 19 KTTN Kinh tế tư nhân 20 MTĐT Môi trường đầu tư 21 NQ Nghị quyết 22 NĐ Nghị định 23 NĐT Nhà đầu tư 24 NLCT Năng lực cạnh tranh 25 NSNN Ngân sách nhà nước 26 QĐĐT Quyết định đầu tư 27 QL Quốc lộ 28 SXKD Sản xuất kinh doanh 29 SL Số lượng 30 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 31 TW Trung ương vi STT Viết tắt Từ nguyên nghĩa 32 TP Thành phố 33 TX Thị xã 34 TTHC Thủ tục hành chính 35 UBND Ủy ban nhân dân 36 VĐT Vốn đầu tư 37 VĐTTH Vốn đầu tư thực hiện TIẾNG ANH STT Viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa đẩy đủ Tiếng Việt 36 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á 37 DDCI Department & District Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, Competitiveness Index ban, ngành và địa phương 38 DDI Domestic Direct Investment Đầu tư trong nước 39 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá 40 GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn 41 FEE Fixed Efffects Estimates Ước lượng hiệu ứng cố định 42 FEM Fixed-effects Model Mô hình tác động cố định 43 REM Random-effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 44 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 45 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 46 PAPI Provincial governance and public Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành administration performance index chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 47 PCI Provincial competitiveness index Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 48 VCCI Vietnam Chamber of Commerce Liên đoàn Thương mại và Công and Industry nghiệp Việt Nam 49 WB World Bank Ngân hàng thế giới 50 WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra .................................................... 60 Bảng 3.2. Bảng thống kê các doanh nghiệp được khảo sát ...................................... 60 Bảng 3.3. Thống kê quy mô vốn của doanh nghiệp được khảo sát ......................... 61 Bảng 3.4. Thống kê về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được khảo sát .................................................................................................... 62 Bảng 3.5. Quy ước mức đánh giá của giá trị bình quân tính được sau khảo sát theo thang đo Likert ......................................................................................... 62 Bảng 3.6. Nhóm nhân tố MTĐT được lựa chọn ...................................................... 64 Bảng 3.7. Nhóm nhân tố MTĐT ảnh hưởng tới sự hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ................................................. 65 Bảng 3.8. Nhóm nhân tố đánh giá sự hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 69 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2022 ...... 74 Bảng 4.2. Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình doanh nghiệp ..................................................................... 76 Bảng 4.3. Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế .................................................................................... 77 Bảng 4.4. Số lượng, tỷ trọng doanh nghiệp giai đoạn 2018-2022 phân theo địa bàn .... 78 Bảng 4.5. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 ... 81 Bảng 4.6. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn phân theo ngành kinh tế ..................... 83 Bảng 4.7. Tình hình đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên lũy kế đến tháng 12/2022 .......................................................................................... 84 Bảng 4.8. Đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố hình vị trí địa lý và tài nguyên .. 86 Bảng 4.9. Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giai đoạn 2018 - 2022 tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ....................................... 89 Bảng 4.10. Chỉ số thành phần PCI của tỉnh Thái Nguyên liên quan tới công tác cải cách TTHC giai đoạn 2018-2022 ............................................................ 91 Bảng 4.11. Chỉ số thành phần tỉnh Thái Nguyên liên quan tới công tác HT của chính quyền địa phương giai đoạn 2018-2022 ........................................ 92 viii Bảng 4.12. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương .................................................................................... 94 Bảng 4.13. Đánh giá của doanh nghiệp về chế độ chính sách đầu tư ..................... 100 Bảng 4.14. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo loại hình kinh tế .................................................................................................... 102 Bảng 4.15. Lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2018-2022 .. 103 Bảng 4.16. Đánh giá của DN về nguồn nhân lực của tỉnh Thái Nguyên ................ 104 Bảng 4.17. Đánh giá của DN về cơ sở hạ tầng và dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên .. 110 Bảng 4.18. Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động làm việc trong doanh nghiệp đang hoạt động của Thái Nguyên và một số địa phương .......... 111 Bảng 4.19. Đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố chi phí đầu vào ....................... 114 Bảng 4.20. Đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố hình thành cụm ngành ............ 118 Bảng 4.21. Thống kê các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên .............. 119 Bảng 4.22. Thống kê các chỉ tiêu về y tế và cơ sở y tế của tỉnh Thái Nguyên ....... 120 Bảng 4.23. Đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố môi trường sống và làm việc .. 125 Bảng 4.24. Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s alpha với các thang đo ........ 129 Bảng 4.25. Hệ số tương quan giữa các biến ............................................................ 133 Bảng 4.26. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính với các nhân tố ............................ 134 ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương ................................... 41 Hình 3.1. Khung phân tích môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ........................... 54 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên .................... 55 Hình 3.3. Môi trường đầu tư ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư ......... 72 Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 ....... 75 Hình 4.2. Tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 79 Hình 4.3. Sơ đồ thực hiện thủ tục đầu tư ................................................................. 87 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động đầu tư không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà còn có tác động sâu rộng tới cả nền kinh tế. Trong những năm qua, hoạt động đầu tư đã và đang phát triển rất mạnh về quy mô cũng như đa dạng về nguồn vốn, ngành nghề và hình thức sở hữu. Sự phát triển này không chỉ là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Theo tuyên bố của Ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thể sẽ tăng thêm 2,3% vào tốc độ tăng trưởng hàng năm nếu nó thực hiện cải cách đủ mức để nâng cao vị thế từ nhóm thấp lên nhóm cao trong bảng xếp hạng Môi trường đầu tư [95]. Do đó những cải thiện môi trường đầu tư không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Điều này khiến cho việc cải thiện môi trường đầu tư trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng từ việc ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, thực hiện dự án, khai thác dự án đến chấm dứt dự án của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Nhà đầu tư đều hướng nguồn lực của họ vào những vùng có môi trường đầu tư thuận lợi. Các địa phương có điều kiện tự nhiên tốt, vị trí thuận tiện, nguồn tài nguyên phong phú, cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là có đội ngũ lãnh đạo và quản lý năng động, sáng tạo và thực hiện chính sách ưu đãi hấp dẫn sẽ thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ. Môi trường đầu tư cấp tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư và các nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh dựa trên các nguồn lực đầu tư. Chính quyền, với vai trò quyết định trong việc xây dựng chính sách, quản lý và điều hành xã hội, là trụ cột tạo ra "mảnh đất tốt" để thu hút và tận dụng tối đa nguồn lực xã hội. Chính quyền mong muốn nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận một cách bền vững, đồng thời đảm bảo lợi ích của Nhà nước và cộng đồng. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 3.527 km2 và dân số hơn 1,33 triệu dân [8]. Để thúc đẩy kinh tế phát triển 2 nhanh và bền vững nhằm mục tiêu CNH - HĐH, Chính quyền địa phương rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cải thiện đời sống người dân. Những năm gần đây, môi trường đầu tư của tỉnh đã không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước. Thực tiễn quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cho thấy, từ khi môi trường đầu tư của thái Nguyên được cải thiện về cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động, chính sách hỗ trợ của chính quyền thì dòng vốn đầu tư vào tỉnh tăng nhanh kéo theo đó là sự tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 8,25%, GRDP bình quân đầu người là 106,6 triệu đồng (tương đương 4560 USD/người/năm). Lũy kế đến năm 2022 tổng số dự án ngoài ngân sách còn hiệu lực là 850 dự án trong nước với số vốn đăng ký 149,3 nghìn tỷ đồng và 175 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 11,3 tỷ USD và (tương đương 271 nghìn tỷ đồng); Thu ngân sách đạt 18.540 tỷ đồng [101]. Môi trường đầu tư của Thái Nguyên được đánh giá cao với điểm sáng thu hút FDI. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2022, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thái Nguyên bị tụt hạng: Nếu như chỉ số PCI của Thái Nguyên có điểm sáng nhất là năm 2015, Thái Nguyên xếp hạng 7 nằm trong top 10 của cả nước thì đến năm 2018 giữ hạng 18 trên bảng xếp hạng, đặc biệt năm 2021 chỉ xếp hạng 28/63. Chỉ số PCI của Thái Nguyên năm 2022 xếp hạng 25/63 với 66,1 điểm, tăng 3 bậc so với năm 2021 nhưng vẫn có 4 chỉ số thành phần giảm điểm là chỉ số “gia nhập thị trường”, chỉ số “tiếp cận đất đai”, “tính minh bạch” và chỉ số “chi phí thời gian” [4]. Như vậy, mặc dù chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đã có sự cải thiện nhưng chưa ổn định, một số chỉ số thành phần còn giảm điểm, điều đó khẳng định tính bền vững của môi trường đầu tư chưa cao. Do đó, cần hoàn thiện và nâng cao hơn sức hấp dẫn của tỉnh để thu hút dòng vốn đầu tư từ dân cư và khu vực nước ngoài trước xu thế cạnh tranh thu hút đầu tư ngày một mạnh mẽ trong khu vực. Đặc biệt trong thời kỳ phân cấp, nguy cơ cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa chính quyền các địa phương là rất lớn. Việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng năng suất lao động tại tỉnh Thái Nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng tốt. 3 Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển toàn diện, vững chắc, góp phần vào công cuộc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia. Để đạt được điều này ta cần nghiên cứu môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề ra giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh nhằm mục tiêu thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất lao động của tỉnh. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên” làm luận án nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tổng hợp lý luận về môi trường đầu tư cấp tỉnh và phân tích thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư và môi trường đầu tư cấp tỉnh. Phân tích thực trạng kết quả hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên. Khám phá các nhân tố môi trường đầu tư tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư tại Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở những kết quả đánh giá về ưu điểm, hạn chế môi trường đầu tư của tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trên các góc độ: môi trường chính trị - pháp luật, môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa xã hội. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Số liệu thứ cấp để xử lý và phân tích trong luận án là số liệu của tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ năm 2018 đến 2022. Số liệu sơ cấp được tác giả điều tra từ ngày 1 đến 31 tháng 12 năm 2022. Luận án đề xuất những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Về không gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên. Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trên các góc độ: Môi trường chính trị - pháp luật; môi trường văn hóa- xã hội; môi trường tự nhiên; môi trường kinh tế (nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chi phí đầu vào, sự hình thành cụm ngành) Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu sự hài lòng của các nhà đầu tư là doanh nghiệp đã và đang thực hiện đầu tư kinh doanh tại tỉnh Thái Nguyên đối với môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên. 4. Những đóng góp mới của luận án Luận án khi được hoàn thành đã đóng góp ý nghĩa quan trọng như sau: Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cũng như bổ sung cơ sở lý luận về môi trường đầu tư nói chung cũng như môi trường đầu tư cấp tỉnh nói riêng như: Khái niệm, đặc điểm và nội dung của môi trường đầu tư cấp tỉnh. Thứ hai, luận án đã phân tích thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2018-2022, giai đoạn có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới và Việt Nam như đại dịch covid và chiến tranh Nga - Ukraine, . Thông qua việc đánh giá thực trạng môi trường đầu tư về môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa - xã hội, luận án nêu bật được những tồn tại, hạn chế của môi trường đầu tư và nguyên nhân của những hạn chế này và đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Thứ ba, luận án là một trong những nghiên cứu điển hình sử dụng thước đo sự hài lòng của các doanh nghiệp để đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên. Để đánh giá sự hài lòng của nhà đầu tư, luận án nghiên cứu tám nhóm yếu tố phù hợp 5 nhất với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đó là: Vị trí địa lý và tài nguyên (thuộc môi trường tự nhiên); Quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chính sách đầu tư (thuộc môi trường chính trị - pháp luật); cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nguồn nhân lực, chi phí đầu vào, sự hình thành cụm ngành (thuộc môi trường kinh tế); môi trường sống và làm việc (thuộc môi trường văn hóa - xã hội). Thứ tư, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, tỉnh Thái Nguyên được biết đến là địa phương tiên phong trong chuyển đổi số và biến quan sát “hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đồng bộ phục vụ cho chuyển đổi số” là một biến quan sát mới được tác giả đưa vào khảo sát và được các nhà đầu tư đánh giá cao. Thứ năm, luận án sẽ là cơ sở khoa học để các chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các học viên tham khảo khi nghiên cứu về môi trường đầu tư và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về môi trường đầu tư. Chương 2: Cơ sở khoa học về môi trường đầu tư cấp tỉnh. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Chương 5: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài Đầu tư là hoạt động quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vốn đầu tư luôn có vai trò quan trọng đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH). Làm thế nào huy động được nguồn vốn (cả nguồn vốn bên trong lẫn nguồn vốn bên ngoài) để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH luôn là thách thức đối với các nước. Nghiên cứu về môi trường đầu tư và ảnh hưởng của các yếu tố của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư hoặc sự hài lòng của nhà đầu tư đã được nhiều học giả nước ngoài quan tâm. Nhiều nghiên cứu tập trung vào phân tích vai trò và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của các quốc gia qua đó đề xuất giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh các quốc gia đang phải đối diện với áp lực ngày càng lớn về toàn cầu hóa. Một số công trình khoa học tiêu biểu như sau: Năm 2000, Cheng, L.K và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp [66]. Tác giả đã đưa ra phương pháp xác định địa điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI dựa vào mô hình tăng trưởng. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng các yếu tố của môi trường đầu tư tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở 29 khu vực của Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy “quy mô thị trường” của một khu vực được ước tính bằng tổng sản lượng của khu vực, có tác động tích cực nhưng “chi phí tiền lương” lại có tác động tiêu cực đến FDI. Nghiên cứu cũng cho thấy “cơ sở hạ tầng” và “chính sách ưu đãi” cũng có tác động tích cực tới việc thu hút FDI. Andrew H. W. Stone và cộng sự (2003) đã khảo sát môi trường đầu tư trên thế giới cung cấp cái nhìn độc đáo về tác động của môi trường đầu tư đối với hoạt động của doanh nghiệp [64]. Nghiên cứu này trình bày dữ liệu doanh nghiệp từ hơn 10.000 công ty ở 80 quốc gia đã được thực hiện từ cuối năm 1998 đến giữa năm 2000. Trong nghiên cứu cho thấy các điều kiện của quốc gia liên quan đến thuế và các quy định, 7 tài chính, quản trị và các ràng buộc kinh doanh khác có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích hoạt động và hành vi của một công ty. Lắng nghe các công ty đóng góp đáng kể vào việc đánh giá môi trường đầu tư và quản trị ở một quốc gia. Tuy nhiên cũng giống như báo cáo phát triển toàn cầu của WB, các tác giả không phân tích cụ thể các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của một quốc gia. Dollar và cộng sự (2005) nghiên cứu tác động của năng suất nhân tố tổng hợp TFP tới năng suất lao động và phân tích sự khác biệt về yếu tố môi trường đầu tư đến năng suất tại các địa phương nghiên cứu [68]. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của thể chế, chính sách tới phát triển kinh tế. Nghiên cứu còn chỉ ra yếu tố tiếp cận thị trường quốc tế và thời gian làm việc với hải quan, cơ sở hạ tầng cấp điện là các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới môi trường đầu tư tại các các địa phương. Theo báo cáo phát triển toàn cầu năm 2005 của Ngân hàng thế giới (WB) [95], môi trường đầu tư được nói đến gồm các chính sách, ứng xử của Chính phủ và các yếu tố khác gồm: điều kiện tự nhiên, quy mô thị trường và lựa chọn của người tiêu dùng. Các yếu tố này tác động tới chi phí, rủi ro và là rào cản thị trường cho doanh nghiệp. Tuy nhiên báo cáo này mang tính tổng hợp các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư của các quốc gia trên toàn thế giới, không đi vào phân tích chi tiết của từng yếu tố ở một quốc gia hay một khu vực. Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) năm 2005 về môi trường đầu tư tại Indonesia [65], bộ ba các nhóm yếu tố tạo nên môi trường đầu tư đó là: Thứ nhất là các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản (ổn định kinh tế vĩ mô, sự cởi mở về kinh tế; thị trường cạnh tranh, và ổn định chính trị - xã hội; quản trị và thể chế như tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý, thuế, và hệ thống pháp luật; một khu vực tài chính mạnh và hoạt động tốt); Thứ hai là thị trường lao động mềm dẻo và lực lượng lao động có kỹ năng; và nhóm yếu tố cuối cùng là cơ sở hạ tầng - giao thông (đường xá và bến cảng), viễn thông và cung cấp điện, nước. Nghiên cứu đã cho thấy Indonesia đã đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô nhưng chỉ với mức đầu tư thấp và sự phục hồi dần dần hiện nay chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế trong những năm 2005 ở mức 4 đến 5% mỗi năm là không đủ để cải thiện thu nhập bình quân đầu người, đáp ứng số lượng người mới tham gia thị trường lao động ngày 8 càng tăng và giảm nghèo. Tăng mức độ đầu tư là rất quan trọng, nhưng đây là một thách thức khó khăn do niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế vẫn còn rất thấp. Chính phủ Indonesia đã xác định được những điểm yếu xung quanh môi trường đầu tư và đã đưa ra một số sáng kiến cải cách để cải thiện môi trường đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vấn đề chính cần được giải quyết gồm: Sự bất ổn kinh tế vĩ mô, sự không chắc chắn về chính sách kinh tế và pháp lý, và tham nhũng là những trở ngại kinh doanh nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến các công ty Indonesia; Tiếp cận nguồn tài chính chính thức là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Điện là mối quan tâm chính trong số các vấn đề về cơ sở hạ tầng; Các quy định về lao động là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp, hơn cả kỹ năng lao động; Phân quyền đã dẫn tới môi trường đầu tư xấu đi, đặc biệt là tình trạng bất ổn về chính sách kinh tế và tham nhũng ngày càng trầm trọng hơn. Galan và cộng sự (2007) đã nghiên cứu đánh giá và phân tích lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia [70]. Nhóm phân tích 5 nhóm yếu tố cấu thành môi trường đầu tư bao gồm: các yếu tố về chính trị, hạ tầng, chi phí, thị trường và văn hóa xã hội. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố về chính trị, các yếu tố về văn hóa xã hội có ý nghĩa lớn trong việc quyết định đầu tư vào các nước đang phát triển. Das D.K (2007) đã đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc: Tác động của nó đối với các nền kinh tế châu Á lân cận [67]. Bài viết này tập trung vào những tác động sâu rộng trong nước và khu vực của sự nổi lên của Trung Quốc như một nền kinh tế thương mại lớn. Việc Trung Quốc gia nhập WTO và mở rộng thương mại sẽ có những tác động tích cực cho cả Trung Quốc và khu vực. Chuyên môn hóa theo chiều dọc là nhân tố chính dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ nhập khẩu trong khu vực của Trung Quốc; nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng tăng trưởng đều đặn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng trong chiến lược cải cách và tăng trưởng của Trung Quốc, và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực tăng trưởng và toàn cầu hóa của Trung Quốc. Dòng vốn FDI vào các nền kinh tế khác ở châu Á đã bị ảnh hưởng bởi sự thành công của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các tác giả, Trung Quốc không nhận được dòng FDI phù hợp với quy mô, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. 9 Christian M Rogerson và Jayne M Rogerson (2010) đã nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư của Johannesburg [93]. Bài viết phân tích kết quả từ các cuộc phỏng vấn gần đây được thực hiện với 100 nhà đầu tư nước ngoài và 10 chuyên gia về môi trường đầu tư của Johannesburg đối với đầu tư tư nhân. Các tác giả kết luận rằng chính quyền thành phố phải giải quyết một loạt các vấn đề để nâng cao môi trường đầu tư tại địa phương như: tội phạm và an toàn an ninh, cơ sở hạ tầng, chi phí kinh doanh tăng cao, thiếu hụt kỹ năng và sự hợp tác lỏng lẻo giữa chính quyền và các nhà đầu tư. Ligita Gaspareniene (2015) đã phân tích môi trường đầu tư và dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Litva [78]. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng và lượng FDI vào Litva có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Phương trình hồi quy tuyến tính cũng xây dựng và cho thấy rằng trong hai năm tới FDI vào Lithuania sẽ tăng lên. Nina Ershova (2017) nghiên cứu môi trường đầu tư ở Nga và những thách thức cho các doanh nghiệp nước ngoài: nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp Nhật Bản [82]. Nghiên cứu đã xem xét trường hợp các nhà đầu tư Nhật Bản ở Nga. Nó dựa trên kết quả một cuộc khảo sát các công ty Nhật Bản đang kinh doanh tại Nga (thành viên của Câu lạc bộ Kinh doanh Nhật Bản Moscow) và phân tích nội dung của một bộ phỏng vấn với các đại diện của cộng đồng kinh doanh và cộng đồng hàn lâm Nhật Bản cũng như các tổ chức phi chính phủ. Nhóm tác giả xác định những yếu tố nào thu hút vốn của Nhật Bản sang Nga (yếu tố quan trọng nhất là thị trường tiềm năng rộng lớn của nước Nga) và yếu tố cản trở các hoạt động đầu tư (quy định pháp luật, cơ sở hạ tầng, tham nhũng ) Nghiên cứu đầu tư của Nhật Bản vào Nga cho thấy những thách thức cụ thể và những trở ngại khiến các công ty Nhật Bản không muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh tại Nga. Nghiên cứu chỉ ra và hệ thống hoá các yếu tố hạn chế sự phát triển hợp tác đầu tư và nguồn gốc của nó và xác định những cách có thể vượt qua được thách thức. LI Fuji và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá môi trường đầu tư và chính sách chiến lược khi đầu tư vào Nga [77]. Nghiên cứu này đã xây dựng mô hình đánh giá môi trường đầu tư (mô hình ESI-PRA), đánh giá khoa học môi trường đầu tư cho 83 chủ thể liên bang ở Nga về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_moi_truong_dau_tu_tinh_thai_nguyen.pdf
  • pdfCông văn.pdf
  • pdfTOM TAT luận án Cao Phương Nga - Tiếng Anh.pdf
  • pdfTOM TAT luận án Cao Phương Nga - Tiếng Việt.pdf
  • docxTrang thông tin luận án Cao Nga dich.docx
Luận văn liên quan