Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh

Thi đấu thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, các môn thể thao khác nhau có nội dung, hình thức và đặc điểm thi đấu khác nhau, nhưng trong đó có một số điểm chung như: tính đối kháng, tính lâu dài, tính căng thẳng để giành chiến thắng trong thi đấu thể thao, con người phải luôn đối mặt với những khó khăn, những căng thẳng đến giới hạn cả về tinh thần và thể chất. Trong đó, tâm lý thể thao trước thi đấu là mặt rất quan trọng cần chuẩn bị tốt cho các vận động viên (VĐV) thể thao bước vào thi đấu đạt thành tích thể thao cao nhất có thể. Thi đấu thể thao đòi hỏi con người những hoạt động cơ bắp tối đa trong những hình thức khác nhau nhất, hoạt động này luôn mang tính chất thi đấu và thường xuyên thể hiện dưới những hình thức tranh đấu thể thao. Mặt khác, thi đấu thể thao cũng như bất kỳ hoạt động nào khác của con người, luôn gắn liền với những trạng thái cảm xúc khác nhau. Sự căng thẳng về cảm xúc kết hợp với sức chịu đựng lớn về thể lực trong nhiều môn thể thao đã tác động đáng kể tới cơ thể và đó là sự thử thách quan trọng về khả năng thích ứng của cơ thể. Trong thể thao hiện đại diễn ra sự đồng đều về trình độ chuẩn bị kỹ thuật, chiến thuật và thể lực. Theo đó, nguồn dự trữ khả năng chuẩn bị thể lực khi chưa được sử dụng bị co hẹp lại và lòng khao khát chiến thắng thúc đẩy sự ganh đua thể thao mãnh liệt và không nhân nhượng. Do đó, nhiều hiện tượng chấn thương tâm lý trong thi đấu thể thao xuất hiện. Ở một số VĐV trong quá trình tập luyện và thi đấu xuất hiện những rối loạn cảm xúc khác nhau, điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thành tích. Vì vậy, cùng với việc chuẩn bị về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật thì việc chuẩn bị về tâm lý cũng chiếm tỷ lệ tương đương. Sự hiểu biết về các quy luật chủ yếu trong lĩnh vực thần kinh - tinh thần của VĐV, dự phòng những rối loạn của trạng thái thần kinh - tâm lý, làm rõ những tình huống chấn thương tâm lý xuất hiện trước và trong thời gian thi đấu là cần thiết đối với vận động viên thể thao.

doc226 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN VĂN HOÀNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÂM LÝ TRƯỚC THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚNG TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh, 2018 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN VĂN HOÀNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÂM LÝ TRƯỚC THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚNG TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Lê Quý Phượng 2. PGS.TS Đỗ Vĩnh TP. Hồ Chí Minh, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Lê Quý Phượng và PGS.TS Đỗ Vĩnh. Trong công trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng là hoàn toàn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Văn Hoàng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt TTĐ Trước thi đấu TT.TLTTĐ Trạng thái tâm lý trước thi đấu TĐTL Trình độ tập luyện ISSF Liên đoàn bắn súng thế giới CLB Câu lạc bộ BP, LP Biện pháp, liệu pháp NLTT Năng lực thể thao LVĐ Lượng vận động HCV Huy chương vàng HCB Huy chương bạc HCĐ Huy chương đồng VĐTQG Vô địch trẻ quốc gia VĐĐNA Vô địch Đông Nam Á KHHL Kế hoạch huấn luyện HLV Huấn luyện viên VĐV Vận động viên TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTĐ Thành tích thi đấu CKHL Chu kỳ huấn luyện TKHL Thời kỳ huấn luyện GĐHL Giai đoạn huấn luyện GĐCBC Giai đoạn chuẩn bị chung GĐCBCM Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn GĐTTĐ Giai đoạn tiền thi đấu GĐCT Giai đoạn chuyển tiếp GĐTĐ Giai đoạn thi đấu ĐTTBS Đội tuyển trẻ bắn súng Mean Giá trị trung bình Sd Độ lệch chuẩn DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 1.1 Phân biệt mức độ tác dụng của các nhân tố quyết định lên năng lực thi đấu của các VĐV của các nhóm môn khác nhau 8 Bảng 3.1 Sự ảnh hưởng ngoại tại của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 56 Bảng 3.2 Trị số KMO and Bartlett's Test 58 Bảng 3.3 Các hệ số tải và hệ số tích lũy Total Variance Explained 58 Bảng 3.4 Ma trận xoay các yếu tố thành phần Rotated Component Matrixa 58 Bảng 3.5 Trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đối với tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 59 Bảng 3.6 Các chỉ tiêu phản ảnh tâm lý tước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 60 Bảng 3.7 Bảng tần số ($T1 Frequencies) về kết quả phỏng vấn xác định các chỉ tiêu, các test đánh giá tâm lý của VĐV bắn súng trẻ 61 Bảng 3.8 Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá 62 Bảng 3.9 Mô tả mẫu nghiên cứu về các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 63 Bảng 3.10 Trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 64 Bảng 3.11 Tần số và tần suất trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 65 Bảng 3.12 Mô tả thống kê về trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM theo Washman 67 Bảng 3.13 Đánh giá trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 68 Bảng 3.14 Mô tả thống kê về mức độ lo lắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 69 Bảng 3.15 Đánh giá trạng thái lo lắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 69 Bảng 3.16 Mô tả thống kê về hưng phấn cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 71 Bảng 3.17 Phân loại hưng phấn cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 71 Bảng 3.18 Mô tả thống kê về về nhịp tim của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 72 Bảng 3.19 Phân loại diễn biến nhịp tim trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 73 Bảng 3.20 Mô tả thống kê về trạng thái sẵn sàng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM theo Tapping test 74 Bảng 3.21 Phân loại trạng thái sẵn sàng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM thông qua Tapping test 74 Bảng 3.22 Mô tả thống kê về ý chí chiến thắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 76 Bảng 3.23 Phân loại ý chí chiến thắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 76 Bảng 3.24 Mô tả thống kê về sự nỗ lực ý chí để đạt mục đích của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Sau 77 Bảng 3.25 Kết quả nỗ lực ý chí Sau 77 Bảng 3.26 Mô tả thống kê về năng lực xử lý thông tin 79 Bảng 3.27 Phân loại năng lực xử lý thông tin của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 79 Bảng 3.28 Mô tả thống kê về độ ổn định chú ý 80 Bảng 3.29 Phân loại độ ổn định chú ý của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 81 Bảng 3.30 Mô tả thống kê về phân phối chú ý 82 Bảng 3.31 Phân loại phân phối chú ý của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 82 Bảng 3.32 Mô tả thống kê về chức năng tâm vận động 84 Bảng 3.33 Phân loại phản xạ tâm vận động của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 84 Bảng 3.34 Sự ảnh hưởng của các chỉ số cảm xúc đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa ) 86 Bảng 3.35 Sự ảnh hưởng của nỗ lực ý chí đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa) 89 Bảng 3.36 Sự ảnh hưởng của các yếu tố năng lực trí tuệ đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa) 90 Bảng 3.37 Sự ảnh hưởng của các chỉ số phản xạ tâm vận động đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa) 92 Bảng 3.38 Mức độ tương quan của các yếu tố đối với thành tích thi đấu (Correlation Matrixa) 93 Bảng 3.39 Mức độ phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng (Model Summaryc) 93 Bảng 3.40 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng 94 Bảng 3.41 Các biểu hiện của tâm lý trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Descriptive Statistics – Thống kê mô tả) 97 Bảng 3.42 Khả năng kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 100 Bảng 3.43 Kết quả phỏng vấn các biện pháp tác động kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (N=40) Sau 101 Bảng 3.44 Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn lựa chọn các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu 102 Bảng 3.45 Chu kỳ huấn luyện năm 2015 112 Bảng 3.46 Chu kỳ huấn luyện và tác động thực nghiệm năm 2016 113 Bảng 3.47 Phân phối thời lượng thực nghiệm các biện pháp, liệu pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu 115 Bảng 3.48 Kết quả mô tả thống kê về thành tích thi đấu (Descriptives) của các VĐV bắn súng trẻ sau các chu kỳ huấn luyện tác động thực nghiệm Sau 121 Bảng 3.49 Kết quả phân tích phương sai về thành tích thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện 123 Bảng 3.50 Kết quả so sánh thành tích thi đấu (Multiple Comparisons) của các chu kỳ huấn luyện 124 Bảng 3.51 Kết quả kiểm tra XAN test trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab) 125 Bảng 3.52 Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái cảm xúc theo Washman trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab) Sau 127 Bảng 3.53 Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái lo lắng trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab) Sau 128 Bảng 3.54 Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái sẵn sàng trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab) 130 Bảng 3.55 Kết quả kiểm tra hưng phấn cảm xúc trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện 134 Bảng 3.56 Kết quả kiểm tra ý chí chiến thắng trước thi đấu ở từng chu kỳ huấn luyện Sau 136 Bảng 3.57 Kết quả thống kê mô tả về sự nỗ lực ý chí của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 138 Bảng 3.58 Kết quả phân tích phương sai của sự nỗ lực ý chí 139 Bảng 3.59 Kiểm nghiệm sự khác biệt về sự nỗ lực ý chí của các VĐV bắn súng trẻ (Multiple Comparisons) 140 Bảng 3.60 Kết quả kiểm tra năng lực trí tuệ trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ ở từng chu kỳ huấn luyện thực nghiệm Sau 140 Bảng 3.61 Kết quả kiểm tra trước thi đấu về phản xạ đơn ở các chu kỳ huấn luyện Sau 144 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 3.1 Sự ảnh hưởng của tâm lý đối với thành tích thi đấu 57 Biểu đồ 3.2 Tần số của trạng thái cảm xúc X của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 65 Biểu đồ 3.3 Tần số trạng thái cảm xúc N của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 66 Biểu đồ 3.4 Tần số trạng thái cảm xúc A của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 66 Biểu đồ 3.5 Trạng thái cảm xúc của VĐV theo Washman 68 Biểu đồ 3.6 Trạng thái lo lắng trước thi đấu 70 Biểu đồ 3.7 Tần số hưng phấn cảm xúc của VĐV trước thi đấu 71 Biểu đồ 3.8 Tần số hiệu suất nhịp tim của VĐV trước thi đấu 73 Biểu đồ 3.9 Tần số Tapping test của VĐV trước thi đấu 74 Biểu đồ 3.10 Tần số ý chí chiến thắng của VĐV bắn súng 77 Biểu đồ 3.11 Tần số các mức nỗ lực ý chí để đạt mục tiêu của các VĐV bắn súng Sau 77 Biểu đồ 3.12 Tần số năng lực xử lý thông tin trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 79 Biểu đồ 3.13 Tần số độ ổn định chú ý trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 81 Biểu đồ 3.14 Tần số phân phối chú ý trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 82 Biểu đồ 3.15 Tần số phản xạ tâm vận động trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 84 Biểu đồ 3.16 Khả năng kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 101 Biểu đồ 3.17 Diễn biến thành tích thi đấu của các VĐV nam qua các chu kỳ huấn luyện Sau 121 Biểu đồ 3.18 Diễn biến thành tích thi đấu của các VĐV nữ qua các chu kỳ huấn luyện 122 Biểu đồ 3.19 Diễn biến cảm xúc XAN của các VĐV nam bắn súng trẻ Sau 125 Biểu đồ 3.20 Diễn biến cảm xúc XAN của các VĐV nữ bắn súng trẻ Sau 125 Biểu đồ 3.21 Diễn biến cảm xúc trước thi đấu theo Washman của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ Sau 127 Biểu đồ 3.22 Diễn biến trang thái lo lắng trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ 129 Biểu đồ 3.23 Diễn biến trang thái sẵn sàng trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ 131 Biểu đồ 3.24 Diễn biến hiệu suất nhịp tim trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ 132 Biểu đồ 3.25 Diễn biến trạng thái hưng phấn cảm xúc trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ 135 Biểu đồ 3.26 Diễn biến ý chí chiến thắng trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ 137 Biểu đồ 3.27 Diễn biến kết quả nỗ lực ý chí trước thi đấu của VĐV nam ở các chu kỳ huấn luyện Sau 138 Biểu đồ 3.28 Diễn biến kết quả nỗ lực ý chí trước thi đấu của VĐV nữ ở các chu kỳ huấn luyện Sau 138 Biểu đồ 3.29 Diễn biến kết quả kiểm tra năng lực xử lý thông tin trước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳ huấn luyện 139 Biểu đồ 3.30 Diễn biến kết quả kiểm tra độ ổn định chú ý trước thi đấu của VĐV nam – nữ ở các chu kỳ huấn luyện 139 Biểu đồ 3.31 Diễn biến kết quả kiểm tra độ phân phối chú ý trước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳ huấn luyện 139 Biểu đồ 3.32 Diễn biến kết quả kiểm tra phản xạ tâm vận động trước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳ huấn luyện 145 ĐẶT VẤN ĐỀ Thi đấu thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, các môn thể thao khác nhau có nội dung, hình thức và đặc điểm thi đấu khác nhau, nhưng trong đó có một số điểm chung như: tính đối kháng, tính lâu dài, tính căng thẳng để giành chiến thắng trong thi đấu thể thao, con người phải luôn đối mặt với những khó khăn, những căng thẳng đến giới hạn cả về tinh thần và thể chất. Trong đó, tâm lý thể thao trước thi đấu là mặt rất quan trọng cần chuẩn bị tốt cho các vận động viên (VĐV) thể thao bước vào thi đấu đạt thành tích thể thao cao nhất có thể. Thi đấu thể thao đòi hỏi con người những hoạt động cơ bắp tối đa trong những hình thức khác nhau nhất, hoạt động này luôn mang tính chất thi đấu và thường xuyên thể hiện dưới những hình thức tranh đấu thể thao. Mặt khác, thi đấu thể thao cũng như bất kỳ hoạt động nào khác của con người, luôn gắn liền với những trạng thái cảm xúc khác nhau. Sự căng thẳng về cảm xúc kết hợp với sức chịu đựng lớn về thể lực trong nhiều môn thể thao đã tác động đáng kể tới cơ thể và đó là sự thử thách quan trọng về khả năng thích ứng của cơ thể. Trong thể thao hiện đại diễn ra sự đồng đều về trình độ chuẩn bị kỹ thuật, chiến thuật và thể lực. Theo đó, nguồn dự trữ khả năng chuẩn bị thể lực khi chưa được sử dụng bị co hẹp lại và lòng khao khát chiến thắng thúc đẩy sự ganh đua thể thao mãnh liệt và không nhân nhượng. Do đó, nhiều hiện tượng chấn thương tâm lý trong thi đấu thể thao xuất hiện. Ở một số VĐV trong quá trình tập luyện và thi đấu xuất hiện những rối loạn cảm xúc khác nhau, điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thành tích. Vì vậy, cùng với việc chuẩn bị về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật thì việc chuẩn bị về tâm lý cũng chiếm tỷ lệ tương đương. Sự hiểu biết về các quy luật chủ yếu trong lĩnh vực thần kinh - tinh thần của VĐV, dự phòng những rối loạn của trạng thái thần kinh - tâm lý, làm rõ những tình huống chấn thương tâm lý xuất hiện trước và trong thời gian thi đấu là cần thiết đối với vận động viên thể thao. Thành tích thể thao đòi hỏi năng lực chịu đựng của VĐV ở mức cao nhất cường độ, lượng vận động (LVĐ). LVĐ càng lớn, kích thích tác động lên cơ thể càng sâu. Phản ứng với tác động càng mạnh, sự thay đổi các chức năng cơ thể càng rõ, sự thích nghi của VĐV sẽ đạt tới mức lớn nhất theo khả năng của từng người. Do đó, VĐV phải cố gắng vượt qua chính mình, chịu đựng LVĐ cao tới giới hạn có thể cả về thể chất lẫn tâm lý. Thành tích thể thao càng được nâng cao, việc huấn luyện VĐV bên cạnh sự chuẩn bị về kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thì việc chuẩn bị về tâm lý ngày càng đóng vai trò quan trọng. Khoa học thể thao hiện đại cũng như thực tế chứng minh: ngày nay, các VĐV trên thế giới có sự đồng đều về mặt thể lực, kỹ chiến thuật, hơn kém nhau, chênh lệch không bao nhiêu, yếu tố tâm lý trở thành quyết định thắng thua trong thi đấu. Các VĐV có cùng trình độ, điều kiện, chế độ tập luyện thì tâm lý của VĐV là yếu tố quyết định thắng thua trong trận thi đấu - có khi đạt tới 90% (Grosser, M & Starischa, S - 1982); (Willy Pieter & John Heymans, 1997). Trạng thái tâm lý thi đấu mà thành phần chủ yếu của nó là động cơ và cảm xúc, rất đa dạng về sắc thái và cường độ. Nó có thể giúp cho vận động viên phấn chấn, tự tin, cảm giác sung mãn, nhanh nhạy. Nếu nói theo ngôn ngữ của tâm lý học là hoạt hóa được các chức năng tâm lý và phát huy đầy đủ khả năng của bản thân. Ngược lại vận động viên thấy thiếu tự tin, căng thẳng, lo lắng hoặc chán nản, các phản ứng trở nên trì trệ chậm chạp, phối hợp hoạt động trở nên rối loạn. Nếu nói theo ngôn ngữ của nhà tâm lý học thì họ ở trạng thái các chức năng tâm lý không được hoạt hóa, bị kìm hãm, do đó không phát huy được các năng lực của bản thân. [17], [31], [105] Theo tiến trình thi đấu, trạng thái tâm lý được phân ra thành 3 giai đoạn: trạng thái tâm lý trước thi đấu, trong thi đấu và sau thi đấu. Trong đó, trạng thái tâm lý trước thi đấu được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì lý do trạng thái tâm lý này có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái kế tiếp. [44] Bắn súng là một trong các môn thể thao mũi nhọn của ngành thể thao Việt Nam. Bắn súng đã dành nhiều thứ hạng cao tại các đấu trường khu vực, châu lục và quốc tế, từ đó khẳng định vị thế của môn thể thao này. Bắn súng là môn thể thao đòi hỏi độ chính xác rất cao nên cần phải quan tâm đến từng chi tiết nhỏ. Thành tích thi đấu của môn bắn súng là sự phối hợp các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý. Trong các cuộc thi đòi hỏi các vận động viên phải nỗ lực rất lớn, đặc biệt là về mặt tâm lý mới có thể nâng cao được thành tích. Trong huấn luyện cũng như trong tập luyện thường thấy các vận động viên trong thi đấu vẫn chưa thể hiện được khả năng vốn có của mình. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân rất quan trọng là trạng thái tâm lý của VĐV. Thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát trạng thái tâm lý của bản thân để có được trạng thái tâm lý ổn định. Vì vậy huấn luyện tâm lý là một bộ phận cần thiết và không thể tách rời quá trình đào tạo vận động viên thể thao. Trong những năm gần đây, lĩnh vực huấn luyện và thi đấu thể thao ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm soát trạng thái tâm lý trong tập luyện và thi đấu của các vận động viên còn ít quan tâm. Bên cạnh đó, môn bắn súng cũng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các biện pháp tác động để kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viên ngày càng tốt hơn. Đó là lý do để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.” Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của VĐV. Từ đó, xác định các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu phù hợp nhằm ổn định và nâng cao tâm lý trước thi đấu góp phần nâng cao thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốt hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2: Xác định và ứng dụng các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết khoa học: Tuy phức tạp vì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và luôn biến động nhưng cũng như các hiện tượng khác, tâm lý cũng có những quy luật của mình. Sự hiểu biết về những quy luật của tâm lý giúp huấn luyện viên (HLV) chuẩn đoán, nhận biết, dự báo cũng như có thể kiểm soát, điều chỉnh giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tâm lý của VĐV. Nếu được chuẩn đoán bằng những test đáng tin cậy và có những biện pháp kiểm soát, điều chỉnh hiệu quả sẽ hình thành ở VĐV bắn súng trẻ tâm lý tích cực tạo điều kiện nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốt hơn. Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . Năng lực thi đấu của vận động viên các môn thể thao. 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu. Năng lực, theo các chuyên gia tâm lý học, đó là tổng hợp những đặc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả [9], [30], [94], [99]. Năng lực thể thao là đặc điểm mang tính cá thể, cho phép vận động viên thực hiện và hoàn thành một nhiệm vụ vận động nào đó, với một thành tích nhất định, được hình thành trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao [32], [58]. Quá trình hình thành các năng lực diễn ra trên cơ sở của các dấu hiệu tiềm ẩn về đặc điểm giải phẫu – sinh lý bẩm sinh, mà trước hết là đặc điểm năng lực bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương, cấu trúc của cơ thể, của các thuộc tính của bộ máy thần kinh – cơ, ...các thuộc tính thần kinh không quyết định đến quá trình phát triển năng lực, nhưng trên nền tảng của chúng sẽ làm giảm nhẹ quá trình hình thành nhân cách, trong khi năng lực là sự phối hợp nhất quán của cả năng lực tâm lý và sinh lý. Mức độ phát triển năng lực thể thao diễn ra không đồng đều và có đặc tính giai đoạn [27], [61], [93], [110]. Tâm lý, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, là thuộc tính của vật chất có tổ chức cao (não bộ), là hình thức đặc biệt của sự phản ánh hiện thực khách quan – kết quả của sự tác động qua lại của chủ thể sống với môi trường xung quanh [54], hoặc tâm lý, theo Đại từ điển tiếng Việt, đó là tổng thể sự nhận thức, tình cảm, ý chí của mỗi một con người [63] hoặc tâm lý là toàn bộ thế giới tinh thần của con người [61]. Tâm lý tồn tại dưới những hình thức khác nhau: quá trình, trạng thái, thuộc tính [54]. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, biểu hiện và phát triển của tâm lý trong quá trình tiến hóa của thế giới sinh vật (phát sinh chủng loài) và trong quá trình phát sinh cá thể ở người [54], hoặc tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu nguyên lý nảy sinh và vận hành thế giới tinh thần trong đời sống hàng ngày của con người [61], hoặc tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của con người [63]. Tâm lý học thể thao là một lĩnh vực chuyên ngành của khoa học tâm lý, nghiên cứu những quy luật cơ bản của sự biểu hiện và phát triển tâm lý của cá nhân hoạt động (vận động viên) trong những điều kiện đặc thù của hoạt động thể thao
Luận văn liên quan