Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và
muỗi Anopheles truyền theo đường máu, bệnh lưu hành địa phương, có thể gây
dịch nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng chống được [36].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2014, châu Á có 352 triệu
người có nguy cơ mắc sốt rét cao với 1,5 triệu bệnh nhân sốt rét và 776 người tử
vong sốt rét [128]. Ở Việt Nam, trước năm 1991 tình hình sốt rét rất nghiêm trọng,
hàng năm có tới hàng triệu người mắc, hàng ngàn trường hợp tử vong sốt rét với
hàng trăm vụ dịch sốt rét. Sau gần 30 năm nỗ lực thực hiện, công tác phòng chống
sốt rét (PCSR) đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ số sốt rét đã giảm thấp
nhưng nguy cơ sốt rét quay trở lại vẫn rất cao.22
Người dân ở các vùng sốt rét lưu hành trình độ dân trí thấp cùng các tập
quán du canh, ngủ rẫy, không sử dụng màn. gây nhiều khó khăn cho công tác
phòng chống bệnh sốt rét [31]. Hơn nữa, tại Việt Nam đã xác định ký sinh trùng
sốt rét kháng với nhiều loại thuốc sốt rét hiện dùng, đặc biệt là kháng với thuốc
điều trị hiệu lực cao artemisinin và dẫn xuất [3].
Khu vực miền Trung-Tây Nguyên có hơn 70% dân số sống trong vùng nguy
cơ sốt rét với biến động dân cư lớn, tình hình sốt rét phức tạp nhất Việt Nam: hàng
năm số bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét chiếm gần 75%; sốt rét ác tính
và tử vong sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước. Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và
Khánh Hòa là trọng điểm sốt rét của khu vực có số bệnh nhân sốt rét (BNSR) tập
trung chủ yếu ở đối tượng dân di biến động, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số
canh tác nương rẫy và ngủ rẫy thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng. [81].
Đặc điểm nhà rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số nằm rải rác trên núi cao,
nơi có véc tơ truyền bệnh sốt rét mật độ cao; diện tích nhà rẫy nhỏ, vách thưa, đơn
giản, trong có bếp nấu ăn thường đốt lửa ban đêm không đủ chỗ treo màn. Cùng
với đó, người dân chưa có ý thức tự phòng chống sốt rét, không đến cơ sở y tế
khám bệnh khi có sốt nên không được phát hiện và điều trị kịp thời [48].
Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét đang được áp dụng hiện nay như
tẩm màn, phun tồn lưu tường vách với hóa chất diệt muỗi chỉ được thực hiện và
có hiệu quả ở khu vực dân cư cố định (thôn, bản, làng), nhưng hiệu quả bảo vệ
còn hạn chế cho những người ngủ rẫy [2]
174 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh Hòa và gia lai (2014 - 2017), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*------------------
HỒ ĐẮC THOÀN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
CHO NGƯỜI DÂN NGỦ RẪY Ở HAI HUYỆN
CỦA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ GIA LAI (2014-2017)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI-2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*------------------
HỒ ĐẮC THOÀN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
CHO NGƯỜI DÂN NGỦ RẪY Ở HAI HUYỆN
CỦA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ GIA LAI (2014-2017)
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Chương
HÀ NỘI-2018
LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn
Chương, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và PGS.TS.
Nguyễn Thúy Hoa đã hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong quá trình hoàn thành
Luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến Ban lãnh đạo Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn
trùng Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học Nghiên
cứu sinh và thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Dương-Trưởng
Khoa Đào tạo và Quản lý Khoa học cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp trong Phòng
sau đại học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã động viên, hướng dẫn các thủ
tục và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, bảo vệ các
phần trong khi làm luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Xuân Hùng, PGS.TS. Triệu Nguyên
Trung và TS.Huỳnh Hồng Quang đã góp ý tận tình để cho tôi hoàn chỉnh Luận án
này.
Tôi cũng xin lòng biết ơn đến các đồng nghiệp Phòng Kế hoạch-Tổng hợp,
Khoa Côn trùng và TS. Nguyễn Xuân Quang-Trưởng Khoa côn trùng đã cùng tôi
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Vợ, các con và người thân trong gia đình đã động
viên, chia sẽ, khích lệ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận án.
Trân trọng
Tác giả
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Hồ Đắc Thoàn
5
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục ........................................................................................................... ...........i
Danh mục những chữ viết tắt....................................................................................ii
Danh mục các hình..................................................................................................vii
Danh mục các bảng.................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới, ở Việt Nam và tại khu vực miền
Trung-Tây Nguyên
3
1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam và khu vực miền Trung-Tây nguyên 6
1.1.3. Tình hình sốt rét ở 2 tỉnh Gia Lai và Khánh Hòa 8
1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét 10
1.2.1. Tác nhân gây bệnh 10
1.2.2. Khối cảm thụ (con người)
14
1.2.3. Trung gian truyền bệnh sốt rét 14
6
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền sốt rét tự nhiên 16
1.2.5. Sự phân bố bệnh sốt rét 17
1.2.6. Mùa truyền bệnh sốt rét 18
1.2.7. Các nghiên cứu về dịch tễ bệnh sốt rét 19
1.3. Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét 25
1.3.1. Chiến lược loại trừ sốt rét 25
1.3.2. Điều trị bệnh nhân sốt rét cắt đứt nguồn bệnh 26
1.3.3. Phòng chống trung gian truyền bệnh sốt rét cắt đứt nguồn lây 28
1.3.4. Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét 30
1.3.5. Phòng bệnh bằng vắc xin sốt rét 31
1.3.6. Các nghiên cứu về biện pháp phòng chống sốt rét 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 40
2.2.3. Một số thuật ngữ và biến số trong nghiên cứu 44
2.2.4. Cách tính của một số chỉ số trong nghiên cứu 48
2.2.5. Các kỹ thuật nghiên cứu 51
2.2.6. Vật liệu nghiên cứu và công cụ thu thập số liệu 51
7
2.2.7. Xử lý mẫu vật 51
2.2.8. Nội dung và chỉ số đánh giá 51
2.3. Xử lý và phân tích số liệu 52
2.4. Khống chế sai số 53
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và
huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015.
55
3.1.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy tại địa điểm nghiên cứu 55
3.1.2. Một số đặc điểm ký sinh trùng sốt rét tại địa điểm nghiên cứu 59
3.1.3. Một số đặc điểm muỗi sốt rét tại địa điểm nghiên cứu 61
3.1.4. Kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sốt rét của người dân
ngủ rẫy
66
3.1.5. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy 68
3.2. Hiệu quả can thiệp bằng màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu
kết hợp với truyền thông phòng chống sốt rét cho người ngủ rẫy tại
điểm nghiên cứu, 2016-2017.
70
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét, mật độ véc tơ sốt rét trước can thiệp 70
3.2.2. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy sau can thiệp 71
3.2.3. Mật độ véc tơ sốt rét sau can thiệp 74
3.2.4. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu 78
3.2.5. Hiệu quả truyền thông giáo dục thực hành phòng chống sốt rét 79
3.2.6. Sự chấp nhận của cộng đồng đối với màn 1 đỉnh tồn lưu lâu 80
8
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 83
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện
Krông Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015.
83
4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét tại địa điểm nghiên cứu 83
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy tại địa
điểm nghiên cứu.
95
4.2. Hiệu quả can thiệp bằng màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu kết
hợp với truyền thông phòng chống sốt rét cho người ngủ rẫy tại điểm
nghiên cứu, 2016-2017.
99
4.2.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy sau can thiệp 100
4.2.2. Mật độ véc tơ sốt rét trước và sau can thiệp 102
4.2.3. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu 105
4.2.4. Hiệu quả truyền thông giáo dục nâng cao thực hành phòng chống sốt
rét.
110
4.2.5. Sự chấp nhận của cộng đồng với màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu
lâu.
111
4.3. Tính khoa học, tính mới và tính thực tiễn của luận án 114
4.3.1. Đóng góp mới của luận án 114
4.3.2. Ý nghĩa khoa học 115
4.3.3. Ý nghĩa thực tiễn 115
4.4. Một số hạn chế của đề tài luận án 115
KẾT LUẬN 117
KHUYẾN NGHỊ 119
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
10
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACTs
(Artemisinin-based Combine Therapies) Phác đồ thuốc điều trị sốt
rét phối hợp chứa dẫn chất Artemisinin
An. Anopheles
BĐTR Bẫy đèn trong nhà rẫy
BĐNR Bẫy đèn ngoài nhà rẫy
BNSR Bệnh nhân sốt rét
c/đ/đ Con/ đèn/ đêm
c/g/n Con/ giờ/ người
c/ng/đ Con/người/ đêm
cs Cộng sự
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CT Can thiệp
DCTD Di cư tự do
DSC Dân số chung
DTSR Dịch tễ sốt rét
ĐC Đối chứng
ĐLC Độ lệch chuẩn
ELISA
(Enzyme-linked Immunosorbent Assay) Kỹ thuật hấp thụ miễn
dịch liên kết enzyme
HQCT Hiệu quả can thiệp
KAP Knowledge, Attitude, Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành)
11
KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
LLINS
Long Lasting Insecticide Treated Nets (màn tẩm hóa chất tồn lưu
lâu)
MNNR Mồi người ngoài rẫy
MNTR Mồi người trong rẫy
MT-TN miền Trung và Tây nguyên
NXB Nhà xuất bản
P. Plasmodium
PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi cao phân tử)
PCSR
SCT
Phòng chống sốt rét
Sau can thiệp
SR Sốt rét
SR-KST-CT Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng
SRLH Sốt rét lưu hành
SRLS
TCT
Sốt rét lâm sàng
Trước can thiệp
TB Trung bình
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
TDSR Tiêu diệt sốt rét
TTGD Truyền thông giáo dục
TTSR Thanh toán sốt rét
TVSR Tử vong sốt rét
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
12
WHOPES
WHO Pesticide Evaluation Scheme (Cơ quan đáng giá hóa chất diệt
côn trùng của Tổ chức Y tế thế giới)
13
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mối liên quan giữa các yếu tố trong lan truyền bệnh sốt rét 10
Hình 1.2. Chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể muỗi và người 12
Hình 2.1. Bản đồ 4 xã nghiên cứu ở huyện Khánh Vĩnh và Krông Pa 37
Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 39
Hình 3.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân theo giới tính tại Khánh
Vĩnh
58
Hình 3.2. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân theo giới tính tại Krông Pa
59
Hình 3.3. Cơ cấu các loài ký sinh trùng sốt rét ở người dân ngủ rẫy 59
Hình 3.4. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét có sốt ở người dân ngủ rẫy 60
Hình 3.5. Thực hành ngủ màn của ở người dân ngủ rẫy tại 2 huyện 67
Hình 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét ở điểm can thiệp và đối chứng sau
can thiệp
73
Hình 3.7. Mật độ các véc tơ bằng phương pháp mồi người trong rẫy tại 4
thời điểm sau can thiệp
75
Hình 3.8. Mật độ các véc tơ bằng phương pháp mồi người ngoài rẫy tại 4
thời điểm sau can thiệp
76
Hình 3.9. Mật độ véc tơ bằng phương pháp bẫy đèn trong rẫy tại 4 thời điểm
sau can thiệp
76
14
Hình 3.10. Mật độ véc tơ theo phương pháp bẫy đèn ngoài rẫy tại 4 thời
điểm sau can thiệp
77
Hình 3.11. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn một đỉnh tồn lưu lâu 78
Hình 3.12. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn một đỉnh tồn lưu lâu qua số
lần giặt
79
15
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số ca mắc và tử vong do sốt rét của một số quốc gia Châu Á 4
Bảng 1.2. Tình hình sốt rét toàn quốc giai đoạn 2011-2014 7
Bảng 1.3. Tình hình sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2011-2014 8
Bảng 1.4. Tình hình bệnh nhân sốt rét tỉnh Gia Lai từ năm 2011-2014 9
Bảng 1.5. Tình hình bệnh nhân sốt rét tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011-2014
9
Bảng 2.1. Các hoạt động thực hiện ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng 44
Bảng 2.2. Các biến số theo mục tiêu nghiên cứu 45
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng điều tra tại Khánh Vĩnh 55
Bảng 3.2. Một số đặc điểm của đối tượng điều tra tại Krông Pa 56
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân qua 4 đợt điều tra tại 2 huyện
57
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân theo nhóm tuổi tại Khánh Vĩnh 57
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc sốt rét của người ngủ rẫy theo nhóm tuổi tại Krông
Pa
58
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giao bào của người tại Khánh Vĩnh và Krông Pa 60
Bảng 3.7. Thành phần loài Anopheles tại Khánh Vĩnh và Krông Pa 61
Bảng 3.8. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng 10/2014 62
Bảng 3.9. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng
6/2015
62
Bảng 3.10. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng 9/2015 63
16
Bảng 3.11. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng
12/2015
63
Bảng 3.12. Mật độ các véc tơ sốt rét qua 4 đợt điều tra (2014-2015) 64
Bảng 3.13. Mật độ các véc tơ sốt rét thu thập bằng mồi người và bẫy đèn
trong nhà qua các tháng điều tra (2014-2015)
64
Bảng 3.14. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của các véc tơ sốt rét tại Khánh
Vĩnh và Krông Pa
65
Bảng 3.15. Kiến thức đúng về nguyên nhân, đường lan truyền và triệu chứng
bệnh sốt rét
66
Bảng 3.16. Kiến thức đúng về cách phát hiện và điều trị khỏi bệnh sốt rét 66
Bảng 3.17. Kiến thức đúng về phòng chống bệnh sốt rét 67
Bảng 3.18. Thực hành khám chữa bệnh của người dân khị bị sốt, nghi ngờ mắc
sốt rét
68
Bảng 3.19. Giới tính, nhóm tuổi và dân tộc liên quan đến mắc bệnh SR 68
Bảng 3.20. Kiến thức về bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống sốt rét liên
quan đến mắc sốt rét
69
Bảng 3.21. Tần suất ngủ rẫy và ngủ màn khi ngủ rẫy liên quan đến mắc
sốt rét
69
Bảng 3.22. Mật độ véc tơ sốt rét tại 2 điểm nghiên cứu trước can thiệp 70
Bảng 3.23. Tỷ lệ mắc sốt rét tại 2 điểm nghiên cứu trước can thiệp 70
Bảng 3.24 Kết quả hoạt động can thiệp tại 02 xã được can thiệp 71
Bảng 3.25. So sánh tỷ lệ bệnh nhân sốt rét tháng 5/2016 và cùng kì tháng
5/2017
71
17
Bảng 3.26. So sánh tỷ lệ bệnh nhân sốt rét tháng 7/2016 và cùng kì tháng
7/2017
72
Bảng 3.27. So sánh tỷ lệ bệnh nhân sốt rét tháng 9/2016 và cùng kì tháng
9/2017
72
Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp trung bình qua 3 đợt điều tra so cùng kỳ năm
2016
73
Bảng 3.29. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 5/2016 và cùng kỳ 5/2017 74
Bảng 3.30. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 7/2016 và cùng kỳ 7/2017 74
Bảng 3.31. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 9/2016 và cùng kỳ 9/2017 75
Bảng 3.32. Mật độ véc tơ sốt rét ở 2 điểm nghiên cứu qua 4 đợt điều tra sau
can thiệp
77
Bảng 3.33. Mức độ nhạy cảm của An. dirus với giấy thử Alpha-
cypermethrine 30 mg/m2
78
Bảng 3.34. Tỷ lệ thực hành ngủ màn của người dân trước và sau can thiệp 79
Bảng 3.35. Tỷ lệ thực hành khi bị sốt và nghi ngờ mắc sốt rét trước và sau
can thiệp
79
Bảng 3.36. Một số đặc điểm của người được phỏng vấn. 79
Bảng 3.37. Tình hình sử dụng màn tại các điểm nghiên cứu 81
Bảng 3.38. Tác dụng phụ khi sử dụng màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu 82
Bảng 3.39. Thực trạng ngủ màn 1 đỉnh của người dân tại điểm can thiệp 82
18
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACTs
(Artemisinin-based Combine Therapies) Phác đồ thuốc điều trị sốt
rét phối hợp chứa dẫn chất Artemisinin
An. Anopheles
BĐTR Bẫy đèn trong nhà rẫy
BĐNR Bẫy đèn ngoài nhà rẫy
BNSR Bệnh nhân sốt rét
c/đ/đ Con/ đèn/ đêm
c/g/n Con/ giờ/ người
c/ng/đ Con/người/ đêm
cs Cộng sự
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CT Can thiệp
DCTD Di cư tự do
DSC Dân số chung
DTSR Dịch tễ sốt rét
ĐC Đối chứng
ĐLC Độ lệch chuẩn
ELISA
(Enzyme-linked Immunosorbent Assay) Kỹ thuật hấp thụ miễn
dịch liên kết enzyme
HQCT Hiệu quả can thiệp
KAP Knowledge, Attitude, Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành)
19
KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
LLINS
Long Lasting Insecticide Treated Nets (màn tẩm hóa chất tồn lưu
lâu)
MNNR Mồi người ngoài rẫy
MNTR Mồi người trong rẫy
MT-TN miền Trung và Tây nguyên
NXB Nhà xuất bản
P. Plasmodium
PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi cao phân tử)
PCSR
SCT
Phòng chống sốt rét
Sau can thiệp
SR Sốt rét
SR-KST-CT Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng
SRLH Sốt rét lưu hành
SRLS
TCT
Sốt rét lâm sàng
Trước can thiệp
TB Trung bình
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
TDSR Tiêu diệt sốt rét
TTGD Truyền thông giáo dục
TTSR Thanh toán sốt rét
TVSR Tử vong sốt rét
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
20
WHOPES
WHO Pesticide Evaluation Scheme (Cơ quan đáng giá hóa chất diệt
côn trùng của Tổ chức Y tế thế giới)
21
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và
muỗi Anopheles truyền theo đường máu, bệnh lưu hành địa phương, có thể gây
dịch nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng chống được [36].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2014, châu Á có 352 triệu
người có nguy cơ mắc sốt rét cao với 1,5 triệu bệnh nhân sốt rét và 776 người tử
vong sốt rét [128]. Ở Việt Nam, trước năm 1991 tình hình sốt rét rất nghiêm trọng,
hàng năm có tới hàng triệu người mắc, hàng ngàn trường hợp tử vong sốt rét với
hàng trăm vụ dịch sốt rét. Sau gần 30 năm nỗ lực thực hiện, công tác phòng chống
sốt rét (PCSR) đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ số sốt rét đã giảm thấp
nhưng nguy cơ sốt rét quay trở lại vẫn rất cao.
22
Người dân ở các vùng sốt rét lưu hành trình độ dân trí thấp cùng các tập
quán du canh, ngủ rẫy, không sử dụng màn... gây nhiều khó khăn cho công tác
phòng chống bệnh sốt rét [31]. Hơn nữa, tại Việt Nam đã xác định ký sinh trùng
sốt rét kháng với nhiều loại thuốc sốt rét hiện dùng, đặc biệt là kháng với thuốc
điều trị hiệu lực cao artemisinin và dẫn xuất [3].
Khu vực miền Trung-Tây Nguyên có hơn 70% dân số sống trong vùng nguy
cơ sốt rét với biến động dân cư lớn, tình hình sốt rét phức tạp nhất Việt Nam: hàng
năm số bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét chiếm gần 75%; sốt rét ác tính
và tử vong sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước. Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và
Khánh Hòa là trọng điểm sốt rét của khu vực có số bệnh nhân sốt rét (BNSR) tập
trung chủ yếu ở đối tượng dân di biến động, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số
canh tác nương rẫy và ngủ rẫy thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng. [81].
Đặc điểm nhà rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số nằm rải rác trên núi cao,
nơi có véc tơ truyền bệnh sốt rét mật độ cao; diện tích nhà rẫy nhỏ, vách thưa, đơn
giản, trong có bếp nấu ăn thường đốt lửa ban đêm không đủ chỗ treo màn. Cùng
với đó, người dân chưa có ý thức tự phòng chống sốt rét, không đến cơ sở y tế
khám bệnh khi có sốt nên không được phát hiện và điều trị kịp thời [48].
Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét đang được áp dụng hiện nay như
tẩm màn, phun tồn lưu tường vách với hóa chất diệt muỗi chỉ được thực hiện và
có hiệu quả ở khu vực dân cư cố định (thôn, bản, làng), nhưng hiệu quả bảo vệ
còn hạn chế cho những người ngủ rẫy [2].
Xuất phát từ những đặc thù sốt rét trên, việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ
sốt rét và các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét phù hợp, hiệu quả cho người
dân có tập quán ngủ rẫy với câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Đặc điểm dịch tễ
bệnh sốt rét ở khu vực nhà rẫy có gì khác với ở khu dân cư sống trong vùng sốt rét
lưu hành? Yếu tố nào liên quan đến vấn đề mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy?
Biện pháp phòng chống sốt rét nào là hiệu quả nhất cho đối tượng ngủ rẫy?
23
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh
Khánh Hòa và Gia Lai (2014-2017)” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện Krông
Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét cho
người dân ngủ rẫy tại điểm nghiên cứu, 2016-2017.
24
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới, ở Việt Nam và tại khu vực miền Trung-
Tây Nguyên
1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới
Năm 1956, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) phát động chiến dịch “Tiêu
diệt sốt rét (TDSR)” trên quy mô toàn cầu có thời hạn 10-12 năm với 4 giai đoạn
[40]: Giai đoạn chuẩn bị (2 năm); Giai đoạn tấn công (4 năm), Giai đoạn củng
cố (3 năm) và Giai đoạn bảo vệ (nhiều năm) [42].
Trong 10 năm đầu (1956-1965) chương trình này đã đem lại nhiều thành
công, bệnh SR bị tiêu diệt ở các nước châu Âu, một số nước châu Á thuộc Liên
Xô (cũ), một số nước cận đông, Bắc Mỹ, châu Úc, một số nước châu Á (Nhật bản,
Hàn Quốc, Singapore) [36].
Đến năm 1966, cuộc họp lần thứ 17 của TCYTTG đã xác định 12 khó khăn
trong việc tiến hành chương trình TDSR, trong đó có 9 khó khăn về tổ chức, kinh
tế, xã hội và 3 khó khăn về kỹ thuật: muỗi SR kháng hóa chất diệt muỗi (53 loại
muỗi kháng DDT); muỗi sốt rét trú ẩn ngoài nhà (tránh thuốc DDT phun trong
nhà); Plasmodium falciparum (P. falciparum) kháng nhóm 4-aminoquinolein.
Năm 1979, Đại hội đồng TCYTTG lần thứ 31 ra Nghị quyết chuyển hẳn từ
chiến lược TDSR sang chiến lược phòng chống sốt rét (PCSR) [42].
Năm 2009, bệnh SR vẫn lưu hành ở 108 quốc gia, khoảng 225 triệu người
mắc và 781 nghìn người tử vong do SR, riêng châu Phi chiếm 91%; Đông Nam
Á chiếm 6% . Năm 2010 có 219 triệu trường hợp mắc SR, 660.000 trường hợp
tử vong sốt rét (TVSR) trong đó 80% số ca chết chỉ trong 14 quốc gia [36].
Năm 2012, trên thế giới có khoảng 207 triệu trường hợp mắc sốt rét (SR)
và ước tính có