Luận án Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển ngành khoa học kế toán, các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới đã được xác định (Generally Accepted Accounting Principles - GAAPs). Trong bộ nguyên tắc đó, lý thuyết và thực tiễn đã minh chứng nguyên tắc thận trọng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng và được đặc biệt quan tâm trong kế toán quốc tế nói chung và kế toán Việt Nam nói riêng qua các thời kỳ. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng tới tính trung thực, đáng tin cậy và hữu ích của các yếu tố trình bày trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi việc kế toán các nghiệp vụ kinh tế phải mang tính bảo thủ. Nghĩa là cần xem xét, cân nhắc và đưa ra phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Chính đặc tính về “thận trọng” trong thông tin kế toán có thể mang lại cả lợi ích và hạn chế cho doanh nghiệp. Sự thận trọng trong kế toán là để cho tài sản và thu nhập không bị đánh giá quá cao, và chi phí, nợ phải trả không bị đánh giá quá thấp. Hơn nữa, với tốc độ phản ứng với những dấu hiệu thông tin tiêu cực và tích cực từ thị trường (thông tin tích cực về tăng doanh thu hay tăng tài sản, chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, còn thông tin tiêu cực về xuất hiện chi phí sẽ ghi nhận ngay khi nhận thấy có khả năng xảy ra) sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán và kiểm soát được rủi ro tài chính, cảnh bảo những hao tổn hay bất lợi cho người sử dụng thông tin.

pdf162 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DOÃN THÙY DƯƠNG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DOÃN THÙY DƯƠNG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Ánh HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Doãn Thùy Dương ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................................... vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................... 3 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán .................................................................................................... 3 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ......................................................... 4 1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tới giá trị cổ phiếu ........................................... 7 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 8 1.4. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 10 1.5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 10 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 11 1.7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 1.8. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 12 1.9. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN THẬN TRỌNG .... 15 TRONG KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................... 15 2.1. Những vấn đề cơ bản về nguyên tắc thận trọng ............................................. 15 2.1.1. Định nghĩa và yêu cầu nguyên tắc thận trọng .............................................. 15 2.1.2. Phân loại việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ..................... 17 2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ........................................................................................................................ 20 2.2.1. Nghiên cứu thực chứng trong kế toán .......................................................... 20 2.2.2. Lý thuyết đại diện ......................................................................................... 22 2.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng .................................................................. 25 2.3. Các phương pháp đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ............................................................................................................................ 27 iii 2.3.1. Mô hình Basu (1997) - Basu Asymmetric Timeliness Measure .................. 28 2.3.2. Phương pháp tỷ lệ giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (BTM) - Book to market based measures ........................................................................................... 30 2.3.3. Phương pháp giá trị dồn tích âm (Accrual based measures) ........................ 32 2.3.4. Phương pháp dòng tiền - Asymmetric Accrual to Cash flow Measure (AACF) .. 35 2.3.5. Mô hình Khan và Watts (2009) - mở rộng của mô hình Basu (1997) ......... 36 2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng của doanh nghiệp ................ 41 2.4.1. Các nhân tố thuộc đặc điểm quản lý - kiểm soát .......................................... 41 2.4.2. Các nhân tố cơ cấu sở hữu ............................................................................ 48 2.4.3. Các nhân tố kiểm soát ................................................................................... 54 2.5. Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá cổ phiếu của công ty ....................................................................................................................... 56 2.5.1. Một số khái niệm về cổ phiếu và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết .... 56 2.5.2. Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá cổ phiếu ...... 59 2.5.3. Nhân tố khác ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ..................................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 64 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 65 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 65 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu lớp mô hình 1 ........................................................... 65 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu lớp mô hình 2 ........................................................... 72 3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 74 3.2.1. Tính giá trị hệ số mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán - CScore .................................................................................................................... 74 3.2.2. Xây dựng mô hình ........................................................................................ 77 3.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ......................................................................... 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 89 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ TỚI GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................... 90 4.1. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ................ 90 4.1.1. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam............................... 90 4.1.2. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) của các công ty theo sàn niêm yết và ngành nghề ............................................................................ 92 iv 4.1.3. Đánh giá sự sai lệch một số khoản mục trong Báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................. 94 4.2. Thống kê mô tả và mối tương quan giữa các biến nghiên cứu ..................... 96 4.2.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................................ 96 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết lớp mô hình 1 ................................................ 101 4.3.1. Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương bé nhất OLS .......................... 101 4.3.2. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM ................................................................................................... 103 4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết lớp mô hình 2 ................................................ 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 109 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................................................... 110 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình được lựa chọn ........................ 110 5.1.1. Lớp mô hình 1 ............................................................................................ 110 5.1.2. Lớp mô hình 2 ............................................................................................ 116 5.2. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 117 5.2.1. Khuyến nghị với cơ quan điều hành thị trường .......................................... 117 5.2.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp ............................................................ 120 5.2.3. Khuyến nghị cho nhà đầu tư ....................................................................... 123 5.3. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai ............ 124 5.3.1. Hạn chế của luận án .................................................................................... 124 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 125 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 127 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 137 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung 1. AUSIZE Quy mô Ban kiểm soát 2. AUQ Số chuyên gia tài chính trong Ban kiểm soát 3. BGD Ban giám đốc 4. BIG4 Kiểm toán độc lập 5. BOARDSIZE Quy mô Hội đồng quản trị 6. BCTC Báo cáo tài chính 7. CSCORE Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán 8. CEO Giám đốc điều hành 9. DUAL Sự kiêm nhiệm vai trò CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị 10. DPS Cổ tức trên một cổ phiếu 11. EPS Lợi nhuận trên một cổ phiếu 12. FIFO Phương pháp tính giá hàng tồn kho nhập trước xuất trước 13. FRG Tỷ lệ sở hữu nước ngoài 14. FEL Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị 15. FEM Mô hình hồi quy tác động cố định 16. HĐQT Hội đồng quản trị 17. HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 18. HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh 19. IASB Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế 20. IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế 21. LIFO Phương pháp tính giá hàng tồn kho nhập sau xuất trước 22. MPS Giá cổ phiếu 23. NED Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành 24. GAAP Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung 25. GROWTH Tốc độ tăng trưởng 26. LEV Hệ số nợ 27. OWNCEO Mức độ sở hữu của người quản lý 28. OLS Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất 29. ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 30. REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên 31. STATE Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 32. SIZE Quy mô công ty 33. TTCK Thị trường chứng khoán vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh các phương pháp đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty............................................................................................................ 39 Bảng 3.1: Mô tả và cách thức đo lường các biến trong lớp mô hình nghiên cứu 1 ...... 80 Bảng 3.2: Mô tả và cách thức đo lường các biến trong lớp mô hình nghiên cứu 2 ...... 83 Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo ngành .............................................................. 86 Bảng 3.4: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo vốn sở hữu Nhà nước ..................................... 87 Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến Cscore - mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ............................................................................................................................ 90 Bảng 4.2. Kiểm định T test so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết ở hai Sở giao dịch chứng khoán ........................................................ 92 Bảng 4.3. Kiểm định ANOVA so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán giữa các ngành ............................................................................................................... 93 Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến phụ thuộc Cscore theo ngành ...................................... 93 Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến lớp mô hình 1 ........................................................ 96 Bảng 4.6. Thống kê mô tả các biến lớp mô hình 2 ........................................................ 99 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng hồi quy theo OLS đo lường sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán ................................. 101 Bảng 4.8. Kiểm định Hausman .................................................................................... 103 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng hồi quy theo mô hình FEM và REM đo lường sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán ..................................................................................................................................... 104 Bảng 4.10: So sánh tương quan giữa các biến chỉnh tâm và không chỉnh tâm ........... 107 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng hồi quy theo mô hình OLS, FEM và REM đo lường sự tác động của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán lên giá cổ phiếu ......... 107 vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................................ 72 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán đến giá trị cổ phiếu của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam ............ 74 Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án ..................................................................... 13 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển ngành khoa học kế toán, các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới đã được xác định (Generally Accepted Accounting Principles - GAAPs). Trong bộ nguyên tắc đó, lý thuyết và thực tiễn đã minh chứng nguyên tắc thận trọng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng và được đặc biệt quan tâm trong kế toán quốc tế nói chung và kế toán Việt Nam nói riêng qua các thời kỳ. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng tới tính trung thực, đáng tin cậy và hữu ích của các yếu tố trình bày trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi việc kế toán các nghiệp vụ kinh tế phải mang tính bảo thủ. Nghĩa là cần xem xét, cân nhắc và đưa ra phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Chính đặc tính về “thận trọng” trong thông tin kế toán có thể mang lại cả lợi ích và hạn chế cho doanh nghiệp. Sự thận trọng trong kế toán là để cho tài sản và thu nhập không bị đánh giá quá cao, và chi phí, nợ phải trả không bị đánh giá quá thấp. Hơn nữa, với tốc độ phản ứng với những dấu hiệu thông tin tiêu cực và tích cực từ thị trường (thông tin tích cực về tăng doanh thu hay tăng tài sản, chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, còn thông tin tiêu cực về xuất hiện chi phí sẽ ghi nhận ngay khi nhận thấy có khả năng xảy ra) sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán và kiểm soát được rủi ro tài chính, cảnh bảo những hao tổn hay bất lợi cho người sử dụng thông tin. Luận án đã rà soát các nghiên cứu liên quan đến những nhân tố tác động tới việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán dưới các điều kiện cụ thể ở các trong nước và quốc tế như sau: Trên thế giới, đã có những nghiên cứu tìm hiểu mức độ ảnh hưởng riêng lẻ của một vài nhân tố hoặc một tổ hợp nhân tố tới việc thực hiện thận trọng như: quy mô doanh nghiệp (Behrghani & Pajoohi, 2013), thời gian hoạt động, đòn bẩy tài chính, chất lượng dịch vụ kiểm toán, đặc điểm quản trị công ty (Geimechi & Khodabakhshi, 2015),...và các yếu tố môi trường bên ngoài ví dụ như thời kỳ khủng hoảng kinh tế (Leune, 2014). Tại Việt Nam, những nghiên cứu thực nghiệm liên quan tới việc tìm kiếm, phát hiện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng được chú trọng hơn những năm gần đây. Hai nghiên cứu của Lê Tuấn Bách (2018) về cấu trúc sở hữu ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng và Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) về đặc điểm quản trị công ty đến mức độ 2 thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong mô hình đo lường nguyên tắc thận trọng và việc chọn biến nghiên cứu. Luận án sẽ phân tích rõ hơn trong những phần sau. Từ nhận định này cũng cho thấy rằng chủ đề về đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng trong kế toán vẫn còn những khoảng trống nghiên cứu cần bù đắp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến vai trò của việc thực hiện nguyên tắc thận trong trong kế toán còn nhiều quan điểm trái chiều bởi tính tích cực hay tiêu cực của đặc tính thận trọng phụ thuộc vào mức độ phát triển của từng thị trường và đặc tính của hệ thống tài chính của các quốc gia (Watts, Zuo, & Balakrishnan, 2016). Do đó việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng tới các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên do đây là vấn đề lớn, cần rất nhiều thông tin và phân tích tài chính cũng như phi tài chính, vì vậy luận án sẽ chỉ bàn luận tầm ảnh hưởng của việc thực hiện thận trọng trong kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như phần gia tăng thêm, hỗ trợ trong việc đưa ra các gợi ý thực tiễn hơn ở chương cuối. Như vậy, luận án nghiên cứu về thận trọng trong kế toán, trong đó tập trung vào 2 vấn đề sau: (1) tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại thị trường Việt Nam; (2) bàn luận thêm tác động của thận trọng kế toán tới giá trị cổ phiếu tại Việt Nam. Hai động lực chính để thực hiện luận án này là: - Thứ nhất, xuất phát từ khoảng trống của các nghiên cứu trong lịch sử, đặc biệt là nghiên cứu tại Việt Nam. Tổng kết tài liệu liên quan đến thận trọng trong kế toán cho thấy mặc dù các nghiên cứu đã tìm ra một số các nhân tố riêng lẻ hoặc nhóm nhân tố tác động tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán nhưng chưa thực sự đầy đủ. Hơn nữa các mô hình đo lường thận trọng trong kế toán của các nghiên cứu Việt Nam trước đây còn bộc lộ một số các b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_muc_do_thuc_hien_nguyen_tac_than_trong_tr.pdf
  • pdfcong van dang bo ngay 30 thang 9.pdf
  • docxLA_DoanThuyDuong_E.docx
  • pdfLA_DoanThuyDuong_sum.pdf
  • pdfLA_DoanThuyDuong_TT.pdf
  • docxLA_DoanThuyDuong_V.Docx
  • pdfQD CS Doan Thuy Duong.pdf
Luận văn liên quan