Xuất khẩu luôn được coi là một trong những động lực quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong suốt giai đoạn dài từ khi mở cửa nền kinh
tế tới nay. Trong hơn ba thập kỷ Đổi mới, chúng ta vừa tiến hành cải cách thể chế,
vừa mở cửa và hội nhập với thế giới, tương ứng với ba dấu mốc quan trọng là
tham gia ASEAN năm 1995, ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam
- Hoa Kỳ (BTA) năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm
2007. Mở cửa nền kinh tế, từ chỗ chỉ có quan hệ ngoại thương với một số nước xã
hội chủ nghĩa, đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 250 quốc gia
và vùng lãnh thổ; từ chỗ kim ngạch xuất khẩu năm 1986 chưa tới 800 triệu USD,
năm 2006 đã đạt 39,8 tỷ USD và đến năm 2017 là con số kỷ lục 214 tỷ USD, tăng
gấp 5,4 lần sau 11 năm, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP và Việt
Nam đã lần đầu tiên gia nhập nhóm nước xuất khẩu hàng đầu ASEAN, bên cạnh
Singapore, Thái Lan và Malaysia.
175 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
______________
ĐÀO THANH HƯƠNG
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
______________
ĐÀO THANH HƯƠNG
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ XUÂN BÁ
HÀ NỘI – NĂM 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, thầy cô, các nhà khoa học của
Viện Chiến lược Phát triển đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Vụ Kinh tế dịch vụ,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nơi tác giả đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ
trợ và chia sẻ trong qua trình tác giả làm nghiên cứu sinh.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Lê Xuân Bá đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận án.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều
kiện để tác giả hoàn thành luận án của mình trong suốt thời gian qua./.
TÁC GIẢ
ĐÀO THANH HƯƠNG
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu nêu ra và trích dẫn trong luận án là trung thực. Toàn bộ kết quả nghiên cứu
của luận án chưa từng được ai công bố tại bất kỳ công trình nào./.
TÁC GIẢ
ĐÀO THANH HƯƠNG
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI HIỆU QUẢ
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ................................................................................... 10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới hiệu quả xuất khẩu hàng hóa .... 10
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 10
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 16
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết ..................................................................................................... 22
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 22
1.2.2. Các nội dung luận án tập trung giải quyết ................................................ 25
1.3. Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HIỆU QUẢ
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ................................................................................... 28
2.1. Một số khái niệm và lý thuyết có liên quan đến xuất khẩu hàng hóa ........ 28
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa ............................................................ 28
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế ......................... 32
2.1.2.1. Xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế .............. 32
2.1.2.2. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hóa đất nước .................................................................................................. 32
2.1.2.3. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển ........................................................................................................ 33
2.1.2.4. Xuất khẩu tác dụng tích cực đến vấn đề việc làm và đời sống nhân dân
...................................................................................................................... 34
2.1.2.5. Xuất khẩu hỗ trợ mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại....... 35
2.2. Khái niệm và tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ................... 35
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 35
2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ........................................ 39
2.2.2.1. Tiêu chí hiệu quả xuất khẩu hàng hoá về mặt kinh tế ......................... 40
2.2.2.2. Tiêu chí hiệu quả xuất khẩu hàng hoá về mặt xã hội .......................... 51
2.2.2.3. Tiêu chí hiệu quả xuất khẩu hàng hoá về mặt môi trường .................. 52
2.3. Những nhân tố tác động tới hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ........................ 55
2.3.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................... 55
iv
2.3.1.1. Cầu của thị trường thế giới ................................................................ 55
2.3.1.2. Chính sách nhập khẩu của đối tác ...................................................... 56
2.3.1.3. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................... 56
2.3.1.4. Tiến bộ của khoa học và công nghệ ................................................... 57
2.3.1.5. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý .......................................................... 58
2.3.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................... 59
2.3.2.1. Chính sách của Nhà nước .................................................................. 59
2.3.2.2. Năng lực sản xuất trong nước ............................................................ 59
2.3.2.3. Bộ máy, nhân lực liên quan đến xuất khẩu hàng hóa ......................... 60
2.3.2.4. Hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ....................................... 60
2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu
hàng hóa .............................................................................................................. 61
2.4.1. Trung Quốc ............................................................................................. 61
2.4.2. Thái Lan .................................................................................................. 64
2.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .................................................... 69
2.4.3.1. Các bài học thành công có thể vận dụng ............................................ 70
2.4.3.2. Các bài học chưa thành công nên tránh .............................................. 72
2.5. Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 74
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2017 ...................................................................... 75
3.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ................................... 75
3.2. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ........................... 77
3.2.1. Hiệu quả xuất khẩu hàng hoá về mặt kinh tế ............................................ 77
3.2.1.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ...................................... 77
3.2.1.2. Cán cân thương mại .......................................................................... 81
3.2.1.3. Xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ..................................... 89
3.2.1.4. Giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu .................................................... 92
3.2.1.5. Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ....................................... 95
3.2.2. Hiệu quả xuất khẩu hàng hoá về mặt xã hội ........................................... 106
3.2.2.1. Tạo thêm được nhiều việc làm ......................................................... 106
3.2.2.2. Tăng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước .............................. 108
3.2.3. Hiệu quả xuất khẩu hàng hoá về mặt môi trường ................................... 109
3.2.3.1. Tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế về môi trường ......................................... 109
3.2.3.2. Tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng hàng hóa ........................ 112
3.3. Chính sách chủ yếu tác động tới hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ............... 115
3.4. Đánh giá chung ........................................................................................... 117
3.4.1. Những kết quả tích cực .......................................................................... 117
3.4.2. Những hạn chế ....................................................................................... 119
3.4.3. Nguyên nhân gây ra hạn chế .................................................................. 121
3.5. Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................... 125
v
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ......................................................... 126
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa Việt
Nam đến năm 2030 ............................................................................................ 126
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 126
4.1.1.1. Kinh tế thế giới................................................................................ 126
4.1.1.2. Kinh tế các đối tác lớn của Việt Nam .............................................. 128
4.1.2. Bối cảnh trong nước............................................................................... 129
4.1.3. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030
........................................................................................................................ 132
4.1.3.1. Cơ hội ............................................................................................. 132
4.1.3.2. Thách thức ...................................................................................... 134
4.2. Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ......... 136
4.2.1. Quan điểm ............................................................................................. 136
4.2.1.1. Quan điểm về xuất khẩu hàng hóa tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng
hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ...................................... 136
4.2.1.2. Quan điểm về nâng cao hiệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam của tác giả
.................................................................................................................... 137
4.2.2. Định hướng ............................................................................................ 139
4.3. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ...................... 141
4.3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ........................................................................... 141
4.3.2. Các giải pháp chủ yếu ............................................................................ 144
4.3.2.1. Hoàn thiện, đổi mới các cơ chế, chính sách của Nhà nước ............... 144
4.3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy, nhân lực liên quan đến
xuất khẩu ..................................................................................................... 145
4.3.2.3. Nâng cao năng lực sản xuất trong nước ........................................... 146
4.3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu ....................... 147
4.3.2.5. Nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu .................................. 148
4.3.2.6. Phát huy vai trò của khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu ..... 149
4.3.2.7. Phát huy lợi thế của quá trình mở cửa, hội nhập thúc đẩy xuất khẩu 150
4.4. Tiểu kết Chương 4 ...................................................................................... 151
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
TỚI LUẬN ÁN...................................................................................................... 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 157
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
AANZFTA Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN - Úc - Niu Di lân
Agreement Establishing the
ASEAN - Australia - New
Zealand Free Trade Area
ACFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
- Trung Quốc
ASEAN - China Free Trade
Area
AFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area
AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN - Nhật Bản
ASEAN - Japan
Comprehenship Economic
Partnership
AIFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
- Ấn Độ
ASEAN - India Free Trade
Area
AKFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
- Hàn Quốc
ASEAN - Korea Free Trade
Area
APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á
Thái Bình Dương
Asia Pacific Economic
Cooperation
ASEAN Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam
Á
Association of South East Asia
Nations
BTA Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ
The US - Viet Nam Bilateral
Trade Agreement
EAEU Hiệp định Thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á
- Âu
Free Trade Agreement between
Viet Nam and Eurasia
Economic Union
EU Liên minh châu Âu Eropean Union
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestics Products
GNP Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Products
GVC Chuỗi giá trị toàn cầu Global Value Chain
HS Danh mục mô tả hàng hóa trong
hệ thống mã số hài hòa (hải quan)
Harmonized Commodity
Description and Coding System
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
Hazard analysis and critical
control points
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế International Organization for
Standardization
SITC Hệ thống phân loại thương mại
quốc tế
Standard International Trade
Classification
VKFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc
Free Trade Agreement between
Viet Nam and Korea
VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Agreement between Japan and
vii
Nam - Nhật Bản Viet Nam for an Economic
Partnership
WB Ngân hàng Thế giới World Bank
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Khái quát khung khổ các vấn đề phân tích 25
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2006-2017 76
Bảng 3.2 Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa các nước
ASEAN giai đoạn 2006-2015
77
Bảng 3.3 Cán cân thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính 2006-
2017
84
Bảng 3.4 Cán cân thương mại theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2016 102
Bảng 3.5 Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2016 104
Bảng 4.1 Dự báo giá hàng hóa thế giới 125
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2006-2017 78
Hình 3.2 Trị giá hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2005-2017 80
Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2006-2017 81
Hình 3.4 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 82
Hình 3.5 Chỉ số xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2017 83
Hình 3.6 Cán cân thương mại Việt Nam với Hàn Quốc và Trung Quốc giai
đoạn 2006-2017
85
Hình 3.7 Cán cân thương mại Việt Nam với EU và Mỹ giai đoạn 2006-2017 86
Hình 3.8 Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng hóa so với GDP giai đoạn 2006-2017 88
Hình 3.9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và tỷ lệ xuất
khẩu/GDP giai đoạn 1995-2017
89
Hình 3.10 Cơ cấu trị giá xuất khẩu theo SITC giai đoạn 2000-2015 93
Hình 3.11 Cơ cấu giá trị xuất khẩu nhóm hàng theo ngành hàng của kế hoạch
nhà nước giai đoạn 2000-2015
95
Hình 3.12 Cán cân thương mại một số mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2006-2017 96
Hình 3.13 Thị trường xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2006-2016 99
Hình 3.14 Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực kinh tế giai đoạn 2001-2016 101
Hình 3.15 Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước giai đoạn 2006-
2017
106
Hình 3.16 Tỷ trọng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2006-2017 108
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xuất khẩu luôn được coi là một trong những động lực quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong suốt giai đoạn dài từ khi mở cửa nền kinh
tế tới nay. Trong hơn ba thập kỷ Đổi mới, chúng ta vừa tiến hành cải cách thể chế,
vừa mở cửa và hội nhập với thế giới, tương ứng với ba dấu mốc quan trọng là
tham gia ASEAN năm 1995, ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam
- Hoa Kỳ (BTA) năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm
2007. Mở cửa nền kinh tế, từ chỗ chỉ có quan hệ ngoại thương với một số nước xã
hội chủ nghĩa, đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 250 quốc gia
và vùng lãnh thổ; từ chỗ kim ngạch xuất khẩu năm 1986 chưa tới 800 triệu USD,
năm 2006 đã đạt 39,8 tỷ USD và đến năm 2017 là con số kỷ lục 214 tỷ USD, tăng
gấp 5,4 lần sau 11 năm, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP và Việt
Nam đã lần đầu tiên gia nhập nhóm nước xuất khẩu hàng đầu ASEAN, bên cạnh
Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Thành tựu nổi bật trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua
là: (i) quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu liên tục được duy trì ở
mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới và là động lực cho tăng
trưởng GDP ở Việt Nam, cụ thể, ngoại trừ năm 2009, trong giai đoạn 2006-2014,
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu duy trì ở mức hai con số, trong đó năm 2011 đạt tốc
độ kỷ lục 34,2%, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu/GDP những năm gần đây đạt ngưỡng
trên 70% ; (ii) cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế, từ 51,7% năm 2006 lên
81,3% năm 2015 trong khi tỷ trọng nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế giảm dần, từ
48,3% năm 2006 xuống 18,7% năm 2015; và (iii) Việt Nam đã phát huy lợi thế so
sánh của mình trong việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực vào thị trường Mỹ,
Nhật Bản và châu Âu (dệt may, da giày, điện thoại các loại và linh kiện, máy vi
tính) - là các thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản
phẩm, chứng tỏ hàng hóa Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về chất
2
lượng sản phẩm và tiêu chuẩn môi trường. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu nói
chung và kinh tế trong nước nói riêng gặp nhiều khó khăn do quá trình phục hồi
kinh tế sau khủng hoảng (2008, 2009) tiến triển chậm, bất ổn chính trị diễn ra tại
nhiều khu vực trên thế giới, hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước tăng chậm
thì xuất khẩu hàng hóa được đánh giá là nhân tố quan trọng góp phần giữ ổn định
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, đằng sau các con số ấn tượng về kim ngạch và tốc độ tăng
trưởng, xuất khẩu hàng hóa của nước ta đang phải đối mặt với một số vấn đề đáng
quan ngại dưới góc nhìn hiệu quả và bền vững, đó là: (i) mặt hàng xuất khẩu còn
phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, chẳng hạn mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của ta trong giai đoạn dài là dệt may thường xuyên có tỷ trọng nguyên phụ
liệu nhập khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu lớn, số liệu năm 2006 là 85% và năm
2015 là 70%; nhiều mặt hàng xuất khẩu là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản,
nông lâm sản ở dạng thô hoặc sơ chế, giá trị gia tăng thấp, điển hình là xuất khẩu
dầu thô, than, gạo, rau quả,...; (ii) cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn chuyển dịch
theo chiều rộng, dựa vào khai thác lợ