Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Trong một vài thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển với tốc độ bùng phát của ngành du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của nền kinh tế thế giới, và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thông qua tạo ra nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thu nhập, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới [100] ‘.mặc dù thế giới đang đối mặt với những căng thẳng về địa chính trị từ khu vực Trung Đông và Ucraina đến Đông Nam Á, các mối đe dọa về khủng bố đang lan rộng khắp toàn cầu, nhưng tác động của các sự kiện này đến du lịch lữ hành đang là vấn đề chưa rõ ràng’. Trong khi một số quốc gia và địa phương điểm đến đang phải hứng chịu nhiều tác động do sự suy giảm về lượt du khách quốc tế thì một số điểm đến khác lại có tác động ngược lại. Và đặc biệt lý thú là trong mấy năm gần đây ngành du lịch và lữ hành thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tổng lượt du khách quốc tế đạt kỷ lục 1.19 tỉ lượt trong năm 2015, tăng 52 triệu so với 2014 (UNWTO, 2016). Theo đánh giá của Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) thì du lịch và lữ hành hiện nay đang đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu 7,613.3 tỉ đô la Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm toàn cầu và con số này có thể lên 12.1% trong năm 2027 (WTTC, 2017)

pdf240 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ NGỌC ANH NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. BÙI THỊ TÁM PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO Huế - Năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, điều tra nêu trong luận án là trung thực. Kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Ngọc Anh ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Bùi Thị Tám và PGS.TS Nguyễn Đăng Hào đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Tôi bày tỏ lời cám ơn tới Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; Khoa Du lịch, Đại học Huế cùng các thầy cô trong và ngoài Khoa đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các chuyên gia ở Tổng cục Du lịch, ở tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh thành trên cả nước, đại diện của các doanh nghiệp du lịch - lữ hành - khách sạn ở các tỉnh Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp những tài liệu và thông tin quý báu giúp tôi có thể thực hiện hoàn thành nghiên cứu này. Sự giúp đỡ của các chuyên gia, các doanh nghiệp và các đồng nghiệp không chỉ là một trong những yếu tố tiên quyết cho thành công của đề tài mà còn là sự khuyến khích về tinh thần và nhiệt huyết hỗ trợ tôi trong suốt hành trình này. Và trên hết, tôi chân thành cám ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, cám ơn bạn bè đã cổ vũ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này./. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ECR European Competitiveness Report (Báo cáo về Năng lực cạnh tranh của Châu Âu) Huế Thừa Thiên Huế Hội An Quảng Nam LTCT Lợi thế cạnh tranh NLCT Năng lực cạnh tranh PCI Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) TDCA Tourism Destination Competitiveness and Attractiveness (Khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch) TNDL Tài nguyên du lịch TFP Total Factor Productivity (Năng suất các nhân tố tổng hợp) UNWTO United Nations’ World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc) UBND Uỷ Ban Nhân Dân WCI World Competitiveness Index (Chỉ số cạnh tranh toàn cầu) WEF World Economics Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới) WTTC World Travel and Tourism Council (Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới) iv MỤC LỤC Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ iii Mục lục .................................................................................................................. iv Danh mục các bảng .............................................................................................. viii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ................................................................................... x PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2.. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 7 5. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 9 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 11 CHƯƠNG 1. TỔNG LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 11 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan .................................................................. 11 1.1.1 Khái niệm điểm đến, điểm đến du lịch và điểm đến du lịch địa phương ..... 11 1.1.2 Khả năng thu hút của điểm đến du lịch ......................................................... 14 1.1.3 Hình ảnh điểm đến ........................................................................................ 15 1.1.4 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh .............................................. 16 1.1.5 Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh ............................................................ 21 1.2 Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ....................................................... 24 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ................................... 24 1.2.2 Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến ......................... 26 1.2.3 Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh của điểm đến ... 27 1.3. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến ..................................... 29 1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................... 29 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 34 1.4 Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia và điểm đến địa phương ............................................................................................................. 35 1.5 Một số cách tiếp cận khác về phân tích điểm đến cạnh tranh .......................... 39 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................. 52 v CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 53 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 53 2.1.1 Về điều kiện tự nhiên .................................................................................... 53 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thừa Thiên Huế .............................. 54 2.1.3 Khái quát về tài nguyên du lịch của Thừa Thiên Huế .................................. 58 2.1.4 Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong mối quan hệ so sánh với Đà Nẵng và Quảng Nam ........................................................................................ 61 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 66 2.2.1 Thiết kế qui trình nghiên cứu ........................................................................ 66 2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ................................................... 68 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN HUẾ ............................................................ 77 3.1 Đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế .. 77 3.2 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ......................................................................................................... 88 3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy và sự phù hợp của số liệu .............................................. 88 3.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ............................................................. 89 3.3 Phân tích nhân tố khẳng định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ......................................................................................................... 93 3.3.1 Mô hình hiệu chỉnh phân tích năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ......... 93 3.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định thang đo các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ........................................................................... 95 3.3.3 Thảo luận .................................................................................................... 102 3.4. Đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ...... 104 3.4.1. Đánh giá của các nhóm chuyên gia về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế ........................................................................... 105 3.4.2 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế so với các điểm đến du lịch Đà Nẵng và Hội An .................................................................. 112 vi CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ .......................................................................................... 115 4.1 Định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030...................................................................................................................... 115 4.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế ........................ 115 4.1.2 Các định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế ................................... 115 4.2. Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ....................................................................................................................... 118 4.2.1. Hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................................................. 119 4.2.2 Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa .................................................................................................................. 120 4.2.3 Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng điện- đường- giao thông- thông tin liên lạc nhằm tạo tính thuận lợi, xuyên suốt cho hoạt động du lịch ..................... 121 4.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ............................................. 122 4.2.5 Củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác khu vực, quốc gia và quốc tế .. 123 4.3 Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế .............................................................................................................................. 124 4.3.1 Nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động quản lý điểm đến ..................... 124 4.3.2 Nhóm giải pháp về phát triển và hoàn thiện các dịch vụ du lịch chủ yếu .. 128 4.3.3 Nhóm các giải pháp về cải thiện các dịch vụ mua sắm .............................. 131 4.3.4 Nhóm giải pháp về quản lý và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch ....... 132 4.3.5 Nhóm các giải pháp về cải thiện môi trường du lịch, an ninh an toàn điểm đến134 4.3.6 Nhóm các giải pháp về truyền thông và marketing điểm đến ..................... 136 PHẦN III. KẾT LUẬN ...................................................................................... 139 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ................................................ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 142 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 150 PHỤ LỤC 1. Danh sách và Phiếu thu thập ý kiến đề xuất của các chuyên gia về mô hình lý thuyết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ................ 151 vii PHỤ LỤC 2. Phiếu thu thập ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp ........................ 162 du lịch- lữ hành .................................................................................................... 162 PHỤ LỤC 3. Lược trích tổng hợp ý kiến chuyên gia về mô hình lý thuyết ........ 167 PHỤ LỤC 4. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế ..................................................................................... 174 PHỤ LỤC 5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế ..................................................................................... 177 PHỤ LỤC 6. Kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế ...................................................... 181 PHỤ LỤC 7. Kiểm tra phân phối chuẩn của các nhóm nhân tố được xác lập cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế ............................................................. 184 PHỤ LỤC 8. Tóm tắt kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình CFA .............. 188 PHỤ LỤC 9. Trích kết quả phân tích One Way ANOVA ................................... 190 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp một số cách tiếp cận trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh .......................................................................................................... 44 Bảng 1.2. Tổng hợp một số cách tiếp cận mở rộng trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ............................................................. 50 Bảng 2.1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 ........................................................................ 55 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 2012-2017 ........ 62 Bảng 2.3: Tình hình phát triển du lịch của Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 ................................................................................ 65 Bảng 2.4 Tóm tắt quá trình thảo luận nhóm tập trung về mô hình lý thuyết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ..................... 69 Bảng 2.6. Thông tin mẫu điều tra ..................................................................... 75 Bảng 3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế ................................................................. 90 Bảng 3.2 Các biến quan sát của các nhân tố tiềm ẩn cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế .......................................................................... 93 Bảng 3.3 Các chỉ số về sự phù hợp tổng thể của mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Huế ..................................................... 97 Bảng 3.4 Trọng số chuẩn hóa, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ......... 98 Bảng 3.5 Hệ số tương quan các nhân tố tiềm ẩn và giữa các sai số .............. 100 Bảng 3.6 Hiệp phương sai giữa các nhân tố tiềm ẩn và giữa các sai số ........ 101 Bảng 3.7 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế .......................................... 106 Bảng 3.8 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về độ tuổi đối với các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 107 Bảng 3.9 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về kinh nghiệm công tác đối với các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ........................................................................... 108 ix Bảng 3.10 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về kinh nghiệm công tác ngành du lịch về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ......................................................... 110 Bảng 3.11 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về nghề nghiệp về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế ................................................................................................. 111 Bảng 3.12 So sánh các nhân tố năng lực cạnh tranh của các điểm đến Huế, Đà Nẵng và Hội An ............................................................................. 112 x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô hình Porter về điểm đến cạnh tranh ............................................. 36 Sơ đồ 1.2 Mô hình cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch ........................ 38 Sơ đồ 2.1 Các bước chính của quá trình nghiên cứu .......................................... 67 Sơ đồ 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến .............. 80 Sơ đồ 3.2 Mô hình hiệu chỉnh đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế .............................................................................................. 93 Sơ đồ 3.3 Kết quả phân tích CFA mô hình đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế ............................................................... 96 SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1 Chỉ số PCI các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 2016 ............................................................................................ 57 Biểu đồ 2.2 Chỉ số PCI Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006- 2016 ............................ 57 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong một vài thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển với tốc độ bùng phát của ngành du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của nền kinh tế thế giới, và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thông qua tạo ra nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thu nhập, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển..... Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới [100] ‘...mặc dù thế giới đang đối mặt với những căng thẳng về địa chính trị từ khu vực Trung Đông và Ucraina đến Đông Nam Á, các mối đe dọa về khủng bố đang lan rộng khắp toàn cầu, nhưng tác động của các sự kiện này đến du lịch lữ hành đang là vấn đề chưa rõ ràng’. Trong khi một số quốc gia và địa phương điểm đến đang phải hứng chịu nhiều tác động do sự suy giảm về lượt du khách quốc tế thì một số điểm đến khác lại có tác động ngược lại. Và đặc biệt lý thú là trong mấy năm gần đây ngành du lịch và lữ hành thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tổng lượt du khách quốc tế đạt kỷ lục 1.19 tỉ lượt trong năm 2015, tăng 52 triệu so với 2014 (UNWTO, 2016). Theo đánh giá của Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) thì du lịch và lữ hành hiện nay đang đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu 7,613.3 tỉ đô la Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm toàn cầu và con số này có thể lên 12.1% trong năm 2027 (WTTC, 2017). Khi thị trường du lịch quốc tế ngày càng phát triển thì năng lực cạnh tranh của điểm đến càng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch. Pearce (1997:25) [76] cho rằng “Khi du lịch thế giới ngày càng trở nên cạnh tranhtất cả nhận thức sâu sắc về sự phát triển, thế mạnh và các điểm yếu trong cạnh tranh của điểm đến sẽ là yếu tố tối quan trọng”. Cũng với quan điểm này, Crouch và Ritchie (2000:6) [82] nhấn mạnh “khả năng cạnh tranh của điểm đến có tác động phân loại nội bộ ngành và vì thế nó (khả năng cạnh tranh) đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và các nhà nhà hoạch định chính sách”. Đối với các điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh vừa được coi là động lực và mục tiêu phát triển của điểm đến, bởi năng lực cạnh tranh sẽ gia tăng cơ hội thu hút 2 thị trường du khách, thúc đẩy du lịch phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành bổ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương điểm đến, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiến trình xây dựng và duy trì năng lực cạnh tranh vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa gắn với hoạt động hàng ngày hàng giờ tại điểm đến. Một khi điểm đến du lịch trước khi quyết định triển khai chiến lược và giải pháp phát triển điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần giải quyết
Luận văn liên quan