Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa quốc gia phát triển, bên
cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Cũng như các thị trường khác, thị trường tài chính giờ đây
cũng phải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập. Đặc biệt các Ngân hàng
thương mại - tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa
khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung
gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức
ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần
vào khả năng thích nghi và năng lực tài chính của chính các ngân hàng trong môi
trường cạnh tranh gay gắt này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được
thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng
có năng lực tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như
vậy, năng lực tài chính trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một
ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt.
183 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu năng lượng tài chính của các ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN THỊ VÂN
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A
Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN THỊ VÂN
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A
Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 934 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS LÊ ĐỨC LỮ
2. TS. HOÀNG VIỆT TRUNG
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án tiến sĩ này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới Giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Đức
Lữ và TS. Hoàng Việt Trung đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tác
giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đặc biệt Viện Ngân hàng - Tài chính và Viện đào tạo sau đại học đã hỗ trợ trong việc
tìm kiếm tài liệu cũng như góp ý cho Tác giả sửa chữa Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo và các cán bộ nhân viên của
các Ngân hàng thương mại sau M&A đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các
dữ liệu, thông tin phục vụ cho Luận án .
Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ cho Tác giả có thêm động lực phấn
đấu để hoàn thành Luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG
LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A ............. 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 8
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá năng lực tài
chính của Ngân hàng thương mại ............................................................................. 8
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động M&A ngân
hàng thương mại ..................................................................................................... 13
1.2. Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại sau M&A ......................................... 17
1.2.1. Tổng quan về M&A trong hoạt động ngân hàng .......................................... 17
1.2.2. Ngân hàng thương mại sau M&A ................................................................ 21
1.3. Cơ sở lý luận về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A .. 30
1.3.1. Quan niệm về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A .... 30
1.3.2. Nội dung năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ............................. 32
1.3.3. Đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A theo các
tiêu chí CAMELS ................................................................................................... 34
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại
sau M&A ................................................................................................................ 44
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số Ngân hàng thương
mại trên thế giới và bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam . 51
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số Ngân hàng thương mại
trên thế giới ............................................................................................................. 51
1.4.2. Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................... 63
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 66
iv
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ
CAMELS ........................................................................................................................ 67
2.1. Tổng quan về tình hình M&A của Ngân hàng thương mại Việt Nam ........... 67
2.1.1. Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng sau
khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-2003) .......................................................... 67
2.1.2. Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (2004-2010) ........................................................................... 68
2.1.3. Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng (2011-2015) ................................................................................................... 73
2.1.4. Tình hình M&A của NHTM giai đoạn 2 tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng
(2016-2020) ............................................................................................................ 79
2.2. Thực trạng năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở
Việt Nam theo các tiêu chí CAMELS ....................................................................... 81
2.2.1. Mức độ an toàn vốn - C (Capital Adequacy) ............................................... 83
2.2.2. Chất lượng tài sản - A (Assets quality) ........................................................ 88
2.2.3. Năng lực quản lý - M (Management) ........................................................... 94
2.2.4. Khả năng sinh lời - E (Earnings) .................................................................. 97
2.2.5. Khả năng thanh khoản - L (Liquidity) ........................................................ 102
2.3. Nhận xét về năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam theo
các tiêu chí Camels .................................................................................................. 105
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 105
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................ 107
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................... 110
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 112
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM SAU
M&A Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS BẰNG MÔ HÌNH HỒI
QUY NHỊ PHÂN LOGISTIC ..................................................................................... 113
3.1. Phương pháp đánh giá ...................................................................................... 113
3.1.1. Khái quát về mô hình hồi quy nhị phân Logistic ....................................... 113
3.1.2. Biến phụ thuộc ............................................................................................ 115
3.1.3. Biến độc lập ................................................................................................ 116
v
3.2. Phân tích kết quả............................................................................................... 117
3.2.1. Đặc điểm dữ liệu phân tích ......................................................................... 117
3.2.2. Kết quả phân tích dữ liệu ............................................................................ 118
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 127
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A Ở VIỆT NAM .................................... 128
4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng
thương mại sau M&A ở Việt Nam ......................................................................... 128
4.1.1. Định hướng nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau
M&A ở Việt Nam ................................................................................................. 128
4.1.2. Quan điểm nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam sau M&A...................................................................................................... 130
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho các Ngân hàng thương mại sau
M&A ở Việt Nam ..................................................................................................... 132
4.2.1. Tăng quy mô vốn chủ sở hữu và nâng cao hệ số an toàn vốn .................... 132
4.2.2. Nâng cao năng lực quản lý ......................................................................... 136
4.2.3. Tăng cường khả năng thanh khoản ............................................................. 139
4.2.4. Nâng cao chất lượng tín dụng ..................................................................... 140
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................................... 143
4.2.6. Mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng ........................................ 146
4.2.7. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành Ngân hàng ........ 147
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 148
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ........................................................... 148
4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước ...................... 150
4.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................... 151
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 153
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 156
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 169
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
ABBank Ngân hàng TMCP An Bình
AMC Công ty quản lý tài sản
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CAMELS Tiêu chí Camels
CAPM Mô hình định giá Tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model)
CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio)
CSH Chủ sở hữu
DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu
FCB Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
FDIC Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
GTCG Giấy tờ có giá
HBB Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội
HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh
LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
M&A Mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquistions )
MaritimeBank Ngân hàng TMCP Hàng Hải
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
NIM Tỷ lệ lãi cận biên (Net Interest Margin)
NNIM Tỷ lệ lãi ngoài cận biên (Non Net Interest Margin)
NSNN Ngân sách Nhà nước
OCB Ngân hàng Phương Đông
PBC Ngân hàng nhân dân Trung Hoa
PVcombank Ngân hàng Đại chúng Việt Nam
vii
Ký hiệu Diễn giải
QĐ Quyết định
QH Quốc hội
ROA Tỷ suất sinh lời trên Tài sản (Return On Asset)
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn
SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
TCTD Tổ chức tín dụng
Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
TMCP Thương mại cổ phần
TNB Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa
TS Tài sản
TT Thông tư
TTLT Thông tư liên tịch
UNC Ủy nhiệm chi
UNT Ủy nhiệm thu
VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế
WTO Tổ chức thương mại thế giới
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các thương vụ M&A ngân hàng giai đoạn 1997- 2003 ................................ 68
Bảng 2.2. Các Ngân hàng TMCP trong nước mua bán cổ phần lẫn nhau trong giai
đoạn 2004-2010 ............................................................................................ 69
Bảng 2.3. Các Ngân hàng TMCP trong nước bán cổ phần cho các ngân hàng nước
ngoài giai đoạn 2004-2010 ........................................................................... 70
Bảng 2.4. Các thương vụ mua bán cổ phần ngân hàng giai đoạn 2011-2015 ............... 74
Bảng 2.5. Các thương vụ sáp nhập ngân hàng giai đoạn 2011-2015 ............................ 75
Bảng 2.6. Các thương vụ hợp nhất ngân hàng giai đoạn 2011-2015 ............................ 77
Bảng 2.7. Các thương vụ mua lại ngân hàng giai đoạn 2011-2015 .............................. 78
Bảng 2.8. Danh sách các Ngân hàng sau M&A sử dụng phân tích đánh giá ................ 82
Bảng 2.9. Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam .................. 83
Bảng 2.10. Hệ số đòn bẩy tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam ................ 85
Bảng 2.11. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sau M&A ................... 86
Bảng 2.12. Hệ số CAR của các NHTM sau M&A ở Việt Nam .................................... 87
Bảng 2.13. Dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM sau M&A........................ 88
Bảng 2.14. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam .................................. 91
Bảng 2.15. Tỷ lệ chi phí dự phòng của các NHTM sau M&A ..................................... 92
Bảng 2.16. Lợi nhuận sau thuế của các NHTM sau M&A ở Việt Nam ....................... 94
Bảng 2.17. Dư nợ cho vay của các NHTM sau M&A .................................................. 96
Bảng 2.18. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của các NHTM sau M&A .................. 97
Bảng 2.19. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM sau M&A .... 98
Bảng 2.20. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của các NHTM sau M&A ................................... 99
Bảng 2.21. Tỷ lệ lãi ngoài cận biên (NNIM) của các NHTM sau M&A .................... 101
Bảng 2.22. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của NHTM sau M&A ...................... 102
Bảng 2.23. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của các NHTM sau M&A ................... 104
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến độc lập ............................................................................. 116
Bảng 3.2. Đặc điểm dữ liệu phân tích ......................................................................... 117
Bảng 3.3. Mã hoá biến phụ thuộc ................................................................................ 118
Bảng 3.4. Kiểm định hệ số của mô hình...................................................................... 118
Bảng 3.5. Tóm tắt mô hình .......................................................................................... 118
ix
Bảng 3.6. Phân loại đối tượng theo tiêu chí quan sát thực tế và dự đoán ................... 119
Bảng 3.7. Kết quả hồi quy mô hình Logistic ............................................................... 121
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp hệ số hồi quy riêng của từng biến ...................................... 125
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Quy mô Vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam giai đoạn
2017-2019 ................................................................................................ 84
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
giai đoạn 2017-2019 ................................................................................ 87
Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM sau M&A ở Việt
Nam giai đoạn 2017-2019 ....................................................................... 90
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM sau M&A giai đoạn 2017-2019 ................. 92
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ chi phí dự phòng của các NHTM sau M&A 2017 - 2019 ............... 93
Biểu đồ 2.6. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các NHTM sau M&A giai đoạn
2017-2019 ................................................................................................ 95
Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM sau M&A ........................... 97
Biểu đồ 2.8. ROE của các NHTM sau M&A năm 2019 ............................................... 99
Biểu đồ 2.9. NIM của các NHTM sau M&A năm 2019 ............................................. 100
Biểu đồ 2.10. NNIM của các NHTM sau M&A năm 2019 ........................................ 102
Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của các NHTM sau M&A giai đoạn
2017-2019 .............................................................................................. 103
Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ bình quân Dư nợ cho vay trên tiền gửi của NHTM sau M&A .... 105
x
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa quốc gia phát triển, bên
cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Cũng như các thị trường khác, thị trường tài chính giờ đây
cũng phải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập. Đặc biệt các Ngân hàng
thương mại - tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa
khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung
gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức
ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần
vào khả năng thích nghi và năng lực tài chính của chính các ngân hàng trong môi
trường cạnh tranh gay gắt này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được
thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng
có năng lực tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như
vậy, năng lực tài chính trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một
ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt.
Sau nhiều năm gia nhập WTO, Ngân hàng thương mại Việt Nam đã thể hiện
nhiều sự yếu kém của mình như: năng lực tài chính thấp, sức cạnh tranh chưa cao,
năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch.
Điều này được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể chính là
cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21%/ năm. Yếu tố
“sân nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so
sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể
thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu hóa.Với những hoạt
động của ngân hàng truyền thống thì tương lai không xa chúng ta sẽ bị đánh bại ngay
trên sân nhà. Trước tình hình đó, Chính phủ ra Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012
về việc phê duyệt “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-
2015”. Cũng thời điểm đó, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ký Quyết định số
734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế h