Nghiên cứu về robot Delta 3-DOF do Murray [45] thực hiện, đã chứng minh phương trình động lực của robot Delta song song, tương tự như các phương trình động lực học của robot chuỗi. Do đó, hầu hết các thuật toán điều khiển robot chuỗi có thể áp dụng cho các robot Delta song song. Tuy nhiên, những phương pháp đặc trưng mà có thể sử dụng để tận dụng những lợi thế cụ thể của robot Delta song song chưa được giải quyết thỏa đáng. Một trong những nỗ lực đầu tiên thực hiện điều này là Nakamura [46], người đã sử dụng các tọa độ dư dẫn động để tối ưu các hàm mục tiêu. Các vấn đề động học, động lực học của hệ nhiều vật có cấu trúc mạch vòng được tác giả Nguyễn Văn Khang đề cập trong [47], [48]. Trong các tài liệu này, tác giả Nguyễn Văn Khang đưa ra cách thức thiết lập các phương trình động lực học của hệ nhiều vật, có cấu trúc cây bằng các phương trình Lagrange loại 2 [49]. Với các robot song song, tác giả Nguyễn Văn Khang sử dụng phương pháp tách cấu trúc và phương pháp Lagrange dạng nhân tử [50] để thiết lập phương trình chuyển động của robot. Vì vậy, việc xây dựng và mô hình hóa đối tượng phi tuyến MIMO-robot Delta 3-DOF là bài toán không đơn giản.
Dưới đây, tác giả sẽ trình bày việc mô hình hóa và xây dựng mô hình động lực học chuyển động, cho loại robot Delta 3-DOF không gian RUS. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là trong robot Delta 3-DOF có sử dụng khớp Cardan và khớp cầu, để mô hình hóa khớp nối các khâu. Chính vì vậy, mà việc thiết lập các phương trình chuyển động của robot Delta 3-DOF là bài toán khá phức tạp.
169 trang |
Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển giải thuật điều khiển thông minh dựa trên mạng nơ-ron mờ hồi quy ứng dụng điều khiển hệ phi tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH THÀNH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIẢI THUẬT
ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH
DỰA TRÊN MẠNG NƠ-RON MỜ HỒI QUY
ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN HỆ PHI TUYẾN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mã số: 9520216
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH THÀNH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIẢI THUẬT
ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH
DỰA TRÊN MẠNG NƠ-RON MỜ HỒI QUY
ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN HỆ PHI TUYẾN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mã số: 9520216
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
1. PGS. TS. NGUYỄN CHÍ NGÔN
2. TS. NGUYỄN QUANG SANG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài: “Nghiên cứu phát triển giải thuật
điều khiển thông minh dựa trên mạng nơ-ron mờ hồi quy ứng dụng điều khiển hệ
phi tuyến” là công trình khoa học do chính tôi nghiên cứu độc lập. Các kết luận và kết
quả trình bày trong luận án mang tính trung thực, không thực hiện sao chép dưới bất kỳ
hình thức nào và từ bất kỳ nguồn tài liệu nào. Nội dung tham khảo từ các tài liệu đều đã
được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 3 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Lê Minh Thành
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án, em đã nhận được sự quan tâm
và giúp đỡ tận tình của Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa Điện - ĐTVT, quý Thầy (Cô), gia đình và bạn bè. Với
lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
- Quý Thầy, Cô Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Điện – ĐTVT Trường Đại học
Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hỗ trợ em trong việc hoàn thành
các thủ tục hồ sơ kịp thời và đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tham gia nghiên
cứu tại trường hiệu quả.
- Đặc biệt, PGS.TS. Nguyễn Chí Ngôn và TS. Nguyễn Quang Sang – những
người Thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian
nghiên cứu học tập.
- Cảm ơn Quý Thầy (Cô) Khoa Điện - Điện tử trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vĩnh Long đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu học tập.
- Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích để em yên tâm nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Nghiên cứu sinh
Lê Minh Thành
iii
TÓM TẮT
Luận án này nhằm mục tiêu nghiên cứu phát triển giải thuật điều khiển thông minh
dựa trên mạng nơ-ron mờ hồi quy (Recurrent Fuzzy Neural Networks) để áp dụng trong
điều khiển hệ phi tuyến, mà cụ thể là hệ robot song song 3 bậc tự do, gọi là robot Delta.
Tiếp cận đầu tiên của luận án là xây dựng mô hình động học và mô hình động lực
học của robot Delta để phục vụ cho hoạt động khảo sát đặc tính của nó thông qua mô
phỏng. Kỹ thuật điều khiển PID truyền thống và điều khiển mờ đã được kiểm nghiệm
trước tiên để đánh giá khả năng kiểm soát robot. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các bộ tham
số cho bộ điều khiển PID cũng như bộ điều khiển mờ bằng phương pháp thử sai tỏ ra
kém hiệu quả đối với mô hình MIMO phi tuyến của robot. Vì vậy, giải thuật di truyền
GA (genetic algorithm) đã được áp dụng với mong muốn tìm được tham số tối ưu cho
bộ điều khiển PID nhờ khả năng tìm kiếm nghiệm tối ưu toàn cục của giải thuật. Mặc
dù giải thuật GA hoàn toàn có khả năng đáp ứng được kỳ vọng, nhưng với kỹ thuật tìm
kiếm nghiệm off-line tốc độ chậm, việc áp dụng trong điều khiển robot không phù hợp.
Đồng thời, GA chỉ có thể tìm được bộ nghiệm tối ưu để cài đặt cho bộ điều khiển tại
thời điểm ban đầu. Nếu trong quá trình vận hành, thông số của robot hay có sự tác động
của các yếu tố bất định khác như nhiễu, phương pháp này bắt buộc phải tìm lại bộ
nghiệm tối ưu mới bằng cách chạy lại giải thuật. Một vấn đề lớn đặt ra là có thể hiệu
chỉnh tham số tối ưu của bộ điều khiển một cách trực tuyến hay không? Để trả lời cho
câu hỏi này, mạng nơ-ron mờ hồi quy đã được áp dụng trong luận án.
Mạng nơ-ron mờ hồi quy đã được nhiều nhóm nghiên cứu vận dụng trong kỹ thuật
điều khiển thích nghi cho hệ phi tuyến. Tuy nhiên, kỹ thuật điều khiển này tồn tại một
hạn chế cơ bản là phụ thuộc vào việc lựa chọn bộ tham số ban đầu của mạng. Việc lựa
chọn bộ tham số ban đầu không phù hợp sẽ gây ra tốc độ hội tụ chậm của giải thuật, làm
cho đáp ứng quá độ của đối tượng bị kéo dài. Để khắc phục hạn chế này, luận án đã kết
hợp giải thuật điều khiển giám sát dùng bộ điều khiển PID để mang năng lượng chủ đạo
và dùng mạng nơ-ron mờ hồi quy để hiệu chỉnh bù một cách trực tuyến cho đối tượng.
Nhờ sự kết hợp này, tham số của bộ điều khiển PID không cần thiết phải cài đặt lại khi
đối tượng hay môi trường điều khiển thay đổi, mà chính mạng nơ-ron mờ hồi quy sẽ
cung cấp tín hiệu điều khiển bù cho những tác động đó. Kết quả mô phỏng trên
MATLAB/Simulink cho thấy giải thuật điều khiển giám sát dùng mạng nơ-ron mờ hồi
quy đã đáp ứng được yêu cầu thiết kế bộ điều khiển thông minh cho hệ phi tuyến.
iv
Nhằm kiểm chứng các giải thuật điều khiển đã mô phỏng, mô hình thực nghiệm
robot Delta cũng được luận án thiết kế và chế tạo thử nghiệm. Về cơ bản, bộ điều khiển
được xây dựng trên máy tính và truyền thông tín hiệu điều khiển cùng với các cảm biến
góc khớp của robot thông qua card giao tiếp C2000 của Texas Instrument. Kết quả thực
nghiệm trên mô hình robot thật cho thấy giải thuật đáp ứng đúng như thiết kế và mô
phỏng. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ khí chính xác và độ cứng vững của mô hình robot
Delta đã được chế tạo mà đầu mút của robot vẫn bị rung nhẹ khi chạy trên quỹ đạo đặt,
mặc dù các góc khớp vẫn cho tín hiệu đúng. Do không có đủ thời gian và kinh phí để
chế tạo lại mô hình robot, nghiên cứu này đã thực nghiệm giải thuật điều khiển giám sát
dùng mạng nơ-ron mờ hồi quy trên hệ ổn định lưu lượng chất lỏng RT020 của hãng
Gunt-Hamburg có sẵn. Kết quả thực nghiệm trên hệ RT020 cho thấy kỹ thuật điều khiển
đã đề xuất hoàn toàn phù hợp và có khả năng kiểm soát tốt đáp ứng lưu lượng của thiết
bị.
Trong thời gian tới, giải thuật điều khiển đề xuất sẽ được tiếp tục kiểm nghiệm trên
robot Delta sau khi nhóm nghiên cứu cải tiến lại phần cánh tay và bộ khung của robot.
Từ khóa: mạng nơ-ron mờ hồi quy, giải thuật di truyền, điều khiển mờ, điều khiển
giám sát, nhận dạng hệ thống, hệ phi tuyến.
v
ABSTRACT
This thesis aims to study and develop intelligent control algorithms based on Recur-
rent Fuzzy Neural Networks to apply in nonlinear system control, especially in parallel
robot control, also called Delta robot.
The first approach of the study is to build a kinematic model and a dynamic model
of the Delta robot to investigate its characteristics through simulation. Traditional PID
control techniques and fuzzy control have been tested first to evaluate robot controlla-
bility. However, finding the parameter sets for the PID controller as well as the fuzzy
controller by trial-and-error method has proved ineffective for the nonlinear MIMO
model of the robot. Therefore, the genetic algorithm GA (Genetic Algorithm) has been
applied with the desire to find the optimal parameters for the PID controller thanks to
its algorithm’s ability in finding the global optimal solution. Although the GA algorithm
completely meets the expectations with a slow speed off-line searching technique, its
application in robot control is not suitable. At the same time, GA can only find the op-
timal PID’s parameters for initial time. If during operation, the robot's parameters are
affected by other uncertain factors such as noise, this method is required to find a new
set of optimal parameters by running the GA algorithm again. A big question is whether
it is possible to calibrate the controller's optimal parameter online? To answer this ques-
tion, the study has continued to approach recurrent fuzzy neural networks.
Recurrent fuzzy neural networks have been applied by many research groups in
adaptive control techniques for nonlinear systems. However, this control technique has
a fundamental limitation in that it depends on the selection of the initial parameter set
of the network. The inappropriate selection of the initial parameter set may get a slow
convergence of the algorithm, causing longer transient response of the controlled object.
To overcome this limitation, the thesis has combined a supervisory control algorithm
using PID controllers to generate main control signals and using recurrent fuzzy neural
networks to online compensate of control signals. Thanks to this combination, parame-
ters of PID controllers does not need to be re-install when the control object or environ-
ment changes, because the recurrent fuzzy neural networks will provide compensative
control signals for the changes. The simulation results on MATLAB/Simulink show that
the supervisory control algorithm using recurrent fuzzy neural networks has met the
requirements of designing intelligent controllers for nonlinear systems.
vi
To verify proposed control algorithms, the Delta robot experimental model has also
been designed and tested by the thesis. Basically, the controller is built on the computer
and communicates the control signal along with the joint angle sensors of the robot
through the Texas Instrument C2000 interface card. Experimental results on the real
robot model show that the algorithm responds exactly as designed and simulated. How-
ever, due to the limitations of precision mechanics and rigidity of the Delta robot model,
the robot's arm tip still vibrates slightly when running on its trajectory, although the joint
angles still give the correct signal. Due to the lack of time and funds to re-create the
robot model, this study has tested the supervisory control algorithm using recurrent
fuzzy neural networks on the liquid flow control system RT020 of the Gunt - Hamburg.
Experimental results on the RT020 system show that the proposed control technique is
completely suitable and has good control of the liquid flow response of the device.
The proposed control algorithms should be further tested on the Delta robot after the
research team improves the arm and frame of the robot.
Keywords: recurrent fuzzy neural network, genetic algorithm, fuzzy control, super-
vised control, system recognition, nonlinear system.
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT .............................................................................................................. v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... xvii
TỔNG QUAN ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của luận án ................................................................................... 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1
3. Luận điểm khoa học cần giải quyết trong luận án ............................................ 4
4. Mục tiêu của luận án ............................................................................................ 4
4.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 4
4.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận ............................................................. 5
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 6
7.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 6
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 7
8. Những đóng góp của luận án về mặt khoa học .................................................. 7
8.1. Về mặt lý thuyết ............................................................................................ 7
8.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 7
9. Bố cục của luận án ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. ĐIỀU KHIỂN PID THÍCH NGHI DỰA TRÊN MẠNG NƠ-RON
MỜ HỒI QUY ĐỂ ĐIỀU KHIỂN HỆ PHI TUYẾN ........................................... 12
1.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 12
1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ......................................................................... 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 13
viii
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 14
1.3. Mục tiêu ......................................................................................................... 15
1.4. Mô hình hóa đối tượng phi tuyến MIMO-robot Delta 3-DOF ...................... 15
1.4.1. Mô hình động học của robot Delta 3-DOF .............................................. 16
1.4.2. Xây dựng mô hình động lực học chuyển động robot Delta 3-DOF không
gian 3RUS .......................................................................................................... 17
1.5. Điều khiển bám quỹ đạo robot sử dụng bộ điều khiển FUZZY-PID ............. 24
1.5.1. Thiết kế bộ điều khiển FUZZY-PID cho robot Delta 3-DOF ................. 24
1.5.2. Kết quả mô phỏng và đánh giá ................................................................ 26
1.6. Điều khiển bám quỹ đạo robot Delta sử dụng giải thuật di truyền ................ 35
1.6.1. Thiết kế giải thuật GA-PID cho robot Delta 3-DOF ............................... 35
1.6.2. Lưu đồ giải thuật di truyền ...................................................................... 36
1.6.3. Kết quả mô phỏng và đánh giá ................................................................ 38
1.7. Điều khiển bám quỹ đạo robot Delta sử dụng bộ điều khiển PID thích nghi
dựa trên cơ sở bộ nhận dạng mạng nơ-ron mờ hồi quy ............................... 42
1.7.1. Cơ sở lý thuyết điều khiển PID thích nghi .............................................. 42
1.7.2. Thiết kế bộ điều khiển PID thích nghi dựa trên cơ sở mạng nơ-ron mờ hồi
quy ..................................................................................................................... 45
1.7.3. Kết quả mô phỏng và đánh giá ................................................................ 46
1.8. So sánh kết quả của 3 bộ điều khiển: PID thích nghi trên cơ sở mạng nơ-ron
mờ hồi quy với GA-PID và FUZZY-PID ứng dụng điều khiển bám quỹ đạo
robot Delta 3-DOF ....................................................................................... 49
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT KẾT HỢP RFFN-PID DỰA TRÊN BỘ
NHẬN DẠNG MẠNG NƠ-RON MỜ HỒI QUY ................................................ 50
2.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 50
2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ......................................................................... 51
ix
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 51
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 52
2.3. Mục tiêu ......................................................................................................... 55
2.4. Thiết kế bộ điều khiển giám sát kết hợp RFNN-PID ..................................... 55
2.4.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 55
2.4.2. Điều khiển bám quỹ đạo robot Delta sử dụng bộ điều khiển giám sát kết
hợp RFNN-PID .................................................................................................. 59
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ THỰC NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN
TRÊN HỆ PHI TUYẾN MIMO - SISO ............................................................... 68
3.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm trên hệ phi tuyến ........................................ 68
3.2. Thiết kế và gia công khung cơ khí hệ MIMO là robot Delta 3-DOF ............ 68
3.3. Thiết kế và gia công tủ điện điều khiển robot Delta 3-DOF .......................... 73
3.3.1. Sơ đồ nguyên lý và hoạt động của mạch điều khiển ............................... 73
3.3.2. Vi điều khiển DSP C2000 TMS320F28379D ......................................... 74
3.4. Thiết kế bản vẽ mạch điều khiển, gia công lắp mạch và lắp tủ điều khiển ... 77
3.4.1. Thiết kế bản vẽ mạch điện điều khiển ..................................................... 77
3.4.2. Gia công lắp ráp các linh kiện mạch điều khiển ...................................... 79
3.4.3. Lắp tủ điều khiển robot Delta .................................................................. 79
3.5. Thiết kế và xây dựng các thuật toán điều khiển trên MATLAB/Simulink .... 80
3.5.1. Sơ đồ điều khiển ...................................................................................... 80
3.5.2. Các khối chức năng trên MATLAB/Simulink ........................................ 81
3.6. Kết quả thực nghiệm robot Delta 3-DOF phiên bản 3 ................................... 84
3.6.1. Thực nghiệm và kết quả trên quỹ đạo đường tròn ................................... 85
3.6.2. Thực nghiệm và kết quả trên quỹ đạo đường số 8................................... 88
3.7. Kết quả thực nghiệm trên hệ phi tuyến SISO ................................................ 90
x
3.7.1. Mô hình thực nghiệm trên hệ ổn định lưu lượng chất lỏng RT020 ......... 90
3.7.2. Nguyên lý điều khiển giám sát ................................................................ 91
3.7.3. Sơ đồ bố trí thực nghiệm ......................................................................... 92
3.7.4. Thực nghiệm và so sánh đánh giá kết quả ............................................... 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 97
Kết quả đạt được ................................................................................................... 97
Đánh giá nhược điểm ............................................................................................ 98
Đề nghị hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................... 98
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 102
CÁC VIDEO THỰC NGHIỆM TRONG LUẬN ÁN ....................................... 123
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH GIA CÔNG CƠ KHÍ, THI CÔNG
MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................ 124
Các minh chứng Tạp chí, Hội nghị, Viết sách và Các công trình Nghiên cứu
khoa học tác giả đã công bố .......................