Tây Bắc luôn là những đề tài bất tận thu hút các ống kính và quảng cáo
du lịch với hình ảnh ruộng lúa bậc thang, đồi chè, rừng hoa trải dài trên
những triền đồi. Trong những năm gần đây xu thế phát triển nông nghiệp gắn
kết với du lịch là một hƣớng đi mới đã và đang đƣợc nhiều địa phƣơng triển
khai thực hiện nhƣ mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp ở Sa Pa (Lào Cai),
Mộc Châu (Sơn La), Hà Giang, Yên Bái Tuy nhiên việc phát triển các mô
hình sử dụng đất nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch tại các địa phƣơng còn
mang tính riêng lẻ, tự phát chƣa có quy hoạch và quan tâm nghiên cứu. Bên
cạnh nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm của con ngƣời ngày càng tăng, cùng với
tốc độ tăng dân số cao đã gây sức ép rất lớn lên nguồn tài nguyên đất đai có
hạn. Mặt khác diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang
các mục đích sử dụng phi nông nghiệp và do thoái hóa đất. Vấn đề đặt ra là
quản lý sử dụng đất nông nghiệp nhƣ thế nào cho các mục đích sử dụng khác
nhau một cách hiệu quả và bền vững, trong đó có mục đích du lịch. Để sử dụng
đất nông nghiệp bền vững phục vụ phát triển du lịch chúng ta không chỉ quan
tâm đến sản lƣợng và thu nhập mà còn phải nhìn nhận chúng ở các góc độ bảo
vệ cảnh quan, sinh thái, gìn giữ truyền thống dân tộc bản địa, tính đến tác động
với yêu cầu xã hội và môi trƣờng sinh thái tự nhiên đặc trƣng của vùng du lịch.
Vì vậy, đổi mới phƣơng pháp tiếp cận và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp kết hợp du lịch ở các tỉnh miền núi là vấn đề rất đƣợc
quan tâm nghiên cứu.
Huyện Điện Biên nằm ở phía Nam tỉnh Điện Biên, tiếp giáp với Thành phố
Điện Biên Phủ, có đƣờng biên giới chung với nƣớc bạn Lào. Huyện có diện tích tự
nhiên là 163.926,03 ha, có vị trí quan trọng về mặt chiến lƣợc quốc phòng, an ninh
đồng thời đây cũng là địa danh du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc không chỉ
về cảnh sắc thiên nhiên mà còn về ý nghĩa lịch sử với Chiến thắng Điện Biên Phủ
lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Điện Biên là đầu mối giao thông quan trọng
nối với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào nên có nhiều điều kiện
thuận lợi trong giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội và có tiềm năng phát triển du
lịch xuyên quốc gia; đặc biệt là du lịch sinh thái gắn liền với di tích lịch sử, do có
địa hình đa dạng, cảnh quan đẹp với nhiều cộng đồng dân cƣ sinh sống, giàu bản
sắc văn hóa và có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống
242 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện biên, tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ KIM YẾN
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ KIM YẾN
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số : 62 85 01 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Đỗ Nguyên Hải
PGS.TS. Nguyễn Quang Học
HÀ NỘI - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng bảo vệ để lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Kim Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự quan
tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Lãnh đạo và tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Khoa học đất, Khoa Quản lý
đất đai, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải,
PGS.TS. Nguyễn Quang Học - ngƣời thầy khoa học đã tận tình hƣớng dẫn, trực tiếp chỉ
ra những ý kiến quý báu, định hƣớng và giúp tôi trƣởng thành trong công tác nghiên
cứu và thực hiện luận án.
Luận án này đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ từ Lãnh đạo các Phòng, Ban, ngƣời dân
địa phƣơng huyện Điện Biên; Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Điện Biên; Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên
đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi điều tra, thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận đƣợc sự hỗ trợ và giúp
đỡ tận tình từ lãnh đạo và đồng nghiệp Bộ môn Địa chính, Khoa Trắc địa – Bản đồ và
Quản lý đất đai, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian
và động viên tinh thần giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi
xin trân trọng cảm ơn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học,
bạn bè và ngƣời thân đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình và ngƣời thân đã động viên,
khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Kim Yến
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ xi
Danh mục hình xii
Trích yếu luận án xiii
Thesis abstract xv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.5 Những đóng góp mới của luận án 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học về quản lý sử dụng đất nông nghiệp 4
2.1.1 Một số khái niệm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp 4
2.1.2 Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 7
2.1.3 Cơ sở đánh giá đất phục vụ phát triển du lịch 12
2.2 Sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch miền núi 17
2.2.1 Khát quát về du lịch 17
2.2.2 Mối quan hệ giữa quản lý sử dụng đất nông nghiệp và phát triển du lịch 23
2.2.3 Một số mô hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp phát triển du lịch 28
2.3 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trên thế giới và Việt Nam 32
2.3.1 Trên thế giới 32
2.3.2 Ở Việt Nam 35
2.3.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý sử dụng đất nông
nghiệp phục vụ phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam 39
iv
2.4 Nhận xét chung và định hƣớng nghiên cứu của đề tài 41
2.4.1. Nhận xét chung 41
2.4.2 Định hƣớng nghiên cứu của đề tài 42
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1 Nội dung nghiên cứu 44
3.1.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất trên địa bàn
huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên 44
3.1.2 Thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên 44
3.1.3 Thực trạng và tiềm năng du lịch huyện Điện Biên 44
3.1.4 Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch ở huyện
Điện Biên 44
3.1.5 Định hƣớng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du
lịch huyện Điện Biên 44
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 45
3.2.1 Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 45
3.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp 45
3.2.3 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 46
3.2.4 Phƣơng pháp thống kê, so sánh 48
3.2.5 Phƣơng pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ 48
3.2.6 Phƣơng pháp đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ du lịch 49
3.2.7 Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia 51
3.2.8 Phƣơng pháp phân tích SWOT 52
3.2.9 Phƣơng pháp dự báo 52
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến quản lý sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên 53
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 53
4.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 57
4.1.3 Tài nguyên nhân văn 61
4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 62
4.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên
quan đến nông nghiệp phục vụ du lịch 69
v
4.2 Thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên 71
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Điện Biên 71
4.2.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên giai
đoạn 2005–2014 74
4.2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên 78
4.3 Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch huyện Điện Biên 91
4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch huyện Điện Biên 91
4.3.2 Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch huyện Điện Biên 91
4.3.3 Thực trạng và nhu cầu cung cấp các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du
lịch huyện Điện Biên 97
4.4 Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch huyện Điện Biên 100
4.4.1 Tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên 100
4.4.2 Đánh giá nhu cầu của khách du lịch đến thăm quan huyện Điện Biên 101
4.4.3 Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp thích hợp cho các sản phẩm
phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên 103
4.4.4 Phân tích SWOT về quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch
huyện Điện Biên 124
4.5 Định hƣớng và các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển
du lịch huyện Điện Biên 127
4.5.1 Quan điểm phát triển 127
4.5.2 Cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp 128
4.5.3 Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện
Điện Biên 133
4.5.4 Các giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch
huyện Điện Biên 139
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
5.1 Kết luận 143
5.2 Kiến nghị 144
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 146
Tài liệu tham khảo 147
Phụ lục 159
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACIAR Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australian
(Australian Centre for International Agricultural Research)
ACTIONAID Tổ chức phi chính phủ (ActionAid )
AHP Phƣơng pháp phân tích cấp bậc (Analytic Hierarchy Process)
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH – HĐH Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
CPBQ/SP Chi phí bình quân trên sản phẩm
CR Tỷ số nhất quán (Consistency Ratio)
DANIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch
(Danish International Development Agency)
DLBV Du lịch bền vững
DLST Du lịch sinh thái
DTTN Diện tích tự nhiên
DTTS Dân tộc thiểu số
EU Liên minh châu Âu (European Union)
ESLM Đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền vững
FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization)
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system)
GTNC Giá trị ngày công
HQĐV Hiệu quả đồng vốn
IUCN Hội nghị quốc tế bảo vệ thiên nhiên và Tài nguyên môi trƣờng
(International Union for Conservation of Nature)
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(Japan International Cooperation Agency)
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KFW Ngân hàng tái thiết Đức
KTXH Kinh tế xã hội
LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
LUT Loại sử dụng đất (Land Use Type)
MCE Đánh giá đa chỉ tiêu (Multi Criteria Evaluation)
vii
NĐ Nội địa
NLKH Nông lâm kết hợp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
PAM Sổ tay hƣớng dẫn quản lý dự án
PTNT Phát triển Nông thôn
QT Quốc tế
RI Chỉ số ngẫu nhiên (Ramdom Index)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc
TNBQ/SP Thu nhập bình quân/sản phẩm
TNHH Thu nhập hỗn hợp
TPCG Thành phần cơ giới
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc
(United Nations Environment Programme)
UNESCO Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
VAC Vƣờn ao chuồng
WCED Ủy ban quốc tế về môi trƣờng và phát triển
(World Commission on Environment and Development)
WCS Chiến lƣợc toàn cầu về môi trƣờng (World Conservation Strategy)
XDCB Xây dựng cơ bản
viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 47
3.2 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 47
3.3 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng 48
3.4 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu 50
3.5 Giá trị RI ứng với từng số lƣợng chỉ tiêu n 51
4.1 Đặc điểm 2 tiểu vùng huyện Điện Biên 54
4.2 Các nhóm đất trên địa bàn huyện Điện Biên 57
4.3 Tình hình thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số huyện Điện Biên 72
4.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ đồng bào dân
tộc thiểu số huyện Điện Biên 74
4.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên năm 2014 75
4.6 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014 77
4.7 Một số mô hình sử dụng đất vùng cao của đồng bào dân tộc huyện Điện Biên 79
4.8 Hiện trạng các loại sử dụng đất huyện Điên Biên 82
4.9 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các loại sử dụng đất trồng trọt chính
tính trên 1ha 84
4.10 Hiệu quả kinh tế của loại hình chăn nuôi gia súc 85
4.11 Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất huyện Điện Biên 86
4.12 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các loại sử dụng
đất huyện Điện Biên 88
4.13 So sánh mức đầu tƣ phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 90
4.14 Biến động sử dụng đất khu du lịch huyện Điện Biên 91
4.15 Các loại hình du lịch chính và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phục vụ
du lịch ở huyện Điện Biên 92
4.16 Số lƣợng khách du lịch đến huyện Điện Biên qua một số năm 97
ix
4.17 Tổng hợp nhu cầu sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch huyện Điện
Biên năm 2014 98
4.18 Ý kiến của khách du lịch về việc mua các sản phẩm nông nghiệp 99
4.19 Nhu cầu của khách du lịch tới điểm du lịch sinh thái huyện Điện Biên 102
4.20 Nhu cầu về dịch vụ và ẩm thực của khách du lịch 103
4.21 Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai tiểu vùng lòng chảo
huyện Điện Biên 104
4.22 Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai tiểu vùng đất dốc
huyện Điện Biên 106
4.23 Thống kê đặc tính và diện tích đơn vị bản đồ đất đai huyện Điện Biên 107
4.24 Hiệu quả kinh tế mô hình chuyên lúa huyện Điện Biên giai đoạn 2012-2014 110
4.25 Hiệu quả xã hội mô hình chuyên lúa huyện Điện Biên giai đoạn 2012-2014 111
4.26 Hiệu quả kinh tế mô hình lúa ruộng bậc thang huyện Điện Biên giai đoạn
2012-2014 112
4.27 Hiệu quả xã hội của mô hình lúa ruộng bậc thang huyện Điện Biên giai
đoạn 2012-2014 112
4.28 Hiệu quả kinh tế mô hình nông lâm kết hợp huyện Điện Biên giai đoạn
2012-2014 114
4.29 Hiệu quả xã hội của mô hình nông lâm kết hợp huyện Điện Biên giai
đoạn 2012-2014 115
4.30 Các loại sử dụng đất có triển vọng phục vụ du lịch huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên 116
4.31 Yêu cầu sử dụng đất của các LUT lựa chọn của huyện Điện Biên 118
4.32 Diện tích phân hạng thích hợp đất đai các LUT phổ biến huyện Điện Biên 119
4.33 Phân hạng thích hợp đất đai tổng hợp các LUT nông nghiệp phổ biến
huyện Điện Biên 122
4.34 Diện tích đất nông nghiệp của huyện Điện Biên quy hoạch đến năm
2020, tầm nhìn 2030 128
4.35 Diện tích phân hạng thích hợp đất đai các LUT huyện Điện Biên 129
4.36 Dự báo khách du lịch đến huyện Điện Biên 130
4.37 Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 131
x
4.38 Nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên 132
4.39 Đề xuất các loại sử dụng đất phục vụ trực tiếp phát triển du lịch huyện
Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 134
4.40 Đề xuất các loại sử dụng đất phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 136
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1 Lƣợng mƣa và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 55
4.2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 56
4.3 Cơ cấu kinh tế huyện Điện Biên từ năm 2005 đến năm 2014 62
4.4 Biến động dân số huyện Điện Biên qua các năm 65
4.5 Cơ cấu thành phần dân tộc huyện Điện Biên năm 2014 66
4.6 Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 của huyện Điện Biên 75
xii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Đồi chè Mộc Châu 31
2.2 Hoa tam giác mạch ở Hà Giang 31
2.3 Vƣờn dâu tây công nghệ cao ở Đà Lạt 39
4.1 Sơ đồ hành chính huyện Điện Biên 53
4.2 Sơ đồ du lịch huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 93
4.3 Tuyến – Điểm du lịch huyện Điện Biên 96
4.4 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Điện Biên 108
4.5 Mô hình trồng lúa đặc sản trên cánh đồng Mƣờng Thanh 109
4.6 Mô hình lúa ruộng bậc thang 112
4.7 Mô hình nông lâm kết hợp 113
4.8 Phân hạng thích hợp sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên 123
4.9 Sơ đồ định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch huyện Điên
Biên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 138
xiii
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Yến
Tên Luận án: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng phục vụ du lịch ở
huyện Điện Biên.
- Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch
của huyện Điện Biên theo quan điểm sử dụng đất bền vững.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra số liệu: thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, khảo sát thực
địa, đánh giá sử dụng đất thích hợp (FAO) để lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp
cho phát triển du lịch trong vùng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp đánh giá áp dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê, dự báo
tiềm năng du khách và nhu cầu sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch, dự báo tiềm
năng đất nông nghiệp cho đề xuất phát triển du lịch, phƣơng pháp SWOT; Áp dụng
phần mềm Microsoft Excel, MicroStation và ArcGis cho đánh giá và xây dựng bản đồ.
Kết quả chính và kết luận
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Điện Biên và xác định
ảnh hƣởng của chúng tới quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Kết
quả đánh giá đã cho thấy huyện Điện Biên có những mặt thuận lợi về tài nguyên thiên
nhiên của vùng đồi núi và thung lũng lòng chảo: đất đai, khí hậu, thủy văn của vùng tạo ra
lợi thế rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch.
Huyện Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 163.926,03 ha; Diện tích đất nông nghiệp
là 138.010,60 ha (chiếm 84,18% tổng diện tích tự nhiên); diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 27.433,83 ha (chiếm 16,74% diện tích tự nhiên). Huyện Điện Biên có nhiều di
tích lịch sử trong đó đặc biệt là di tích chiến thắng Điện Biên Phủ và có tiềm năng phát
triển nhiều loại hình du lịch về sinh thái, cảnh quan, văn hóa...
- Đánh giá quản lý sử dụng đất đai, phân tích thực trạng và biến động sử dụng đất
nông nghiệp huyện giai đoạn 2005 – 2014 ở huyện Điện Biên. Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất theo các tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại sử dụng đất huyện Điện Biên.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại huyện Điện Biên:
Kết quả nghiên cứu đã xác định tiềm năng phát triển 5 loại hình du lịch. Trong đó gồm
loại hình du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội tâm linh, về
nguồn; du lịch thăm quan biên giới và mua sắm tại cửa khẩu (Tây Trang và Huổi Puốc).
Điểm nhấn quan trọng về du lịch của huyện là quần thể di tích chiến thắng Điện Biên
xiv
Phủ và khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang. Mỗi năm huyện Điện Biên
đón khoảng hơn 300 nghìn lƣợt khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm... Tiêu thụ
một lƣợng lớn sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, điển hình là các nông sản (gạo tám
Điện Biên, gạo nếp nƣơng, ...); các sản vật (măng, mật ong rừng, sâu chít, các sản phẩm
lâm sản khai thác từ rừng) và các sản phẩm thủ công truyền thống mang đậm những
đặc trƣng riêng của cộng đồng dân tộc (thêu dệt thổ cẩm, mây tre đan).
- Kết quả đánh giá tiềm năng quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát
triển du lịch còn đƣợc xác định và lựa chọn 8 loại sử dụng đất (LUT) có triển vọng và
các mô hình thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp trong vùng phục vụ du lịch. Kết quả
phân hạng thích hợp đất đai của huyện cũng đã xác định tiềm năng thích hợp của LUT
chuyên lúa đặc sản có 5.860,88 ha; LUT 2 lúa màu có diện tích 5.860,88 ha, LUT
Chuyên rau- màu có diện tích 4.484,36 ha, LUT cây ăn quả có diện tích 65.327,75 ha;
LUT ruộng bậc thang có 27.205,96 ha; LUT Nƣơng rẫy có diện tích 53.741,1 ha; LUT
Nông lâm kết hợp có 47.469,11 ha và LUT Rừng trồng cảnh quan có diện tích
110.457,41 ha.
- Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 trên cơ sở phát huy thế mạnh phát triển trồng lúa đặc sản ở tiểu
vùng lòng chảo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng phát triển các loại sử dụng
theo hƣớng sản xuất hàng hóa (sản xuất rau, hoa quả, thực phẩm) phục vụ du lịch tập
trung ở tiểu vùng lòng chảo là 5.860,88 ha; mở rộng diện tích đất lâm nghiệp kết hợp
chăn nuôi gia súc phát triển rừng sản xuất ở tiểu vùng đất dốc, phát triển diện tích đất
rừng đến năm 2030 đạt khoảng 86.504 ha. Đẩy mạnh mô hình kinh tế nông lâm kết hợp
đƣa các cây trồng bản địa (cây hoa ban, đào, mận, phong lan và một số cây dƣợc liệu ...)
với diện khoảng 350 ha vào năm 2030 bảo vệ môi trƣờng sinh thái phục vụ phát triển du
lịch.
- Để thực hiện định hƣớng phát triển nông nghiệp phục vụ du lịch 6 nhóm giải pháp
chủ yếu để quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Điện Biên, đó là các giải pháp về cơ
chế chính sách; Giải pháp quy hoạch; Giải pháp về tài chính tín dụng; Giải pháp khoa
học công nghệ; Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực và Giải pháp phát triển thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu đã đóng góp về cơ sở lý luận, thực tiễn cho sử dụng hợp lý
tài nguyên đất đai trên cơ sở kết hợp giữa mục đích sản xuất đất nông nghiệp và du lịch
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai đồng thời bảo vệ cảnh quan sinh thái, duy trì truyền
thống, văn hóa dân tộc đặc trƣng của vùng đồi núi Tây Bắc, Việt Nam; Kết quả nghiên
cứu đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai và định hƣớng sử dụng đất nông
nghiệp cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
xv
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Kim Yen
Thesis title: “Study on man