Đầu trên xương cánh tay
Đầu trên của xương cánh tay bao gồm có chỏm xương cánh tay, cổ giải phẫu, mấu động lớn, mấu động bé và cổ phẫu thuật [11]. Chỏm xương cánh tay hình bán cầu ngửa lên trên, nhìn vào trong và hơi ngả ra sau khoảng 30 độ, được bao bọc bằng một lớp sụn tới tận sát cổ giải phẫu. Nối với thân xương bằng cổ phẫu thuật, khớp với ổ chảo xương vai. Chỏm tiếp với phần còn lại của đầu trên bởi một chỗ thắp hẹp gọi là cổ giải phẫu.
Cổ giải phẫu là chỗ tiếp giáp giữa chỏm và mấu động trục của chỏm và cổ phẫu thuật hợp với trục của thân xương một góc130-135 độ.
- Cổ phẫu thuật nối tiếp giữa chỏm, mấu động lớn và nhỏ với thân xương. Trên lâm sàng giới hạn cổ phẫu thuật không rõ ràng. Đây là vị trí thưa xương nặng ở tuổi già do đó hay gặp gãy xương ở người già.
- Ổ chảo là một hõm khớp hình bầu dục, phình to ở phía dưới hơi lõm (lõm lòng chảo). Ổ chảo rất nông và nhỏ so với chỏm xương cánh tay.
- Sụn viền: Do chỏm xương cánh tay thì to mà ổ chảo thì nông nên có sụn viền bao quanh làm tăng sự tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo.
- Phía ngoài chỏm và cổ giải phẫu có:
+ Mấu động bé: Ở trong có cơ dưới vai bám.
+ Mấu động lớn: Ở ngoài cơ các gân cơ trên gai, dưới gai và cơ tròn bé bám.
+ Giữa hai mấu động là rãnh gian củ có gân của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay đi qua.
- Rãnh gian cũ: Chạy dài tới mặt trước trong của thân xương và có hai bờ.
+ Bờ trong: Là mào củ bé đi từ mấu động bé tới mặt trước trong xương cánh tay, có cơ tròn to bám. Trước đó, trong rãnh có cơ lưng rộng bám.
+ Bờ ngoài: Là mào củ lớn đi từ mấu động lớn tới bờ trước xương cánh tay, có cơ ngực to bám.
167 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
=========
ĐƯỜNG HOÀNG LƯƠNG
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH
KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY KÍN
CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY
BẰNG ĐINH METAIZEAU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
=========
ĐƯỜNG HOÀNG LƯƠNG
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH
KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY KÍN
CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY
BẰNG ĐINH METAIZEAU
Chuyên ngành : Ngoại khoa
Mã số : 9720104
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Chiến
PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn
HÀ NỘI - 2023
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới:
PGS.TS. Trần Đình Chiến - Nguyên chủ nhiệm bộ môn CTCH - Học viện Quân Y.
PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn - Nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi, dạy bảo tận tâm tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy: GS.TS. Nguyễn Tiến Bình, PGS.TS
Vũ Nhất Định, PGS.TS. Đặng Hoàng Anh, PGS.TS. Phạm Đăng Ninh.
Các thầy đã đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành bản luận án này.
Xin cảm ơn Ban giám đốc, Phòng sau đại học, Bộ môn CTCH học viện Quân Y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học nghiên cứu sinh và hoàn thành bản luận án.
Xin cảm ơn Ban giám đốc, khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã cho phép, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã tin tưởng tôi, giúp đỡ tôi, cho tôi cơ hội được thực hiện luận án này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng biết ơn và gửi những tình cảm yêu quý nhất tới: vợ, con và những người thân trong gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi những lúc khó khăn nhất, chia sẻ động viên, khích lệ tôi trong suốt những năm tháng học tập và hoàn thành bản luận án này.
Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2023
ĐƯỜNG HOÀNG LƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu, nhận xét và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2023
Tác giả luận án
Đường Hoàng Lương
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình Trang
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
1
BN
Bệnh nhân
2
CPTXCT
Cổ phẫu thuật xương cánh tay
3
CLVT
Chụp cắt lớp vi tính
4
CTCH
Chấn thương chỉnh hình
5
ĐTXCT
Đầu trên xương cánh tay
6
MĐL
Mấu động lớn
7
PT
Phẫu thuật
8
PTV
Phẫu thuật viên
9
CĐN
Cố định ngoài
10
CTSN
Chấn thương sọ não
11
PHCN
Phục hồi chức năng
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. Liên quan giữa đường kính của đinh Metaizeau và độ đàn hồi 27
1.2. Mối liên quan giữa khả năng chịu lực và đường kính của đinh Metaizeau 28
2.1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phục hồi chức năng của Neer C.S. (1970) 57
2.2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá theo Mayank V. 58
3.1. Phân loại theo tuổi và giới 63
3.2. Nguyên nhân gãy xương 63
3.3. Cơ chế gãy xương theo giới tính 64
3.4. Phân loại mức gãy theo tiêu chuẩn Neer CS. 65
3.5. Các phương pháp cấp cứu ở y tế cơ sở 66
3.6. Tổn thương kết hợp 66
3.7. Thời điểm phẫu thuật 68
3.8. Kỹ thuật sử dụng đinh Metaizeau nắn chỉnh ổ gãy 69
3.9. Liên quan giữa đường kính đinh và đường kính ống tuỷ 69
3.10. Liên quan giữa đường kính đinh và nhóm tuổi 70
3.11. Liên quan giữa kỹ thuật KHX và tay gãy xương. 71
3.12. Kỹ thuật KHX theo phân loại gãy 71
3.13. Liên quan giữa kết quả nắn chỉnh và kỹ thuật KHX 73
3.14. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và loại gãy 74
3.15. Liên quan giữa số lần chụp C-arm và loại gãy 74
3.16. Liên quan giữa kết quả nắn chỉnh và phân loại gãy 76
3.17. Thời gian nằm viện 79
3.18. Thời gian có can xương bắc cầu. 79
3.19. Phân loại theo thời gian kiểm tra kết quả xa. 80
Bảng
Tên bảng
Trang
3.20. Kết quả liền xương ổ gãy. 81
3.21. Liên quan giữa kết quả liền xương và loại gãy. 81
3.22. Kết quả điểm đánh giá mức độ đau tại khớp vai. 82
3.23. Phân loại theo kết quả chức năng khớp vai 82
3.24. Kết quả điểm đánh gía biên độ vận động khớp vai. 83
3.25. Kết quả phục hồi biên độ vận động khớp vai. 84
3.26. Kết quả đánh giá điểm chức năng chi theo Neer C.S. 85
3.27. Đánh giá về chức năng chi gãy. 86
3.28. Kết quả điểm về phục hồi hình thể giải phẫu. 86
3.29. Kết quả phục hồi vận động khớp khuỷu 87
3.30. Kết quả chung phục hồi chức năng khớp vai. 87
3.31. Kết quả chung 88
3.32. Liên quan giữa kết quả chung và tuổi. 88
3.33. Liên quan giữa kết quả chung và thời điểm phẫu thuật. 89
3.34. Liên quan giữa kết quả chung và kết quả nắn chỉnh. 89
3.35. Liên quan giữa kêt quả chung và loại gãy. 90
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. Phương pháp vô cảm 67
3.2. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy sau đóng đinh 75
3.3. Kỹ thuật đóng đinh và nắn chỉnh ổ gãy 92
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. Trục giải phẫu đầu trên xương cánh tay 3
1.2. Xương cánh tay và xương vai 5
1.3. Mạch máu nuôi dưỡng đầu trên xương cánh tay 8
1.4. Các tư thế vận động khớp vai 9
1.5. Phân loại gãy ĐTXCT theo AO 11
1.6. Phân loại Neer đối với gãy đầu trên xương cánh tay. 14
1.7. Minh họa bốn phần của đầu trên xương cánh tay trong bảng phân loại gãy xương của Neer 15
1.8. Đinh Metaizeau 28
1.9. Chiều dài đầu cong của đinh Metaizeau 31
2.1. Đo kích thước ống tuỷ trên CT 38
2.2. Bàn mổ để nắn chỉnh chi trên 39
2.3. Chụp máy C-arm 40
2.4. Phần đầu đinh Metaizeau. 40
2.5. Bộ dụng cụ đóng đinh 41
2.6. Thì nắn chỉnh dưới C-arm. 44
2.7. Rạch da cho phẫu thuật xuyên đinh Metaizeau 45
2.8. Dùng dùi nhọn xác định vị trí mở thành xương dưới C-arm 46
2.9. Đóng đinh Metaizeau thứ nhất qua ổ gãy dưới C-arm. 47
2.10. Đóng đinh Metaizeau thứ hai dưới C-arm 49
2.11. Đóng đinh Metaizeau thứ 3 dưới C -arm 50
2.12. Cắt đinh kiểm tra dưới C-arn. 51
3.1. Kỹ thuật kết hợp xuơng bằng 2 đinh Metaizeau với gãy loại III 72
3.2. Kỹ thuật kết hợp xuơng bằng 2 đinh Metaizeau, Neer IV 73
3.3. BN gãy cổ PT Neer II kết hợp xuơng bằng 3 đinh Metaizeau. 77
3.4. Kỹ thuật kết hợp xuơng bằng 3 đinh Metaizeau, Neer IV 77
3.5. Kết hợp xuơng đinh Metaizeau,vít xốp, Neer IV gãy ba phần 78
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay là gãy ở chỗ tiếp nối giữa chỏm, mấu động lớn, mấu động nhỏ với thân xương. Gãy cổ phẫu thuật được xếp vào nhóm gãy đầu trên xương cánh tay, chiếm từ 4% - 10% tổng các gãy xương và do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động, sinh hoạt, luyện tập thể thao [1], [2]. Loại gãy này gặp ở mọi lứa tuổi trong đó người già và thanh thiếu niên chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay là loại gãy xương gần khớp, nắn chỉnh và cố định rất khó khăn. Điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay không tốt sẽ để lại di chứng ảnh hưởng tới chức năng khớp vai. Đối với những trường hợp gãy không di lệch hoặc gãy có di lệch ít thì điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột ngực vai cánh bàn tay hoặc cố định bằng áo Desault, nhưng do thời gian bất động lâu nên ảnh hưởng nhiều đến vận động khớp vai và sinh hoạt của bệnh nhân
Phương pháp điều trị phẫu thuật kết xương được áp dụng phổ biến ở các cơ sở là mở ổ gãy nắn chỉnh và kết hợp xương bằng nẹp vít, nẹp khóa, đinh nội tuỷ có chốt, găm chùm đinh Kirschner...Các phương pháp kết xương này đều có nhược điểm là phải mở ổ gãy, chấn thương phần mềm nhiều và có nguy cơ gây thương tổn thần kinh mũ, tổn thương chóp xoay, nhiễm khuẩn và chậm liền xương[3], [4], [5].
Để khắc phục những nhược điểm của mổ mở, một số tác giả chủ trương áp dụng phẫu thuật ít xâm lấn, nắn chỉnh kín dưới màn huỳnh quang tăng sáng và cố định ổ gãy bằng đinh Rush, đinh Ender hoặc đinh Metaizeau
Kết xương bằng đinh Metaizeau là phương pháp kết xương dựa trên nguyên lý ba điểm tỳ, cân bằng lực do hai đinh được luồn đối xứng với nhau trong ống tủy đã tạo nên một hệ thống cố định ổ gãy xương hoàn toàn không cứng nhắc mà có tính đàn hồi, tạo thuận lợi cho quá trình liền xương. Kiểu kết xương này cho thấy nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở vì không phải bộc lộ ổ gãy, không gây tổn thương phần mềm nhiều, ít mất máu, hạn chế sử dụng kháng sinh, thời gian nằm viện ngắn, tạo ra được hệ thống kết xương vững theo ý muốn nhờ kiểm soát dưới màn tăng sáng, liền xương nhanh [6], [7], [8].
Trên thế giới đã có một số tác giả giới thiệu về quy trình kỹ thuật đóng đinh Metaizeau không mở ổ gãy điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay. Tuy nhiên chưa có một quy trình kỹ thuật nào thống nhất được áp dụng cho mọi trường hợp. Mỗi quy trình, kỹ thuật đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và còn một số điểm chưa được rõ như kỹ thuật đóng đinh qua ổ gãy và luồn đinh trong ống tủy, kỹ thuật nắn chỉnh, sử dụng đinh, cách cố định đầu đinh vào vùng hành xương... [9], [10].
Trong những năm gần đây ở Việt Nam, một số Bệnh viện đã triển khai điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng phương pháp nắn chỉnh kín kết hợp đóng đinh Metaizeau và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi thấy các nghiên cứu này mới tập trung vào đánh giá kết quả điều trị, chưa chú ý xây dựng quy trình kỹ thuật một cách hệ thống, bài bản và chi tiết để có thể áp dụng dễ dàng. Còn nhiều vấn đề chưa thống nhất như chỉ định cho loại gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay nào, kỹ thuật nắn chỉnh kín dưới màn tăng sáng và tư thế chụp làm sao để đạt hiệu quả, đường vào của đinh, cách đưa đinh vào ống tủy như thế nào để đinh không bị kẹt và gây di lệch mở góc Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn khi áp dụng lâm sàng, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá quy trình kỹ thuật điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY.
1.1.1. Đầu trên xương cánh tay
Đầu trên của xương cánh tay bao gồm có chỏm xương cánh tay, cổ giải phẫu, mấu động lớn, mấu động bé và cổ phẫu thuật [11]. Chỏm xương cánh tay hình bán cầu ngửa lên trên, nhìn vào trong và hơi ngả ra sau khoảng 30 độ, được bao bọc bằng một lớp sụn tới tận sát cổ giải phẫu. Nối với thân xương bằng cổ phẫu thuật, khớp với ổ chảo xương vai. Chỏm tiếp với phần còn lại của đầu trên bởi một chỗ thắp hẹp gọi là cổ giải phẫu.
Cổ giải phẫu là chỗ tiếp giáp giữa chỏm và mấu động trục của chỏm và cổ phẫu thuật hợp với trục của thân xương một góc130-135 độ.
Hình 1.1. Trục giải phẫu đầu trên xương cánh tay
* Nguồn: theo John A.H. (2015) [12]
- Cổ phẫu thuật nối tiếp giữa chỏm, mấu động lớn và nhỏ với thân xương. Trên lâm sàng giới hạn cổ phẫu thuật không rõ ràng. Đây là vị trí thưa xương nặng ở tuổi già do đó hay gặp gãy xương ở người già.
- Ổ chảo là một hõm khớp hình bầu dục, phình to ở phía dưới hơi lõm (lõm lòng chảo). Ổ chảo rất nông và nhỏ so với chỏm xương cánh tay.
- Sụn viền: Do chỏm xương cánh tay thì to mà ổ chảo thì nông nên có sụn viền bao quanh làm tăng sự tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo.
- Phía ngoài chỏm và cổ giải phẫu có:
+ Mấu động bé: Ở trong có cơ dưới vai bám.
+ Mấu động lớn: Ở ngoài cơ các gân cơ trên gai, dưới gai và cơ tròn bé bám.
+ Giữa hai mấu động là rãnh gian củ có gân của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay đi qua.
- Rãnh gian cũ: Chạy dài tới mặt trước trong của thân xương và có hai bờ.
+ Bờ trong: Là mào củ bé đi từ mấu động bé tới mặt trước trong xương cánh tay, có cơ tròn to bám. Trước đó, trong rãnh có cơ lưng rộng bám.
+ Bờ ngoài: Là mào củ lớn đi từ mấu động lớn tới bờ trước xương cánh tay, có cơ ngực to bám.
Hình 1.2. Xương cánh tay và xương vai
* Nguồn: theo Nguyễn Quang Quyền (2007) [13]
1.1.2. Đặc điểm về phần mềm đầu trên xương cánh tay
- Bao khớp và dây chằng đầu trên xương cánh tay:
+ Bao khớp phía trên bọc quanh ổ chảo khớp vai, phía dưới bọc quanh đầu trên xương cánh tay (nửa trên cổ khớp, nửa dưới cổ phẫu thuật cách sụn độ 1cm).
Bao khớp rộng và lỏng lẻo, khi bao khớp bị hở (không còn là môi trường chân không trong khớp) ta có thể kéo rộng ra khoảng 2cm.
Ở sau có các cơ tăng cường, ở trên có các vòm cùng quạ án ngữ. Nhưng ở trước thì bao khớp mỏng cần phải có các dây chằng đến tăng cường.
+ Dây chằng quạ cánh tay: Là một thớ dày và chắc, không xen vào chỗ bám của bao khớp từ mỏm quạ bám vào mấu động lớn, mấu động bé.
+ Dây chằng ổ chảo cánh tay có 3 dây chằng đó là:
Dây chằng trên: Từ ổ chảo tới đầu trên mấu động bé.
Dây chằng giữa: Từ vành trên ổ chảo tới nền mấu động bé
Dây chằng dưới: Đi từ vành trước ổ chảo tới phía dưới cổ phẫu thuật. Dây chằng này chắc và dày hơn hai dây chằng kia.
+ Giữa hai mấu động có đầu dài của gân cơ nhị đầu chạy dọc qua. Có các thớ ngang dính vào hai mép rãnh gân cơ nhị đầu, cố định gân.
+ Điểm yếu của bao khớp ở phía trước khớp vai ở giữa dây chằng giữa và dây chằng dưới, vì thế khi gãy cổ phẫu thuật kèm sai khớp vai ra trước chỏm xương thường đi qua chỗ này [14].
1.1.3. Liên quan giải phẫu đầu trên xương cánh tay
Ở đầu trên cánh tay bắt đầu từ bờ trên chỗ bám tận của cơ ngực lớn đến chỗ bám tận của cơ delta và lồi củ delta. Cấu trúc mạch thần kinh chính của vùng này bao gồm: Động mạch, tĩnh mạch cánh tay, thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh trụ, tĩnh mạch nền, tất cả nằm trong thân xương và tách biệt khỏi thân xương bởi cơ quạ cánh tay. Các cơ bám vào xương trong vùng này có cơ ngực lớn (bám tận mép ngoài của rãnh gian củ), cơ tròn lớn (bám tận đáy rãnh gian củ), cơ tròn lớn và cơ lưng rộng (bám tận mép trong rãnh gian củ), nguyên ủy của đầu dài cơ tam đầu.
1.1.4. Cấp máu cho đầu trên xương cánh tay
1.1.4.1. Động mạch
Động mạch dưới đòn chui qua khe giữa xương đòn và xương sườn số một đổi tên thành động mạch nách. Cả hai động mạch này khi đi qua vùng vai đã cho ra rất nhiều nhánh tiếp nối với nhau tạo thành vòng nối quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay và vòng nối quanh xương bả vai. Các động mạch nuôi vùng cổ phẫu thuật và chỏm bao gồm [15], [16]:
+ Động mạch mũ trước cũng như động mạch mũ sau là ngành của thân động mạch mũ đi vòng phía trước cổ phẫu thuật tiếp nối với nhánh sau của động mạch mũ tạo nên vòng mạch quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay. Do đó khi mổ mở để tiếp cận với ổ gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay gây tổn thương động mạch mũ cánh tay trước, nguồn nuôi dưỡng quan trọng, mổ kín nắn chỉnh sẽ bảo vệ được động mạch này.
+ Động mạch nuôi đầu xương: tách ra từ động mạch mũ trước đi ngược lên trên giữa rãnh liên mấu động, chạy song song theo bờ ngoài đầu dài cơ nhị đầu khi gặp mấu động lớn thì đi vào trong xương là động mạch cung cấp máu cho đầu trên xương cánh tay.
+ Động mạch mũ sau: tách từ thân động mạch mũ đi cùng dây thần kinh mũ qua tứ giác Velpeau vòng quanh phía sau cổ phẫu thuật xương cánh tay để phân nhánh vào đầu trên xương cánh tay và cơ Delta, cấp máu cho phần nhỏ phía sau của đầu trên xương cánh tay và phần sau của mấu động lớn.
Hình 1.3. Mạch máu nuôi dưỡng đầu trên xương cánh tay
* Nguồn: theo Nguyễn Quang Quyền (2007) [13].
1.4.1.2. Tĩnh mạch
+ Hệ tĩnh mạch sâu: Tĩnh mạch nách đi cùng động mạch nách.
+ Hệ tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nền trong nhiều trường hợp tĩnh mạch này to như là một mạch nối tiếp của tĩnh mạch nách. Tĩnh mạch đầu đổ vào tĩnh mạch nách gần xương đòn rãnh Delta ngực.
1.1.5. Thần kinh vùng đầu trên xương cánh tay
- Dây thần kinh mũ: Tách ra cùng với dây quay ở thân nhì sau của đám rối thần kinh cánh tay, đi cùng động mạch mũ sau tứ giác Velpeau vòng từ sau cổ phẫu thuật xương cánh tay ra phía trước chi phối cho cơ Delta, cơ dưới vai và cơ tròn bé, cảm giác cho khớp vai và mặt ngoài cánh tay trên. Dây mũ cách mỏm cùng vai 5 đến 6 cm. Vì vậy nếu phẫu thuật theo đường Neer cải biên để vào cổ phẫu thuật xương cánh tay hoặc bắt vít cố định mấu động lớn có thể gây tổn thương thần kinh mũ, phẫu thuật nắn kín kết xương bằng đinh đàn hồi ít nguy cơ tổn thương thần kinh này [3].
1.1.6. Biên độ vận động khớp vai
Chức năng của cánh tay được đánh giá chủ yếu qua tầm vận động của khớp khuỷu và khớp vai. Khớp vai có tầm vận động rộng nhất trong cơ thể cử động với mọi bình diện [14]. Cử động sinh lý bình thường của khớp vai gồm:
Khi cố định xương bả vai thì khớp vai có biên độ vận động là:
+ Gấp (đưa ra trước) 0 - 90o.
+ Duỗi (đưa ra sau) 0 - 45o.
+ Dạng vai 0 - 90o .
+ Khép 0 – 30o
+ Xoay trong và xoay ngoài: ở tư thế gấp 90o, vai 0o, cánh tay khép buông hai bên thân mình thì xoay ngoài được 0 - 60o, xoay trong 0 - 90o (bàn tay đưa ra sau thân mình).
- Khi không cố định xương bả vai thì khớp vai có biên độ vận động rộng hơn:
+ Dạng: 0 độ đến 180 độ. + Đưa ra sau: 0 độ đến 40 độ.
+ Khép: 0 độ đến 30 độ. + Xoay trong: 0 độ đến 90 độ.
+ Đưa ra trước: 0 độ đến 180 độ. + Xoay ngoài: 0 độ đến 60 độ.
+ Quay cánh tay: 0 độ đến 360 độ.
Hình 1.4. Các tư thế vận động khớp vai
* Nguồn: theo Phạm Đăng Diệu (2010) [14].
1.2. PHÂN LOẠI GÃY CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY
1.2.1. Đặc điểm tổn thương giải phẫu gãy đàu trên xương cánh tay
1.2.1.1. Đặc điểm đường gãy
- Theo Codman gãy đầu trên xương cánh tay thì chỉ xảy ra một số dạng nhất định. Có 4 loại đường gãy khác nhau như sau:
+ Đường gãy ở chỏm xương cánh tay, cổ giải phẫu.
+ Đường gãy ở cổ phẫu thuật.
+ Đường gãy ở mấu động lớn.
+ Đường gãy ở mấu động bé.
- Các đường gãy này có liên quan đến điểm cốt hóa ở đầu xương và thân xương. Sự hợp nhất của các điểm cốt hóa ở người trưởng thành tạo nên những vùng yếu và dễ bị gãy ở những vị trí đó. Đường gãy đầu trên xương cánh tay có thể gặp ở một, hai, ba thậm chí cả bốn đường gãy đó.
1.2.1.2. Đặc điểm di lệch đầu trên xương cánh tay
Có thể là gãy không di lệch, gãy cắm gắn, gãy rạn. Nhưng cũng có khi di lệch lớn, thông thường ta gặp các di lệch như sau [17]:
+ Hai đoạn gãy chồng lên nhau do sự co kéo của các cơ: Cơ Delta, cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu.
+ Di lệch gập góc, tạo thành góc: Khép hoặc dạng.
+ Khi đoạn ngoại vi khép tạo thành góc mở vào trong (gãy thể khép).
+ Khi đoạn ngoại vi dạng tạo thành góc mở ra ngoài (gãy thể dạng).
- Các đoạn còn lại tạo thành góc mở ra trước hoặc ra sau.
1.2.1.3. Tổn thương phần mềm
Cũng như gãy xương ở các vị trí khác gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay cũng kèm theo những tổn thương phần mềm. Ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo tính chất và cường độ của lực chấn thương.
1.2.2. Phân loại gãy đầu trên xương cánh tay
1.2.2.1. Theo AO
Nhóm AO đưa ra hệ thống phân loại dựa trên các mạch máu cung cấp cho phần đầu xương của ĐTXCT. Qua đó nhấn mạnh vai trò cấp máu nuôi các mảnh xương có mặt khớp, nòng cốt tiên lượng và dự đoán nguy cơ hoại tử chỏm. Chia ra ba nhóm (A, B, C) dựa trên mức độ tổn thương và nguy cơ hoại tử chỏm. Mỗi loại được phân chia từng nhóm rõ ràng [15], [18].
Hình 1.5. Phân loại gãy ĐTXCT theo AO
* Nguồn: theo Anti P.L. (2015) [18]
Nhóm A: Gãy hai mảnh hoặc ngoài khớp. Mặt khớp đủ máu nuôi dưỡng.
+ A1: Gãy không di lệch.
+ A2: Gãy có di lệch.
+ A3: Gãy có di lệch kết hợp các yếu tố nguy cơ biến chứng.
Nhóm B: Gãy ba mảnh hoặc gãy phạm khớp một phần. Mặt khớp có thể thiếu máu nuôi dưỡng.
+ B1: Gãy di lệch một trong ba mảnh.
+ B2: Gãy cả ba mảnh di lệch.
+ B3: Gãy cả ba mảng di lệch kết hợp các yếu tố nguy cơ biến chứng.
Nhóm C: Gãy phạm khớp hoặc gãy cả 4 mảnh. Mặt khớp chắc chắn thiếu máu nuôi dưỡng.
+ C1: Gãy cổ giải phẫu.
+ C2: Gãy 4 mảnh lún hoặc di lệch.
+ C3: Gãy cả 4 mảnh di lệch kết hợp các yếu tố nguy cơ biến chứng.
1.2.2.2. Phân loại theo Neer C.S.
Theo Muller M.E. trước thời điểm Neer công bố bảng phân loại của mình, việc phân loại gãy đầu trên xương cánh tay chủ yếu theo hai cách là phân loại theo cơ chế chấn thương và phân loại theo vị trí của đường gãy nhưng không chú ý đến những yếu tố liên quan đến đặc điểm tổn thương giải phẫu và chỉ định phẫu thuật, ví dụ như di l