U tuyến yên là u lành tính, gặp khoảng 10-15% các loại u trong sọ.
Bệnh lý này gây ra các rối loạn nội tiết do sự tăng sinh quá mức bình thường
của tế bào thùy trước tuyến yên nên một lượng hocmon dư thừa được sản xuất
ra [30]. Từ đây, chúng gây ra các rối loạn chức năng ở cơ quan đích như: vú,
cơ quan sinh dục, xương, khớp Việc chẩn đoán bệnh lý này, bên cạnh các
triệu chứng lâm sàng gợi ý thầy thuốc nghĩ đến bệnh lý u tuyến yên thì các xét
nghiệm nội tiết và cộng hưởng từ sọ não cũng góp phần lớn đến việc chẩn
đoán. Ngày nay, nhờ có những tiến bộ của các phương tiện xét nghiệm, chúng
ta có thể định lượng được hầu hết các hocmon với độ đặc hiệu và độ chính
xác ngày càng cao vì thế cho phép phát hiện các rối loạn nội tiết rất nhỏ. Bên
cạnh đó, sự phát triển về kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ giúp chúng ta phát
hiện được khối u khi chúng có kích thước chỉ vài mm nên bệnh được chẩn
đoán sớm hơn.
Điều trị u tuyến yên chủ yếu là phẫu thuật. Từ thập niên 60 của thế kỷ
trước, vi phẫu thuật lấy u tuyến yên qua đường dưới môi trên - xoang bướm
đã trở nên phổ biến và trở thành kỹ thuật an toàn và hiệu quả. Trước xu thế
phẫu thuật ngày càng ít xâm lấn, năm 1987 Griffith và Veerapen đã hoàn
thiện kỹ thuật lấy u tuyến yên qua đường mũi - xoang bướm [50]. Đây là phẫu
thuật ít xâm lấn, giúp giải áp hố yên, giao thoa thị giác và dây II hiệu quả, tỉ lệ
hồi phục thị lực đạt được từ 73-87% [14]. Cho đến bây giờ, phẫu thuật u
tuyến yên qua đường mũi - xoang bướm đã được hoàn thiện hơn trước do sự
phát triển của kính vi phẫu tốt hơn về hình ảnh và nguồn sáng, các trang thiết
bị phẫu thuật được đầy đủ hơn nên 90-95% u tuyến yên được mổ qua con
đường này [70]
146 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu rối loạn chức phận bệnh lý u tuyến yên và đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật u tuyến yên qua đường mũi - Xoang bướm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
LÊ ĐÌNH HUY KHANH
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN CHỨC PHẬN
BỆNH LÝ U TUYẾN YÊN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN
QUA ĐƢỜNG MŨI - XOANG BƢỚM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
LÊ ĐÌNH HUY KHANH
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN CHỨC PHẬN
BỆNH LÝ U TUYẾN YÊN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN
QUA ĐƢỜNG MŨI - XOANG BƢỚM
Chuyên ngành : Ngoại thần kinh và sọ não
Mã số : 62 72 01 27
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN HÙNG MINH
2. PGS.TS. VÕ VĂN NHO
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và
nhóm nghiên cứu. Những số liệu kết quả công bố trong luận
án này hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu đã được
công bố trong hai bài báo đăng trên Tạp chí y học Thành
phố Hồ Chí Minh 19(6) năm 2015 và Tạp chí y học Việt
Nam 437(1) năm 2015.
Tác giả
Lê Đình Huy Khanh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu ứng dụng .......................................................... 3
1.1.1. Tuyến yên .......................................................................................... 3
1.1.2. Vùng hạ đồi ....................................................................................... 6
1.1.3. Khoang mũi ....................................................................................... 6
1.1.4. Xương bướm ..................................................................................... 8
1.1.5. Xoang bướm ...................................................................................... 9
1.1.6. Hoành yên .......................................................................................10
1.1.7. Xoang hang .....................................................................................11
1.2. Triệu chứng lâm sàng và các rối loạn nội tiết bệnh lý u tuyến yên .........12
1.2.1. U tuyến yên tăng tiết prolactin ........................................................13
1.2.2. U tuyến yên tăng tiết hocmon tăng trưởng .....................................14
1.2.3. U tuyến yên tăng tiết hocmon hướng vỏ thượng thận ....................16
1.2.4. U tuyến yên không tiết hocmon ......................................................17
1.2.5. Các triệu chứng chèn ép của u tuyến yên .......................................18
1.3. Hình ảnh u tuyến yên ...............................................................................19
1.3.1. Hình ảnh hố yên và các cấu trúc lân cận trên cắt lớp vi tính ..........20
1.3.2. Hình ảnh cộng hưởng từ u tuyến yên ..............................................21
1.4. Giải phẫu bệnh u tuyến yên ......................................................................25
1.5. Điều trị ......................................................................................................26
1.5.1. Lịch sử phẫu thuật u tuyến yên .......................................................26
1.5.2. Điều trị nội khoa .............................................................................28
1.5.3. Điều trị phẫu thuật...........................................................................29
1.5.4. Điều trị xạ phẫu ...............................................................................32
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........33
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................33
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh .....................................................................33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................33
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................34
2.2.1. Xác định cỡ mẫu .............................................................................34
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................34
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu mục tiêu 1 .......................................................34
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu mục tiêu 2 .......................................................39
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................51
2.4. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................51
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ...............................................................................52
3.1. Triệu chứng lâm sàng chính, hình ảnh cộng hưởng từ và một số rối
loạn nội tiết bệnh lý u tuyến yên .....................................................................52
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................52
3.1.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ u tuyến yên ..............................56
3.1.3. Xét nghiệm nội tiết ..........................................................................60
3.2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u tuyến yên qua đường mũi -
xoang bướm .....................................................................................................62
3.2.1. Kết quả phẫu thuật ..........................................................................62
3.2.2. Đánh giá các triệu chứng lâm sàng sau mổ lúc tái khám ................64
3.2.3. Đánh giá kết quả lấy u trên cộng hưởng từ sau mổ 3 tháng ...........66
3.2.4. Đánh giá sự thay đổi xét nghiệm nội tiết sau mổ ............................68
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................76
4.1. Triệu chứng lâm sàng chính, hình ảnh cộng hưởng từ và một số rối
loạn nội tiết bệnh lý u tuyến yên .....................................................................76
4.1.1. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................76
4.1.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ u tuyến yên ..............................84
4.1.3. Các rối loạn nội tiết trước mổ .........................................................88
4.2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u tuyến yên qua đường mũi -
xoang bướm .....................................................................................................90
4.2.1. Kết quả phẫu thuật ..........................................................................90
4.2.2. Đánh giá triệu chứng lâm sàng bệnh nhân lúc tái khám .................97
4.2.3. Đánh giá kết quả lấy u trên cộng hưởng từ sau mổ ......................100
4.2.4. Kết quả nội tiết sau mổ lúc tái khám ............................................104
KẾT LUẬN ..................................................................................................109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
ACTH(Adrenocorticotropic hormone)
CHT
CLVT
CRF (Corticotropin releasing factor)
DNT
FH (Frontal horns)
FSH (Follicle Stimulating Hormone)
GH (Growth Hormone)
GnRH (Gonadotropin releasing
hormone)
GRH (Growth releasing hormone)
ID (Internal diameter)
IGF-1 (Insulin like growth factor-1)
LH (Luteinizing hormone)
POMC
PIF (Prolactin release inhibiting factor)
PRL
PTV
RLKN
SVV
TH (Temporal horns)
TSH (Thyroid stimulating hormone)
T3 (Tri-iodothyronin)
T4 (Thyroxine)
UTY
WHO (World Health Organization)
Hocmon hướng thượng thận
Cộng hưởng từ
Cắt lớp vi tính
Yếu tố giải phóng ACTH
Dịch não tủy
Chiều rộng giữa 2 sừng trán
Hocmon kích thích nang trứng
Hocmon tăng trưởng
Hocmon giải phóng Gonadotropin
Yếu tố giải phóng GH
Khoảng cách giữa 2 bảng trong sọ
Yếu tố tăng trưởng giống Insulin
Hocmon kích thích hoàng thể
Proopiomelanocortin
Yếu tố ức chế giải phóng PRL
Prolactin
Phẫu thuật viên
Rối loạn kinh nguyệt
Số vào viện
Sừng thái dương
Hocmon hướng tuyến giáp
Tri-iodothyronin
Thyroxin
U tuyến yên
Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt chức năng tuyến yên ........................................................... 5
Bảng 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân u tuyến yên theo độ tuổi ....................................... 52
Bảng 3.2. Bảng phân bố thời gian từ khi khởi bệnh đến khi nhập viện ......... 53
Bảng 3.3. Lý do vào viện ................................................................................ 54
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng u tuyến yên ................................................. 55
Bảng 3.5. Phân loại xoang bướm .................................................................... 56
Bảng 3.6. Phân độ u theo Hardy ..................................................................... 57
Bảng 3.7. Kích thước trung bình u tuyến yên đánh giá trên cộng hưởng từ .. 57
Bảng 3.8. Hình ảnh khối u tuyến yên trên T1WI ........................................... 59
Bảng 3.9. Hình ảnh khối u tuyến yên trên T2WI ........................................... 59
Bảng 3.10. Các rối loạn nội tiết u tuyến yên tiết hocmon trước mổ .............. 60
Bảng 3.11. Giá trị trung bình các xét nghiệm nội tiết của u tuyến yên không
tiết hocmon ................................................................................... 60
Bảng 3.12. Số bệnh nhân rối loạn giảm tiết hocmon trong nhóm u tuyến yên
không tiết hocmon trước mổ ........................................................ 61
Bảng 3.13. Các biến chứng sau mổ ................................................................ 62
Bảng 3.14. Kết quả điều trị rò dịch não tủy .................................................... 63
Bảng 3.15. Kết quả giải phẫu bệnh lý ............................................................. 63
Bảng 3.16. Kết quả thị lực sau mổ.................................................................. 64
Bảng 3.17. Đánh giá các triệu chứng sau mổ ................................................. 65
Bảng 3.18. Kết quả lấy u không xâm lấn xoang hang sau mổ 3 tháng .......... 66
Bảng 3.19. Kết quả lấy u theo thể bệnh lâm sàng .......................................... 67
Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa kết quả lấy u và phân độ u theo Hardy ............. 68
Bảng 3.22. PRL máu sau mổ u tuyến yên tiết PRL ........................................ 69
Bảng 3.23. Nồng độ GH máu sau mổ bệnh to đầu chi ................................... 69
Bảng 3.24. Nồng độ IGF-1 máu sau mổ bệnh to đầu chi ............................... 70
Bảng 3.25. TSH máu sau mổ u tuyến yên không tiết hocmon ....................... 71
Bảng 3.26. FT4 máu giảm sau mổ u tuyến yên không tiết hocmon ............... 71
Bảng 3.27. ACTH máu sau mổ u tuyến yên không tiết hocmon .................... 72
Bảng 3.28. Cortisol máu sau mổ u tuyến yên không tiết hocmon .................. 72
Bảng 3.29. FSH sau mổ u tuyến yên không tiết hocmon ............................... 73
Bảng 3.30. LH sau mổ u tuyến yên không tiết hocmon ................................. 73
Bảng 3.31. Nồng độ Prolactin máu sau mổ u tuyến yên không tiết hocmon . 74
Bảng 3.32. Đánh giá sự giảm tiết hocmon ở cơ quan đích của nhóm u tuyến
yên không tiết hocmon sau mổ ..................................................... 75
Bảng 4.1. So sánh độ tuổi mắc bệnh giữa các nghiên cứu ............................. 76
Bảng 4.2. So sánh giới tính ............................................................................. 77
Bảng 4.3. So sánh triệu chứng lâm sàng với các tác giả ................................ 80
Bảng 4.4. So sánh các thể bệnh u tuyến yên .................................................. 84
Bảng 4.5. So sánh các loại xoang bướm với các tác giả ................................ 85
Bảng 4.6. So sánh phân độ u theo Hardy với các tác giả ............................... 85
Bảng 4.7. So sánh các biến chứng với các tác giả .......................................... 91
Bảng 4.8. Kết quả khám mắt bệnh nhân Phạm Thị C. ................................. 103
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thành trong khoang mũi ................................................................ 7
Hình 1.2. Thành ngoài khoang mũi ................................................................ 8
Hình 1.3. Các xương liên quan với xương bướm. .......................................... 9
Hình 1.4. Hoành yên nhìn từ trên ................................................................. 11
Hình 1.5. Thiết đồ cắt ngang xoang hang. .................................................... 12
Hình 1.6. Cắt lớp vi tính hố yên và cấu trúc lân cận .................................... 20
Hình 1.7. Vách giữa xoang bướm trên lát cắt đứng ngang cắt lớp vi tính ... 21
Hình 1.8. Hình ảnh tuyến yên trên CHT ...................................................... 22
Hình 1.9. Cộng hưởng từ động tuyến yên .................................................... 23
Hình 1.10. U tuyến yên xâm lấn xoang hang và sàn yên bị bào mòn ............ 24
Hình 2.1. Hình ảnh UTY kích thước nhỏ khảo sát động trên cộng hưởng từ
có cản từ ........................................................................................ 38
Hình 2.2. Các loại tạo khoang khí của xoang bướm .................................... 39
Hình 2.3. Sơ đồ vị trí bệnh nhân và phẫu thuật viên .................................... 41
Hình 2.4. Banh mũi Codman trong phẫu thuật UTY qua đường mũi .......... 42
Hình 2.5. Mô tả thao tác dùng banh mũi đẩy vách mũi sang bên trái. ......... 42
Hình 2.6. Banh mũi xoang bướm được đặt trong quá trình phẫu thuật ....... 43
Hình 2.7. Hình minh họa não thất giãn ........................................................ 46
Hình 4.1. Hình ảnh u tuyến yên xuất huyết trên cộng hưởng từ có cản từ .. 82
Hình 4.2. Hình ảnh u tuyến yên trên cộng hưởng từ có cản từ trước mổ .... 98
Hình 4.3. Hình ảnh u tuyến yên trên cộng hưởng từ có cản từ sau mổ 3 tháng 99
Hình 4.4. Hình ảnh u tuyến yên trên cộng hưởng từ có cản từ trước mổ .. 102
Hình 4.5. Hình ảnh u tuyến yên trên cộng hưởng từ có cản từ sau mổ 3 tháng 102
Hình 4.6. Hình ảnh u tuyến yên trên cộng hưởng từ có cản từ sau mổ lần đầu
6 tháng ........................................................................................ 102
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân u tuyến yên theo giới .................................. 53
Biểu đồ 3.2. Phân bố các thể bệnh lâm sàng u tuyến yên .............................. 56
Biểu đồ 3.3. Phân bố u tuyến yên theo kích thước ......................................... 58
Biểu đồ 3.4. Phân bố u tuyến yên xâm lấn xoang hang.................................. 58
Biểu đồ 3.5. Phân bố mật độ u ........................................................................ 62
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U tuyến yên là u lành tính, gặp khoảng 10-15% các loại u trong sọ.
Bệnh lý này gây ra các rối loạn nội tiết do sự tăng sinh quá mức bình thường
của tế bào thùy trước tuyến yên nên một lượng hocmon dư thừa được sản xuất
ra [30]. Từ đây, chúng gây ra các rối loạn chức năng ở cơ quan đích như: vú,
cơ quan sinh dục, xương, khớpViệc chẩn đoán bệnh lý này, bên cạnh các
triệu chứng lâm sàng gợi ý thầy thuốc nghĩ đến bệnh lý u tuyến yên thì các xét
nghiệm nội tiết và cộng hưởng từ sọ não cũng góp phần lớn đến việc chẩn
đoán. Ngày nay, nhờ có những tiến bộ của các phương tiện xét nghiệm, chúng
ta có thể định lượng được hầu hết các hocmon với độ đặc hiệu và độ chính
xác ngày càng cao vì thế cho phép phát hiện các rối loạn nội tiết rất nhỏ. Bên
cạnh đó, sự phát triển về kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ giúp chúng ta phát
hiện được khối u khi chúng có kích thước chỉ vài mm nên bệnh được chẩn
đoán sớm hơn.
Điều trị u tuyến yên chủ yếu là phẫu thuật. Từ thập niên 60 của thế kỷ
trước, vi phẫu thuật lấy u tuyến yên qua đường dưới môi trên - xoang bướm
đã trở nên phổ biến và trở thành kỹ thuật an toàn và hiệu quả. Trước xu thế
phẫu thuật ngày càng ít xâm lấn, năm 1987 Griffith và Veerapen đã hoàn
thiện kỹ thuật lấy u tuyến yên qua đường mũi - xoang bướm [50]. Đây là phẫu
thuật ít xâm lấn, giúp giải áp hố yên, giao thoa thị giác và dây II hiệu quả, tỉ lệ
hồi phục thị lực đạt được từ 73-87% [14]. Cho đến bây giờ, phẫu thuật u
tuyến yên qua đường mũi - xoang bướm đã được hoàn thiện hơn trước do sự
phát triển của kính vi phẫu tốt hơn về hình ảnh và nguồn sáng, các trang thiết
bị phẫu thuật được đầy đủ hơn nên 90-95% u tuyến yên được mổ qua con
đường này [70].
Tại Việt Nam, trước năm 2000 u tuyến yên hầu như được phẫu thuật
qua đường mở nắp sọ [8], [14]. Từ năm 2000, phẫu thuật u tuyến yên qua
đường dưới môi trên qua xoang bướm đã được thực hiện tại Bệnh viện Việt
2
Đức và Chợ Rẫy, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố. Trước sự
phát triển về kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và xu thế phẫu thuật
ngày càng ít xâm lấn, Bệnh viện Đà Nẵng đã chẩn đoán được bệnh lý này và
triển khai thực hiện phẫu thuật u tuyến yên qua đường mũi xoang bướm,
nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này. Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu rối loạn chức
phận bệnh lý u tuyến yên và đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật u
tuyến yên qua đƣờng mũi - xoang bƣớm, với mục tiêu:
1. Mô tả triệu chứng lâm sàng chính, hình ảnh cộng hƣởng từ và các rối
loạn nội tiết bệnh lý u tuyến yên
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u tuyến yên qua đƣờng mũi -
xoang bƣớm
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu ứng dụng
1.1.1. Tuyến yên
1.1.1.1. Giải phẫu tuyến yên
Tuyến yên nằm trong hố yên. Tuyến yên nối với vùng hạ đồi bằng
cuống tuyến yên. Về mặt sinh lý, các nhà giải phẫu chia tuyến yên làm hai
phần riêng biệt: tuyến yên trước, được biết là tuyến yên tuyến (còn được gọi
thùy trước tuyến yên, yên hạch) và tuyến yên sau hay tuyến yên thần kinh
(còn gọi là thùy sau tuyến yên, yên thần kinh). Giữa hai thùy này là một vùng
nhỏ gần như không có mạch máu, gọi là phần trung gian (còn gọi là thùy
giữa), chúng gần như biến mất ở loài người trong khi ở một số loài vật cấp
thấp nó lớn hơn và giữ một số chức năng [1], [10].
Tuyến yên nối với vùng hạ đồi bằng cuống tuyến yên. Cuống tuyến yên
có các thành phần: tuyến, mạch máu và các thành phần thần kinh. Phần tuyến
của cuống là phần củ của thùy trước. Thành phần mạch máu gồm các động
mạch nuôi, hệ thống tĩnh mạch cửa và mạng lưới mao mạch.
Động mạch yên trên bắt nguồn từ động mạch cảnh đoạn xoang hang,
cung cấp máu cho lồi giữa, tuyến yên và cuống. Hệ thống cửa vùng dưới đồi
- tuyến yên được cấu tạo bởi mạng mao mạch thứ nhất xuất phát từ động
mạch yên trên. Mạng mao mạch này tỏa ra ở vùng lồi giữa rồi tập trung
thành những tĩnh mạch cửa dài đi qua cuống tuyến yên rồi xuống thùy trước
tỏa thành mạng mao mạch thứ hai cung cấp 90% lượng máu cho thùy trước.
Lượng máu còn lại do động mạch yên dưới cung cấp. Các động mạch phân
chia thành những búi mao mạch, chúng tiếp xúc với các tận cùng thần kinh
của các nơron tiết peptit vùng hạ đồi. Thành phần thần kinh của cuống tuyến
yên là các bó thần kinh không có bao myelin xuất phát từ nhân trên thị và
4
nhân cạnh não thất của vùng hạ đồi kết thúc tại thùy sau. Thành phần thần
kinh này của cuống tuyến yên cần thiết cho sự vận chuyển vasopressin và
oxytocin được tổng hợp từ vùng hạ đồi tới thùy sau [16].
Thùy trước được cấu tạo bởi các tế bào chế tiết. Những tế bào này có
nhiều loại, mỗi loại tổng hợp và bài tiết một loại hocmon. Thùy sau tuyến
yên được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào giống tế bào thần kinh đệm. Những
tế bào này không có khả năng chế ti