Luận án Nghiên cứu rủi ro trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam
Khái niệm vẻ chuỗi cung ứng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình của các tác giả đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trên thể giới. Theo Gabriel & Ifenyinwa (2019), chuỗi cung ứng là một mạng lưới giữa một công ty và các nhà cung cấp của chính công ty đó để sản xuất vả phân phối một sản phẩm cụ thể cho người mua cuối cùng. Mạng lưới này bao gồm các con người, hoạt động, thông tin và tài nguyên khác nhau. Chuỗi cung ứng cũng thể hiện các bước cần thiết để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ trạng thái ban đầu đến khách hàng. Chuỗi cung ứng được phát triển bởi các công ty nhằm giảm chỉ phí và duy trì tính cạnh tranh trong bỗi cánh kinh doanh. Mạng lưới này có vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp vỉ chúng đảm báo tính hệ thống trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng có vai trò lớn không chỉ riêng đối với các nhà quản trị mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Quản trị chuỗi cung ứng đã trờ thành một khái niệm được các nhà quản trị quan tâm đến từ những năm thập niên 80 của thế kỷ 20 (Lambert và cộng sự, 1998). Trong hội nghị thường niên năm I995 của Hiệp hội Quản lý Vận hành (Council of Logistics Management). 13.5% những phiên họp diễn ra trong hội nghị nảy có đề cập tới cụm từ “chuỗi cung ứng”. Con số này trong năm 1997 đã tăng lên 22.4 và đến năm 2.19 là 46.5% (Kanki và cộng sự, 2019). Điều này cho thấy nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quân trị chuỗi cung ứng đã và đang trở thành một vấn đề nóng. Forrestcr (1958), khi nghiên cứu vẻ quản trị, đã đưa ra một lý thuyết quản lý phân phối công nhận tính chất hợp nhất của các mỗi quan hệ trong tô chức. Điều này có thể được lý giải rằng nếu các mỗi quan hệ trong tô chức quá đan xen, tính năng động của tô chức có thể gây lên hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác nhau như nghiên cứu, kỹ thuật, kinh doanh vả quảng bá. Frroster đã minh họa hiện tượng nảy bằng cách mô phỏng việc trình tự của luông thông tin và ảnh hưởng của chúng lên từng phân của chuỗi cung ứng, cũng như toàn bộ chuỗi này. Hiện tượng này cũng được miêu tả trong các nghiên cứu có liên quan tới "Hiệu ứng Bullwhip” (Lee và cộng sự, 1997). Cho đến thời điểm hiện tại, trong nên kính tế phẳng, các hiệp định thương mại thúc đây quá trình giao thươn giữa các nước, đây mạnh xuất nhập khâu thì khái niệm quán trị chuỗi cung ứng và làm thể nào để quân trị chuỗi cung ứng hiệu quả ngày cảng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_rui_ro_trong_chuoi_cung_ung_do_go_tai_vie.pdf
- CV dang bo ngay 14 thang 6.pdf
- LA_NguyenDuyThanhNCS38.037QTK_E.docx
- LA_NguyenDuyThanhNCS38.037QTK_Sum.pdf
- LA_NguyenDuyThanhNCS38.037QTK_TT.pdf
- LA_NguyenDuyThanhNCS38.037QTK_V.Docx
- QD CS Duy Thanh.pdf