Việt Nam có điều kiện địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có bờ
biển dài 3.260 km, 12 đầm phá eo vịnh, 112 cửa lạch và có hơn 600.000 ha
vùng triều [244]. Đó là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề biển
nói chung và nghề nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.
Ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của Việt Nam và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây cả
về diện tích và sản lượng. Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 9.026,3
nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm 2021, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng
ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3% so với năm 2021 [243]. Một số loài cá
có giá trị kinh tế được nuôi trồng như cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng
(Latjanus spp.), cá giò (Rachycentron canadum), cá mú (Epinephelus spp.)
Sản lượng nuôi trồng cá biển đạt 58 nghìn tấn trên diện tích nuôi 6.000 ha
[243]. Tuy nhiên, nghành nuôi trồng thủy sản trên thế giới cũng như ở Việt
Nam luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệt trong
những năm gần đây, các bệnh do vi rút trên động vật thủy sản như bệnh xuất
huyết cá trắm cỏ, bệnh vi rút mùa xuân trên cá chép, bệnh Iridovirus trên cá
mú, bệnh hoại tử tụy truyền nhiễm, hoại tử lách và thận truyền nhiễm, hoại tử
cơ quan tạo máu truyền nhiễm, tụ huyết trùng do vi rút gây thiệt hại nghiêm
trọng về kinh tế cho nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của của Sneeringer và
cộng sự, 2019, hàng năm 10% sản lượng động vật thuỷ sinh thất thoát do các
bệnh truyền nhiễm, thiệt hại hơn 10 tỷ USD trên toàn cầu [198]. Ở Việt Nam,
thiệt hại gây ra bởi dịch bệnh đối với ngành thủy sản gần 1 tỷ USD mỗi
năm [17].
161 trang |
Chia sẻ: Tài Chi | Ngày: 27/11/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sản xuất vắc xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú (epinephelus spp.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
MẪN HỒNG PHƯỚC
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VẮC XIN BẤT HOẠT
PHÒNG BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH CHO CÁ MÚ
(Epinephelus spp.)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Hà Nội, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
MẪN HỒNG PHƯỚC
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VẮC XIN BẤT HOẠT
PHÒNG BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH CHO CÁ MÚ
(Epinephelus spp.)
Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Mã số : 942 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Thị Tâm
PGS.TS. Đồng Văn Quyền
Hà Nội, năm 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Toàn
bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng
được sử dụng để công bố trong các công trình nghiên cứu để nhận học vị, các
thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
ẫn HMMaanx ồng Phước
Mẫn Hồng Phước
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ các tổ chức và cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Thị
Tâm (Viện Đại học Mở Hà Nội), PGS. TS. Đồng Văn Quyền (Viện Công
nghệ sinh học) đã định hướng, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn anh, chị đồng nghiệp phòng Vi sinh vật học phân tử -
Viện Công nghệ sinh học luôn hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận án này
Để hoàn thành luận án này, tôi còn nhận được sự động viên, khuyến
khích giúp đỡ của các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình tôi. Tất cả
những sự giúp đỡ và tình cảm quý báu đó là nguồn động lực lớn giúp tôi có
thể hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Mẫn Hồng Phước
Mẫn Hồng Phước
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................. ii
Mục lục ........................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................. vii
Danh mục bảng .......................................................................................... x
Danh mục hình ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 4
5. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: .............................................................. 4
7. Đóng góp mới của luận án: ..................................................................... 5
8. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: .......................................................... 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 6
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá mú ..................................................... 6
1.1.1. Hệ thống phân loại cá mú ................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm phân bố ............................................................................. 6
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................ 7
1.1.4. Đặc điểm sinh sản ............................................................................. 8
1.2. Tình hình bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú trên thế giới và Việt Nam . 9
1.2.1. Tình hình dịch bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú trên thế giới ................................ 9
1.2.2. Tình hình dịch bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú tại Việt Nam .............................. 10
1.3. Tổng quan về vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh ............................................................ 12
1.4. Một số hiểu biết cơ bản về hệ miễn dịch của cá xương và vắc-xin ........ 18
iv
1.4.1. Đáp ứng miễn dịch của cá xương ..................................................... 18
1.4.2. Tổng quan về vắc-xin thủy sản ......................................................... 22
1.4.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng vắc-xin phòng bệnh hoại tử thần
kinh cho cá .......................................................................................................... 28
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 34
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 34
2.1.1. Cá bệnh.............................................................................................. 34
2.1.2. Cá thí nghiệm .................................................................................... 34
2.1.3. Tế bào ................................................................................................ 34
2.1.4. Hóa chất ............................................................................................ 34
2.1.5. Thiết bị .............................................................................................. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 36
2.2.1. Sơ đồ các bước thực hiện chính ........................................................ 36
2.2.2. Phương pháp thu và xử lý mẫu ......................................................... 36
2.2.3. Kỹ thuật phân lập vi rút trên tế bào mẫn cảm GS01 ......................... 37
2.2.4. Kỹ thuật tách chiết ARN tổng số ...................................................... 38
2.2.5. Kỹ thuật RT - PCR ........................................................................... 38
2.2.6. Phương pháp tinh sạch sản phẩm PCR ............................................. 39
2.2.7. Phương pháp điện di trên gel agarose ............................................... 39
2.2.8. Phương pháp giải trình tự AND ........................................................ 40
2.2.9. Phương pháp xác định TCID50 của NNV ......................................... 40
2.2.10. Phương pháp xác định LD50 của NNV ........................................... 41
2.2.11. Xác định điều kiện nhân giống vi rút .............................................. 42
2.2.12. Phương pháp bất hoạt vi rút ............................................................ 42
2.2.13. Phương pháp tạo vắc-xin keo phèn ................................................. 43
2.2.14. Phương pháp trung hòa trên tế bào ................................................. 44
2.2.15. Phương pháp gây miễn dịch ............................................................ 44
v
2.2.16. Phản ứng ELISSA gián tiếp ............................................................ 45
2.2.17. Phương pháp thử thách cường độc ................................................ 46
2.2.18. Đánh giá độ an toàn vắc-xin ........................................................... 46
2.2.19. Đánh giá hiệu quả vắc-xin ở điều kiện thực nghiệm ...................... 47
2.2.20. Kiểm tra độ thuần khiết của vắc-xin bất hoạt ................................. 48
2.2.21. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 49
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 50
3.1. Kết quả phân lập và lựa chọn chủng giống gốc phục vụ sản xuất vắc-
xin phòng bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú. ................................................... 50
3.1.1. Phân lập vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh từ cá mú nghi nhiễm
bệnh ở miền Bắc .................................................................................................. 50
3.1.2. Xác định độc lực vi rút ( TCID50 và LD50) ........................................ 55
3.1.3. Kết quả lựa chọn chủng giống gốc phục vụ chế tạo vắc-xin phòng
bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú .......................................................................... 60
3.2. Kết quả chế tạo vắc-xin bất hoạt keo phèn phòng bệnh ........................ 70
3.2.1. Tối ưu điều kiện nuôi cấy tế bào ....................................................... 70
3.2.2. Kết quả xác định điều kiện gây nhiễm vi rút. .................................. 73
3.2.3. Kết quả xác định điều kiện bất hoạt vi rút ........................................ 78
3.2.4. Xác định các điều kiện tạo vắc xin bán thành phẩm ......................... 85
3.3. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng vắc-xin ................................... 91
3.3.1. Đánh giá chỉ tiêu vật lý ................................................................... 92
3.3.2. Đánh giá chỉ tiêu vô trùng .............................................................. 93
3.3.3. Đánh giá chỉ tiêu an toàn vắc-xin ................................................... 94
3.3.4. Đánh giá độ dài miễn dịch của vắc-xin bán thành phẩm ................ 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 103
Kết luận ....................................................................................................... 103
Kiến nghị ..................................................................................................... 103
vi
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ........................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 105
Tài liệu tiếng Việt ....................................................................................... 105
Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 106
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 134
Phụ lục 1: Kết quả sàng lọc mẫu cá nghi nhiễm NNV ............................... 134
Phụ lục 2: Trình tự gen T4 của 2 mẫu TB05 và HP02 ........................ 136
Phụ lục 3: Trình tự gen T4 của chủng NNV TB05 qua 10 đời cấy
chuyển ................................................................................................................. 137
Phụ lục 4: Ảnh tiêm cá thí nghiệm .............................................................. 142
Phụ lục 5: Thử nghiệm vắc-xin cho cá giống ............................................. 142
Phụ lục 6: TCVN 8684:2011 ...................................................................... 143
vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ và nghĩa Việt
Aa Amino acid (axit amin)
AH Aluminum hydroxide
AP Aluminum phosphate
ARN Ribonucleic acid (axit ribonucleic)
BEI Benary ethylenimine
BFNNV Barfin flounder nervous necrosis virus (vi rút hoại tử thần
kinh ở cá bơn)
Bp Base pair (cặp bazơ)
BSA Bovine serum albumin (huyết thanh bò)
cDNA Complementary deoxyribonucleic acid (axit
deoxyribonucleic bổ sung)
CPE Cytopathogenic effect (hiệu ứng hủy hoại tế bào)
CFU Colony forming unit (đơn vị hình thành khuẩn lạc)
CNS Central nervous system (hệ thống thần kinh trung ương)
cs Cộng sự
Da Dalton
DAB Diamino bezidine
DNA Deoxyribonucleic acid (axit deoxyribonucleic)
EDTA Ethyllene diamine tetra acetic acid
ELISA Enzyme linked immunosorbent assay
EPC Epithelioma papulosum cyprinid
EtBr Ethidium bromide
FBS fetal bovine serum (huyết thanh bào thai bò)
FCA Freun´d complete adjuvant (chất bổ trợ hoàn chỉnh
Freund)
viii
HRP Horseradish peroxidase (Enzyme Horseradish Peroxidase)
kb Kilobase
kDa Kilodalton
GS Grouper spleen (lá lách cá mú)
Ig Immunoglobulin (kháng thể)
L-15 Leibovitz’s-15
LD50 Lethal Dose 50% (liều gây chết 50%)
MHC Major Histocompatibility Complex (tổ hợp tương hợp mô
chính)
MMC Melanomacrophage (tế bào hắc tố)
MOI Multiplicity of infection (Tỷ lệ lây nhiễm trùng)
NCR Non coding region (vùng không mã hóa)
ND Not done (không thực hiện)
Nt Nucleotide
NNV Nervous Necrosis Virus (vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh)
OIE Office International des Epizooties (Tổ chức Thú y thế
giới)
ORF Open Reading Frame (khung đọc mở)
PCR Polymerase chain reaction (phản ứng chuỗi Polymerase)
PFU Plaque Forming Units (đơn vị hình thành vết tan)
RGNNV Red - spotted grouper nervous necrosis virus (vi rút hoại
tử thần kinh ở cá mú đốm đỏ)
RPS Relative percent survival (tỉ lệ bảo hộ)
RT-PCR Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction
SDS Sodium dodecyl sulphate
SJNNV Striped jack nervous necrosis virus (vi rút hoại tử thần
kinh ở cá bơn sọc)
ix
TAE Tris acetate EDTA
TBS Tris Buffered Saline (đệm muối Tris)
TBST TBS - Tween
TCID50 Tissue culture infectious dose 50% (liều gây nhiễm 50% tế bào)
TPNNV Tiger puffer nervous necrosis virus (vi rút hoại tử thần
kinh ở cá nóc hổ)
UV Ultraviolet light (tia cực tím)
VER Viral encephalopathy and retinopathy (vi rút gây bệnh não
và võng mạc)
VLPs Virus-like particles (các phần tử giống vi rút)
VNN Viral Nervous Necrosis (bệnh hoại tử thần kinh)
x
DANH MỤC BẢNG
TT Nội dung bảng Trang
1 Bảng 1.1. Một số vắc xin phòng bệnh hoại tử thần kinh trên
cá mú
30
2 Bảng 3.1. Kết quả sàng lọc gen T4 trong các mẫu cá nghi
nhiễm NNV
51
3 Bảng 3.2. Kết quả nuôi cấy mẫu bệnh phẩm trên tế bào GS01 53
4 Bảng 3.3. Kết quả xác định TCID50 trên tế bào GS01 56
5 Bảng 3.4. Kết quả xác định LD50 trên cá mú giống 58
6 Bảng 3.5. So sánh mức độ tương đồng của trình tự đoạn
gen T4
59
7 Bảng 3.6. Hiệu giá kháng thể trung hòa kháng nguyên của
các mẫu
60
8 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra độ thuần khiết của giống gốc 62
9 Bảng 3.8. Kết quả xác định hiệu giá vi rút của chủng giống gốc 63
10 Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra độ ổn định của chủng NNV TB05 64
11 Bảng 3.10. Xác định pH tối ưu cho môi trường nuôi cấy tế
bào GS01
71
12 Bảng 3.11. Xác định mật độ tế bào ban đầu, thời điểm thu
hoạch vi rút
71
13 Bảng 3.12. Hiệu giá vi rút khi gây nhiễm với liều khác nhau 74
14 Bảng 3.13. Kết quả tinh sạch vi rút bằng hệ thống lọc
GLASSCO
76
15 Bảng 3.14. Hiệu suất thu hồi vi rút bằng lọc tiếp tuyến và
siêu ly tâm
77
16 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá mức độ bất hoạt của NNV 79
17 Bảng 3.16. Xác định nồng độ hóa chất β-propiolactone 82
xi
18 Bảng 3.17. Kết quả xác định vi rút sống tồn dư sau bất hoạt 84
19 Bảng 3.18. Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm vắc-xin 92
20 Bảng 3.19. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn vật lý của vắc-xin 92
21 Bảng 3.20. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn vô trùng của vắc-xin 93
22 Bảng 3.21. Xác định mức độ an toàn của vắc-xin 95
23 Bảng 3.22. Kết quả theo dõi các tế bào có chức năng miễn dịch 98
xii
DANH MỤC HÌNH
TT Nội dung hình Trang
1 Hình 1.1. Cấu trúc không gian của vi rút hoại tử thần kinh 13
2 Hình 1.2. Cấu trúc genome của vi rút hoại tử thần kinh 14
3 Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện chính 36
4 Hình 3.1. Mẫu cá mú ghi nhiễm vi rút NNV 50
5 Hình 3.2. Hình ảnh điện di sản phẩm RT-PCR của một số mẫu
nghi nhiễm
52
6 Hình 3.3. Hình ảnh tế bào GS01 53
7 Hình 3.4. Kết quả điện di kiểm tra trên gen 65
8 Hình 3.5. So sánh trình tự gen T4 của 10 đời vi rút 68
9 Hình 3.6. Đông khô giống gốc vi rút NNV TB05 69
10 Hình 3.7. Ảnh hưởng môi trường đến mật độ tế bào 70
11 Hình 3.8. Tế bào trước và sau nuôi cấy vi rút hoại tử thần kinh 72
12 Hình 3.9. Kết quả xác định liều gây nhiễm MOI 74
13 Hình 3.10. Kết quả phát hiện kháng thể đặc hiệu của kháng
nguyên
80
14 Hình 3.11. Biến động kháng thể ở cá với kháng nguyên bất hoạt 82
15 Hình 3.12. Biến động kháng thể đặc hiệu của cá với kháng
nguyên sau bất hoạt (OD450)
84
16 Hình 3.13. Tỷ lệ sống của cá được gây miễn dịch với các liều
kháng nguyên
86
17 Hình 3.14. Tỷ lệ sống của cá được gây miễn dịch trong các mức
thời gian
87
18 Hình 3.15. So sánh mức độ bảo hộ cá với vắc-xin bất hoạt có
chất bổ trợ khác nhau
89
19 Hình 3.16. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn vô trùng của vắc-xin 94
20 Hình 3.17. Mô não và võng mạc cá nhuộm hematoxylin và eosin 96
21 Hình 3.18. Tỷ lệ sống của cá ở các lô thử nghiệm vắc-xin 100
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có điều kiện địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có bờ
biển dài 3.260 km, 12 đầm phá eo vịnh, 112 cửa lạch và có hơn 600.000 ha
vùng triều [244]. Đó là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề biển
nói chung và nghề nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.
Ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của Việt Nam và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây cả
về diện tích và sản lượng. Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 9.026,3
nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm 2021, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng
ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3% so với năm 2021 [243]. Một số loài cá
có giá trị kinh tế được nuôi trồng như cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng
(Latjanus spp.), cá giò (Rachycentron canadum), cá mú (Epinephelus spp.)
Sản lượng nuôi trồng cá biển đạt 58 nghìn tấn trên diện tích nuôi 6.000 ha
[243]. Tuy nhiên, nghành nuôi trồng thủy sản trên thế giới cũng như ở Việt
Nam luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệt trong
những năm gần đây, các bệnh do vi rút trên động vật thủy sản như bệnh xuất
huyết cá trắm cỏ, bệnh vi rút mùa xuân trên cá chép, bệnh Iridovirus trên cá
mú, bệnh hoại tử tụy truyền nhiễm, hoại tử lách và thận truyền nhiễm, hoại tử
cơ quan tạo máu truyền nhiễm, tụ huyết trùng do vi rút gây thiệt hại nghiêm
trọng về kinh tế cho nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của của Sneeringer và
cộng sự, 2019, hàng năm 10% sản lượng động vật thuỷ sinh thất thoát do các
bệnh truyền nhiễm, thiệt hại hơn 10 tỷ USD trên toàn cầu [198]. Ở Việt Nam,
thiệt hại gây ra bởi dịch bệnh đối với ngành thủy sản gần 1 tỷ USD mỗi
năm [17].
Bệnh hoại tử thần kinh (Viral nervous necrosis-VNN) được phát hiện ở
hầu hết các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng đến hơn 120 loài cá biển [211],
trong đó có nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Bệnh đã được xác định là
do vi rút hoại tử thần kinh (Nervous necrosis virus-NNV) gây ra [17, 29]. Cá
2
mắc bệnh hoại tử thần kinh xuất hiện các triệu chứng đặc trưng: bơi lội không
định hướng, thân sẫm màu, bỏ ăn, cá bị bệnh có thể chết sau 3-5 ngày với tỷ
lệ chết từ 80-100% [29, 154, 155]. Ở Việt Nam, bệnh hoại tử thần kinh xuất
hiện ở hầu hết các vùng nuôi cá trên cả nước. Mùa vụ phát bệnh từ tháng 5
đến tháng 10, khi nhiệt độ nước dao động từ 24 đến 300C. Tỷ lệ chết do vi rút
hoại tử thần kinh gây ra dao động từ 50-100% tùy thuộc theo loài và giai đoạn
xuất hiện bệnh [3]. Số liệu từ nghiên cứu của trường Đại học Nha Trang, Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II
cho thấy, tỷ lệ cá mú nhiễm vi rút hoại tử thần kinh lên tới 82% mẫu cá bệnh
thu thập [1, 4].
Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướng gia tăng
qua các năm, phạm vi lây nhiễm rộng, tỷ lệ mắc cao, chủng loại đa dạng, thời
gian khởi phát kéo dài, vì thế, việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy
sản là vấn đề cấp thiết [50, 199]. Kiểm soát dịch bệnh bằng chế phẩm vi sinh,
chất kích thích miễn dịch, vắc-xin ngày càng được ứng dụng nhiều