Những năm gần đây, xu thế hội nhập và những ảnh hưởng của cách mạng công
nghiệp 4.0 đã có những tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn
cầu. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, sự đa dạng về kênh thông tin bên cạnh việc
áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ đã giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn
và dần trở nên thông thái hơn trong các quyết định tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự gia tăng
tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế toàn cầu của ngành dịch vụ đã thu hút thêm nhiều doanh
nghiệp tham gia đã đẩy mức độ cạnh tranh của ngành lên cao. Trước những thách thức
từ môi trường kinh doanh, một số quan điểm về việc cần xem xét và nhìn nhận lại các
vấn đề liên quan đến tiếp thị dịch vụ (service marketing) đã được đề xuất. Một số quan
điểm cho rằng yếu tố quan trọng nhất giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi sử
dụng sản phẩm dịch vụ không chỉ là chất lượng dịch vụ mà còn cần xét đến các vấn đề
về giá trị dịch vụ mang lại cho khách hàng. Thậm chí, giá trị dịch vụ có vai trò quan
trọng hơn trong bối cảnh kinh doanh hiện nay (Kotler, 2010). Dịch vụ giáo dục đại học
được đánh giá là loại hình dịch vụ có tính điển hình cao (Zeithaml và cộng sự, 2006) và
gắn chặt với quá trình phát triển của người học. Do đó, việc phân tích và làm rõ khái
niệm chất lượng và giá trị dịch vụ là vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh
cũng như sự phát triển của xã hội. Những năm gần đây, một số xu thế phát triển giáo
dục mới được hình thành cùng với quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền giáo dục
của các quốc gia đã tạo nên những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
giáo dục. Vì vậy, các việc làm rõ nội hàm các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ, giá
trị dịch vụ giáo dục đại học và tác động của những yếu tố này đến sự hài lòng của sinh
viên trở nên vô cùng cần thiết.
Trong 30 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn để thoát khỏi nhóm các
quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Chỉ từ năm 2010 đến năm 2020, GDP đầu người đã
tăng gấp 3 lần từ 1.168 USD/đầu người lên 3.521 USD/đầu người. Trong khi đó, quy
mô GDP tăng gấp 2,4 lần từ 116 tỉ USD lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020 (IMF, 2020).
Những thành tựu vượt bậc đã đặt ra yêu cầu phát triển hệ thống giáo dục đại học để đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chính sách, chủ
trương của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học phát triển đã
được ban hành. Ngoài ra, sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh đã làm thay đổi những quan điểm về phát triển giáo dục đại học. Nếu như trước
đây giáo dục đại học tại Việt Nam được thừa nhận như một hoạt động sự nghiệp thì
hiện nay giáo dục đại học được thừa nhận rộng rãi như một loại hình dịch vụ, đặc biệt
khi các thành phần kinh tế tư nhân hay thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
tham gia thị trường thì quan điểm này càng được củng cố.
274 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------------------
VŨ TUẤN DƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI
GIÁ TRỊ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ VÀ
QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------------------
VŨ TUẤN DƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI
GIÁ TRỊ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ VÀ
QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh doanh thương mại
Mã số : 934.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Nguyễn Hoàng Việt
2. TS. Vũ Văn Hùng
Hà Nội, Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân, các thông tin
và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào và xin chịu trách nhiệm với những cam
đoan của mình.
Nghiên cứu sinh
Vũ Tuấn Dương
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại,
Phòng Quản lý Sau Đại học và các Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy,
hướng dẫn tôi trong quá trình học nghiên cứu sinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt
và thầy TS Vũ Văn Hùng, những nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi
có thể hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cám ơn khoa Quản trị Kinh doanh, bộ môn Quản trị Chiến
lược, và các đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian
làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin trân trọng cám ơn các cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học
và các đơn vị có liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, các sinh viên đã cung
cấp thông tin, hợp tác trong quá trình khảo sát.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cám ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Vũ Tuấn Dương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 5
6. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan........................................................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ giáo dục đại học ................................... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng
của sinh viên .............................................................................................................. 10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ
giáo dục đại học ........................................................................................................ 12
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về giá trị dịch vụ và giá trị dịch vụ giáo dục
đại học ....................................................................................................................... 15
1.1.5. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, giá trị
dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên ......................................................................... 17
1.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................ 21
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH
VIÊN VỚI GIÁ TRỊ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .............................................................................................. 22
2.1. Một số khái niệm cơ sở ...................................................................................... 22
2.1.1. Dịch vụ và dịch vụ giáo dục đại học ............................................................... 22
2.1.2. Sự hài lòng của sinh viên ................................................................................ 23
2.1.3. Chất lượng dịch vụ .......................................................................................... 29
2.1.4. Giá trị dịch vụ .................................................................................................. 34
iv
2.2. Khái niệm, nội dung và mối quan hệ giữa chất lượng và giá trị dịch vụ giáo
dục đại học và sự hài lòng của sinh viên ................................................................... 36
2.2.1. Khái niệm và nội dung chất lượng dịch vụ giáo dục đại học .......................... 36
2.2.2. Khái niệm và nội dung giá trị dịch vụ giáo dục đại học ................................. 42
2.2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ giáo dục và sự hài
lòng của sinh viên ...................................................................................................... 44
2.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng và giá trị dịch vụ giáo
dục đại học và sự hài lòng của sinh viên và các giả thuyết nghiên cứu .................... 46
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 46
2.3.2 Lựa chọn thang đo nghiên cứu cho nghiên cứu định tính ................................ 56
2.3.3 Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết và đề xuất thang đo
nghiên cứu chính thức ............................................................................................... 56
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và phát triển các giả thuyết nghiên cứu”............. 60
2.4.1 Mô hình nghiên cứu” ....................................................................................... 60
2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 61
2.4.3. Thang đo .......................................................................................................... 67
2.5. Nghiên cứu tình huống về chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học và
sự hài lòng của sinh viên một số trường đại học ....................................................... 68
2.5.1. Trường hợp Trường Đại học Thương mại ...................................................... 69
2.5.2. Trường hợp Trường Đại học Ngoại thương .................................................... 74
2.5.3. Một số vấn đề rút ra từ nghiên cứu tình huống ............................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ....................................................................................... 78
CHƯƠNG III. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 79
3.1. Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................... 79
3.1.1. Tổng quan giáo dục đại học tại Việt Nam ...................................................... 79
3.1.2. Hệ thống các trường đại học tại Việt Nam...................................................... 80
3.1.3. Đặc điểm các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ... 83
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 92
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 92
3.2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 93
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................... 94
3.2.4. Phương pháp xử lí dữ liệu ............................................................................... 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................... 102
v
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH
VIÊN VỚI GIÁ TRỊ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................. 103
4.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................................................... 103
4.1.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 103
4.1.2. Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha......................................... 106
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ..................................................... 106
4.2.1. Kết quả phân tích mức độ phù hợp của mô hình .......................................... 106
4.2.2. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ (Convergent validity) ................................. 109
4.2.3. Kiểm định giá trị phân biệt (Discriminant validity) ...................................... 110
4.3. Kết quả kiểm định sai lệch do phương pháp (Common Bias Method) ............ 112
4.4. Kết quả thống kê mô tả và phân tích đa nhóm ................................................. 113
4.4.1. Kết quả thống kê mô tả ................................................................................. 113
4.4.2. Kết quả kiểm định đa nhóm .......................................................................... 115
4.4.3. Một số kết luận từ phân tích thống kê mô tả và kiểm định đa nhóm ............ 123
4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................. 124
4.5.1. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................... 124
4.5.2. Kết quả chi tiết kiểm định giả thuyết nghiên cứu và đánh giá tác động ....... 124
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV .................................................................................... 129
CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ
HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI GIÁ TRỊ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
KINH DOANH Ở VIỆT NAM ............................................................................... 130
5.1. Xu thế phát triển và dự báo một số thay đổi trong giáo dục đại học ở Việt Nam ... 130
5.1.1. Xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới ..................................... 130
5.2. Quan điểm và một số định hướng nâng cao sự hài lòng của sinh viên về
chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục của các trường đại học công lập khối kinh
tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam ................................................................... 136
5.2.1. Quan điểm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng và giá trị
dịch vụ giáo dục của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh
doanh tại Việt Nam ................................................................................................. 136
vi
5.2.2. Định hướng nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng và giá trị
dịch vụ giáo dục của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh
doanh tại Việt Nam ................................................................................................. 139
5.3. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng và giá trị dịch
vụ giáo dục của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh
tại Việt Nam ............................................................................................................ 141
5.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................. 141
5.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở vật chất đào tạo .......................................... 143
5.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chương trình đào tạo ........................................... 144
5.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao mối quan hệ nhà trường – doanh nghiệp ............ 146
5.3.5. Nhóm giải pháp nâng cao cảm nhận giá trị dịch vụ cho người học .............. 147
5.4. Một số kiến nghị đảm bảo điều kiện, nguồn lực của các trường đại học công
lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam ............................................. 149
5.4.1. Tăng cường thực hiện các chính sách xã hội hóa giáo dục đại học .............. 149
5.4.2. Kiểm soát các điều kiện để đạt điều kiện được tự chủ .................................. 149
5.4.3. Đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục đại học ....................................................... 150
5.4.4. Đảm bảo nguồn lực tài chính ........................................................................ 151
5.4.5. Giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực............................................................... 151
5.4.6. Giải pháp đảm bảo nguồn lực về cơ sở vật chất ........................................... 152
5.4.7. Giải pháp đảm bảo nguồn lực marketing ...................................................... 153
5.5. Một số kiến nghị khác ...................................................................................... 153
5.5.1. Tiếp tục mở rộng tự chủ đại học và xã hội hóa giáo dục .............................. 153
5.5.2. Phát triển hệ thống đánh giá giá trị dịch vụ giáo dục ......................................... 154
5.5.3. Tăng cường chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ................. 155
5.5.4. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học .......................................... 156
5.6. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................. 156
5.6.1. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 156
5.6.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................ 158
KẾT LUẬN CHƯƠNG V ..................................................................................... 159
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AGFI Adjusted Goodness of Fit Index
Chỉ số phù hợp hiệu chỉnh của
mô hình
AMOS Analysis of Moment Structures
Phần mềm phân tích cấu trúc
tuyến tính
CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh
CMIN/df Chi-square/df
Tỉ số Chi-square điều chỉnh
theo bậc tự do
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GFI Goodness of Fit Index Chỉ số phù hợp của mô hình
KMO
Kaiser – Meyer – Olkin Measure
of Sampling Adequacy index
Chỉ số xem xét sự thích hợp
của EFA
RMSEA
Root Mean Square Error
Approximation
Khai căn trung bình số gần
đúng bình phương
SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính
SRMR
Standardized Root Mean Square
residual
Chỉ số khác biệt giữa phần data
thực tế và phần mô hình dự
đoán
SPSS
Statisical Package for the Social
Sciences
Phần mềm thống kê dùng trong
nghiên cứu khoa học xã hội
TLI Turker & Lewis Index Chỉ số Tucker & Lewis
viii
DANH MỤC BẢNG MỤC LỤC
Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên cứu yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ và chất lượng
dịch vụ giáo dục đại học ............................................................................................ 14
Bảng 1.2. Tổng hợp nghiên cứu yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ và giá trị
dịch vụ giáo dục đại học .......................................................................................... 16
Bảng 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và
sự hài lòng của khách hàng ...................................................................................... 18
Bảng 1.4. Tổng hợp các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và
sự hài lòng của sinh viên .......................................................................................... 19
Bảng 2.1. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên .... 28
Bảng 2.2. Một số nghiên cứu về các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ ............... 33
Bảng 2.3. Một số nghiên cứu về các yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ ...................... 36
Bảng 2.4. Một số nghiên cứu về các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ giáo
dục đại học ................................................................................................................ 41
Bảng 2.5. Một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng giá trị dịch vụ giáo dục đại học ....... 44
Bảng 2.6. Tổng hợp các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự
hài lòng của sinh viên ................................................................................................ 45
Bảng 2.7. Tổng hợp các kết luận dựa trên kết quả phỏng vấn .................................. 59
Bảng 2.8. Tổng hợp thang đo nghiên cứu hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính ....... 67
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát sinh viên năm cuối về chất lượng đào tạo..................... 72
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên 5 chuyên ngành
Trường Đại học Thương mại .................................................................................... 74
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quá khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất
lượng dịch vụ của trường Đại học Ngoại thương năm 2020 .................................... 75
Bảng 3.1. Một số thông tin về hệ thống các trường đại học tại Việt Nam................ 81
Bảng 3.2. Tổng hợp các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh ........... 86
Bảng 3.3. Danh sách các trường đại học công lập có đào tạo nhóm ngành kinh tế và
quản trị kinh doanh và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 .................................................... 88
Bảng 3.4. Số lượng chỉ tiêu, nguyện vọng đăng kí, tỉ lệ chọi của các nhóm ngành ........... 90
Bảng 3.5. Tổng hợp thông tin các trường đại học tiến hành khảo sát và các tiêu
chí lựa chọn ............................................................................................................... 96
Bảng 3.6. Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 98
Bảng 3.7. Mô tả định nghĩa và các tiểu chuẩn của model fit indices ...................... 100
ix
Bảng 3.8. Tổng hợp các nhóm mẫu được phân chia để kiểm định đa nhóm .......... 101
Bảng 4.1. Kết quả phân tích phá EFA các yếu tố chất lượng dịch vụ .................... 103
Bảng 4.2. Kết quả phân tích EFA yếu tố giá trị chức năng/ thỏa mãn mong muốn ...... 104
Bảng 4.3. Kết quả phân tích EFA yếu tố giá trị cảm xúc........................................ 104
Bảng 4.4. Kết quả p