Cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mỗi đất nước, mỗi dân tộc bắt
nguồn từ sự không ngừng chăm sóc đầu tư cho sự phát triển con người về mọi
mặt, trong đó việc đầu tư, nâng cao thể chất, sức khoẻ cho học sinh nói chung là
vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Chính vì lẽ
đó, từ lâu trong chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn đề cập đến
vấn đề phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển thể chất nói riêng
cho học sinh ở các cấp học.
175 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN BÉ HAI
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DƢỚI TÁC ĐỘNG
CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG GIẢI TRÍ TẠI CÁC
QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN BÉ HAI
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DƢỚI TÁC ĐỘNG
CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG GIẢI TRÍ TẠI CÁC
QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 62 14 01 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
CBHD1: PGS.TS HUỲNH TRỌNG KHẢI
CBHD2: PGS.TS LÊ THIẾT CAN
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Lê Văn Bé Hai
MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các đơn vị đo lường
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và các ngành chức
năng về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ.
5
1.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục
thể chất và vận động giải trí của trẻ.
5
1.1.2.
năng về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ.
8
1.2. Các khái niệm, quan điểm và học thuyết liên quan đến vấn đề
giải trí vận động.
11
1.2.1. Một số khái niệm, quan điểm cơ bản có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
11
1.2.2. Lý thuyết cổ điển về hoạt động chơi của trẻ. 13
1.2.3. Lý thuyết đương đại về hoạt động chơi của trẻ. 13
1.2.4. Tác động của hoạt đông vui chơi giải trí đối với trẻ. 15
1.3. Đặc điểm phát triển thể chất lứa tuổi học sinh tiểu học. 19
1.3.1. Đặc điểm phát triển hình thái của học sinh tiểu học. 19
1.3.2. Đặc điểm phát triển chức năng của học sinh tiểu học. 20
1.3.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh tiểu học. 22
1.3.4. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tiểu học. 26
1.4. Tổ chức hoạt động vận động giải trí và các công trình đã nghiên
cứu có liên quan.
29
1.4.1. Ở một số nước trên thế giới. 29
1.4.2. Tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh. 31
40
2.1. . 40
2.1.1. 40
2.1.2. . 40
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 41
2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học. 41
2.1.5. Phương pháp nhân trắc học 43
2.1.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 44
2.1.7. Phương pháp phân tích SWOT. 50
2.1.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 51
2.1.9. Phương pháp toán học thống kê. 51
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 53
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. 53
2.2.2. Khách thể nghiên cứu. 53
2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu. 54
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu. 54
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 56
3.1. Nhu cầu và thực trạng hoạt động vận động giải trí của học sinh
tiểu học tại các quận nội thành thành phố HCM.
56
3.1.1. Nhu cầu vui chơi vận động của học sinh tiểu học nội thành
thành phố Hồ Chí Minh.
57
3.1.2. Thời lượng vui chơi vận động hàng ngày của học sinh tiểu học
các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
58
3.1.3. Giờ học thêm hàng ngày của học sinh tiểu học các quận nội
thành thành phố Hồ Chí Minh.
59
3.1.4. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh. 60
3.1.4.1. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh ở
một số quốc gia.
60
3.1.4.2. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh ở
thành phố Hồ Chí Minh.
62
3.1.5. động giải trí tại nội thành
thành phố Hồ Chí Minh.
63
3.1.5.1.
quản lý.
66
3.1.5.2.
chức quản lý.
74
3.2. Thực trạng thể chất của học
75
3.2.1.
75
3.2.1.1. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 1. 76
3.2.1.2. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 2. 78
3.2.1.3. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 3. 80
3.2.1.4. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 4. 83
3.2.2. Các giải pháp tăng cường hoạt độ
92
3.2.2.1. Phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn nhóm yếu tố mạnh; nhóm
yếu tố yếu; nhóm yếu tố cơ hội và nhóm yếu tố thách thức.
93
3.2.2.2. Vận dụng phương pháp phân tích SWOT để
95
3.2.2.3.
96
3.3.
99
3.3.1.
99
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm. 107
3.3.2.1. Mục đích thực nghiệm. 107
3.3.2.2. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm. 108
3.3.3.
Minh.
109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125
KẾT LUẬN 125
KIẾN NGHỊ 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
GDTC - Giáo dục thể chất
TDTT - Thể dục thể thao
TP.HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
BVCSGD - Bảo vệ chăm sóc giáo dục
HĐND - Hội đồng nhân dân
TĐ BKVN - Từ điển bách khoa Việt Nam
NXB TĐBK - Nhà xuất bản từ điển bách khoa
CQG - Chuẩn quốc gia
NTN - Nhà thiếu nhi
CP DV TM - Cổ phần dịch vụ thương mại
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG TRONG LUẬN ÁN
cm - centimét
kg - kilogam
m - mét
s - giây
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
bảng
Tên bảng Số trang
3.1
Nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh tiểu học nội thành
TP.HCM.
57
3.2
Giờ giải trí mỗi ngày của học sinh tiểu học nội thành
TP.HCM.
59
3.3 Giờ học thêm của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM. 59
3.4
Hình thức, nội dung vận động vui chơi giải trí của học sinh
ở một số quốc gia.
61
3.5
Hình thức, nội dung vui chơi giải trí của họ ọc
nội thành TP.HCM.
62
3.6
ơ sở phục vụ cho hoạt động vận động giải trí tại nội
thành TP.HCM.
66
3.7 Số lượng học sinh tiểu học được khảo sát 76
3.8 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 1 76
3.9 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 1 77
3.10 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 2 78
3.11 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 2 79
3.12 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 3 81
3.13 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 3 82
3.14 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 4 83
3.15 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 4 84
3.16
Kết quả lựa chọn nhóm yếu tố mạnh; nhóm yếu tố yếu;
nhóm yếu tố cơ hội và nhóm yếu tố thách thức
Sau Tr
93
3.17
thành TP.HCM.
Sau Tr
96
3.18 Thể chất của học sinh nam lớp 1 trước thực nghiệm 99
3.19 Thể chất của học sinh nữ lớp 1 trước thực nghiệm 100
3.20 Thể chất của học sinh nam lớp 2 trước thực nghiệm 101
3.21 Thể chất của học sinh nữ lớp 2 trước thực nghiệm 102
3.22 Thể chất của học sinh nam lớp 3 trước thực nghiệm 103
3.23 Thể chất của học sinh nữ lớp 3 trước thực nghiệm 104
3.24 Thể chất của học sinh nam lớp 4 trước thực nghiệm 105
3.25 Thể chất của học sinh nữ lớp 4 trước thực nghiệm 106
3.26 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 1 sau thực nghiệm 110
3.27 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 1 sau thực nghiệm 112
3.28 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 2 sau thực nghiệm 113
3.29 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 2 sau thực nghiệm 115
3.30 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 3 sau thực nghiệm 116
3.31 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 3 sau thực nghiệm 118
3.32 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 4 sau thực nghiệm 119
3.33 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 4 sau thực nghiệm 121
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
Biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
3.1
Nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh tiểu học nội thành
TP.HCM.
58
3.2
So sánh chiều cao (cm) của nam học sinh nội thành
TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
85
3.3
So sánh chiều cao (cm) của nữ học sinh nội thành
TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
85
3.4
So sánh Công năng tim của nam học sinh nội thành
TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
86
3.5
So sánh Công năng tim của nữ học sinh nội thành
TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
86
3.6
So sánh thành tích chạy 30m XPC (s) của nam học sinh
nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
87
3.7
So sánh thành tích chạy 30m XPC (s) của nữ học sinh
nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
87
3.8
So sánh thành tích Lực bóp tay thuận (kg) của nam học sinh
nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
88
3.9
So sánh thành tích Lực bóp tay thuận (kg) của nữ học sinh
nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
88
3.10
So sánh thành tích Bật xa tại chỗ (cm) của nam học sinh nội
thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
89
3.11
So sánh thành tích Bật xa tại chỗ (cm) của nữ học sinh
nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
89
3.12
So sánh thành tích Chạy con thoi 4 x 10m (s) của nam
học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng
lứa tuổi.
90
3.13
So sánh thành tích Chạy con thoi 4 x 10m (s) của nữ học
sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
90
3.14
So sánh thành tích Chạy tùy sức 5 phút (m) của nam học
sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
91
3.15
So sánh thành tích Chạy tùy sức 5 phút (m) của nữ học sinh
nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi.
91
3.16
Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nam lớp 1 nội
thành TP.HCM sau thực nghiệm.
111
3.17
Biểu đTăng trưởng (%) thể chất của học sinh nữ lớp 1
nội thành TP.HCM sau thực nghiệm.
112
3.18
Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nam lớp 2 nội
thành TP.HCM sau thực nghiệm.
114
3.19
Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nữ lớp 2 nội thành
TP.HCM sau thực nghiệm.
115
3.20
Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nam lớp 3 nội
thành TP.HCM sau thực nghiệm.
117
3.21
Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nữ lớp 3 nội
thành TP.HCM sau thực nghiệm.
118
3.22
Tăng trưởng (W %) thể chất của học sinh nam lớp 4 nội
thành TP.HCM sau thực nghiệm.
120
3.23
Tăng trưởng (W %) thể chất của học sinh nữ lớp 4 nội
thành TP.HCM sau thực nghiệm.
121
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01 Phiếu phỏng vấn phụ huynh học sinh
PHỤ LỤC 02 Phiếu khảo sát học sinh tiểu học
PHỤ LỤC 03 Tiến trình và nội dung thực nghiệm
PHỤ LỤC 04 Mô tả một số hoạt động vui chơi giải trí
PHỤ LỤC 05 Một số hình ảnh về trò chơi vận động
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mỗi đất nước, mỗi dân tộc bắt
nguồn từ sự không ngừng chăm sóc đầu tư cho sự phát triển con người về mọi
mặt, trong đó việc đầu tư, nâng cao thể chất, sức khoẻ cho học sinh nói chung là
vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Chính vì lẽ
đó, từ lâu trong chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn đề cập đến
vấn đề phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển thể chất nói riêng
cho học sinh ở các cấp học.
Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của
mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Vì thế, giáo dục phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ những năng lực, thể chất và trí tuệ
cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Trong những điều kiện giáo dục thể chất (GDTC) có tổ chức, có khoa học và
phù hợp thì những khả năng tiềm tàng to lớn của học sinh về thể chất lẫn tinh
thần sẽ được bộc lộ và phát triển lành mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, GDTC trường học ở
TP.HCM còn nhiều điểm bất cập: chất lượng chưa đạt yêu cầu, thời lượng dành
cho GDTC nội khóa còn ít, hoạt động GDTC ngoại khóa còn nghèo nàn. Thời
lượng dành cho vận động của học sinh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển theo lứa
tuổi. Do vậy các em tìm đến những hình thức vận động khác ngoài GDTC học
đường để giải trí là một nhu cầu có thật.
Đối với tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, vui chơi giải trí là
hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tinh thần và thể chất. Các
em tích lũy tri thức, kỹ năng sống, hình thành nhân cách và giải trí thông qua
hoạt động vui chơi. Sự nhận thức không đầy đủ về vấn đề này là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến quá tải trong hoạt động học tập của học sinh. Các em thiếu thời
gian, điều kiện để vui chơi giải trí.
2
Mặt khác, hoạt động giải trí dưới hình thức vận động còn rất hạn chế. Học
sinh tốn nhiều thời gian vào trò chơi điện tử, giải trí trên mạng internet, xem
truyền hình, phim ảnhNếu không bị lạm dụng thì những hoạt động giải trí này
cũng có tác dụng tích cực nhất định.
Quan sát trên thực tế ta dễ nhận thấy, ngoài chương trình GDTC học
đường học sinh ở lứa tuổi tiểu học còn tham gia vào hoạt động vận động giải trí.
Ngoài các lớp, nhóm các môn thể thao hiện đại như các môn võ thuật, bơi, bóng
bàn, cầu lông, đá cầu...các em còn tham gia vào các trò chơi dân gian hoặc
đường phố như: Rồng rắn lên mây; cướp cờ; bịt mắt bắt dê; nhảy cù; ô ăn
quan Thậm chí bắn bi, chọi đáo...Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu
những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con
mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc.
Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn các em, giúp các em phát
triển khả năng tư duy, sáng tạo, rèn luyện sức khoẻ, tạo phản ứng nhanh nhạy,
khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình đồng đội, tình yêu gia đình,
quê hương, đất nước.
Thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến
những vấn đề khác nhau của GDTC học đường (bao gồm cả nội, ngoại khóa),
trò chơi dân gian, trò chơi vận động [4], [40], [41], [42], [53], [61]. Tuy nhiên,
vấn đề vận dụng các hình thức vận động giải trí vào việc phát triển thể chất có
định hướng của học sinh tiểu học thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
Hiểu được nhu cầu của các em, đánh giá đúng vai trò, tác động của hoạt
động vận động giải trí để có những định hướng đúng đắn và hơn thế nữa, hướng
dẫn tạo điều kiện để các em tham gia nhiều hơn các hoạt động giải trí dưới hình
thức vận động góp phần vào việc phát triển lành mạnh về thể chất của các em là
niềm trăn trở của chúng tôi. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn tên đề tài
luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới
tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành Thành phố
3
Hồ Chí Minh”. Hoạt động vận động giải trí ở đây được hiểu là một trong những
loại hình của “hoạt động vận động ngoài trời”.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu và thực trạng các
hoạt động vui chơi giải trí nói chung, vận động giải trí nói riêng, đánh giá đúng
tác động của vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học
tại các quận nội thành TP.HCM làm cơ sở cho những kiến nghị đề xuất trong
việc định hướng và phát triển hoạt động vận động giải trí góp phần phát triển thể
chất, nâng cao tầm vóc thể trạng của các em.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án đã thực hiện 03 mục tiêu
nghiên cứu sau đây:
Nhu cầu và thực trạng hoạt động vận động giải trí của học sinh tiểu
học tại các quận nội thành thành phố .
Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau:
- Nhu cầu vui chơi vận động của học sinh tiểu học tại các quận nội thành
TP.HCM.
- Thời lượng vui chơi vận động hàng ngày của học sinh tiểu học tại các
quận nội thành TP.HCM.
- Giờ học thêm hàng ngày của học sinh tiểu học tại các quận nội thành
TP.HCM.
- Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vận động giải trí (sân bãi, trang
thiết bị, chi phí...).
Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM
TP.HCM.
Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau:
- Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM.
4
- Các giải pháp tăng cường hoạt động giải trí vận động cho học sinh tiểu
học nội thành TP.HCM.
Đánh giá tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát triển
thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM.
Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau:
- Thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM trước
thực nghiệm.
- Tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất
của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM.
Giả thiết khoa học của đề tài:
Nếu học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện hoạt
động vận động giải trí ngoài trời (vận động ngoài trời), chắc chắn thể chất của
họ sẽ tăng trưởng mạnh, chưa kể đến tăng trưởng về sức khỏe tinh thần và nhân
cách. Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ gợi mở để tiếp
cận môn học mới “vận động ngoài trời” như các nước tiên tiến.
Đây chính là giả thiết khoa học mà luận án đã tập trung nghiên cứu để làm
sáng tỏ thông qua kết quả nghiên cứu và bàn luận của luận án.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và các ngành chức năng về
vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ.
1.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục thể chất
và vận động giải trí của trẻ.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi là một trong những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó càng được giữ gìn và phát huy,
trở thành vấn đề có tính chiến lược, là mục tiêu quan trọng, nhất quán trong
đường lối Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ sau ngày thành lập nước 1945.
Ngày 1/6/1950 Hồ Chủ Tịch viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với
các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác
cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no
ấm, được vui chơi, được học hành,được vui sướng[47].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc thiếu nhi thật giản dị, thật gần
gũi và hết sức thiết thực. Quan điểm của Người thể hiện tính nhân văn sâu sắc,
là mệnh lệnh từ trái tim, là kim chỉ nam cho hành động của các cấp chính quyền
và mở rộng ra toàn xã hội.
Từ quan điểm xuyên suốt đó, nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về chăm
sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ, giáo dục
và chăm sóc trẻ em [27].
Có thể nói, đến nay trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi đã là trách
nhiệm quan trọng hàng đầu của toàn xã hội.Trong những năm qua, Nhà nước ta
đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội
phát sinh, trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng
thời từng bước làm hài hoà với pháp luật quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập
6
khu vực và quốc tế. Đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, tạo cơ hội cho thiếu nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí
tuệ, tinh thần, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Đảng, Nhà nước và
Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định như: Chỉ thị số
03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 củ
-
cơ sở đối với công tác BVCSGD trẻ em; Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày
26/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động
quốc gia vì thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Chỉ thị số 13/2001/CT-
TTg ngày 31/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 10 năm thi hành
luật BVCSGD trẻ em; Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ chăm
sóc và giáo dục thiếu nhi; Quyết định 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011
của thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ thiếu nhi giai
đoạn 2011 – 2015 và Nghị định Số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ
chăm sóc và giáo dục thiếu nhi
Đặc biệt là chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chỉ thị số
03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các
hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho thiếu nhi và việc triển k