Luận án Nghiên cứu tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

2.3.2.3. Nguồn cung dịch vụ logistics: năng lực và chất lượng dịch vụ logistics của các LSP Năng lực và chất lượng DV logistics đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vận động của hàng hóa trong TMQT. Khi các quốc gia đang phát triển thực hiện chuyển đổi kinh tế từ sản xuất và nông nghiệp truyền thống và ngày càng tham gia vào chuyên môn hóa theo ngành dọc quốc tế, nhu cầu về các DV logistics hiệu quả ngày càng gia tăng. DV logistics hỗ trợ hoạt động XK hàng hóa với chất lượng cao cải thiện sức cạnh tranh của hàng XK của một quốc gia bằng cách giảm chi phí liên quan tới vận chuyển - đặc biệt là với các quốc gia gặp bất lợi do ở xa các thị trường lớn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự cải thiện chất lượng các hoạt động logistics có tác động có lợi đối với thương mại XK hàng hóa. Thật vậy, Lakshmanan, T. R. et al., (2001) chỉ ra rằng sự cải thiện trong lĩnh vực logistics kết hợp với môi trường kinh tế tự do hóa có thể làm tăng khối lượng thương mại và nền kinh tế về quy mô và phạm vi trong hoạt động phân phối sản xuất. Hoạt động logistics của nước XK và nước nhập khẩu có tác động lớn đến thương mại song phương. Bensassi et al. (2015) khẳng định năng lực, số lượng, quy mô cũng như mức độ chuyên môn của các LSP đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế các chiến lược kinh doanh nhằm tăng thị phần của một quốc gia trên thị trường quốc tế, từ đó ảnh hưởng có lợi cho dòng chảy của hàng hóa XK. Điều này cũng đòi hỏi các LSP phải có một lực lượng lao động chuyên ngành logistics chất lượng cao. Ngược lại, DV vận tải nói riêng cũng như các DV logistics khác nói chung không hiệu quả cũng là một trở ngại lớn đối với XK (Devlin & Yee, 2005). Korinex & Sourdin (2011) đã chứng minh DV logistics không hiệu quả làm cản trở thương mại do làm tăng thêm chi phí và thời gian. Còn theo Faria et al. (2015), chi phí logistics cao trong khi chất lượng DV thấp cũng là những trở ngại lớn đối với TMQT. Sénquiz-Díaz (2021a) cũng đã chứng minh mức độ chất lượng DV logistics hạn chế ở 29 nước đang phát triển được nghiên cứu là một yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động XK hàng hóa của các quốc gia này.

pdf212 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế LÊ MINH TRÂM Hà Nội, 2024 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 LÊ MINH TRÂM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Ngọc Quyên Hà Nội, 2024 LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan rằng Luận án “Nghiên cứu tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” do chính tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học. Toàn bộ thông tin, số liệu được sử dụng trong phân tích, đánh giá các luận điểm của Luận án có nguồn gốc thu thập tin cậy, hợp pháp và được trích dẫn nguồn đầy đủ hợp lệ. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án này do chính tôi tự phân tích một cách trung thực và không trùng lặp với bất kì công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với tính trung thực của toàn văn Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh i LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận án Tiến sĩ, nghiên cứu sinh đã nhận được hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, anh chị em, bạn bè và người thân. Với lòng biết ơn sâu sắc, nghiên cứu sinh muốn được bày tỏ lời tri ân đối với sự nâng đỡ và chỉ dạy của tất cả mọi người dành cho em trên hành trình này. Đầu tiên, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học PGS. TS. Trần Thị Ngọc Quyên. Cô Quyên là người cô giáo và cũng là người chị thân thiết đã luôn tận tình định hướng, góp ý và khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin tri ân PGS. TS. Vũ Sĩ Tuấn, PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương và tất cả các thầy cô giáo khác trong bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - bộ môn sinh hoạt chuyên môn và cũng là bộ môn công tác của nghiên cứu sinh. Các thầy cô vừa là những người thầy, người cô đáng kính, vừa là những đồng nghiệp nhiệt tình, luôn ủng hộ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ em trên suốt chặng đường dài hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các thầy cô và các đồng nghiệp công tác tại Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương đã hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt thời gian, công việc, đồng thời luôn luôn cổ vũ, động viên em trong quá trình thực hiện Luận án! Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy cô thành viên của các Tiểu ban đánh giá chuyên đề, các phản biện độc lập và các cấp Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sỹ đã đưa ra những nhận xét góp ý vô cùng quý báu và xác đáng để em có thể sửa đổi hoàn thiện tốt hơn bài Luận án của mình. Trong suốt quá trình thực hiện Luận án, nghiên cứu sinh cũng nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía Ban Lãnh đạo, các thầy cô và các chuyên viên công tác tại Khoa Sau đại học - Trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt PGS. TS. Tăng Văn Nghĩa và ThS. Trần Thị Đoan Trang. Nghiên cứu sinh muốn gửi lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng tới Ban Lãnh đạo, các thầy cô và các chuyên viên của Khoa Sau đại học. Sau cùng, nghiên cứu sinh cũng xin dành lời tri ân đến những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn là hậu phương vững chắc, tạo điều kiện hết sức cho nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thiện Luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh ii MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ ....................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Phương pháp luận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu .................................. 5 5. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 7 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ............................................................................................ 10 1.1. Tình hình nghiên cứu về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa ................... 10 1.1.1. Cấp độ quốc gia ................................................................................................. 10 1.1.2. Cấp độ ngành .................................................................................................... 20 1.1.3. Cấp độ doanh nghiệp .......................................................................................... 23 1.2. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 24 1.3. Hướng nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 26 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ........................................................... 28 2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến xuất khẩu hàng hóa ................................... 28 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa .......................................................................... 28 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ............................................................................. 28 2.1.3. Cơ cấu sản phẩm và thị trường xuất khẩu ............................................................... 29 2.2. Tổng quan về logistics, dịch vụ logistics và hệ thống logistics quốc gia ......................... 30 2.2.1. Logistics............................................................................................................ 30 2.2.2. Dịch vụ logistics ................................................................................................. 30 2.2.3. Hệ thống logistics quốc gia ................................................................................... 31 2.3. Cơ sở lý luận về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa .............................. 41 2.3.1. Khung phân tích định tính .................................................................................... 41 iii 2.3.2. Các yếu tố của logistics tác động tới xuất khẩu hàng hóa ........................................... 43 2.3.3. Kết quả thể hiện tác động của logistics trên các khía cạnh cụ thể của xuất khẩu hàng hóa 46 2.4. Mô hình định lượng đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa ............ 51 2.4.1. Khung phân tích định lượng ................................................................................. 51 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 52 2.4.3. Hồi quy, kiểm định sau mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy tối ưu ............................. 58 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM ............................................................................ 61 3.1. Phân tích định tính các yếu tố của logistics tác động tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ... ....................................................................................................................... 61 3.1.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam ...................................................... 61 3.1.2. Thực trạng môi trường pháp lý về logistics của Việt Nam ........................................... 72 3.1.3. Thực trạng nguồn cung dịch vụ logistics Việt Nam .................................................... 76 3.1.4. Thực trạng các yếu tố phản ánh hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics Việt Nam về thời gian, chi phí và độ tin cậy................................................................................................ 86 3.2. Phân tích định lượng tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam .... 88 3.2.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả ........................................................................... 88 3.2.2. Kết quả lượng hóa mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam...... ....................................................................................................................... 94 3.3. Đánh giá tổng quát tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ....... 97 3.3.1. Đánh giá mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ........ 97 3.3.2. Đánh giá kết quả thể hiện tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên các khía cạnh cụ thể .............................................................................................. 100 CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS NHẰM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM .................................................. 115 4.1. Bối cảnh chung, quan điểm, mục tiêu và định hướng .............................................. 115 4.1.1. Bối cảnh chung ................................................................................................ 115 4.1.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của Việt Nam ................................... 119 4.2. Hàm ý chính sách về phát triển logistics nhằm hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 123 4.2.1. Tối ưu hóa chi phí logistics của Việt Nam ............................................................. 124 4.2.2. Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc, nhất quán, tạo thuận lợi cho logistics và xuất khẩu hàng hóa ............................................................................................................ 124 4.2.3. Nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ logistics của các LSP Việt Nam .................. 126 iv 4.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics ............................................................... 127 4.2.5. Cải thiện yếu tố phản ánh hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics Việt Nam về thời gian và độ tin cậy ................................................................................................................... 131 4.3. Khuyến nghị đối với các bên liên quan ................................................................. 132 4.3.1. Khuyến nghị đối với các Hiệp hội logistics của Việt Nam ......................................... 132 4.3.2. Khuyến nghị đối với LSP của Việt Nam ................................................................ 136 4.3.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam .................. 142 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 14750 Phụ lục 1. Các loại hình dịch vụ logistics của Việt Nam theo nghị định 163/2017/NĐ-CP .......... 165 Phụ lục 2. Các văn bản pháp lý chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực logistics .......................... 166 Phụ lục 3. Các cam kết quốc tế của Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực logistics ......................... 169 Phụ lục 4. Mẫu nghiên cứu: Nguồn gốc và giới hạn dữ liệu bảng ........................................... 172 Phụ lục 5. Kết quả thống kê mô tả các chỉ số thang đo cho các biến của 07 mô hình đề xuất ....... 178 Phụ lục 6. Thiết lập ma trận tương quan ............................................................................. 182 Phụ lục 7. Quy trình hồi quy, kiểm định sau mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy tối ưu ........... 187 Phụ lục 8. Kết quả hồi quy 07 mô hình đề xuất theo các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng ........ 188 Phụ lục 9. Kết quả kiểm định sau mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy tối ưu nhất .................. 192 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Từ tiếng Việt 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CSDL Cở sở dữ liệu 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 4 DN Doanh nghiệp 5 DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu 6 DV Dịch vụ 7 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 8 TMQT Thương mại quốc tế 9 XK Xuất khẩu 10 XNK Xuất nhập khẩu STT Chữ viết tắt Từ tiếng Anh Giải thích nghĩa tiếng Việt 11 FTA Free Trade Areament Hiệp định thương mại tự do 12 LPI Logistics Performance Index Chỉ số logistics quốc gia do Ngân hàng thế giới công bố 13 LSP Logistics Service Provider Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics 14 UN Comtrade United Nations Commodity Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng Trade Statistics Database hóa của Liên Hợp Quốc 15 UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương Trade and Development mại và Phát triển 16 WB World Bank Ngân hàng thế giới 17 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới vi DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ Hình 0.1. Khung phân tích của luận án ................................................................................ 6 Hình 1.1: Khoảng trống nghiên cứu về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa ........... 25 Hình 2.1. Mô hình hệ thống logistics quốc gia .................................................................... 36 Hình 2.2. Chỉ số LPI đầu vào và đầu ra (Input and outcome LPI indicators) ............................. 39 Hình 2.3. Mối liên quan giữa chỉ số LPI quốc tế và hệ thống logistics quốc gia ......................... 39 Hình 2.4. Khung phân tích định tính tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia ............................................................................................................... 43 Hình 2.5. Khung phân tích định lượng đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ........................................................................................................ 52 Hình 3.1. Thống kê số lượng LSP của Việt Nam vào ngày 31/12 hàng năm (2010-2023) ........... 77 Hình 3.2. Đào tạo đại học ngành/ chuyên ngành logistics tại Việt Nam (2008-2023) .................. 79 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ trọng trị giá hàng xuất khẩu Việt Nam so với GDP (2005-2023) ................ 89 Hình 3.4: Biểu đồ tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (2007-2023) ................... 90 Hình 3.5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (2007-2023) .............. 90 Hình 3.6. Lượng hàng xuất khẩu qua hệ thống cảng hàng không, cảng biển và cảng nội địa của Việt Nam (2015-2022) ................................................................................................. 106 Hình 3.7: Năng lực vận chuyển theo phương thức vận tải về trị giá hàng xuất khẩu năm 2023 ... 107 Hình 3.8. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023 .............................. 111 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa ở cấp độ quốc gia (quy mô nhiều quốc gia xuất khẩu) ................................................................................... 11 Bảng 1.2. Tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia ....................................................................................................................... 18 Bảng 1.3. Tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với xuất khẩu ở cấp độ ngành ............ 21 Bảng 1.4. Tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp... 23 Bảng 3.1: Hệ thống đường cao tốc và quốc lộ Việt Nam (năm 2022) ...................................... 62 Bảng 3.2: Hệ thống cảng biển của Việt Nam (năm 2021) ..................................................... 64 Bảng 3.3. Tổng số người lao động và tổng số nữ lao động của các LSP (2010-2022) ................. 78 Bảng 3.4. Thu nhập trung bình của lao động trong ngành logistics Việt Nam (2010-2022) .......... 79 Bảng 3.5. Quy mô vốn sản xuất và kinh doanh trung bình của các LSP (2010-2022) ................. 80 Bảng 3.6. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của các LSP Việt Nam (2010-2022) .................... 82 Bảng 3.7. Số lượng LSP Việt Nam theo quy mô vốn vào ngày 31/12/2022 .............................. 83 Bảng 3.8. Số lượng LSP Việt Nam theo quy mô lao động vào ngày 31/12/2022 ....................... 84 Bảng 3.9. Các LSP có kết quả sản xuất và kinh doanh theo loại hình dịch vụ (2010-2022) .......... 85 Bảng 3.10. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 80 nước đối tác của mẫu nghiên cứu .. 92 Bảng 3.11. Chỉ số LPI của Việt Nam (2007-2023) .............................................................. 93 Bảng 3.12. Kết quả lượng hóa tác động của LPI đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (mô hình MH1) ...................................................................................................................... 95 Bảng 3.13. Kết quả lượng hóa tác động của LPI_Cở sở hạ tầng logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (mô hình MH2) ......................................................................................... 95 Bảng 3.14. Kết quả lượng hóa tác động của LPI_Hải quan (môi trường pháp lý về logistics) đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (mô hình MH3) ............................................................. 95 Bảng 3.15. Kết quả lượng hóa tác động của LPI_Năng lực & Chất lượng dịch vụ logistics (cung dịch vụ logistics) đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (mô hình MH4) ............................ 95 Bảng 3.16. Kết quả lượng hóa tác động của LPI_Khả năng thu xếp vận chuyển quốc tế với giá cước hợp lý (chi phí) đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (mô hình MH5) .............................. 95 Bảng 3.17. Kết quả lượng hóa tác động của LPI_Giao hàng đúng hạn (thời gian) đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (mô hình MH6) ........................................................................... 96 viii Bảng 3.18. Kết quả lượng hóa tác động của LPI_Theo dõi & Truy xuất (độ tin cậy) đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (mô hình MH7) .................................................................... 96 Bảng 3.19. Mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa theo các thành tố khác nhau của hệ thống logistics Việt Nam ....................................................................................... 98 Bảng 3.20. Thời gian và chi phí liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa (2005-2014) ......... 101 Bảng 3.21. Thời gian và chi phí liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa (2014-2020) ......... 102 Bảng 3.22. Thời gian làm thủ tục thông quan và thời gian tiến hành các kiểm tra liên quan đến lô hàng xuất khẩu (2020-2022) .. .................................................................................... 103 Bảng 3.23. Năng lực thông qua của hệ thống cảng biển, cảng hàng không và cảng nội địa Việt Nam (2015-2022) .. .......................................................................................................... 104 Bảng 3.24: Năng lực vận chuyển hàng xuất khẩu về giá trị theo phương thức vận tải (2015- 2023) . .................................................................................................................... 106 Bảng 3.25: Năng lực chuyên chở hàng bằng đường hàng không (2007-2022) ........................ 108 Bảng 3.26. Năng lực vận tải theo khối lượng hàng và theo phương thức vận tải (2007-2022) . 109 Bảng 3.27. Thống kê số thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (2006-2022) ............................................................................................................... 110 Bảng 3.28. Quy mô 6 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (2016-2023) ..................... 110 Bảng 3.29. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (2015-2023)...................................... 112 Bảng 3.30: Quy mô xuất khẩu theo mặt hàng (2015-2023) ................................................. 113 Bảng 3.31: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2023 ................................... 113 Bảng 4.1. Mục tiêu của Việt Nam về phát triển xuất khẩu từ 2021 đến 2030 .......................... 120 Bảng 4.2. Mục tiêu của Việt Nam về phát triển dịch vụ logistics tới 2030, tầm nhìn 2050 ......... 122 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất khẩu hàng hóa là một trong các nguồn thu nhập ngoại hối quan trọng nhất của một quốc gia, giúp giảm bớt áp lực lên cán cân thanh toán và tạo cơ hội việc làm (Shihab, R.A., et al., 2014). Xuất khẩu có thể làm phát triển thương mại nội ngành, tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu và giảm tác động của những cú sốc từ bên ngoài cho nền kinh tế quốc dân (Rahman, M., 2009). Với Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ. Do đó, từ một nền kinh tế kém phát triển, Việt Nam nay đã trở thành một trong các quốc gia năng động nhất ở Đông Á - Thái Bình Dương (Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, 2024), xếp vị trí 21 trên bản đồ về năng lực và quy mô kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong năm 2022 (Minh Tiến, 2023). Vì vậy, xuất khẩu được xem như là một hướng phát triển có tính chiến lược để góp phần hiện đại hóa nền công nghiệp nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới khi các động lực truyền thống thúc đẩy sự tăng trưởng của xuất khẩu hiện đã không thể hiện tính tối ưu, Việt Nam cần chủ động nỗ lực tìm ra hướng tiếp cận mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói riêng và năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng không chỉ mang đến cơ hội mà còn đặt ra thách thức về cạnh tranh gay gắt cho hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh này, để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực, hỗ trợ phát triển xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp cần tập trung vào những hoạt động cốt lõi, những hoạt động khác không có ưu thế thì nên chuyển giao, thuê ngoài các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, trong đó có dịch vụ logistics. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, 03 trụ cột của năng lực cạnh tranh của một quốc gia là: (i) cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics; (ii) cơ sở pháp lý về xuất nhập khẩu; (iii) tổ chức chuỗi giá trị sản xuất (Victoria Kwakwa, 2013). Trong khi đó, hệ thống logistics quốc gia được xác định với các thành phần cơ bản là: (i) cơ sở hạ tầng logistics, (ii) cơ sở pháp lý về logistics, (iii) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics; (iv) và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics (Banomyong, R., 2008; Trịnh Thị Thu Hương và các cộng sự, 2019). Vì vậy, có thể nói rằng hệ thống logistics quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó do rút ngắn thời gian và giảm chi phí, tạo thuân lợi cho dòng chu chuyển hàng hóa quốc tế, từ đó thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hóa. Trên thực tế, kể từ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, hệ thống logistics Việt Nam có nhiều thay đổi cải tiến rõ rệt mang lại những tác động có lợi đối với xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó, hệ thống logistics Việt Nam còn tồn tại những vấn đề bất cập, 1 những vấn đề này đã và đang hạn chế sự phát triển của ngành logistics, từ đó tạo ra các rào cản đối với sự phát triển của xuất khẩu. Vấn đề cấp bách đặt ra đối với Việt Nam là: (1) Xác định và phân tích những yếu tố của logistics có tác động tới xuất khẩu của Việt Nam? (2) Đo lường mức độ tác động của logistics đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo từng yếu tố; (3) Đánh giá các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đến xuất khẩu hàng hóa thể hiện trên các khía cạnh khác nhau như thế nào? Nghiên cứu đưa ra lời giải cho ba câu hỏi nêu trên là cơ sở phân tích định hướng và hàm ý chính sách phát triển logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Phân tích tổng quan tài liệu cho thấy đã có nhiều nghiên cứu định lượng đánh giá mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa trên phạm vi thế giới nhưng những nghiên cứu định tính nhằm xác định và phân tích tác động của các yếu tố của logistics tới xuất khẩu trong thực tiễn cũng như đánh giá các kết quả quan trọng phản ánh tác động đó trên các phương diện khác nhau của xuất khẩu hàng hóa thì hầu như còn bỏ ngỏ. Tại Việt Nam, đã có 04 công bố có liên quan đến chủ đề này mới được thực hiện từ năm 2018 đến nay. Trong đó, ở cấp độ quốc gia, Le Duc Nha (2018) cho rằng logistics không có ảnh hưởng rõ rệt đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong khi đó Phạm Hồ Hà Trâm và Đinh Trần Thanh Mỹ (2021) khẳng định có tác động thuận chiều. Ở cấp độ ngành hàng, Ngo Thi Tuyet Mai và Nguyen Bich Ngoc (2019) thực hiện trong phạm vi các nhóm mặt hàng phi nông sản xuất khẩu, trong khi Le Duc Nha (2022) nghiên cứu đối với hàng thủy sản. Tuy nhiên, tương tự như trên thế giới, các nghiên cứu nêu trên dù ở cấp độ quốc gia hay cấp độ ngành, đều chỉ tập trung lượng hóa mức độ tác động của logistics mà không đi sâu phân tích các yếu tố của logistics tác động tới xuất khẩu và kết quả xuất khẩu hàng hóa được thúc đẩy phát triển hay bị cản trở phát triển trên các khía cạnh như thế nào. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn nhằm xác định, phân tích và đánh giá các thành tố của logistics tác động tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với mức độ ra sao và kết quả tác động thể hiện như thế nào trên các khía cạnh khác nhau của xuất khẩu, để từ đó, luận án đề xuất các chính sách về phát triển logistics có tính tập trung và nhất quán, có thể vừa phát huy, tận dụng được các tác động có lợi (thúc đẩy xuất khẩu), đồng thời hạn chế và giảm bớt các tác động bất lợi (cản trở xuất khẩu) nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đối với dòng lưu chuyển hàng Việt Nam xuất ra thị trường thế giới. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam về cả định tính và định lượng. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các hàm ý chính sách về phát triển logistics, nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển xuất khẩu của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ cụ thể Để đạt được mục tiêu nêu trên, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra như sau: Thứ nhất, phân tích tổng quan tài liệu, chỉ ra những vấn đề đã được thống nhất và khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định hướng nghiên cứu và cách tiếp cận để hướng tới việc đạt mục tiêu nghiên cứu. Thứ hai, hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ một số lý luận cơ bản về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, cần xây dựng khung phân tích định tính (lý thuyết), khung phân tích định lượng và mô hình đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa. Thứ ba, vận dụng khung lý thuyết và khung phân tích định lượng đã đề xuất vào trường hợp thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến hết 2023 để xác định, lượng hóa và đánh giá tác động của các yếu tố của logistics tới xuất khẩu hàng hóa, đồng thời phân tích các nguyên nhân và chứng minh các kết quả quan trọng phản ảnh tác động đó trên các khía cạnh khác nhau của xuất khẩu hàng hóa. Thứ tư, phân tích định hướng và gợi ý chính sách phát triển logistics nhằm hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế, quan điểm, định hướng và các mục tiêu cụ thể của Việt Nam về phát triển xuất khẩu cũng như phát triển ngành dịch vụ logistics. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các Hiệp hội logistics, các LSP và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của logistics tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa có thể được tiếp cận ở ba cấp độ: quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận án chỉ tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở cấp quốc gia, có nghĩa là đề tài tập trung xem xét sự phát triển của hệ thống logistics Việt Nam có tác động tới xuất khẩu hàng hóa như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi này, đề tài phân tích và đo lường tác động của các thành tố cơ bản trong hệ thống logistics Việt Nam đối với xuất khẩu hàng hóa, đồng thời phân tích các kết quả quan trọng phản ảnh tác động của logistics trên các khía cạnh khác 3 nhau của xuất khẩu hàng hóa. Với cách tiếp cận nêu trên, khách thể nghiên cứu được xác định bao gồm hệ thống logistics Việt Nam và xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, luận án tập trung vào phân tích các yếu tố phản ánh năng lực đầu vào và hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics quốc gia. Cụ thể, năng lực đầu vào gồm cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, nguồn cung dịch vụ logistics; còn các yếu tố phản ánh hiệu quả đầu ra gồm thời gian, chi phí và độ tin cậy của dịch vụ logistics được cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, khách hàng sử dụng các dịch vụ logistics chính là các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù, các doanh nghiệp này có thể bằng nguồn lực của chính mình để tự tiến hành các hoạt động logistics tự cấp nhằm hỗ trợ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp là xuất khẩu hàng hóa, nhưng luận án giới hạn không nghiên cứu các hoạt động logistics tự cấp do doanh nghiệp xuất khẩu tự thực hiện, mà chỉ xem xét dưới góc độ các doanh nghiệp xuất khẩu thuê ngoài các dịch vụ logistics từ các LSP trên thị trường để phục vụ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Thực tế, nếu các dịch vụ logistics thuê ngoài đem đến hiệu quả cao hơn về chi phí, thời gian và độ tin cậy so với các hoạt động logistics tự cấp thì nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường sẽ tăng lên. Do đó, tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa sẽ được nghiên cứu trên các khía cạnh về thời gian, chi phí liên quan tới hoạt động xuất khẩu, năng lực vận chuyển hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Về không gian: đề tài khai thác: (i) các dữ liệu phản ánh thực trạng các yếu tố thể hiện năng lực đầu vào và hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics quốc gia của Việt Nam; (ii) các dữ liệu thực tế về các khía cạnh chủ yếu của xuất khẩu mà logistics có các tác động dẫn tới các kết quả quan trọng; (iii) và để đo lường mức độ tác động, đề tài dùng các dữ liệu có liên quan tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 80 nước và vùng lãnh thổ (trình bày tại Phụ lục 4). Mẫu nghiên cứu này của luận án có tính đại diện cao bởi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang 80 thị trường đó đạt 94 - 96% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, từ 2007 đến hết 2023 (xem bảng 3.10, chương 3). Về thời gian: luận án tiến hành phân tích, bình luận và đánh giá dựa trên dữ liệu phản ánh thực trạng trong giai đoạn từ 2007 đến hết năm 2023 và nửa đầu năm 2024 và dựa vào đó làm cơ sở gợi ý các chính sách và khuyến nghị cho đến năm 2030. Mốc thời gian bắt đầu từ năm 2007 được lựa chọn bởi những lý do cụ thể như sau: (1) Thứ nhất, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và kể từ đó cho đến nay, nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển logistics cũng như xuất khẩu hàng hóa. Sự cải thiện của hệ thống logistics Việt Nam đã đem lại những ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy xuất khẩu phát triển nhưng vẫn tồn tại những vấn đề bất cập, trở thành rào cản đối với sự phát triển của xuất khẩu hàng hóa. 4 (2) Thứ hai, năm 2007 cũng là năm đầu tiên mà chỉ số logistics quốc gia (LPI) được Ngân hàng thế giới công bố. Luận án sử dụng LPI làm thang đo để đánh giá hệ thống logistics quốc gia vì sự phù hợp của chỉ số này với các yếu tố phản ánh năng lực đầu vào và hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics quốc gia (xem hình 2.3 chương 2); (3) Thứ ba, giai đoạn từ 2007 đến 2023 là khoảng thời gian đủ dài để có thể đưa ra góc nhìn bao quát về tất cả các yếu tố khác nhau của logistics tác động tới xuất khẩu hàng hóa, phân tích kết quả phản ánh tác động của logistics trên các khía cạnh cụ thể của xuất khẩu hàng hóa về mặt định tính, cũng như ước lượng mức độ tác động của logistics tới xuất khẩu của Việt Nam một cách chính xác trên mẫu nghiên cứu đủ lớn, củng cố tính đúng đắn và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 4. Phương pháp luận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận bao trùm đề tài luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin với việc tôn trọng các nguyên tắc khách quan, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc toàn diện về tác động của logistics đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những nguyên tắc này được vận dụng triệt để trong quá trình phân tích tổng quan nghiên cứu, hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia, cũng như quá trình phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố của logistics tới xuất khẩu của Việt Nam từ 2007 đến 2023 về nguyên nhân, kết quả cũng như mức độ tác động. Các nguyên tắc của phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được quán triệt trong quá trình phân tích định hướng và đề xuất hàm ý chính sách phát triển logistics nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, phù hợp với bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển tới 2030 của nền kinh tế trong nước và thế giới, cũng như quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể của Việt Nam. 4.2. Khung phân tích Dựa trên phương pháp luận nêu trên, luận án làm rõ tác động của các yếu tố của hệ thống logistics quốc gia tới xuất khẩu hàng hóa và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố; đồng thời đưa ra các phân tích, bình luận và đánh giá về các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa thể hiện trên các khía cạnh khác nhau như thế nào. Do đó, khung phân tích của đề tài được xác định dựa trên khung phân tích định tính (khung lý thuyết) và định lượng như dưới đây: 5 Hình 0.1. Khung phân tích của luận án (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) 4.3. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào khung phân tích được xác định như trên, luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính với cơ sở dữ liệu thứ cấp và bằng các thao tác tư duy logic, áp dụng trực tiếp vào vấn đề nghiên cứu trong thực tế để hiểu rõ bản chất, các quy luật và rút ra các kết luận khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. Phương pháp nghiên cứu định tính: với mục đích để xác định và phân tích các yếu tố và các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa về lý luận và thực tiễn đối với trường hợp của Việt Nam, các phương pháp phân loại và hệ thống hóa, thống kê và mô tả, mô hình hóa, so sánh và đối chiếu, phân tích, diễn dịch, quy nạp và tổng hợp là những phương pháp chủ yếu được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của bài luận án, từ phần mở đầu, nội dung của 4 chương đến kết luận. Cụ thể: Chương 1 hệ thống hóa, phân loại, thống kê và mô tả, mô hình hóa, so sánh và đối chiếu các phát hiện của các công bố đi trước để đưa ra các phân tích và bình luận về những khía cạnh đã được thống nhất, từ đó đưa ra nhận định về khoảng trống nghiên cứu. Chương 2 hệ thống hóa, bổ sung, phân tích và phát triển một số vấn đề lý luận về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Trong chương này, phương pháp mô hình hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mối quan hệ giữa hệ thống logistics quốc gia và chỉ số LPI; và xây dựng khung phân tích định tính cũng như định lượng về tác động của logistics đối với xuất khẩu 6 hàng hóa của một quốc gia. Các mô hình đó giúp đưa ra một số phát hiện và đóng góp của luận án trong việc phát triển và hoàn thiện khung lý thuyết cũng như mô hình định lượng đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa. Chương 3 dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế, các phân tích định tính giúp xác định các yếu tố của logistics tác động tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 2007 đến 2023 và chứng minh các kết quả quan trọng phản ánh tác động đó trên các khía cạnh khác nhau của xuất khẩu hàng hóa như thời gian, chi phí, năng lực vận chuyển hàng xuất khẩu, quy mô về thị trường, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Chương 4 đưa ra các luận điểm phân tích bối cảnh của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa cũng như phát triển dịch vụ logistics và đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát triển logistics hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời đưa ra khuyến nghị đối với các bên liên quan. Phương pháp nghiên cứu định lượng: với mục đích lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chương 2 của luận án xây dựng khung phân tích định lượng và đề xuất 07 mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình trọng lực (Gravity Model of International Trade) trong thương mại quốc tế. Sau đó bằng các phương pháp thống kê mô tả định lượng, phân tích tương quan, hồi quy, kiểm định mô hình sau hồi quy và kiểm định lựa chọn mô hình, luận án chỉ ra mô hình hồi quy tối ưu nhằm ước lượng mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa theo các thành tố khác nhau. Quy trình thực hiện và kết quả phân tích định lượng thu được từ phần mềm STATA 16 được trình bày cụ thể trong chương 2 và các phụ lục 4, 5, 6, 7, 8 và 9 của luận án. Kết quả ước lượng mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa được trình bày và thảo luận trong chương 3. Phương pháp thu thập dữ liệu: các phân tích định lượng và định tính của luận án được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ sách, báo, tạp chí, luận án, các công trình khoa học và nguồn dữ liệu thống kê của các cơ quan, tổ chức có uy tín tại Việt Nam (Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Trung tâm WTO và hội nhập VCCI - Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam) và trên thế giới (UNComtrade, UNCTAD, Ngân hàng thế giới, Trung tâm nghiên cứu Triển vọng và Thông tin quốc tế của Pháp CEPII- Geodist). Phụ lục 4 trình bày chi tiết về cơ sở dữ liệu được sử dụng trong luận án. 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về lý luận Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và tổng hợp nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa ở cấp độ quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu sinh xác định hướng nghiên cứu của luận án phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung 7 nghiên cứu, thông qua đó đưa ra những góc nhìn mới, góp phần giải quyết một phần khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra. Thứ hai, luận án đã tổng hợp và phát triển một vài vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu, logistics và tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Trong đó, đã trình bày chi tiết những nội dung liên quan đến logistics, bao gồm khái niệm, thành phần cấu tạo và tiêu chí đánh giá hệ thống logistics quốc gia. Thứ ba, luận án đã xây dựng được khung phân tích định tính và khung phân tích định lượng để đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Bằng cách xác định các yếu tố của logistics ảnh hưởng đến xuất khẩu và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó thông qua các mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế, luận án đã làm nổi bật tác động đa chiều của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa trên các khía cạnh về thời gian, chi phí, năng lực vận chuyển, khả năng mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. 5.2. Về thực tiễn Thứ nhất, vận dụng khung phân tích định tính và mô hình định lượng vào trường hợp của Việt Nam, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng tác động của các yếu tố của hệ thống logistics quốc gia đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2023. Luận án đã kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu và trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và rút ra kết luận về mức độ tác động của các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia tới xuất khẩu hàng hóa thông qua chỉ số LPI tổng quát và 6 chỉ số thành phần, bao gồm: chỉ số LPI_cơ sở hạ tầng, LPI_Hải quan, LPI_năng lực và chất lượng dịch vụ logistics, LPI_vận chuyển quốc tế, LPI_theo dõi và truy xuất và LPI_giao hàng đúng hạn. Từ kết quả ước lượng tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đề tài xác định mức độ ảnh hưởng quan trọng của các yếu tố từ cao đếp thấp, xác định các nguyên nhân cụ thể để làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất các chính sách và đưa ra các khuyến nghị mang tính tập trung và phù hợp nhằm phát triển logistics, hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Thứ hai, từ kết quả phân tích định tính và định lượng, luận án gợi ý các chính sách có giá trị tham khảo đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhằm phát triển hệ thống logistics quốc gia hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các hiệp hội logistics, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisitics của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ logistics cung ứng trên thị trường, cũng như các khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả thuê ngoài dịch vụ logistics. Thứ ba, luận án là tài liệu tham khảo giúp các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, sâu sắc đối với các vấn đề liên quan tới tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng như các phương pháp nghiên cứu định 8 tính và định lượng liên quan đến mô hình đánh giá tác động này ở cấp độ quốc gia và có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu sang các cấp độ khác. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục hình - biểu đồ, Danh mục bảng biểu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài luận án được chia thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa; Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình định lượng đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia; Chương 3: Phân tích và đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; Chương 4: Định hướng và hàm ý chính sách phát triển logistics nhằm hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tac_dong_cua_logistics_doi_voi_xuat_khau.pdf
  • pdf2. FTU_Le Minh Tram_KTQT_Tom tat LA_Tieng Viet.pdf
  • pdf3. FTU_Le Minh Tram_KTQT_Tom tat LA_Tieng Anh.pdf
  • pdf4. FTU_Le Minh Tram_KTQT_Diem moi_Tieng Viet.pdf
  • pdf5. FTU_Le Minh Tram_KTQT_Diem moi_Tieng Anh.pdf
  • pdf6. FTU_Le Minh Tram_KTQT_Trich yeu LA.pdf
  • pdf2024 QĐ cấp trường - Lê Minh Trâm KTQT -FTU.pdf
Luận văn liên quan