5.3.1.2. Bổ sung quy định về công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về quản trịcông tyBên cạnh các khuôn khổ về pháp lý, quy định quy chế thì công tác hướng dẫn,phổ biến, giáo dục phổ biến pháp luật cũng hết sức quan trọng. Các CQCN cần cócác văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp và các cấp điều hànhdoanh nghiệp triển khai hoạt động và xây dựng mô hình về QTCT theo các quy địnhcủa pháp luật để tạo ra một nền tảng phát triển chung về QTCT, hướng tới áp dụngthông lệ QTCT tốt. Về quá trình triển khai áp dụng luật và thông lệ QTCT, các CQCNcần đảm nhiệm vai trò tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lựccủa doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả giám sát thực tiễn QTCT. Về phía CQCN vềlĩnh vực chứng khoán, khuyến nghị SSC, phát huy là cơ quan độc lập cần tăng cườngcác biện pháp kiểm tra giám sát thị trường, tổ chức TTCK theo tiêu chuẩn của cácnước phát triển, kịp thời phát hiện ngăn chặn các giao dịch bất thường, gian lận, thổigiá trên thị trường. Các chương trình tập huấn cần hướng đến tất cả các thành phầncó liên quan bao gồm: HĐQT, Ban Tổng giám đốc, cán bộ, nhân viên, KTNB, các cổđông, các bên liên quan khác như CQCN, quản lý TTCK các cấp, các định chế ngânhàng, tài chính và kiểm toán. Phối hợp với mạng lưới truyền thông, kiểm toán, côngty chứng khoán, các tổ chức đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư để có thể cùng tạo ra tiếngnói tốt cải thiện QTCT trong các DNNY. Đồng thời, nâng cao khả năng áp dụng cáccông nghệ tiên tiến trên thế giới về quản lý TTCK, khuyến khích doanh nghiệp ápdụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kiểm tra kiểm toán và điều hànhdoanh nghiệp.
196 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chi phí vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------***----------
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
Hà Nội – 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------***----------
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Cường
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Việt Dũng
Hà Nội – 2024 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung của công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Toàn bộ số liệu được thu thập và dùng phân tích trong luận án này có
nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu, nhận
định và đánh giá trong luận án này do chính tôi tự phân tích, đảm bảo tính trung thực và
các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Nguyễn Văn Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học PGS,
TS Nguyễn Việt Dũng đã tận tình định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án.
Bên cạnh đó, Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám
hiệu, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Sau Đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh của
Trường Đại học Ngoại thương, các cơ quan, đơn vị và các Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà
khoa học, các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn có liên quan trực tiếp và gián
tiếp đến đề tài luận án đã hỗ trợ, cung cấp thông tin, cung cấp cho tôi những kiến thức
làm nền tảng cho quá trình thực hiện luận án.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè,
đồng nghiệp đã khích lệ, ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Nguyễn Văn Cường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
5. Khái quát phương pháp nghiên cứu ................................................................ 5
6. Đóng góp mới của luận án ................................................................................ 7
7. Kết cấu luận án ...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN ........................................ 9
1.1. Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm Hội đồng quản trị đến chi phí vốn
cổ phần ................................................................................................................ 10
1.2. Tác động của công bố thông tin đến chi phí vốn cổ phần ........................... 12
1.3. Tác động của cấu trúc sở hữu đến chi phí vốn cổ phần ............................. 15
1.4. Tác động của ủy ban kiểm toán/kiểm toán nội bộ đến chi phí vốn cổ phần
............................................................................................................................. 16
1.5. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, VỀ CHI PHÍ VỐN
CỔ PHẦN VÀ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY TỚI CHI PHÍ VỐN
CỔ PHẦN ................................................................................................................ 26
2.1. Cơ sở lý luận về quản trị công ty ................................................................. 26
2.1.1. Nguồn gốc và định nghĩa về quản trị công ty .......................................... 26
2.1.2. Các mô hình quản trị công ty .................................................................. 29
2.1.3. Nội dung và các nguyên tắc quản trị công ty ........................................... 32 iv
2.2. Cơ sở lý luận về chi phí vốn cổ phần ........................................................... 35
2.2.1. Khái niệm về chi phí vốn cổ phần ........................................................... 35
2.2.2. Đo lường chi phí vốn cổ phần ................................................................. 36
2.2.2.1. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) .............................................. 37
2.2.2.2. Mô hình chiết khấu cổ tức ................................................................ 38
2.2.2.3. Mô hình chiết khấu thu nhập thặng dư (RIM) ................................... 40
2.2.2.4. Mô hình Ohlson và Juettner-Nauroth ............................................... 40
2.2.2.5. Mô hình sử dụng chỉ số PEG............................................................ 41
2.3. Lý thuyết nền tảng ....................................................................................... 41
2.3.1. Lý thuyết đại diện ................................................................................... 41
2.3.1.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................ 41
2.3.1.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu................................................... 43
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................. 44
2.3.2.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................ 44
2.3.2.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu................................................... 45
2.3.3. Lý thuyết tín hiệu .................................................................................... 46
2.3.3.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................ 46
2.3.3.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu................................................... 47
2.3.4. Lý thuyết hành vi quản lý ........................................................................ 47
2.3.4.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................ 47
2.3.4.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu................................................... 49
2.3.5. Lý thuyết quản lý .................................................................................... 49
2.3.5.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................ 49
2.3.5.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu................................................... 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 52
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 52
3.2. Dữ liệu của nghiên cứu ................................................................................ 54
3.3. Xây dựng biến và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 56
3.3.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................ 56
3.3.2. Biến độc lập ............................................................................................ 58
3.3.2.1. Qui mô hội đồng quản trị ................................................................. 59 v
3.3.2.2. Tính độc lập của hội đồng quản trị .................................................. 60
3.3.2.3. Tần suất họp của hội đồng quản trị .................................................. 62
3.3.2.4. Kiêm nhiệm chức danh ..................................................................... 63
3.3.2.5. Yếu tố công bố thông tin .................................................................. 65
3.3.2.6. Tỉ lệ sở hữu của thành viên hội đồng quản trị .................................. 67
3.3.2.7. Tỉ lệ sở hữu của cổ đông lớn ............................................................ 69
3.3.2.8. Uỷ ban kiểm toán ............................................................................. 71
3.3.3. Biến kiểm soát ........................................................................................ 74
3.3.3.1. Qui mô công ty ................................................................................. 74
3.3.3.2. Đòn bẩy tài chính............................................................................. 75
3.3.3.3. Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách ................................................ 76
3.3.3.4. Chỉ số ngành ................................................................................... 77
3.4. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 77
3.5. Các bước kiểm định trong luận án .............................................................. 81
3.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................ 81
3.5.2. Kiểm định F-test ..................................................................................... 81
3.5.3. Kiểm định Hausman ............................................................................... 81
3.5.4. Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................... 82
3.5.5. Kiểm định tự tương quan ........................................................................ 82
3.5.6. Kiểm định nội sinh trong mô hình ........................................................... 83
3.5.7. Kiểm định S-GMM ................................................................................. 84
3.5.8. Kiểm định sau mô hình GMM................................................................. 84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 86
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN ...................................... 87
4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 87
4.1.1. Thống kê mô tả chi phí vốn cổ phần ........................................................ 88
4.1.2. Thống kê mô tả các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty..................... 89
4.1.2.1. Yếu tố qui mô hội đồng quản trị ....................................................... 89
4.1.2.2. Yếu tố tính độc lập hội đồng quản trị ............................................... 89
4.1.2.3. Yếu tố tần suất họp hội đồng quản trị ............................................... 90
4.1.2.4. Yếu tố kiêm nhiệm chức danh ........................................................... 91 vi
4.1.2.5. Yếu tố công bố thông tin .................................................................. 92
4.1.2.6. Yếu tố sở hữu thành viên hội đồng quản trị ...................................... 93
4.1.2.7. Yếu tố sở hữu cổ đông lớn ................................................................ 94
4.1.2.8. Yếu tố ủy ban kiểm toán ................................................................... 95
4.1.3. Thống kê mô tả biến kiểm soát ................................................................ 95
4.1.3.1. Qui mô của doanh nghiệp ................................................................ 95
4.1.3.2. Chỉ số đòn bẩy tài chính .................................................................. 96
4.1.3.3. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách ............................................... 97
4.1.3.4. Chỉ số ngành .................................................................................... 97
4.2. Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình................................................. 98
4.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................ 98
4.2.2. Kiểm định về sự tương quan ................................................................... 99
4.2.3. Kiểm định F-test ....................................................................................100
4.2.4. Kiểm định Hausman ..............................................................................101
4.2.5. Kiểm định phương sai thay đổi ..............................................................101
4.2.6. Kiểm định tự tương quan .......................................................................101
4.2.7. Kiểm định nội sinh trong mô hình ..........................................................102
4.3. Kết quả mô hình S-GMM ...........................................................................114
4.4. Kết quả kiểm định sau mô hình GMM ......................................................118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................121
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................122
5.1. Thảo luận kết quả .......................................................................................122
5.1.1. Qui mô hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ...................................122
5.1.2. Tính độc lập hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ...........................122
5.1.3. Tần suất họp hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ...........................123
5.1.4. Sự kiêm nhiệm chức danh và chi phí vốn cổ phần ..................................124
5.1.5. Công bố thông tin và chi phí vốn cổ phần ..............................................126
5.1.6. Sở hữu của thành viên hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ............126
5.1.7. Sở hữu của cổ đông lớn và chi phí vốn cổ phần .....................................127
5.1.8. Các yếu tố liên quan đến ủy ban kiểm toán và chi phí vốn cổ phần ........128
5.2. Thảo luận về tình hình quản trị công ty và các quy định hiện hành ........128
5.3. Các khuyến nghị nhằm tối ưu hóa chi phí vốn cổ phần ............................133 vii
5.3.1. Đối với cơ quan chức năng.....................................................................133
5.3.1.1.Cải thiện khuôn khổ pháp lý quy định về quản trị công ty ................133
5.3.1.2. Bổ sung quy định về công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về quản trị
công ty .........................................................................................................134
5.3.1.3. Bổ sung quy định chính sách quản lý về công bố thông tin ..............135
5.3.1.4. Bổ sung một số quy định nâng cao tính độc lập của HĐQT.............136
5.3.1.5. Bổ sung quy định về ủy ban kiểm toán, kiểm toán nội bộ .................137
5.3.2. Đối với các doanh nghiệp niêm yết ........................................................139
5.3.2.1. Phát huy tối đa vai trò của các yếu tố hội đồng quản trị .................139
5.3.2.2. Duy trì thường xuyên các hoạt động hội đồng quản trị ...................142
5.3.2.3. Công bố thông tin trung thực, minh bạch ........................................143
5.3.2.4. Xây dựng ủy ban kiểm toán phù hợp, nâng cao chất lượng kiểm toán
nội bộ trong doanh nghiệp ...........................................................................143
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ........................................................................................146
KẾT LUẬN.............................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................150
PHỤ LỤC ...............................................................................................................163
Phụ lục 1: Đo lường chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp theo mô hình định
giá tài sản vốn CAPM ........................................................................................163
Phụ lục 2: Kết quả mô hình hồi quy .................................................................172
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
BCTC Financial Statement Báo cáo tài chính
BCTN Annual Report Báo cáo thường niên
BĐH Executive Board Ban điều hành
BKS Board of Supervisors Ban kiểm soát
BQL Management Board Ban quản lý
CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn
CBTT Information Disclosure Công bố thông tin
CFO Chief Finance Officer Giám đốc tài chính
CPVCP Cost of equity Chi phí vốn cổ phần
CQCN State Management Agency Cơ quan chức năng
ĐHĐCĐ General Meeting of Shareholders Đại hội đồng cổ đông
DN Company Doanh nghiệp
DNNY Listed Company Doanh nghiệp niêm yết
DV Service Dịch vụ
FEM FEM Mô hình hiệu ứng cố định
FGLS Feasible Generalized Least Squares Bình phương nhỏ nhất tổng quát
HĐQT Board of Directors Hội đồng quản trị
HNX Hanoi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
HOSE Ho Chi Minh City Stock Exchange
Hồ Chí Minh
IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính quốc tế
IV Instrument Variable Biến công cụ
KTNB Internal Audit Kiểm toán nội bộ
MHHQ Regression Model Mô hình hồi quy
NĐT Investor Nhà đầu tư
Organization for Economic
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Cooperation and Development
PEG Price/Earnings to Growth Chỉ số PEG
Pooled
Pooled Ordinary Least Square Mô hình hồi quy bậc nhất đơn giản
OLS
QTCT Corporate Governance Quản trị công ty
REM REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
State Secretariat for Economic
SECO Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ
Affairs
SHCĐL Blockholder Ownership Sở hữu cổ đông lớn
SHHĐQT Director Ownership Sở hữu hội đồng quản trị
SSC State Securities Commission Ủy ban chứng khoán nhà nước ix
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
SXKD Production and Business Sản xuất kinh doanh
TGĐ Chief Executive Officer Tổng Giám đốc
TTCK Stock Market Thị trường chứng khoán
UBKT Audit Commitee Ủy ban kiểm toán
VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng kết các công trình nghiên cứu về các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tác
động tới CPVCP ....................................................................................................... 19
Bảng 3.1 Thống kê dữ liệu của các công ty ............................................................... 56
Bảng 3.2 Khái niệm và cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ................ 79
Bảng 4.1 Thống kê mô tả .......................................................................................... 87
Bảng 4.2 Chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp ....................................................... 88
Bảng 4.3 Yếu tố qui mô HĐQT ................................................................................. 89
Bảng 4.4 Yếu tố tính độc lập của HĐQT ................................................................... 90
Bảng 4.5 Yếu tố tần suất họp của HĐQT................................................................... 91
Bảng 4.6 Yếu tố kiêm nhiệm chức danh .................................................................... 91
Bảng 4.7 Yếu tố công bố thông tin ............................................................................ 92
Bảng 4.8 Yếu tố sở hữu cổ phần của thành viên HĐQT ............................................ 93
Bảng 4.9 Yếu tố sở hữu cổ phần của cổ đông lớn ...................................................... 94
Bảng 4.10 Yếu tố ủy ban kiểm toán ........................................................................... 95
Bảng 4.11 Chỉ số đòn bẩy tài chính ........................................................................... 96
Bảng 4.12 Kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) ........................................... 98
Bảng 4.13 Ma trận tương quan .................................................................................. 99
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định mô hình .....................................................................100
Bảng 4.15 Kết quả kiểm tra nội sinh biến qui mô công ty .........................................103
Bảng 4.16 Kết quả kiểm tra nội sinh biến tính độc lập HĐQT ..................................104
Bảng 4.17 Kết quả kiểm tra nội sinh biến tần suất họp HĐQT..................................105
Bảng 4.18 Kết quả kiểm tra nội sinh biến kiêm nhiệm chức danh .............................106
Bảng 4.19 Kết quả kiểm tra nội sinh biến công bố thông tin .....................................107
Bảng 4.20 Kết quả kiểm tra nội sinh biến sở hữu HĐQT ..........................................108
Bảng 4.21 Kết quả kiểm tra nội sinh biến sở hữu cổ đông lớn ..................................109
Bảng 4.22 Kết quả kiểm tra nội sinh biến ủy ban kiểm toán .....................................110
Bảng 4.23 Kết quả kiểm tra nội sinh biến qui mô công ty .........................................111
Bảng 4.24 Kết quả kiểm tra nội sinh biến đòn bẩy doanh nghiệp ..............................112
Bảng 4.25 Kết quả kiểm tra nội sinh biến giá trị thị trường ......................................113
Bảng 4.26 Kết quả kiểm tra nội sinh biến chỉ số ngành ............................................114
Bảng 4.27 Kết quả kiểm định mô hình S-GMM .......................................................115 xi
Bảng 4.28 Kiểm định sau mô hình GMM .................................................................118
Bảng 4.29 Kết luận kết quả mô hình.........................................................................119
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Mô tả quy trình nghiên cứu ......................................................................... 52
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 78
Hình 4.1 Kết quả mô hình nghiên cứu ......................................................................120 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chi phí vốn cổ phần (CPVCP) là suất sinh lời yêu cầu của các cổ đông để bù
đắp rủi ro khi sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp. Như vậy các cổ đông đánh giá rủi
ro đầu tư càng cao thì sẽ đưa ra mức lợi suất yêu cầu càng lớn, tức là CPVCP càng
cao. CPVCP cũng phản ánh lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT) để bù đắp những
rủi ro xuất hiện trong quá trình đầu tư. Do đó, nếu NĐT đánh giá cơ hội đầu tư có
mức độ rủi ro càng cao thì CPVCP càng lớn và ngược lại. CPVCP là một trong những
chỉ số rất quan trọng về tài chính để cho các NĐT lựa chọn doanh nghiệp mà họ sẽ
đầu tư vốn. CPVCP chính là rào cản mà công ty đó phải vượt qua trước khi nó tạo ra
giá trị và được sử dụng một cách rộng rãi trong quy trình phân tích đánh giá về mặt
tài chính về tính khả thi và hiệu quả của dự án. CPVCP sẽ giúp các NĐT đánh giá rủi
ro về vốn cổ phần của doanh nghiệp và qua đó sẽ cân nhắc lựa chọn các cơ hội đầu
tư tốt nhất. Ngoài ra, CPVCP hỗ trợ công việc định giá doanh nghiệp.
Cả NĐT và nhà quản trị doanh nghiệp luôn kỳ vọng kiểm soát CPVCP một
cách hiệu quả và giữ chi phí này ở mức thấp nhất. Để ban lãnh đạo được chấp
thuận triển khai các chiến lược kinh doanh có rủi ro, các NĐT sẽ đưa ra lợi suất yêu
cầu cao, điều này làm tăng chi phí vốn cổ phần của công ty Poterba và cộng sự (1991).
Chính những vấn đề như vậy tạo ra yêu cầu về quản trị công ty (QTCT) tốt và có thể
giảm chi phí vốn huy động từ các nguồn vốn bên ngoài (La Porta và cộng sự, 1996).
Các NĐT hoàn toàn có thể sử dụng các quy trình QTCT để bảo vệ các khoản đầu tư
của họ khỏi những tổn thất có thể phát sinh từ việc quản trị lợi nhuận, tức là làm giảm
rủi ro hay nói cách khác là làm giảm chi phí vốn của công ty (La Porta và cộng sự,
2000). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy QTCT tốt sẽ làm giảm CPVCP,
giảm thiểu rủi ro hệ thống, làm giảm rủi ro đặc thù của công ty, từ đó được hưởng
CPVCP thấp hơn trên thị trường.
Các nghiên cứu về QTCT cũng đã chứng minh là chi phí vốn sẽ giảm đi đáng kể
khi áp dụng các cơ chế quản trị có mức độ chặt chẽ cao hơn (Sanjeev và Partha, 2003).
Theo lý thuyết đại diện, rủi ro của vấn đề đại diện tăng lên đáng kể khi QTCT kém
và do đó dòng tiền của công ty kém chắc chắn hơn, khiến công ty kém hấp dẫn hơn
(Sanjeev và Partha, 2003; Jensen và Meckling, 1976). Mục tiêu của QTCT nhằm đảm 2
bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trong công ty. Những doanh nghiệp có hội
đồng quản trị (HĐQT) thống nhất cao trong việc ra quyết định và truyền đạt các quyết
định một cách minh bạch và kịp thời cho tất cả những người có liên quan sẽ mang lại
cho NĐT niềm tin lớn hơn vào một công ty đó, qua đó làm giảm nhận thức về rủi ro
và cuối cùng làm giảm CPVCP (Ali Shah và Butt, 2009). Các quy tắc QTCT có vai
trò quan trọng đối với tất cả các công ty vì nó củng cố lòng tin của các cổ đông và tất
cả các bên liên quan đối với các hoạt động của công ty. Anwar và cộng sự (2019a)
cho rằng thực tiễn quản trị tốt hơn sẽ có tác động làm cho chi phí vốn thấp hơn cho
các doanh nghiệp niêm yết (DNNY), tương đồng với đánh giá của (Ashbaugh và cộng
sự, 2004).
Đối với Việt Nam, là quốc gia áp dụng bộ quy tắc QTCT dựa trên cơ sở bộ
nguyên tắc của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và sẽ rất hữu ích nếu
hiểu được cách thức QTCT đã ảnh hưởng đến CPVCP. Theo đánh giá của Ngân hàng
Thế giới, WorldBank (2020), Việt Nam là một trong các thị trường đang phát triển
có nhiều tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á, tập trung nhiều doanh nghiệp trẻ,
năng động và đa dạng. Theo Đoàn Thị Mỹ Hương (2015), để đạt được mức tăng
trưởng kinh tế kỳ vọng, thị trường chứng khoán (TTCK) còn trẻ tuổi của Việt Nam
trở thành một kênh huy động vốn được quan tâm lớn và phải làm như thế nào để thị
trường đó có thể có sức hút lớn hơn để thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài.
Các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam đã có những cải thiện chất lượng QTCT trên
một số mặt nhất định như cải thiện trong công bố thông tin, báo cáo vai trò đối với
các bên liên quan, trong cách thực hành bảo vệ quyền cổ đông, trong các thay đổi về
thành phần và cấu trúc HĐQT (Deloitte, 2020). Để đánh giá được những tác động
của QTCT tới CPVCP của các DNNY tại TTCK Việt Nam thì có một số câu hỏi được
đặt ra là các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến suất sinh lời kỳ vọng của
NĐT trên TTCK như thế nào? Các DNNY trên TTCK Việt Nam đã thực hành QTCT
như thế nào để giảm thiểu CPVCP nhằm thu hút vốn từ NĐT?
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác
động của quản trị công ty tới chi phí vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận án Tiến sĩ chuyên
ngành Quản trị kinh doanh. 3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP của các
DNNY trên TTCK Việt Nam, từ đó rút ra các kết luận và khuyến nghị nhằm tối ưu
hóa CPVCP trên cơ sở điều chỉnh các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tình hình nghiên cứu thực nghiệm về QTCT,
CPVCP và tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP.
- Đánh giá CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam dựa trên việc sử dụng
mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).
- Nhận diện, xác định và đo lường các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tác động
đến CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam.
- Đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu CPVCP trên cơ sở điều chỉnh các
yếu tố thuộc đặc điểm QTCT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, luận án tập trung trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
i. Có những nghiên cứu nào trước đây đã nghiên cứu về QTCT, CPVCP và tác
động của đặc điểm QTCT đến chi phí vốn cổ phần? Khoảng trống nghiên cứu về vấn
đề này là gì?
ii. Cơ sở lý luận về QTCT, CPVCP và mối quan hệ giữa QTCT và CPVCP? Có
những mô hình nào đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây để đo lường
CPVCP của các doanh nghiệp?
iii. Chi phí vốn cổ phần của các DNNY trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2015 –
2021 như thế nào? Những yếu tố nào thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến CPVCP
của các DNNY trên TTCK Việt Nam?
iv. Khuyến nghị dành cho cơ quan chức năng và DNNY trên TTCK Việt Nam như
thế nào nhằm giảm CPVCP ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về
QTCT, CPVCP và tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP tại các
DNNY trên TTCK Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án chỉ lựa chọn các DNNY trên Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Lý do là các DNNY trên hai sàn này đều có qui mô vốn đủ lớn, thực hiện QTCT theo
các trách nhiệm, nghĩa vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật cũng
như các tiêu chuẩn QTCT do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến
nghị. Bên cạnh đó, DNNY là những doanh nghiệp có cổ phiếu đã được đã phát hành
và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, NĐT có thể mua bán giao dịch cổ phiếu
một cách công khai. Quyết định mua hay bán cổ phiếu của NĐT một phần chịu ảnh
hưởng bởi suất sinh lời mà họ yêu cầu khi nắm giữ cổ phiếu của DNNY (chính là
CPVCP). Các thông tin báo cáo tài chính (BCTC) sau kiểm toán và báo cáo thường
niên (BCTN) của các DNNY đã được công bố theo quy định, đảm bảo độ tin cậy của
dữ liệu thu thập được.
Do các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng
khoán và các định chế tài chính khác có những đặc điểm riêng biệt về cấu trúc tài
chính đặc thù và hoạt động theo các quy định chặt chẽ riêng của Chính phủ nên mẫu
nghiên cứu của luận án không bao gồm các tổ chức này, mẫu nghiên cứu chỉ bao
gồm các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án tập trung phân tích và đánh giá các doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2021. Cơ sở để luận
án lựa chọn năm 2015 là năm bắt đầu của giai đoạn nghiên cứu vì đây là năm mà Luật
Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 bắt đầu có hiệu lực. Với
kỳ vọng với các quy định về công ty cổ phần quy định tại Chương V thì các DNNY
sẽ áp dụng đầy đủ hơn các quy định về QTCT. Đến năm 2020, Luật Doanh nghiệp
mới ban hành thay thế cho luật Doanh nghiệp 2014. Trong giai đoạn này, các Nghị
định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán, Thông tư 96/2020/TT-
BTC về công bố thông tin (CBTT) trên TTCK, Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng 5
dẫn một số điều về CTCT áp dụng đối với công ty đại chúng được ban hành và có
hiệu lực. Việc ban hành và thời điểm có hiệu lực của các văn bản pháp luật này sẽ
làm thay đổi trong chế độ kế toán của các DNNY , CBTT cũng như trong việc tổ chức
và thực hiện QTCT nhưng sẽ có độ trễ nhất định trong quá trình các công ty áp dụng,
do đó, luận án chọn năm kết thúc nghiên cứu là năm 2021 (sau khi ban hành các văn
bản pháp luật mới nhất 1 năm). Như vậy, luận án tập trung phân tích các nguồn thông
tin thu thập từ BCTC đã được kiểm toán, BCTN của các doanh nghiệp có cổ phiếu
niêm yết liên tục trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2015 – 2021.
- Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn trong một số nội dung nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, luận án sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing
Model – CAPM) của Sharpe (1964) và Lintner (1965) để ước lượng CPVCP của
DNNY. Mô hình này diễn tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng, trong đó lợi
suất kỳ vọng bằng mức lãi suất phi rủi ro (risk – free) cộng với mức bù rủi ro thị
trường, tương đương với khoản bù đắp rủi ro dựa trên rủi ro toàn thị trường.
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá tác động của 08 yếu tố thuộc đặc điểm
QTCT tác động tới CPVCP của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK
Việt Nam, bao gồm: Qui mô của HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tần suất họp của
HĐQT, sự kiêm nhiệm, CBTT, sở hữu thành viên HĐQT, sở hữu của cổ đông lớn và
ủy ban kiểm toán (UBKT).
Thứ ba, nghiên cứu tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tác động
tới CPVCP sử dụng 4 biến kiểm soát: Qui mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỉ số giá trị
thị trường và chỉ số ngành. Thảo luận kết quả và đưa ra các khuyến nghị cho cơ quan
chức năng và DNNY cải thiện QTCT nhằm giảm thiểu CPVCP.
5. Khái quát phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
với mô hình dữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data Model) để kiểm định các giả
thuyết đã nêu ra. Trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng các
phương pháp kết hợp như sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với mục tiêu đánh giá được mối quan hệ giữa
QTCT và CPVCP tại các DNNY trên TTCK Việt Nam, tìm ra những yếu tố thuộc
đặc điểm QTCT ảnh hưởng đến CPVCP từ đó sử dụng nghiên cứu định lượng để 6
kiểm chứng thực nghiệm mối quan hệ này, tác giả tiến hành tìm hiểu các công trình
nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến nội dung nghiên cứu, tiếp cận
hệ thống các văn bản pháp lý, quy định về QTCT tại Việt Nam và trên thế giới, đồng
thời nghiên cứu các lý thuyết nền tảng liên quan.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp lý luận khách quan: Các phương pháp này được sử dụng kết hợp theo
từng nội dung cụ thể của luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử
dụng để phân tích, đánh giá các cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của
các công trình trước về các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến CPVCP từ
đó lựa chọn các biến độc lập phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án. Đồng
thời tác giả phân tích, đánh giá các mô hình đo lường CPVCP đã và đang được sử
dụng phổ biến hiện nay, so sánh với thực trạng dữ liệu hiện có của các DNNY trên
TTCK Việt Nam để lựa chọn mô hình đo lường CPVCP phù hợp nhất. Phương pháp
lý luận khách quan: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng để lập luận và đưa ra
các giả thuyết nghiên cứu, từ đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm
định và giải thích kết quả thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Với mục tiêu kiểm định tác động của
các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam,
luận án sử dụng mô hình dữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data Model). Các bước
kiểm định trong luận án như sau:
Bước 1: Kiểm định tương quan.
Bước 2: Kiểm định đa cộng tuyến để chọn được các biến độc lập phù hợp với
mô hình và dự đoán các tương quan trong mô hình ban đầu.
Bước 3: Lựa chọn mô hình thích hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình
(Phương sai thay đổi, tự tương quan) và kiểm định nội sinh (kiểm định Wu-hausman
và Durbin bằng phương pháp hồi quy 2SLS) và quyết định lựa chọn phương pháp
kiểm định S-GMM để kiểm tra tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm của QTCT tới
CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam.
Bước 4: Kiểm định S-GMM và các kiểm định sau S-GMM để kết luận kết quả
mô hình thông qua số liệu ở bước cuối cùng.